Bùi Văn Trường và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 121 - 126<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NHANH LƯỢNG CÁC BON TÍCH LŨY TRÊN MẶT ĐẤT<br />
CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TẠI XÃ NAM MẪU, HUYỆN BA BỂ,<br />
TỈNH BẮC KẠN<br />
Bùi Văn Trường*, Bùi Văn Tân, Đỗ Hoàng Chung<br />
Trường Đại học Nông Lâm– ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ước tính trữ lượng các bon tại một khoảng thời gian nhất định rất có ý nghĩa, bởi nó cho thấy tiềm<br />
năng của thảm thực vật trong giải phóng hoặc tích lũy các bon. Thông qua kỹ thuật viễn thám và<br />
các dữ liệu không gian các loại rừng chủ yếu tại xã Nam Mẫu đã được xác định. Trên cơ sở 8 điểm<br />
đã được xác định, lượng các bon tích lũy trong các rừng chính đã được xác định thông qua phương<br />
pháp đánh giá nhanh tích lũy các bon (RaCSA) của tổ chức ICRAF. Các bon tích lũy ở phần trên<br />
mặt đất trong các trạng thái rừng được tính toán thông qua việc nhân hệ số 0.46 với giá trị thu<br />
được của sinh khối trong các phần trên mặt đất như: tầng cây gỗ; cây gỗ đổ; tầng dưới tán và lớp<br />
thảm mục. Kết quả thu được trữ lượng các bon của các trạng thái rừng là: Rừng tự nhiên ít bị tác<br />
động (IIIb) đạt 379,29 (tấn C/ha); Rừng tự nhiên bị tác động mạnh (IIIa) đạt 96,24 (tấn C/ha);<br />
Rừng phục hồi sau khai thác (IIb) đạt 87,37 (tấn C/ha); Rừng phục hồi sau nương rẫy (IIa) đạt<br />
36,94 (tấn C/ha). Các yếu tố quyết định trữ lượng các bon là: nguồn gốc, cấu trúc về thành phần<br />
loài, đặc trưng cấu trúc của các thành phần trong các trạng thái, mức độ tác động của các yếu tố<br />
ngoại cảnh và nguồn gốc phục hồi rừng.<br />
Từ khóa: Bắc Kạn, đánh giá nhanh, trạng thái rừng, tích lũy các bon, trên mặt đất<br />
<br />
MỞ ĐẦU *<br />
Cácbon được luân chuyển trong chu trình<br />
cácbon toàn cầu giữa bốn “bể chứa” lớn: hóa<br />
thạch và cấu trúc địa chất, khí quyển, các đại<br />
dương và các hệ sinh thái trên cạn [9]. Sự<br />
dịch chuyển giữa các hồ xảy ra chủ yếu là<br />
dịch chuyển cácbon dioxít (CO2) trong các<br />
quá trình đốt cháy nhiên liệu, phân rã hóa học<br />
và khuếch tán, quang hợp, hô hấp, phân hủy,<br />
cháy rừng và đốt nhiên liệu sinh học hiếu khí<br />
và trong lò. Trong trường hợp một thành phần<br />
trong sinh quyển như sinh khối gỗ bị suy<br />
giảm có nghĩa là các bon được giải phóng vào<br />
khí quyển. Nếu sinh khối được tăng lên, nó<br />
trở thành nơi tích lũy và do đó loại bỏ và<br />
giảm được các bon từ khí quyển. Xu thế ngày<br />
càng tăng lượng CO2 trong khí quyển [5],<br />
một phần có thể được quy cho sinh khối<br />
(nhiên liệu sinh học) của thế giới bị suy giảm.<br />
Việc theo dõi tích lũy các bon của các thảm<br />
thực vật toàn cầu là rất quan trọng. Ước tính<br />
*<br />
<br />
Tel:0974286646; Email:buivantruong.tuaf@gmail.com<br />
<br />
lượng tích lũy các bon tại một khoảng thời<br />
gian nhất định rất có ý nghĩa, bởi nó cho thấy<br />
tiềm năng của thảm thực vật để giải phóng<br />
hoặc tích lũy cácbon.<br />
Hệ sinh thái trên cạn đóng một vai trò quan<br />
trọng trong chu trình các bon toàn cầu (C).<br />
Rừng nhiệt đới ở Việt Nam liên tục thay đổi<br />
do hệ quả của việc khai thác rừng và chuyển<br />
đổi sang các loại hình sử dụng đất khác. Bởi<br />
kết quả của những thay đổi này, những nghiên<br />
cứu về tích lũy các bon của các hệ sinh thái<br />
rừng đã được tiến hành trong vài năm qua ở<br />
Việt Nam. Lượng các bon tích lũy trong các<br />
loại rừng tự nhiên ở Việt Nam từ 66,05 –<br />
206,23 tấn C/ha [1].<br />
Xã Nam Mẫu nằm trong phân khu bảo vệ<br />
nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc<br />
