intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá mở rộng tính tổn thương sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá mở rộng tính tổn thương sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam" phân tích biến đổi khí hậu có tác động đến sinh kế của cư dân trong 10 năm qua. Người dân nhận thức rất rõ những thay đổi của khí hậu và có những phương pháp khác nhau để thích ứng với bối cảnh mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá mở rộng tính tổn thương sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

  1. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG TÍNH TỔN THƯƠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: BẰNG CHỨNG TỪ TỈNH QUẢNG NINH, VIỆT NAM Nông Bằng Nguyên* Hà Thị Hồng Vân** Tóm tắt: Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Kịch bản biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam dự báo đến năm 2070, sự biến đổi này sẽ làm giảm các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm qua là hiện tượng tăng nhiệt độ từ 22.90C năm 1980 đến 24.90C năm 2019. Trong 10 năm qua, Quảng Ninh có tới hơn 93 thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy,… Do vậy, nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nhằm tìm ra những bằng chứng về tính tổn thương, khả năng phục hồi và thích ứng dựa trên các nguồn vốn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận về năm nguồn vốn của Chambers và Conway, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, Hahn và cộng sự, và Alam và cộng sự để tính toán chỉ số tổn thương sinh kế và chiến lược thích ứng của cư dân đô thị ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu có tác động đến sinh kế của cư dân trong 10 năm qua. Người dân nhận thức rất rõ những thay đổi của khí hậu và có những phương pháp khác nhau để thích ứng với bối cảnh mới. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững; Quảng Ninh; Tổn thương sinh kế; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Trong số 84 quốc gia đang phát triển vùng ven biển và chịu ảnh hưởng của nước biển dâng, Việt Nam là nước đứng đầu về những hậu quả nặng nề liên quan tới dân số và tăng trưởng GDP, và đứng thứ hai về những tác động tới diện tích đất và sản xuất nông nghiệp (World Bank, 2016). Theo đánh giá của Maplecroft (2014), Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia “cực kỳ rủi ro” trên thế giới (Maplecroft, 2014).Biến đổi khí hậu dự kiến làm giảm khoảng 12% diện tích sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và 24% ở Đồng bằng sông Cửu Long (World Bank, 2010). Kịch bản biến đổi khí hậu của chính phủ Việt Nam dự báo, phần lớn vùng đồng bằng Việt Nam sẽ bị chìm trong * Thạc sĩ, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email: nguyennb.ioa@vass.gov.vn. ** Tiến sĩ, Phó Giám đốc, Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email:vanhongha@gmail.com. 221
  2. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG nước do tác động của mực nước biển dâng vào năm 2070. Nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ có thể bị thiệt hại hoàn toàn do nước biển dâng. Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm giảm tính đa dạng của các loại thủy sản và làm suy thoái chất lượng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Hậu quả của biến đổi khí hậu làm giảm khả năng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, trong đó có giảm nghèo. Kể từ năm 1958-2014, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0,62°C, gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu (IPCC, 2007). Mực nước biển dọc theo bờ biển Việt Nam đã tăng khoảng 3,50mm/năm. Lượng mưa hàng năm giảm ở miền Bắc và tăng lên ở miền Nam, khiến cho tình trạng hạn hán diễn biến khác nhau ở các vùng khí hậu khác nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Biến đổi khí hậu là sự thay đổi quan trọng về thời tiết trong thời gian dài. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ tăng cao vào mùa nắng, thấp hơn vào mùa đông, tình trạng hạn hán, bão nhiều và trái mùa, lượng mưa lớn, lũ lụt nhiều và nước biển dâng. Các hiện tượng thời tiết này làm cho con người chưa kịp thích ứng, và phần lớn là có tính tiêu cực, làm tổn thương các hoạt động sinh kế của người dân, gây khó khăn cho việc quản trị, và vấn đề phát triển bền vững. Nhìn chung, những vùng đô thị ven biển thường chịu tác động nặng nề hơn những vùng khác do các hiện tượng thời tiết tiêu cực sẽ tác động trước hết ở những vùng này, trước khi đi sâu vào đất liền. Trong bối cảnh đó cần có đánh giá tác động của biến đổi khí hậu dựa trên những bằng chứng khoa học, để từ đó các nhà khoa học lập chính sách có thể tư vấn, hoạch định, và xây dựng chính sách tốt hơn nhằm ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu,… Chúng ta cần có khung phương pháp luận mới, tích hợp kiến thức liên ngành và đề cao vai trò, tiếng nói của người dân trong việc xây dựng chính sách phát triển. Dựa trên sự kết hợp của phương pháp luận và khung phân tích của Chambers và Conway (1992), Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) (2001), Hahn và cộng sự (2009),và G. M. Monirul Alam và cộng sự (2017), bài viết này đánh giá những tổn thương sinh kế của người dân tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh dưới tác động của biến đổi khí hậu trong 10 năm qua (2010-2019). Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là: (1) Xác định vai trò của các nguồn vốn trong sinh kế dưới tác động của biến đổi khí hậu; (2) Nhận diện nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu từ quan điểm của người dân; (3) Tìm hiểu những chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân. Địa điểm nghiên cứu cho bài viết này là xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Mẫu khảo sát gồm 200 hộ gia đình của xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bài viết thuộc khuôn khổ đề tài Sinh kế của cư dân ven biển Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu do Hà Thị Hồng Vân làm chủ nhiệm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cung cấp kinh phí. 222
  3. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đứng đầu trong các địa phương ở Việt Nam về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong những năm gần đây (Malesky và cộng sự, 2021). Thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh đạt 2,712 USD/người/năm, gấp 1.2 lần bình quân của cả nước (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020). Tỉnh Quảng Ninh rất phát triển du lịch trong những năm gần đây (Nong and Ha, 2021). Bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm qua là hiện tượng tăng nhiệt độ từ 22,90C năm 1980 đến 24,90C năm 2019. Trong 10 năm qua, Quảng Ninh có tới hơn 93 thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy,… (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2010; Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2010-2020). Số liệu thống kê về biểu hiện của thay đổi thời tiết tiêu cực tại tỉnh Quảng Ninh trong 10 năm vừa qua với hơn 90 hiện tượng tiêu cực. Tính toán của nhóm tác giả cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm tỉnh Quảng Ninh thiệt hại từ các thiên tai ước tính hơn 266 triệu đô la Mỹ. Trong những năm 2011, 2016, 2017, và 2019, Quảng Ninh có hơn 10 cơn bão và các thiên tai bất thường. Những cơn bão được đánh giá cực kỳ nguy hiểm đã đi vào vùng này như Sơn Tinh (2012), Haiyan (2013) và Mirinae (2016). Nhiều người dân và cán lãnh đạo địa phương ở huyện Vân Đồn còn cho biết, trong cơn bão Mirinae, gần như 80% diện tích nuôi hàu, nghao, và cá lồng của họ ngoài biển đã bị quét sạch. Số liệu tổng hợp của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, trong 10 năm qua, tỉnh Quảng Ninh có đến 7.250 người bị chết, mất tích hoặc bị thương tật do thiên tai, có hơn 2.281 nhà cửa bị hư hại, đổ sập và 3.230 hecta đất trồng cây hoặc diện tích nuôi thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2010-2020). 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Tổn thương sinh kế là mức độ mà con người và hệ thống không thể ứng phó được trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và bối cảnh xã hội (Adger và cộng sự, 2009; Dow, 1992; IPCC, 2014; O’Brien và cộng sự, 2007). Tổn thương sinh kế còn ảnh hưởng đến việc cung cấp thực phẩm, phát triển hạ tầng, sức khỏe, sử dụng nước sạch và hệ sinh thái (IPCC, 2007). Khái niệm tổn thương, khả năng phục hồi và khả năng thích ứng có mối liên hệ mật thiết với nhau, được đặt trong bối cảnh xã hội, và đặc biệt liên quan đến sinh kế (Adger, 2009; Adger & Vincent, 2005; Grothmann & Patt, 2005). Đánh giá tính dễ bị tổn thương thường tập trung vào các mối đe dọa tiềm ẩn như độ phơi nhiễm, rủi ro, áp lực,… ảnh hưởng đến sinh kế (Kofinas & Chapin III, 2009). Các nghiên cứu của Watts và Bohle (1993), Blaikie và cộng sự (1994), Kelly và Adger (2000) cho thấy tương quan giữa thay đổi môi trường và tính năng động xã hội nhằm tăng khả năng phục hồi sau các thảm họa của môi trường. Nghiên cứu của Adger (2009) cũng cho thấy các đặc điểm về cấu trúc dân số có thể thích ứng tốt hoặc chưa tốt đối với những thay đổi của khí hậu. Nghiên cứu của Dulal và cộng sự (2010), cho thấy những hộ gia đình nghèo đói có khả năng thích ứng 223
