YOMEDIA
ADSENSE
Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Người bệnh sau khi thay khớp háng cần phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng ngày và nhu cầu độc lập trong sinh hoạt, hạn chế sự phụ thuộc vào người thân. Bài viết trình bày mô tả mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và phân tích một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN SAU THAY KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2020 Trương Văn Hiền1, Vu Vân Thanh1, Trần Văn Nên1, Nguyễn Thị Hồng1, Lã Ngọc Quang2, Đỗ Chí Hùng2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Người bệnh sau khi thay khớp háng cần phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng ngày và nhu cầu độc lập trong sinh hoạt, hạn chế sự phụ thuộc vào người thân. Nghiên cứu “Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020” là cần thiết. Mục tiêu: Mô tả mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và phân tích một số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020. Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020. Kết quả: Thực hiện trên 165 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân nữ và nam gần tương đương, nhóm 71-80 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (25,4%) và nhóm nghề nông chiếm 57%. Kết quả cho thấy, khoảng 6,1% bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn sinh hoạt hằng ngày của họ, được đánh giá theo chỉ số Barthel (khoảng 10 người bệnh), tỷ lệ bệnh nhân cần trợ giúp mức trung bình chiếm 38,2%. Trong khi đó trợ giúp ít và độc lập hoàn toàn lần lượt chiếm 53,9% và 1,8%. Kết luận: Có mối liên quan giữa nhóm tuổi, nghề nghiệp với mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Từ khóa: mức độ độc lập, thay khớp háng, phục hồi chức năng ABSTRACT ASSESSMENT OF INDEPENDENCE IN DAILY ACTIVITIES AND SOME RELATED FACTORS OF PATIENTS AFTER HIP REPLACEMENT SURGERY AT CHO RAY HOSPITAL IN 2020 Truong Van Hien, Vu Van Thanh, Tran Van Nen, Nguyen Thi Hong, La Ngoc Quang, Do Chi Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 5 - 2021: 445 - 451 Background: Patients after hip replacement surgery need to restore function in daily activities and need independence in daily life, limiting dependence on relatives. The study "Assessment of independence in daily activities and some related factors of patients after hip replacement surgery at Cho Ray Hospital in 2020" is necessary. Objectives: Describe the degree of independence in daily life and analyze some related factors of patients after hip replacement surgery at Cho Ray Hospital in 2020. Methods: cross-sectional study, was implemented at Cho Ray Hospital from March to July 2020. Results: The research was conducted on total 165 patients, with the proportion of female and male being similarly equivalent, age group of 71-80 years old accounted for the highest with 25,4%, the percent of farmer group being 57%. The results indicated that about 6.1% patients were completely dependent with theirs daily activities which were asessed by Barthel index (about 10 patients), the proportion of patients with average help Bệnh viện Chợ Rẫy 1 2Trường Đại học Y Tế Công Cộng Tác giả liên lạc: CN. Trương Văn Hiền ĐT: 0907.999.234 Email: hientruong1977@gmail.com Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 445