vùng núi đá vôi xen kẽ các thung lũng đất hẹp<br />
thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Khu vực xã<br />
nằm trong vùng caxtơ chợ Rã Ba Bể - Chợ<br />
Đồn, khí hậu tại xã Nam Mẫu mang đặc điểm<br />
khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trung<br />
tâm của xã là hồ Ba Bể với diện tích 500 ha.<br />
121<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Bùi Văn Trường và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sự bốc hơi liên tục tạo nên vi khí hậu vùng hồ<br />
mát mẻ, giảm bớt sự khắc nghiệt của các mùa.<br />
Tổng diện tích tự nhiên của xã 6.478,94 ha,<br />
trong đó diện tích đất sản xuất nông<br />
nghiệp 175,54 ha; đất lâm nghiệp 5.657,71 ha<br />
và là rừng đặc dụng; 20,86 ha đất nuôi trồng<br />
thủy sản nước ngọt. Đất phi nông nghiệp<br />
599,17 ha, đất chưa sử dụng 25,66 ha.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Các bể chứa cácbon trong thảm thực vật ở<br />
một vùng nhất định tại một thời điểm nhất<br />
định được tính bằng lượng tích lũy các bon<br />
trong sinh khối thực vật trên một đơn vị diện<br />
tích, và được tính bằng kgC/m2 hoặc tấnC/ha.<br />
Số liệu về sinh khối được tính toán dựa trên<br />
điều tra thực địa, dựa trên các phương pháp<br />
điều tra rừng. Trong phạm vi bài báo này,<br />
chúng tôi chỉ tập trung đánh giá khả năng tích<br />
lũy các bon phần trên mặt đất trong các trạng<br />
thái rừng tại xã Nam Mẫu.<br />
Phân loại các trạng thái thảm thực vật rừng<br />
Kết hợp ảnh vệ tinh và các dữ liệu viễn thám<br />
mặt đất đáng tin cậy để phân tích không gian<br />
và phân loại trạng thái thảm thực vật. Ba<br />
nguồn dữ liệu chính được thu thập bao gồm:<br />
ảnh vệ tinh Landsat (2007), các dữ liệu phụ<br />
và bản đồ địa chính. Khảo sát mặt đất trên<br />
thực địa cũng được tiến hành với sự hỗ trợ<br />
của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) [8]. Xác<br />
định vị trí của 6 điểm mẫu, để phân loại các<br />
trạng thái của thảm thực vật rừng trên bản đồ<br />
vệ tinh Landsat 2007<br />
Điều tra ô tiêu chuẩn<br />
Trên cơ sở 6 điểm đã được xác định, chúng<br />
tôi tiến hành đo đếm ở cấp độ ô tiêu chuẩn.<br />
Các ô tiêu chuẩn được thống nhất ký hiệu<br />
như sau: IIb-01 (Trạng thái rừng IIb, OTC số<br />
01) hoặc IIIa-02 (Trạng thái rừng IIIa, OTC<br />
số 02).<br />
Phương pháp đo đếm sử dụng phương pháp<br />
đánh giá nhanh tích lũy cácbon – RaCSA<br />
(Rapid Các bon Stock Appraisal) của ICRAF,<br />
kỹ thuật đo đếm theo phương pháp của<br />
Kurniatun Hairiah và đồng tác giả [6].<br />
<br />
108(08): 121 - 126<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Lượng sinh khối khô trên mặt đất được tính<br />
bằng tổng lượng sinh khối khô của cây gỗ<br />
(W), sinh khối khô của cây bụi thảm tươi và<br />
sinh khối khô của lớp vật rụng, thảm mục. Cụ<br />
thể, theo công thức:<br />
DWTrên mặt đất = Wcây gỗ+Wdưới tán+Wthảm mục<br />
(tấn/ha) (1)<br />
Trong đó: DWTrên mặt đất – Lượng sinh khối<br />
khô trên mặt đất (tấn/ha); Wcây gỗ – Lượng sinh<br />
khối khô của tầng cây gỗ (tấn/ha); Wdưới tán Lượng sinh khối khô của tầng dưới tán bao<br />
gồm cây bụi và thảm tươi (tấn/ha); Wthảm mục Lượng sinh khối khô của tầng thảm mục bao<br />
gồm vật rụng, gỗ chết (tấn/ha).<br />
Theo Meine van Noordwijk (2007) [7], lượng<br />
các bon tích lũy phần trên mặt đất được tính<br />
theo công thức: WC= 0.46 * DWTrên mặt đất<br />
(tấnC/ha) (2)<br />
Trong đó: WC - Lượng các bon tích lũy trong<br />
sinh khối (tấn/ha); DWTrên mặt đất– Lượng sinh<br />
khối khô trên mặt đất (tấn/ha).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Các trạng thái của thảm thực vật rừng<br />