  4. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG kém hơn trước tác động của biến đổi khí hậu do thiếu các nguồn vốn. Nghiên cứu của McElwee (2010) cho thấy các chiều kích xã hội ở góc độ giới, tôn giáo có thể thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Theo Chambers và Conway (1992), hộ gia đình có được sinh kế bền vững khi có những chỉ báo rõ ràng và cụ thể về khả năng, cách tiếp cận và những hoạt động sinh kế dựa trên năm nguồn vốn (con người, tài chính, tự nhiên, xã hội và vật chất) (Chambers and Conway, 1992). Sinh kế được xem là bền vững khi con người có khả năng ứng phó, hồi phục sau các cú sốc, khả năng duy trì và nâng cao khả năng và tiếp cận các nguồn vốn. Các nguồn vốn do hai tác giả này đề xuất hiện đang được nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế ứng dụng hiện nay, chẳng hạn như của DFID (1999), FAO và ILO (2009), và UNDP (2017). Trong nghiên cứu ở Mozambique, Hahn và cộng sự (2009) đã cho thấy các chỉ báo về mạng lưới xã hội và đặc điểm hộ gia đình chịu tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu. Một số nghiên cứu quan trọng sau cũng sử dụng khung phân tích do Hahn và cộng sự đề xuất, như nghiên cứu của Shah và cộng sự (2013), Madhuri và cộng sự (2014), Panthi và cộng sự (2016), Sujakhu và cộng sự (2019), Simane và cộng sự (2016), Adu và cộng sự (2018), Ding và cộng sự (2018) và Majid và cộng sự (2019). Các nghiên cứu này cho thấy ở những khu vực, quốc gia khác nhau thì biến đổi khí hậu cũng có tác động khác nhau đến hộ gia đình. Một số nhà khoa học ở Việt Nam cũng đang bắt đầu tiếp cận đến phương pháp đánh giá này, chẳng hạn như của Nguyễn Văn Quỳnh Bôi (2012, 2017), Lê Thị Diệu Hiền và cộng sự (2014) Lê Quang Cảnh và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hương Giang và cộng sự (2018). Các nghiên cứu này đã cho thấy tính thực chứng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của người dân. 3. Phương pháp luận và cách tính chỉ số LVI Dựa trên phương pháp của Hahn và cộng sự (2009), Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) (2001), G.M.Monirul Alam và cộng sự (2017), đồng thời lồng ghép với quan điểm của Chambers và Conway (1992) về năm nguồn vốn (Vốn con người; Vốn xã hội; Vốn vật chất; Vốn tự nhiên; và Vốn tài chính), bài viết thực hiện việc mở rộng cách tính chỉ số tổn thương sinh kế dưới tác động của biến đổi khí hậu (LVI). Các thành phần để tính toán chỉ số được biến đổi, bổ sung, như sau:Hồ sơ hộ gia đình (SDP), Chiến lược sinh kế (LS), Vốn xã hội (SC), Chăm sóc sức khỏe (H), Tiếp cận thực phẩm (F), Tiếp cận nguồn nước sạch (W), Vốn vật chất (PC), và Thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu (NDCV). Mỗi thành phần chính là các nguồn vốn bao gồm các hợp phần con. Mỗi hợp phần do được đo lường trên những thang đo khác nhau, nên trước tiên cần phải tiêu chuẩn hóa từng thành phần dưới dạng chỉ số, dựa trên phương trình sử dụng trong Chỉ số Phát triển Con người (UNDP, 2007; Hahn và cộng sự, 2009), có Công thức 1 như sau: 224
  5. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Sqn  Smin indexSqn  Smax  Smin (1) Trong đó, sqn là hợp phần tại địa điểm nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ninh, và smin và smax là các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất cho mỗi hợp phần được xác định bằng cách sử dụng dữ liệu từ khu vực nghiên cứu. Sau khi mỗi hợp phần được chuẩn hóa, thì các hợp phần được tính trung bình bằng Công thức 2 để tính giá trị của mỗi thành phần chính:  n indexS qni M qn  i 1 n (2) Trong đó, Mqn bằng một trong tám hợp phần chính tại khu vực nghiên cứu (SDP, LS, SC, H, index F, W, PC hoặc NDCV), đại diện cho các hợp phần con, được hình thành từ i, tạo nên mỗi i Sqn thành phần chính, và n là số hợp phần trong mỗi thành phần. Sau khi các giá trị của tám hợp phần chính được tính toán, chúng được tính trung bình bằng cách sử dụng Công thức 3 để tính LVI của khu vực nghiên cứu:  W M 8  i 1 Mi vdi LVI qn  W 8 i 1 Mi (3) Diễn giải cụ thể tất cả thành phần chính qua Công thức 4 như sau: WSDP SDPqn  WLS LSqn  WSC SCqn  WH H qn  WF Fqn  WWWqn  WPC PCqn  WNDCV NDCVqn LVI qn  WSDP  WLS  WSC  WH  WF  WW  WPC  WNDCV (4) Trong đó, LVIqn là Chỉ số tổn thương về sinh kế tại khu vực nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ninh- qn và trọng số của tám hợp phần chính. Còn WMi được xác định bởi số lượng các hợp phần con tạo thành phần chính cho chỉ số LVI tổng thể. Trong nghiên cứu này, LVI được tính từ 0 (ít tổn thương) đến 0,5 (dễ bị tổn thương). Ngoài chỉ số LVI, chúng tôi cũng sử dụng chỉ số của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, gọi là chỉ số LVI-IPCC. Chỉ số LVI-IPCC cũng dựa trên các dữ liệu cấp hộ gia đình và các hợp phần. Cấu trúc chỉ số LVI-IPCC bao gồm khả năng phơi nhiễm (NDCV), khả năng thích ứng (SDP, LS và SC) và độ nhạy cảm (H, F, PC, và W). Tính toán cho ba thành phần chính được dùng trong Công thức 5:  W M n  i 1 Mi qni CFqn  W n i 1 Mi (5) Trong đó, CFqn là một trong ba thành phần chính đóng góp cho LVI-IPCC (khả năng tổn thương, độ nhạy hoặc khả năng thích ứng) tại khu vực nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ninh- qn. Mqni là 225