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 accounted for 38.2%. Meanwhile, little assistance and complete independence accounted for 53.9% and 1.8% respectively. Conclusion: There is a relationship between age group, occupation and independence level in daily activities of patients. Key words: independence level, hip replacement, rehabilitation ĐẶT VẤNĐỀ cứu: “Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và một số yếu tố liên quan của bệnh Gãy cổ xương đùi là thương tổn thường gặp nhân sau thay khớp háng tại bệnh viện Chợ Rẫy ở người cao tuổi, liên quan chặt chẽ đến vấn đề năm 2020”. Nhằm đánh giá mức độ độc lập chất lượng xương. Phẫu thuật thay khớp háng trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau nhân tạo trong điều trị gãy cổ xương đùi được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo và các yếu xem là phương pháp lý tưởng. Phẫu thuật thay tố liên quan ảnh hướng đến mức độ độc lập khớp háng nhân tạo giúp cho người bệnh giảm trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và đau, phục hồi tầm vận động của khớp, đi lại đưa ra những khuyến cáo nhằm giúp người bình thường và cuộc sống được cải thiện. Đối bệnh cải thiện khả năng độc lập cần thiết trong với người bệnh được thực hiện phẫu thuật này cuộc sống hàng ngày. cần được phối hợp điều trị: phục hồi chức năng ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU sau phẫu thuật và kết hợp điều trị nội khoa các Đối tượng nghiên cứu bệnh lí kèm theo(1). Hiện nay chỉ có nghiên cứu về đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp hoặc đánh giá hiệu quả, chất lượng cuộc sống háng nhân tạo tại khoa Chấn thương Chỉnh hình sau thay khớp háng(2-7); chưa có nghiên cứu nào bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu thực hiện từ đưa ra để đánh giá mức độ độc lập trong sinh tháng 03/2020 đến tháng 07/2020. hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau thay khớp Tiêu chí chọn vào nhân tạo. Tất cả bệnh nhân đã được phẫu thuật thay Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong ba bệnh khớp háng nhân tạo tại Khoa chấn thương chỉnh viện thuộc hạng đặc biệt của cả nước và là nơi hình Bệnh viện Chợ Rẫy. Có đầy đủ hồ sơ bệnh đào tạo nguồn nhân lực cho toàn miền nam. án, chụp phim X-Quang trước và sau mổ, có địa Theo thống kê năm 2018, khoa Chấn thương chỉ rõ ràng. Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, được theo Chỉnh hình, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận và dõi phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay điều trị trên 8037 ca tại đây trong đó thay khớp khớp háng. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên háng 326 ca chiếm tỉ lệ 4%(8). Số lượng bệnh nhân cứu và có khả năng nhận thức, giao tiếp để trả có nhu cầu thay khớp háng nhân tạo tại bệnh lời các câu hỏi. viện ngày càng đông, tuy nhiên phẫu thuật thay Tiêu chí loại ra khớp háng nhân tạo sẽ ảnh hưởng như thế nào Người bệnh trong tình trạng nặng, không đủ đến khả năng đi lại, mức độ độc lập sinh hoạt khả năng nhận thức, giao tiếp để trả lời câu hỏi hàng ngày của người bệnh; phục hồi chức năng phỏng vấn. sẽ giúp được gì trong quá trình hồi phục sau Phương pháp nghiên cứu thay khớp háng nhân tạo trước và sau khi xuất viện cần được tiến hành đánh giá tại bệnh viện. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá mức độ độc lập trong sinh Nghiên cứu mô tả cắt ngang. hoạt hàng ngày của bệnh nhân chấn thương nói Cỡ mẫu chung và bệnh nhân thay khớp háng nói riêng Tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ hiện cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên trong dân số: 446 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học P(1 p) bệnh án, bao gồm số ngày nằm viện, lý do thay nZ 2 1 / 2 khớp, bệnh lý đi kèm, loại khớp nhân tạo, chi ( p. ) 2 thay khớp nhân tạo. Biến số biến chứng kèm Với: theo sau thay khớp háng bao gồm tình trạng loét Z 1-α/2: hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì và tình trạng phù chi sau phẫu thuật, được đánh Z = 1,96. giá dựa trên có xuất hiện triệu chứng loét/phù chi ở người bệnh trong khoảng thời gian ngay p: là tỷ lệ người bệnh có khả năng độc lập sau phẫu thuật đến khi thực hiện phỏng vấn, ghi trong SHHN sau phẫu thuật thay khớp háng, sử nhận dựa trên hồ sơ bệnh án. dụng ước tính p=50% để có cỡ mẫu lớn nhất bao trùm các yếu tố đo lường. Biến phụ thuộc: Mức độ độc lập trong sinh : là hệ số điều chỉnh=0,16. hoạt hàng ngày (SHHN) của người bệnh. Bộ công cụ Tính được cỡ mẫu: Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt n=1,962 x 0,5 x 0,5/(0,5 x 0,16)2=150 người. hàng ngày của người bệnh theo thang điểm Cộng thêm 10% tính vào những người bỏ Barthel. Sau khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, cuộc trong quá trình tiến hành nghiên cứu là 15 điều tra thử nghiệm trên 10 bệnh nhân tại khoa người. Như vậy, cỡ mẫu 165 bệnh nhân chọn Chấn thương Chỉnh hình-bệnh viện Chợ Rẫy. vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm có hệ số Kỹ thuật chọn mẫu Cronbach’s alpha của thang đo Barthel là 0,78. Nghiên cứu sử dụng chọn mẫu thuận tiện Đánh giá theo thang điểm Barthel với mỗi liên tục 165 bệnh nhân được chỉ định phục hồi sinh hoạt hàng ngày mức độ được đánh giá từ chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng đáp 0 -15 hoặc 0-10 (tùy hoạt động). Bao gồm 10 ứng tiêu chí chọn vào, không phân biệt tuổi, giới hoạt động: tự ăn uống, tự di chuyển từ giường và mức độ bệnh. qua ghế, tự chải tóc đánh răng, sử dụng nhà vệ Thu thập số liệu sinh, tự tắm rửa, tự đi bộ 50 m, tự bước lên Sử dụng phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt xuống cầu thang thềm, tự thay quần áo, tự bằng bộ câu hỏi có sẵn. Điều tra viên có danh kiểm soát đại tiện, tự kiểm soát tiểu tiện. Điều sách bệnh nhân dự kiến ra viện sau khi tiến hành này là để có thể đánh giá tình trạng chức năng phẫu thuật thay khớp háng từ phòng hành của bệnh nhân bị rối loạn thần kinh cơ và cơ chánh. Điều tra viên gặp bệnh nhân và gia đình xương khớp. Khoảng cách giữa các mức độ để giải thích đánh giá trước khi bệnh nhân xuất độc lập là 5 điểm, cuối cùng cộng tổng điểm viện bằng cách khám lại và phỏng vấn trực tiếp của bệnh nhân và tổng kết phân loại theo bệnh nhân hoặc người bên cạnh chăm sóc Barthel cho từng mức độ khác nhau: thường xuyên, việc phỏng vấn chỉ thực hiện vào + Phụ thuộc hoàn toàn (0 - 20 điểm), ngày bệnh nhân xuất viện. Nếu có các thông tin + Trợ giúp ít (25 -60 điểm), gì thiếu cần bổ sung ngay, nếu bệnh nhân chưa + Trợ giúp trung bình (65 – 85 điểm), xuất viện. Các phiếu không đạt tiêu chuẩn lựa + Độc lập (90 – 100 điểm). chọn cần được loại bỏ (tỷ lệ loại bỏ trong nghiên Khi xét mối liên quan giữa một số đặc tính cứu là 98%). mẫu, tình trạng bệnh sau phẫu thuật với mức độ Biến số nghiên cứu độc lập trong SHHN của người bệnh, thì mức độ Biến độc lập: Các biến số về tình trạng phẫu độc lập trong SHHN được phân loại gom thành thuật, tình trạng bệnh lý, biến chứng kèm theo 2 mức độ: phụ thuộc (bao gồm phụ thuộc hoàn của bệnh nhân được trích lục thu thập từ hồ sơ toàn, trợ giúp ít, trợ giúp trung bình) và độc lâp. Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 447