Dựa trên kỹ thuật phân tích không gian và<br />
thông tin địa lý, chúng tôi đã xác định được<br />
các trạng thái chủ yếu của lớp phủ thực vật.<br />
Rừng tự nhiên ít bị tác động (IIIb)<br />
Loại rừng này phân bố từ độ cao 400 đến<br />
700m, diện tích còn lại nhỏ ít bị tác động, loài<br />
ưu<br />
thế:<br />
Nghiến<br />
(Excentrodendron<br />
tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides),<br />
Đinh (Fernandoa brilletii), Lát hoa<br />
(Chukrasia tabularis), một số loài họ Dẻ<br />
(Fagaceae). Ở ven hồ có loài Trâm (Syzygium<br />
sp.), Kẹn (Aesculus assamica), Si (Ficus sp.),<br />
Mùng Quân (Flacourtia indica).<br />
Rừng tự nhiên bị tác động mạnh (IIIa)<br />
Loại rừng này thường tập trung ở thung lũng<br />
với một số loài chiếm ưu thế như:<br />
(Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia<br />
fagraeoides),<br />
Sấu<br />
(Dracontomelon<br />
duperreanum), Thung (Tetrameles nudiflora),<br />
Đinh (Fernandoa brilletii). Trong kiểu này<br />
rừng phân thành 4 tầng rõ rệt, có tầng vượt<br />
<br />
122<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Bùi Văn Trường và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tán là Thung thân trắng phân biệt với nền<br />
xanh của 3 tầng dưới. Loại rừng này chịu sự<br />
tác động của các cộng đồng dân cư sinh sống<br />
gần đó bởi nhu cầu gỗ lớn.<br />
Rừng phục hồi<br />
Rừng phục hồi sau khai thác (IIb) phân bố<br />
chủ yếu ở độ cao 200 đến 800 m với một số<br />
loài Dẻ (Castanopsis sp.), Thích (Acer fabri),<br />
Lòng mang (Pterospermum sp.), ở trên đỉnh<br />
cao: Đinh (Fernandoa brilletii), Lát hoa<br />
(Chukrasia tabularis), Sấu (Dracontomelon<br />
duperreanum), ở thấp hơn và Hu đay (Trema<br />
orientalis), Trám ba cạnh (Canarium<br />
bengalese), Sồi (Lithocarpus sp.), Chẹo<br />
(Engelhardtia sp.) ở những rừng phục hồi sau<br />
khai thác kiệt. Rừng phục hồi sau nương rẫy<br />
(IIa), đa phần là các cây gỗ tạp: Thôi ba<br />
(Alangium chinense), Cò ke (Grewia sp.),<br />
Hồng bì rừng (Clausena anisata) và các cây<br />
bụi như Thấu kén (Helicteres hirsuta), Ba<br />
chạc (Euodia lepta) đây là trạng thái thảm<br />
<br />
108(08): 121 - 126<br />
<br />
thực vật phục hồi sau nương rẫy phân bố rải<br />
rác gần các khu dân cư.<br />
Sinh khối của các trạng thái rừng<br />
Phần sinh khối trên mặt đất của các trạng thái<br />
thảm thực vật được cấu thành từ sinh khối<br />
tầng cây gỗ, sinh khối tầng cây bụi thảm tươi<br />
và sinh khối lớp vật rụng, thảm mục. Sinh<br />
khối được tính theo trọng lượng khô tuyệt đối,<br />
các dẫn liệu được thể hiện tại bảng 1.<br />
Những dẫn liệu tại bảng 1, cho ta thấy: (1)<br />
Sinh khối của rừng phục hồi sau nương rẫy từ<br />
78,77 – 81,83 tấn/ha; (2) Sinh khối của rừng<br />
phục hồi sau khai thác từ 186,61 - 193,25<br />
tấn/ha; (3) Sinh khối của rừng tự nhiên bị tác<br />
động mạnh từ 207,12 - 211,30 tấn/ha; (4)<br />
Sinh khối của rừng tự nhiên ít bị tác từ 810,31<br />
- 838,76 tấn/ha; (5) Sinh khối của loại hình<br />
rừng phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc rừng và<br />
đặc biệt là mức độ tác động của các yếu tố<br />
(con người, chăn thả,...) và nguồn gốc phục<br />
hồi rừng.<br />
<br />
Bảng 1. Sinh khối khô tuyệt đối của các trạng thái rừng tại xã Nam Mẫu<br />
Trạng<br />
thái<br />
rừng/OTC<br />
IIa-01<br />
IIa-02<br />
IIb-01<br />
IIb-02<br />
IIIa-01<br />
IIIa-02<br />
IIIb-01<br />
IIIb-02<br />
<br />
Cây gỗ lớn<br />
(D1.3 >30cm)<br />
93,74<br />
98,71<br />
43,85<br />
33,59<br />
663,54<br />
678,99<br />
<br />
Sinh khối (tấn/ha)<br />
Cây gỗ nhỏ<br />
Tầng dưới<br />
Cây đổ<br />
(5cm