  6. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG các thành phần chính của khu vực nghiên cứu qn, còn i là chỉ số thành phần. WMi là trọng số của mỗi thành phần chính, và n là số lượng các hợp phần trong mỗi thành phần. Sau khi tính toán từng thành phần, ba yếu tố thành phần được kết hợp qua Công thức 6 để có chỉ số LVI-IPCC như sau: LVI  IPCCqn  (eqn  aqn )  Sqn (6) Trong LVI-IPCCqn, qn là khu vực nghiên cứu, e là chỉ số phơi nhiễm (NDCV), a là chỉ số năng lực thích ứng (SPD, LS, và SC), và S là chỉ số nhạy cảm (H, F, PC, và W). LVI-IPCC được đo từ -1 (ít bị tổn thương nhất) đến 1 (dễ bị tổn thương nhất). 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả nghiên cứu dựa trên chỉ số của từng thành phần cho thấy LVI của tỉnh Quảng Ninh khá cao, với chỉ số đo là 0.366. Trong tính toán chỉ số LVI, mạng lưới xã hội (0.487) và tiếp cận thực phẩm (0.432) là thành phần dễ bị tổn thương nhất (Biểu đồ 1). Trong đó, hợp phần về giúp đỡ (0.660) và tình trạng vay mượn tiền rất cao (0.550). Điều này phản ánh đúng thực trạng sinh kế cư dân ven biển dưới ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão, làm tổn thương nghiêm trọng đến những hộ nuôi thủy sản tại vùng biển và dẫn đến người dân phải vay, mượn tiền liên tục để tái đầu tư sản xuất, hoặc mua thực phẩm cho gia đình dùng. Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, những hộ gia đình chỉ có một hoạt động sinh kế dựa trên đánh bắt, hoặc nuôi trồng hải sản (0,460) có nguy cơ tổn thương hơn những hộ đa dạng sinh kế (0,314). Vấn đề tiếp cận nước sạch của cư dân ven biển đang thật sự báo động do tình trạng mưa, bão liên tục. Tỷ lệ hộ nghèo rất ít tại khu vực nghiên cứu (7%), nhưng tỷ lệ phụ thuộc lại rất cao, điều đó ảnh hưởng lớn đến sinh kế bền vững của các hộ gia đình dưới tác động của biến đổi khí hậu (Bảng 1). Biểu đồ 1. Vai trò của các thành phần trong LVI, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Hồ sơ hộ gia đình 0.5 Thảm họa thiên 0.4 Chiến lược sinh nhiên và thay đổi kế khí hậu 0.3 0.2 0.1 Chăm sóc sức Vốn vật chất 0 khỏe Tiếp cận nguồn Vốn xã hội nước Tiếp cận thực phẩm Nguồn: Hà Thị Hồng Vân, 2021. 226
  7. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Bảng 1. Giá trị chỉ số tổn thương sinh kế tại tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Giá Chỉ số Chỉ số Giá trị tối Thành phần Hợp phần Đơn vị trị tối hợp thành thiểu đa phần phần Tỷ lệ phụ thuộc Tỷ lệ 100 0 0,578 Hồ sơ hộ gia Nữ là chủ hộ gia đình Phần trăm 100 0 0,315 0,321 đình Tỷ lệ hộ nghèo và cận Phần trăm 100 0 0,070 nghèo đa chiều Hộ gia đình có thành viên làm việc ngoài Phần trăm 100 0 0,055 cộng đồng Chiến lược Hộ gia đình phụ thuộc 0,276 sinh kế chủ yếu vào nghề thủy Phần trăm 100 0 0,460 sản Chỉ số đa dạng hóa 1/#số sinh kế 1 0,14 0,314 sinh kế Thời gian trung bình Phút 20 5 0,727 đến cơ sở y tế Hộ gia đình có thành viên mắc bệnh mãn Phần trăm 100 0 0,150 tính Chăm sóc sức khỏe Hộ gia đình có thành 0,327 viên phải nghỉ làm Phần trăm 100 0 hoặc nghỉ học trong 2 0,240 tuần qua do ốm đau Tình trạng sức khỏe Phần trăm 100 0 0,190 của chủ hộ gia đình Gia đình được giúp đỡ Phần trăm 100 0 0,660 trong 12 tháng qua Gia đình vay, mượn tiền trong 12 tháng Phần trăm 100 0 0,550 Vốn xã hội qua 0,487 Hộ gia đình không thuộc bất kỳ tổ chức Phần trăm 100 0 0,250 chính thức hoặc phi chính thức nào 227
  8. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Hộ gia đình chủ yếu dựa vào nuôi, đánh bắt Phần trăm 100 0 0,335 thủy sản để có thực phẩm Tiếp cận thực Gia đình thiếu khả năng mua thực phẩm Phần trăm 100 0 0,180 0,432 phẩm trong 12 tháng qua Chỉ số đa dạng nuôi, 1/#loại thủy 1 0,5 0,780 trồng thủy sản sản Hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ Phần trăm 100 0 0,975 sinh Hộ gia đình sử dụng Tiếp cận Phần trăm 100 0 0,115 nguồn nước tự nhiên 0,387 nguồn nước Hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt bị Phần trăm 100 0 0,070 nhiễm mặn, nhiễm phèn Diện tích đất trồng trọt Phần trăm 100 0 32 Diện tích nuôi thủy Phần trăm 100 0 54,5 sản Vốn vật chất 0,246 Diện tích đất kinh Phần trăm 100 0 8 doanh, dịch vụ Diện tích chăn nuôi Phần trăm 100 0 4 Hộ gia đình không nhận được cảnh báo về Phần trăm 100 0 0,235 thiên tai Hộ gia đình có người bị thương hoặc tử Phần trăm 100 0 0,210 vong do thiên tai Thảm họa thiên nhiên và Thiệt hại liên quan đến Phần trăm 100 0 0,400 0,419 thay đổi khí nhà ở hậu Thiệt hại liên quan đến Phần trăm 100 0 0,430 trồng trọt và chăn nuôi Thiệt hại liên quan đến Phần trăm 100 0 0,620 thủy sản Nhiệt độ trung bình 10 Độ C (0C) 24,9 22,6 0,609 năm (2010-2019) 228