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Xử lý và phân tích số liệu công nhân chiếm 18,2%, nội trợ chiếm 16% và Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, mã các nghề khác chiếm 7,8% (Bảng 2). hóa và nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thông tin mềm EpiData 3.1 và xử lý theo phương pháp xã hội (n = 165) thống kê Y học trên chương trình phần mềm Thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%) SPSS 20.0. Thống kê mô tả: sử dụng tần số và tỷ Nam 84 50,9 Giới tính lệ % để mô tả các biến định tính. Thống kê phân Nữ 81 49,1 tích: kiểm định chi bình phương hoặc Fisher Dưới 41 tuổi 10 6,1 41-50 tuổi 23 13,9 được sử dụng để xét mối liên quan giữa mức độ 51-60 tuổi 33 20,0 độc lập trong SHHN của bệnh nhân với đăc tính Nhóm tuổi 61-70 tuổi 32 19,4 chung, tình trạng phù chi, tình trạng loét. 71-80 tuổi 42 25,4 Ngưỡng giá trị p 10 ngày 127 77,0 Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thời điểm ra Gẫy cổ xương đùi 79 47,9 Lý do thay viện, khoảng 6,1% bệnh nhân phụ thuộc hoàn Hoại tử chỏm vô khuẩn 77 46,7 khớp Khác 9 5,4 toàn sinh hoạt hằng ngày của họ (khoảng 10 Tăng huyết áp 32 58,2 người bệnh), tỷ lệ bệnh nhân cần trợ giúp mức Bệnh lý đi Đái tháo đường 7 12,7 trung bình chiếm 38,2%. Trong khi đó trợ giúp ít kèm Bệnh lý khác 16 29,1 và độc lập hoàn toàn lần lượt chiếm 53,9% và Loại khớp Bán phần 70 42,4 1,8% (Bảng 1). nhân tạo Toàn phần 95 57,6 Bảng 1. Đánh giá mức độ độc lập trong SHHN của Chi thay khớp Phải 70 42,4 nhân tạo Trái 95 57,6 người bệnh (n=165) Mức độ đánh giá Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đa số bệnh nhân nằm viện trên 10 ngày với Phụ thuộc hoàn toàn 10 6,1 127 bệnh nhân chiêm 77%. Về lý do thay khớp, Trợ giúp ít 89 53,9 gẫy cổ xương đùi có 79 người chiếm 47,9%, hoại Trợ giúp trung bình 63 38,2 tử chỏm vô khuẩn có 77 người bệnh cần thay Độc lập 3 1,8 khớp chiếm 46,7% và các nguyên nhân khác có 9 Đặc tính mẫu nghiên cứu trường hợp chiếm 5,4%. Về bệnh lý kèm theo khi Trong số 165 bệnh nhân, số bệnh nhân nữ và thay khớp có 55 trường hợp có bệnh lý kèm theo, nam gần tương đương. Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao chủ yếu là tăng huyết áp. Khoảng 60% bệnh nhất là 71-80 tuổi (chiếm tỷ lệ 25,4%), thấp nhất nhân thay khớp toàn phần, trường hợp chi được là nhóm dưới 41 tuổi với tỷ lệ chỉ 6,1%. Đa phần thay khớp, chi trái có 95 trường hợp chiếm 57,6%, đối tượng nghiên cứu là người ở các tỉnh khác. còn lại là chi phải với 42,4% có 70 người bệnh Về nghề nghiệp, làm nông chiếm 57%, kế đến là được thay (Bảng 3). 448 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học Các yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong người bệnh thay khớp nhân tạo bán phần có tỷ sinh hoạt hàng ngày của người bệnh lệ phụ thuộc 97,9%. Những người thay khớp Khi xét mối liên quan giữa một số đặc tính toàn phần có tỷ lệ phụ thuộc cao gấp 1,5 lần so mẫu, tình trạng bệnh sau phẫu thuật với mức độ với những người thay khớp nhân tạo bán phần. độc lập trong SHHN của người bệnh, thì mức độ Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với độc lập trong SHHN được phân loại gom thành p >0,05. 