  9. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Lượng mưa trung bình 1,499. Millimeters 2,367.60 0,380 10 năm (2010-2019) 10 Bão, Lũ lụt, hạn hán và lốc xoáy trong 10 Số lượng 13 6 0,471 năm qua (2010-2019) Chỉ số Tổn thương sinh kế (LVI): 0,366 Nguồn: Hà Thị Hồng Vân, 2021. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về những biểu hiện của biến đổi khí hậu cũng cho thấy, đa số người dân cho rằng nhiệt độ thường tăng cao, nóng hơn vào mùa hè (77,5%); từ đó dẫn đến tình trạng khô hạn gia tăng (57%). Còn mùa đông (tháng 11-1), thời tiết thường lạnh hơn (56,5%). Nhiều người dân cũng cho rằng, từ tháng 4 đến tháng 9, mưa cũng thường nặng hạt hơn, và diễn biến bất thường trong mùa này, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước biển trong việc nuôi hàu, hoặc làm hàu khó bám vào các giá thể. Mùa mưa bão cũng là thời điểm khó khăn nhất, ảnh hưởng nhất đến việc nuôi hàu, cá của người dân ven biển. Mưa, bão nhiều hơn, nặng hơn, đã gây ra lũ lụt nhiều hơn (44,50%) (Biểu đồ 2). Những biểu hiện của biến đổi khí hậu nêu trên, làm suy giảm các nguồn vốn. Bảng 1 sau đây liệt kê những tác động của biến đổi khí hậu đến các nguồn vốn theo quan điểm của người dân. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến việc gián đoạn hoặc thậm chí bị mất việc làm (63,5%), gia tăng nhiều loại bệnh tật trong việc nuôi hàu và cá (31%), hoặc trong nông nghiệp (17%). Trong những thời điểm có thời tiết tiêu cực còn làm cho người dân khó tiếp cận nguồn nước sạch. Ngoài ra, một số người dân (10%) còn cho rằng, thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ (Bảng 2). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, dường như biến đổi khí hậu không ảnh hưởng nhiều lắm đến nguồn vốn xã hội của người dân nơi đây (Chỉ số 0,487, Bảng 1). Biểu đồ 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu (đơn vị tính: %) 77.5 65 57 56.5 48 44.5 25 16.5 14 Nhiệt độ Mưa to bất Khô hạn Nhiệt độ Sấm sét Lũ lụt Lốc xoáy Nhiễm Triều cao, nóng thường gia tăng thấp, lạnh nhiều hơn ngày càng nhiều hơn mặn cường cao, thường hơn kéo dài nhiều thường nguy hiểm xuyên hơn hơn xuyên, hơn nặng hơn Nguồn: Hà Thị Hồng Vân, 2021. 229
  10. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Bảng 2: Tác động của biến đổi khí hậu đến các nguồn vốn Nguồn vốn ảnh hưởng Tác động Tỷ lệ (%) Mất hoặc bị gián đoạn việc làm 63,5 Vốn con người Sức khỏe con người kém vì thời tiết hay thay đổi 10 Dịch bệnh gia tăng trong nuôi thủy sản 31 Tôm cá và thủy sản bị sốc nhiệt, sốc mặn 27,5 Mất mùa thường xuyên 21,5 Vốn tài chính Năng suất cây trồng giảm 19 Sâu bệnh, dịch bệnh cây trồng nhiều hơn 18,5 Gia súc, gia cầm hay đau, ốm, chết 17 Cây trồng bị úng 16 Thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước bị nhiễm 22 mặn Vốn tự nhiên Xói lở bờ, trượt đất nghiêm trọng 12,5 Sạt lở nơi đi lại 5 Diện tích đất ở bị giảm 6 Vốn vật chất Sạt lở nhà cửa 5,50 Diện tích đất kinh doanh bị giảm 5 Nguồn: Hà Thị Hồng Vân, 2021. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nghiên cứu cho thấy khả năng thích ứng của các hộ gia đình khá đa dạng, và tùy thuộc vào năng lực từng hộ gia đình. Một số chiến lược thích ứng được ghi nhận như sau qua các cuộc phỏng vấn, và quan sát: Thay đổi thời gian nuôi: tăng thả giống nuôi thủy sản vào cuối mùa mưa, bão;thu hoạch sớm khi mùa mưa, bão bắt đầu. Thay đổi phương pháp nuôi thủy sản: Sử dụng các tấm nylon, bạt để che phủ ao nuôi, hạn chế sóng to, mưa to, bão, và sương muối. Di chuyển các lồng cá, sò vào gần bờ, gần đảo để tránh thất thoát vào những lúc bão to. Thay đổi không gian nuôi: Tích cực nuôi thủy sản giữa các đảo nhỏ nhằm hạn chế sóng to tác động đến việc bám hàu vào giá thể; hoặc mưa, bão làm hư hỏng, mất ao nuôi hàu, cá, sò. Địa điểm nuôi cũng chuyển gần vườn quốc gia Bái Tử Long, từ đây tạo ra tình huống là người dân giảm thiệt hại do thời tiết tiêu cực, thủy sản ấm vào mùa đông, hạn chế tác động xấu của sóng to vào mùa mưa, bão; nhưng cũng từ đây gây ra những mâu thuẫn trong việc quản lý rừng và sinh kế của người dân. Tăng cường tái sử dụng vật liệu nuôi để giảm thiệt hại: Sử dụng vỏ hàu cũ để cấy hàu con, nhằm tái sử dụng, giảm chi phí hoặc nếu bị thiệt hại cũng đỡ thiệt hại vốn. 230
  11. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Đa dạng sinh kế (thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, du lịch, buôn bán): Mùa mưa, bão, lạnh chuyển sang làm du lịch, buôn bán, chăn nuôi nhỏ, sơ chế hàu, và làm thuê cho các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp xây dựng. Một bộ phận người dân kiêm luôn dịch vụ môi giới nhà đất, do nơi đây đang là vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp du lịch. Cách tiếp cận LVI-IPCC cũng đưa ra kết quả tương tự với chỉ số là 0,020. Biểu đồ 2 cho thấy các cơn bão và thay đổi thời tiết ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số LVI-IPCC (0,419) (Biểu đồ 3). Trong khi đó, các chiến lược thích ứng (0,361), và những điều kiện để người dân ứng phó với thời tiết cực đoan khá thấp (0,339) (Bảng 3). Điều đó cho thấy khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cư dân ven biển tại Quảng Ninh cần có sự thay đổi, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảng 3. Các thành phần tạo nên chỉ số lvi-ipcc ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Thành phần Hợp phần Chỉ số Khả năng phơi nhiễm Thảm họa thiên nhiên và thay đổi khí hậu 0,419 0,419 Hồ sơ hộ gia đình 0,321 Khả năng thích ứng Chiến lược sinh kế 2,276 0,361 Vốn xã hội 0,487 Chăm sóc sức khỏe 0,327 Tiếp cận thực phẩm 0,432 Độ nhạy cảm 0,339 Tiếp cận nguồn nước 0,387 Vốn vật chất 0,246 Chỉ số LVI-IPCC: 0,020 Nguồn: Hà Thị Hồng Vân, 2021. Biểu đồ 3. Biểu đồ tam giác thể hiện vai trò của các thành phần trong chỉ số LVI-IPCC ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Nguồn: Hà Thị Hồng Vân, 2021. 231
  12. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu có tác động đến sinh kế của cư dân đô thị tại tỉnh Quảng Ninh trong 10 năm qua (2010-2019). Những thay đổi của khí hậu và ảnh hưởng đến sinh kế cư dân được người dân nhận thức rất rõ. Người dân cũng có những phương pháp khác nhau để thích ứng với bối cảnh mới. Các nguồn vốn của cư dân ven biển đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu. Các hợp phần tạo nên nguồn vốn tài chính khá đa dạng do bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ; đồng thời quá trình hình thành đặc khu kinh tế cũng tạo cơ hội cho người dân gia tăng nguồn vốn này qua đa dạng các hoạt động sinh kế. Vốn tự nhiên và vốn vật chất cũng rất tốt là điều cần được nhắc đến. Trong khi đó, nguồn vốn xã hội và vốn con người lại khá thấp. Khi những hiện tượng tiêu cực của biến đổi khí hậu xảy ra, chẳng hạn như bão, cộng thêm vấn đề quy hoạch, thu hồi đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng địa phương, thì lúc đó, con người cần có những kỹ năng và năng lực để thích ứng với sự thay đổi này. Kết quả nghiên cứu có giới hạn ở quy mô cỡ mẫu nhỏ, nhưng phần nào phản ánh đúng thực trạng hiện nay của cư dân đô thị ven biển Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trong việc nhận diện tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân. Tài liệu tham khảo 1. Abd Majid, N., Muhamad Nazi, N., Mohd Idris, N. D., & Taha, M. R. (2019). GIS-based livelihood vulnerability index mapping of the socioeconomy of the Pekan Community. Sustainability, 11(24), 6935, https://doi.org/10.3390/su11246935. 2. Adger, W. N., Dessai, S., Goulden, M., Hulme, M., Lorenzoni, I., Nelson, D. R., Otto Naess, L., Wolf, J., &Wreford, A. (2009). Are there social limits to adaptation to climate change? Climatic Change, 93, 335-354, https://doi.org/10.1007/s10584-008-9520-z. 3. Adu, T. D., Kuwornu, K. M. J., Anim-Somuah, H., & Sasaki, N. (2017). Application of livelihood vulnerability index in assessing smallholder maize farming households' vulnerability to climate change in Brong-Ahafo region of Ghana. Kasetsart Journal of Social Sciences, 39, 22-32. https://doi.org/10.1016/j.kjss.2017.06.009. 4. Alam, G. M. M., Alam, K., & Mushtaq, S.(2017). Climate change perceptions and local adaptation strategies of hazard-prone rural households in Bangladesh. Climate risk managemnet, 17, 52-63, https://doi.org/10.1016/j.crm.2017.06.006. 5. Alwang, J., Siegel, P. B. & Jorgensen, S. L. (2001). Vulnerability: a view from different disciplines. Social Protection Discussion Papers 23304. Washington, D.C.: World Bank Group. Http://documents.worldbank.org/curated/en/636921468765021121/Vulnerability-a-view- from-different-disciplines. 232
  13. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT 6. Aryal, A., Brunton, D. & Raubenheimer, D. (2014). Impact of climate change on human- wildlife-ecosystem interactions in the Trans-Himalaya region of Nepal. Theoretical and Applied Climatology, 115, 517-529, https://doi.org/10.1007/s00704-013-0902-4. 7. Blaikie, P., Cannon, T., Davis, I., & Wisner, B. (1994). At risk: Natural hazards, people's vulnerability, and disasters. Routledge, New York, U.S. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2016).Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016. http://www.imh.ac.vn/files/doc/KichbanBDKH/CCS_SPM_2016.pdf. 9. Chambers, R.& Conway, G. (1992). Sustainable rural livelihoods: Practical conceptsfor the 21st Century (IDS Discussion Paper 296). https://www.ids.ac.uk/publications/sustainable-rural-livelihoods-practical-concepts-for-the- 21st-century/ 10. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010-2020), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 201- 2020. Nxb. Thống kê, Quảng Ninh. 11. DFID (Department for International Development) (1999).Sustainable Livelihoods Guidance Sheets. Department for International Development, London. 12. DHS (Demographic Health Survey) (2006).Measure DHS: Model Questionnaire withCommentary. Basic Documentation, Number 2. 13. Ding, W., Jimoh, S., Hou, Y., Hou, X., & Zhang, W. (2018). Influence of livelihood capitals on livelihood strategies of herdsmen in Inner Mongolia, China. Sustainability, 10(9), 3325. Https://doi.org/10.3390/su10093325. 14. Dow, K. (1992). Exploring differences in our common future(s): The meaning of vulnerability to global environmental change. GeoForum, 23(3), 417-436. Https://doi.org/10.1016/0016-7185(92)90052-6. 15. Dulal, H. B., Brodnig, G., Thakur, H. K., Green-Onoriose, C. (2010). Do the poor have what they need to adapt to climate change? A case study of Nepal. Local Environment, 15(7), 621- 635. https://doi.org/10.1080/13549839.2010.498814. 16. FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations), & ILO (International Labour Organization) (2009).The Livelihood Assessment Tool-kit Analysing and Responding to the Impact of Disasters on the Livelihoods of People. Http://www.fao.org/fileadmin/userupload/emergencies/docs/LATBrochureLoRes.pdf 17. Grothmann, T. and Patt, A. (2005). Adaptive Capacity and Human Cognition: The Process of Individual Adaptation to Climate Change. Global Environmental Change, 15, 199-213. Http://dx.doi.org/10.1016/j.gloenvcha.2005.01.002. 233
  14. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 18. Hahn, M. B., Riederer, A. M., &Foster, S. O. (2009). The livelihood vulnerability index: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change-A case study in Mozambique. Global Environmental Change, 19 (1), 74-88. Https://doi.org/10.1016/j.gloenvcha.2008.11.002. 19. Hà Thị Hồng Vân (2021), Báo cáo khảo sát tỉnh Quảng Ninh. Trong đề tài cấp Bộ trọng điểm, Sinh kế của cư dân ven biển Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, 2020-2022. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 20. IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) (2014).AR5 climate change 2014: Impacts, adaptation, and vulnerability.https://www.ipcc.ch/report/ar5/wg2/. 21. IPCC (2007).Climate change 2007: Synthesis report. Https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/02/ar4_syr_full_report.pdf. 22. IPCC (2001).Climate Change 2001: Impacts, adaptation, and vulnerability. Https://www.ipcc.ch/report/ar3/wg2/. 23. Kelly, P. M., &Adger, W. N. (2000). Theory and practice in assessing vulnerability toclimate change and facilitating adaptation. Climatic Change, 47(4), 325-352. Https://doi.org/10.1023/A:1005627828199. 24. Kofinas, G. P., &Chapin III, F.S. (2009). Sustaining livelihoods and human well-being during social-ecological change. In: Folke C., Kofinas G., Chapin F. (eds) Principles of Ecosystem Stewardship. Springer (pp.55-57), Springer, New York, U.S. Https://doi.org/10.1007/978-0-387-73033-2_3. 25. Lê Quang Cảnh, Hồ Ngọc Anh Tuấn, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Trần Hiếu Quang (2016) “Áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế trong đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu ở vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” Tạp chí Khoa học, 120(6), tr.41-51. 26. Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Quốc Nghi, Trần Thị Diễm Cần và Nguyễn Xuân Trúc (2014), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32, 103-108. 27. Madhuri, T., H. R., & Bhowmick, P. K. (2014). Livelihood vulnerability index analysis: An approach to study vulnerability in the context of Bihar. Journal of Disaster Risk Studies,6(1). Https://doi.org/10.4102/jamba.v6i1.127. 28. Malesky, E. J., Phan, T. N.,& Pham, N. T. (2021). The Vietnam provincial competitiveness index: Measuring economic governance for private sector development. Vietnam Chamber of Commerce and Industry and United States Agency for International Development, Hanoi, Vietnam. 234
  15. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT 29. Maplecroft (2014). Climate change and environmental risk atlas. Http://maplecroft.com/portfolio/new-analysis/2013/10/30/31-global- economicoutputforecast-face-high-or-extreme-climate-change-risks-2025-maplecroftrisk-atlas/ 30. McElwee, P. (2010). The social dimensions of adaptation to climate change in Vietnam.https://documents.worldbank.org/en/publication/documentsreports/documentdetail/9551 01468326176513/the-social-dimensions-of-adaptation-of-climate-change-in-vietnam 31. Nguyễn Thị Hương Giang, Hoàng Dũng Hà, Hồ Thiện Thành, Nguyễn Quang Tân (2018) “Nghiên cứu tính tổn thương sinh kế của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu - trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế”, Tạp chí khoa học, 47(3A), tr.28-45. 32. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi (2017). Đánh giá khả năng tổn thương sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản - trường hợp hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 4, 14-23. 33. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và Đoàn Thị Thanh Kiều (2012), “Áp dụng chỉ số tổn thươngtrong nghiên cứusinh kế-trường hợp xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học, 24b, tr.251-260. 34. Nong, N. B., &Ha, T. H. V.(2021). Impact of Covid-19 on Airbnb:Evidencefrom Vietnam.Journal of Sustainable Finance & Investment,https://doi.org/10.1080/20430795.2021. 1894544. 35. O’Brien, K., Eriksen, S., Schjolden, A., Nygaard, L.P. (2007). Why different interpretations of vulnerability matter in climate change discourses. Climate Policy, 7(1), 73-88. Https://doi.org/10.1080/14693062.2007.9685639. 36. Pandey, R., & Jha, S. (2012). Climate vulnerability index-measure of climate change vulnerability to communities: A case of rural lower Himalaya, India. Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 17,487-506. Https://doi.org/10.1007/s11027-011-9338-2. 37. Panthi, J., Aryal, S., Dahal, P., Bhandari, P., Krakauer, Y. N., Pandey, P. V. (2016). Livelihood vulnerability approach to assessing climate change impacts on mixed agro-livestock smallholders around the Gandaki River Basin in Nepal. Regional Environmental Change, 16(4), 1121-1132. Https://doi.org/10.1007/s10113-015-0833-y. 38. Shah, K., Dulal, H. B., Johnson, C., & Baptiste, A. (2013). Understanding livelihood vulnerability to climate change: Applying the livelihood vulnerability index in Trinidad and Tobago. Geoforum, 47, 125-137. Https://doi.org/10.1016/j.geoforum.2013.04.004. 235
  16. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 39. Simane, B., Zaitchik, B., & Foltz, J. (2016). Agroecosystem specific climate vulnerability analysis: Application of the livelihood vulnerability index to a tropical highland region.Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 21(1), 39-65. Https://doi.org/10.1007/s11027-014-9568-1. 40. Sujakhu, N. M., Ranjitkar, S., He, J., Schmidt-Vogt, D., Su, Y., & Xu, J. (2019). Assessing the livelihood vulnerability of rural indigenous households to climate changes in central Nepal, Himalaya. Sustainability, 11(10), 2977, https://doi.org/10.3390/su11102977. 41. Sullivan, C. (2002). Calculating a water poverty index. World Development, 30(7), 1195- 1210, https://doi.org/10.1016/S0305-750X(02)00035-9. 42. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2020), Niên giám thống kê Việt Nam. Nxb. Thống kê, Hà Nội. 43. United Nations (2015). Transforming our world: The 2030 Agenda for Sustainable Development. Retrieved from United Nations website: Https://www.un.org/ga/search/view_doc.asp?symbol=A/RES/70/1&Lang=E. 44. UNDP (United Nations Development Programme) (2017). Strengthening livelihoods in environmental action: Sustainable livelihoods approach-A contribution to Agenda 2030. Http://www.latinamerica.undp.org/content/rblac/en/home/library/poverty/DiscussionpaperA genda2030.htm. 45. UNDP (2007). Human development reports. Http://hdr.undp.org/en/. 46. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2010), Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, Quảng Ninh. 47. Watts, M. J., & Bohle, H. G. (1993). The space of vulnerability: The causal structure of hunger and famine. Progress in Human Geography, 17(1), 43-67 Https://doi.org/10.1177/030913259301700103. 48. World Bank (2016), Viet Nam 2035: Toward prosperity, creativity, equity, and democracy. Http://hdl.handle.net/10986/23724. 49. World Bank (2010), Economics of adaptation to climate change in Viet Nam, The World Bank Group, Washington, DC. U.S. 236
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1