2 mức độ: phụ thuộc (bao gồm phụ thuộc hoàn Về tình trạng bệnh, không có mối liên quan toàn, trợ giúp ít, trợ giúp trung bình) và độc lâp. giữa phù chi mổ, tình trạng loét và mức độ độc Mức phụ thuộc từ 0-85 điểm và mức độc lập từ lập trong sinh hoạt hàng ngày, sự khác biệt 90 – 100 điểm, được đánh giá theo thang điểm không mang ý nghĩa thống kê (p >0,05). Barthel (Bảng 4). BÀN LUẬN Bảng 4. Mối liên quan giữa một số đặc tính và mức Phân tích trên 165 đối tượng cho ta thấy tại độ độc lập trong SHHN (n= 165) thời điểm ra viện chỉ có 1,8% người bệnh độc Mức độ độc lập trong SHHN OR lập, còn 98,2% người bệnh phụ thuộc trong sinh Đặc điểm P Phụ thuộc Độc lập (KTC 95%) hoạt hàng ngày được đánh giá theo chỉ số n (%) n (%) Barthel, trong đó có 53,9% người bệnh có mức Nhóm tuổi độ phụ thuộc ít, 38,2% mức độ trung bình, và ≤ 40 tuổi 9 (90,0) 1 (10,0) 1,12 0,046(*) 6,1% người bệnh phụ thuộc hoàn toàn. Điều này > 40 tuổi 153 (98,7) 2 (1,3) (0,01-7,70) Giới cũng giúp chúng ta dễ dàng nhận ra sau thay Nam 84 (100,0) 1 (1,2) 2,10 0,616(*) khớp do tâm lý sợ, kèm đau vết mổ nên người Nữ 79 (97,5) 2 (2,5) (0,11-125,4) bệnh hạn chế tự sinh hoạt một mình, cần có Thời gian nằm viện người khác hỗ trợ một phần mới thực hiện được. ≤ 10 ngày 36 (94,7) 2 (5,3) 0,14 0,133 Bên cạnh đó, đặc điểm của người bệnh thay > 10 ngày 126 (99,2) 1 (0,8) (0,002-2,86) Loại khớp nhân tạo khớp háng nhân tạo trong nghiên cứu tập trung Toàn phần 69 (98,6) 1 (1,4) 1,48 ở nhóm trên 50 tuổi chiếm gần 80% trên tổng số 0,999(*) Bán phần 93 (97,9) 2 (2,1) (0,07-8,7) người bệnh thay khớp. Đây là độ tuổi của tiến Chi thay khớp nhân tạo trình lão hóa xương của người già, gây ra thoái Chi phải 68 (97,1) 2 (2,9) 0,36 0,575 hóa kèm với các bệnh lý khác nhau, cũng như Chi trái 94 (98,9) 1 (1,1) (0,006 – 7,122) Phù chi nguy cơ té ngã, phản xạ càng lớn tuổi càng chậm Phù chi 38 (95,0) 2 (5,0) 0,12 0,146(*) chạp đi. Bình thường 124 (99,2) 1 (0,8) (0,002-3,06) Đa số bệnh nhân tự ăn uống được mà không Loét cần sự trợ giúp. Do người bệnh có thể ngồi dậy Có loét 2 (66,7) 1 (33,3) 0,02 0,054(*) Không có 160 (98,8) 2 (1,2) (0,001-2,21) hoặc trợ giúp ngồi và sử dụng hai tay linh hoạt bình thường, không ảnh hưởng đến thần kinh (*): Fisher's exact cũng như điều khiển của não bộ, nên bệnh nhân Kết quả phân tích cho thấy người ở độ tuổi có thể tự ăn mà không cần trợ giúp nhiều. Bệnh ≤40 tuổi có cơ hội độc lập cao hơn độ tuổi >40 nhân đa phần độc lập trong vệ sinh cá nhân và tuổi 1,12 lần, có mối liên quan giữa nhóm tuổi và độc lập trong thay quần áo hằng ngày, do người mức độ độc lập trong SHHN với p 0,05). Những người bệnh thay khớp háng Do tâm lý bệnh nhân sau mổ, do đau vết nhân tạo toàn phần có tỷ lệ 98,6% phụ thuộc, thương, ảnh hưởng của thuốc, nằm lâu nên bệnh Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 449
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 nhân hạn chế di chuyển, xoay trở một mình nên chức năng giai đoạn này cũng hết sức khó bệnh nhân còn sự lệ thuộc người nhà rất nhiều, khăn và bị hạn chế bởi nguyên nhân quá tải không muốn tự làm một mình. Chính vì vậy, của bệnh viện, lượng người bệnh phải nằm người bệnh cần trợ giúp mới sử dụng nhà vệ ghép đôi tương đối nhiều, buồng bệnh thì chật sinh, cần trợ giúp khi di chuyển độc lập từ chội, không có lối đi, do phải lắp thêm giường giường qua ghế hoặc xe lăn và ngược lại, khi đi bệnh bằng băng ca, thậm chí còn ra tất cả hành bộ trên mặt phẳng với khung tập đi (hoặc nạng) lang và lối đi bên ngoài nên lối đi của bệnh cần sự trợ giúp của người thân mới di chuyển nhân cũng bị hạn chế, thậm chí không còn. được quãng đường 50m. Đặc biệt, chỉ duy nhất Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng có 5 người là có thể tự mình di chuyển đi lên đến chất lượng điều trị, chăm sóc và phục hồi xuống bậc thềm hoặc cầu thang mà không cần ai chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng khác giúp đỡ. Hoạt động lên xuống cầu thang nhân tạo. Ngoài ra, bệnh nhân lớn tuổi chiếm rất khó thực hiện với người bệnh mới thay khớp số lượng nhiều, đa phần bệnh nhân trên 50, háng trong thời gian ngắn và với bệnh tật ở độ tuổi của lão hóa xương cao, đặc biệt trong độ tuổi rất cao cùng với bệnh lý kèm theo, điều đó tuổi 70-80 tuổi chiếm phần lớn tỉ lệ thay khớp cho thấy hoạt động này hạn chế rất nhiều, không háng nhân tạo là trở ngại trong việc độc lập dễ thực hiện. trong sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ phục hồi chức năng của bệnh nhân Có mối liên hệ giữa nghề nghiệp và mức độ trong nghiên cứu không tương đồng với các độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Mayoral AP nhân, bệnh nhân có nghề nghiệp là nông dân, năm 2019 cho thấy(9), Giá trị chỉ số Barthel trung nội trợ và các nghề khác không có khả năng độc bình trước khi gãy là 76,63, giảm xuống còn lập trong sinh hoạt hàng ngày cao hơn những 64,91 sau một năm theo dõi. Chỉ có 22,12% bệnh người có nghề nghiệp là công nhân. Lý giải, nhân đạt được sự phục hồi hoàn toàn cho các ngoài nguyên nhân khách quan từ phía bệnh hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu về viện như điều kiện sinh hoạt tại bệnh viện còn phục hồi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của hạn chế, không phù hợp, còn do nguyên nhân, người già một năm sau khi gãy xương hông của sức khỏe yếu, có độ tuổi cao, đa phần trên 50 Córcoles-Jiménez MP năm 2015 dự đoán sự tuổi, phải nằm lâu chờ mổ, kèm theo bệnh lý cần phục hồi, khoảng 47,9% bệnh nhân lấy lại mức phải điều trị dài ngày, sống lệ thuộc vào người tự chủ trước 1 năm sau phẫu thuật(10). nhà nhiều hơn, cần được chăm sóc nhiều hơn từ Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa người nhà nên, không tập luyện trường xuyên, nhóm 40 tuổi trở xuống với tự độc lập trong thụ động trong sinh hoạt hàng ngày. Nhóm sinh hoạt hàng ngày (p
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học của bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu mô tả giữa nghề nghiệp và mức độ độc lập trong sinh cắt ngang tại một thời điểm ngắn nên giá trị hoạt hàng ngày. Những đối tượng nghiên cúu có ngoại suy cho toàn bộ quần thể cần quan tâm nghề nghiệp là nông dân, nội trợ và nghề nghiệp chưa cao. Nghiên cứu gặp phải sai số do nhớ lại khác không có khả năng độc lập trong sinh hoạt nên việc đánh giá người bệnh qua phỏng vấn. hàng ngày cao hơn những người có nghề nghiệp Mặc dù vậy nhưng chúng tôi cũng tìm thấy một là công nhân. số yếu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh TÀI LIỆU THAM KHẢO hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Từ nghiên cứu 1. Ngô Hạnh (2012). Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần này giúp chúng tôi tham mưu cho các lãnh đạo không xi măng tại Bệnh viện Đà Nẵng. Chấn Thương Chỉnh tham khảo, xây dựng kế hoạch can thiệp hỗ trợ Hình Việt Nam, pp.46-49. 2. Nguyễn Tường Quang (2011). Đánh giá kết quả thay khớp trên nhóm bệnh nhân này để đạt hiệu quả cao. háng lưỡng cực điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi. Luận Án Chuyên Khoa 2, Trường Đại học Y Dược TP Hồ KẾT LUẬN Chí Minh. Theo kết quả tổng quan của nghiên cứu 3. Mai Đức Thuận, Lưu Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng, Lê Hồng Hải và cs (2017). Đánh giá kết quả sau bốn năm thay trên 165 bệnh nhân, chỉ có 3 người bệnh được khớp háng cán ngắn Spiron. Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam, đánh giá ở mức độ độc lập hoàn toàn theo pp.345-350. thang điểm Barthel không phụ thuộc vào 4. Đào Xuân Thành (2012). Nghiên cứu kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng và thay đổi mật độ xương quanh người nhà, còn lại đa phần bệnh nhân phụ khớp nhân tạo. Luận Án Tiến Sỹ Y Học. thuộc với mức độ từ phụ thuộc hoàn toàn đến 5. Trần Nguyễn Phương (2009). Đánh giá kết quả điều trị thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện Bạch Mai. trợ giúp một phần. Trong các tiêu chí đánh giá Luận Văn Thạc Sỹ Y Học, Đại Học Y Hà Nội. tỉ lệ phụ thuộc hoàn toàn ở hoạt động lên 6. Đặng Hoàng Anh (2001). Đánh giá kết quả phẫu thuật thay xuống bậc thềm hay cầu thang chiếm cao nhất, khớp háng toàn phần. Luận Văn Thạc Y Sỹ Học, Học Viện Quân Y. kế đến là hoạt động tắm rửa hằng ngày, thấp 7. Hồ Minh Hiếu (2014). Thay chỏm lưỡng cực không xi măng ở nhất ở hai hoạt động sinh hoạt hàng ngày là ăn bệnh nhân trên 65 tuổi bị gãy cổ xương đùi. Luận Án Bác Sỹ uống và dịch chuyển tại giường. Chuyên Khoa Cấp II, Trường đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 8. Bộ Y Tế (2014). “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành Có mối liên quan giữa các nhóm tuổi với Phục hồi chức năng”. Quyết định số 3109/QĐ-BYT, ngày mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày. 19/08/2014. 9. Mayoral AP, et al (2019). "The use of Barthel index for the Nhóm trên 40 tuổi không có khả năng độc lập assessment of the functional recovery after osteoporotic hip trong sinh hoạt hàng ngày cao gấp 1,12 lần so fracture: One year follow-up". PLoS ONE, 14(2):e0212000. với nhóm dưới 40 tuổi vì họ lớn tuổi, thể lực yếu 10. Córcoles-Jiménez MP, et al (2015). "Recovery of activities of daily living among older people one year after hip fracture". dần tăng theo độ tuổi của người bệnh, tuổi của Clin Nurs Res, 24(6):604-23. quá tình lão hóa xương cao và kèm theo các 11. Trần Thị Vân Anh (2014). Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh sau thay khớp háng tại bệnh viện bệnh lý nền có sẵn, đặc biệt ở những bệnh nhân Việt Đức năm 2014. Luận Văn Thạc Sỹ Y Học, Trường Đại học Y trong lứa tuổi 70-80 được thay khớp háng nhân tế Công Cộng. tạo cho dù nguyên nhân thay là gì thì cũng là một trở ngại rất lớn đến quá trình phục hồi và Ngày nhận bài báo: 12/06/2021 ảnh hưởng mức độ phục hồi chức năng trong Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 15/07/2021 sinh hoạt hàng ngày, do sức khỏe kém và có Ngày bài báo được đăng: 15/10/2021 bệnh lí kèm theo rất nhiều. Có mối liên quan Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 451
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn