intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá nồng độ Prolactin, IgE trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng Methotrexat đơn thuần và Methotrexat kết hợp PUVA tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung Ương Quy Hòa năm 2018-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá nồng độ prolactin, ige trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng methotrexat đơn thuần và methotrexat kết hợp PUVA tại Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa (BVQH).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá nồng độ Prolactin, IgE trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng Methotrexat đơn thuần và Methotrexat kết hợp PUVA tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung Ương Quy Hòa năm 2018-2020

  1. Đánh giá nồng độ Prolactin, IgE trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng Methotrexat đơn thuần và Methotrexat kết hợp PUVA tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung Ương Quy Hòa năm 2018-2020. Nguyễn Thế Toàn Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa Tổng quan: Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính, tiến triển thất thường, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sinh bệnh học bệnh vảy nến còn một số vấn đề chưa sáng tỏ, nhưng cho đến nay đa số các tác giả đã thống nhất cho bệnh vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch, trong đó IgE, Prolactin là hai loại miễn dịch có dấu ấn trong tế bào sừng của da đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh vảy nến, ức chế hai loại này đem lại nhiều thành tựu trong điều trị bệnh vảy nến [14],[18],[19],[20],[21]. Việc kết hợp thuốc Methotrexate và Quang trị liệu và quang hóa trị được coi là một phác đồ tốt, chi phí rẻ và sạch thương tổn cho bệnh nhân vảy nến thể thông thường mức độ vừa, nặng [3]. Đánh giá nồng độ prolactin, ige trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng methotrexat đơn thuần và methotrexat kết hợp PUVA là cơ sở kết luận cho hiệu quả điều trị bệnh vảy nến bằng hai phác đồ trên, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân vảy nến. Mục tiêu: Đánh giá nồng độ prolactin, ige trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng methotrexat đơn thuần và methotrexat kết hợp PUVA tại Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa (BVQH). Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh, BVQH được chẩn đoán là bệnh vảy nến, phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: 1. Nồng Prolactin trước điều trị trung bình là 11,9±22 ng/ml và sau điều trị có trung bình 9,8±16,8 ng/ml. Nồng độ IgE trước điều trị trung bình 226,4±239,3 IU/mlvà sau điều trị trung bình 197,5±225,7 IU/ml. 2. Không có mối liên quan giữa nồng độ Prolactin trước và sau điều trị bằng Methotrexat đơn thuần và Methotrexat kết hợp PUVA. Không có mối liên quan giữa 1
  2. nồng độ IgE trước và sau điều trị bằng Methotrexat đơn thuần và Methotrexat kết hợp PUVA. 3. Không có mối tương quan giữa nồng độ Prolactin với chỉ số PASI trước và sau điều trị. Có mối tương quan thuận, mạnh giữa nồng độ IgE với chỉ số PASI trước và sau điều trị. Kết luận: Nồng độ Prolactin và IgE sau khi điều trị giảm so với trước khi điều trị. Tuy nhiên không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ Prolactin và IgE trước và sau điều trị bằng Methotrexat đơn thuần và Methotrexat kết hợp PUVA. Mặc dù không có mối tương quan giữa nồng độ Prolactin với chỉ số PASI trước và sau điều trị nhưng có mối tương quan thuận, mạnh giữa nồng độ IgE với chỉ số PASI trước và sau điều trị. Từ khóa: Bệnh vảy nến, nồng độ Prolactin, nồng độ IgE, PASI, Methotrexat đơn thuần và Methotrexat kết hợp PUVA. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, ở khắp các châu lục, chiếm tỷ lệ 1-3% dân số thế giới tùy theo các quốc gia, chủng tộc [1],[29]. Từ năm 1970 đến năm 2000, tỷ lệ người mắc vảy nến tăng lên gấp đôi [29]. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh [9],[12],[17]. Sinh bệnh học bệnh vảy nến còn một số vấn đề chưa sáng tỏ, nhưng cho đến nay đa số các tác giả đã thống nhất cho bệnh vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch, trong đó IgE, Prolactin là hai loại miễn dịch có dấu ấn trong tế bào sừng của da đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh vảy nến, ức chế hai loại này đem lại nhiều thành tựu trong điều trị bệnh vảy nến [14],[18],[19],[20],[21]. Methotrexate (MTX) là một thuốc có hiệu quả tốt nhất trong khống chế bệnh vảy nến và được coi như là “tiêu chuẩn vàng” (Gold standard) cho việc điều trị toàn thân bệnh vảy nến. Thuốc có tác dụng ức chế phân bào (ức chế tăng sinh biểu bì) và tác dụng chống viêm rất mạnh, mạnh hơn cả các thuốc chống viêm hiện nay [2],[3]. Quang trị liệu và quang hóa trị là một biện pháp hay được lựa chọn để điều trị tại chỗ hay toàn thân cho các bệnh nhân vảy nến thể nặng. Trong đó UVB và PUVA (UVA kết hợp với psoralen), 2
  3. là hai phương pháp hay được sử dụng. Cơ chế tác dụng của UVB liên quan khả năng ức chế tăng sinh thượng bì do tác động lên nucleic của ADN của tia tử ngoại làm cho tế bào không nhân đôi được [4],[8]. Việc kết hợp thuốc Methotrexate và Quang trị liệu và quang hóa trị được coi là một phác đồ tốt, chi phí rẻ và sạch thương tổn cho bệnh nhân vảy nến thể thông thường mức độ vừa, nặng [3]. Bệnh viện Phong – Da liễu Trung Ương Quy Hòa là tuyến Trung ương khám và điều trị chuyên sâu các bệnh da liễu ở Khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. Hằng năm, Bệnh viện tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh da liễu, trong đó có bệnh vảy nến. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về nồng độ prolactin, ige trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng methotrexat đơn thuần và methotrexat kết hợp PUVA để làm cơ sở cho việc điều trị bệnh vảy nến bằng hai phác đồ trên, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân vảy nến. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là Bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Phong – Da liễu Trung Ương Quy Hòa được chẩn đoán là bệnh vảy nến thể thông thường từ tháng 11/2018 đến tháng 10/2020 và chấp nhận tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân không đáp ứng yêu cầu trong phiếu nghiên cứu. - Bệnh nhân có rối loạn tâm thần, bệnh nhân nữ đang có thai, cho con bú, có các bệnh về gan, thận, bệnh về máu, bệnh về phổi, bệnh nhân đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh lao, bệnh nhân nhiễm virut HIV, các bệnh ung thư khác, bệnh nhân nghiện rượu [5],[6],[7],[11],[13],[15]. - Bệnh nhân từ chối hợp tác. - Bệnh nhân mắc các bệnh khác có thể làm thay đổi nồng độ IgE như: bệnh hệ thống, Nhiễm kí sinh trùng Toxocara canis, hiện đang mắc bệnh ung thư [10] - Bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng đến nồng độ Prolactin máu trong 1 tháng gần đây [16] 3
  4. - Tình trạng ảnh hưởng đến nồng độ Prolactin ( chấn thương đầu, u tuyến yên, giảm hóc môn tuyến giáp) [10]. - Đang điều trị bằng acitretin/đã điều trị từ 3 năm trở lại đây [16]. - Có điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc uống trong vòng 1 tháng trở lại khi tham gia nghiên cứu. 2. Vật liệu nghiên cứu: - Methotrexate: Thuốc Methotrexate (MTX) viên nén hàm lượng 2,5mg, của công ty Ebewe Arneimitel GmbH – Áo. Liều dùng Liều 36 giờ/tuần: uống 2,5- 5mg mỗi 12 giờ, trong vòng 36 giờ/tuần. Tăng dần lên 2,5mg/tuần cho đến khi đạt kết quả. Tổng liều không vượt quá 30 mg/tuần. - Hóa chất, sinh phẩm: Prolactin, IgE do hãng Bio-Rad (Mỹ) sản xuất. - Buồng chiếu PUVA do Đức sản xuất. - Các vật liệu và thiết bị labô phụ trợ khác như máy lắc, máy hút chân không, các loại pipét, đầu pipét, giấy bạc, giấy thấm, nước cất, ống nghiệm đều đạt tiêu chuẩn quốc tế được cung cấp từ chính hãng sản xuất. 3. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích Cỡ mẫu: 40 bệnh nhân nhóm nghiên cứu (Methotrexat+ PUVA) và 40 bệnh nhân nhóm đối chứng (Methotrexat đơn thuần). Công cụ thu thập số liệu: Bảng định lượng Prolactin và IgE trong huyết thanh bệnh nhân (thực hiện bằng phương pháp miễn dịch men - ELISA bằng máy Immulite 1000 System của hãng Siemens) và Bảng chấm điểm PASI (Psoriasis area and severity index: chỉ số diện tích và độ nặng của bệnh vảy nến thông thường). Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p
  5. Chỉ số n Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Prolactin_trước ĐT 80 2,3 136,0 11,9 6,6 22,0 Prolactin_sau ĐT 80 2,0 112,1 9,8 6,5 16,8 IgE_trước ĐT 80 2,3 800,0 226,4 120,2 239,3 IgE_sau ĐT 80 1,9 800,0 197,5 102,9 225,7 Nhận xét: Prolactin trước điều trị trung bình là 11,9±22 ng/ml (trung vị 6,6). Kết quả nghiên cứu nồng độ Prolactin huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến thể thông thường của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phùng Xuân Kim Hương [16] Dilme-Carreras E [21], Delia Botezatu [23], Mamoun Elsayed Shalaby [25], Maryam Ghiasi [26], Mohammad Abid Keen [27], và của Reza M.Robati [28]. Kết quả này này đặt ra giả thuyết về vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến và có thể đại diện cho nguyên nhân và/hoặc hậu quả của bệnh lý vảy nến, và kết quả này đặc biệt thể hiện trong nhiên cứu của Delia Botezatu [23]. IgE trước điều trị trung bình 226,4±239,3 IU/ml (trung vị 120,2). Chúng tôi nhận thấy nồng độ IgE huyết thanh rất khác nhau ở giữa các nghiên cứu, có thể việc sử dụng hóa chất, các bộ kit đo lường khác nhau hay cách chọn mẫu khác nhau giữa các nghiên cứu đã gây ra sự chênh lệch này. Đa số kết quả đo lường của các nghiên cứu đều cho thấy nồng độ IgE huyết thanh trung bình của nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn so với của nhóm người bình thường, mặc dù còn nhiều tranh cãi trong việc ghi nhận sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê hay không, nhưng cũng cho thấy vai trò là một yếu tố tiền viêm của IgE trong mạng lưới cytokine trong cơ chế sinh bệnh học của bệnh vảy nến. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy nồng độ IgE của nhóm bệnh nhân vảy nến thấp hơn người bình thường, các nghiên cứu đều cho thấy nồng độ IgE huyết thanh của bệnh nhân vảy nến đều tăng cao hơn người bình thường, chỉ khác nhau là tình trạng cao hơn này có ý nghĩa thống kê hay không. Prolactin sau điều trị có trung bình 9,8±16,8 ng/ml (trung vị 6,51). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Mohammad Abid Keen [27], Reza M.Robati [28]. Tuy nhiên nghiên cứu của Mamount Elsayed Shalaby và cộng sự (2015) tại Ai Cập nghiên cứu trên 55 bênh nhân vảy nến, nồng độ sau điều trị là 5
  6. 17,76 ± 5,74 ng/ml [25]. Kết quả chúng tôi giảm nhanh hơn so với tác giả trên bỡi chúng tôi điều trị bệnh nhân vảy nến bằng Methotrexat và Methotrexat kết hợp PUVA, còn Mamoun Elsayed Shalaby và cộng sự chỉ điều trị bằng NB- UVB đơn thuần. IgE sau điều trị trung bình 197,5±225,7 IU/ml (trung vị 102,9). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau điều trị nồng độ IgE giảm nhanh hơn so với Mamoun Elsayed Shalaby [25] bởi vì, chúng tôi điều trị bệnh nhân vảy nến bằng Methotrexat và Methotrexat kết hợp PUVA, còn Mamoun Elsayed Shalaby và cộng sự chỉ điều trị bằng NB-UVB đơn thuần. Nhưng so với nghiên cứu của Hind Y.Khalaf [24] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi giảm chậm vì điều trị bệnh nhân bằng thuốc sinh học (Infliximab) nên nồng độ IgE giảm nhanh hơn so với nghiên cứu chúng tôi. 3.2. Mối liên quan giữa nồng độ IgE, Prolactin trước và sau điều trị Methotrexat đơn thuần. Bảng 3.2.Mối liên quan giữa nồng độ IgE, Prolactin trước và sau điều trị Methotrexat đơn thuần. Thứ hạng trung bình Yếu tố n Giá trị kiểm định p chênh lệch Prolactin Trước điều trị 27a (-) 36,3 Z= -1,5 0,1 Sau điều trị 50b (+) 43,9 IgE Trước điều trị 25a (-) 42,9 Z= -2,0 0,04 Sau điều trị 51b (+) 36,3 Nhận xét: Nồng độ prolactin trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (Z=-1,5, p>0,05). Nồng độ IgE sau điều trị thấp hơn trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Z=-2,0, p
  7. 3.3. Mối liên quan giữa Prolactin và IgE trước và sau điều trị của Methotrexat kết hợp PUVA Bảng 3.3. Mối liên quan giữa Prolactin và IgE trước và sau điều trị của Methotrexat kết hợp PUVA Thứ hạng trung Yếu tố n Giá trị kiểm định p bình chênh lệch Prolactin_nhóm điều trị kết hợp Trước điều trị 9a (-) 24,7 Z= -2,1 0,03 Sau điều trị 29b (+) 17,8 IgE_nhóm điều trị kết hợp Trước điều trị 10a (-) 24,1 Z= -1,8 0,06 Sau điều trị 28b (+) 17,8 Nhận xét: Trong nhóm điều trị kết hợp, nồng độ prolactin sau điều trị thấp hơn prolactin trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Z=-2,1, p0,05). 3.4. Mối liên quan giữa nồng độ IgE, Prolactin với chỉ số PASI trước điều trị Bảng 3.4. Mối liên quan giữa nồng độ IgE, Prolactin với chỉ số PASI trước điều trị Chỉ số Giá trị kiểm định Nồng độ Prolactin Nồng độ IgE PASI r 0,17 0,68 trước điều trị p 0,1 0,001 Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa chỉ số PASI trước điều trị với nồng độ prolactin trước điều trị (R2=0,03, r=0,17 và p>0,05). Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa chỉ số Prolactin và PASI trước điều trị 7
  8. Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa chỉ số IgE và PASI trước điều trị Mối tương quan thuận, mạnh có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số PASI trước điều trị với nồng độ IgE trước điều trị, IgE càng tăng thì chỉ số PASI càng cao (R2=0,469, r=0,68, p0,5). Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa chỉ số prolactin và PASI sau điều trị 8
  9. Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa chỉ số IgE và PASI sau điều trị Mối tương quan thuận, mạnh có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số PASI sau điều trị với nồng độ IgE sau điều trị, (R2=0,23, r=0,48, p
  10. Pearson IgE trước/sau Prolactin PASI trước/sau Correlation điều trị trước/sau điều điều trị trị r 0,82 0,45 0,62 p 0,001 0,0001 0,0001 Nhận xét: Có mối tương quan giữa chỉ số IgE trước và sau điều trị (R2=0,68, r=0,82, p
  11. Nhận xét: mối tương quan thuận, mạnh có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số PASI với Prolactin trước và sau điều trị (R2=0,21, r=0,45, p
  12. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 80 bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa, nặng nồng độ IgE, Prolactin trước và sau điều trị bằng Methotrexat đơn thuần và kết hợp PUVA tại Bệnh viện Phong Da liễu Trung Ương Quy Hòa năm 2018-2020, chúng tôi có những kết luận như sau: 1. Nồng Prolactin trước điều trị trung bình là 11,9±22 ng/ml và sau điều trị có trung bình 9,8±16,8 ng/ml. Nồng độ IgE trước điều trị trung bình 226,4±239,3 IU/mlvà sau điều trị trung bình 197,5±225,7 IU/ml. 2. Nồng độ IgE sau điều trị thấp hơn trước điều trị bằng Methotrexat đơn thuần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Z=-2,0, p
  13. KIẾN NGHỊ Sau khi đánh giá nồng độ Prolactin, IgE trước, sau điều trị bệnh nhân vảy nến thông thường bằng methotrexat đơn thuần và methotrexat kết hợp PUVA tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung Ương Quy Hòa năm 2018-2020, chúng tôi có kiến nghị như sau: cần nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn ở loại vảy nến khác trừ vảy nến thể thông thường. 13
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Da liễu-Học Viện Quân Y (2001). Vảy nến. Giáo trình bệnh da và hoa liễu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 335-344. 2. Bộ Y tế - Dược Thư Quốc gia Việt Nam(2018). Methotrexat, Methoxsalen. Nhà xuất bản Y học- Hà Nội, trang 962-967. 3. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015). 4. Bộ Y tế (2017). Quy trình điều trị bệnh da bằng PUVA toàn thân. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành da liễu, trang 49-52. 5. Đặng Văn Em (2004). Hiệu quả Methotrexate (MTX liều hàng ngày trong điều trị bệnh vảy nến tại khoa da liễu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 2000 – 2004. Tạp chí Y học Thực hành, số 6, trang 21-23, 2005. 6. Đặng Vũ Hỷ, Lê Kinh Duệ, Lê Tử Vân, Nguyễn Thị Đào (1992). Bệnh vảy nến. Bệnh da liễu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 123-129. 7. Huỳnh Thị Xuân Tâm (2020). Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường có hội chứng chuyển hóa bằng Methotrexate kết hợp Metformin. Luận án tiến sĩ Y học, chuyên ngành da liễu. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108, Bộ Quốc Phòng. 8. Lê Hữu Doanh (2010). Ứng dụng ánh sáng trong điều trị bệnh da. Sức Khỏe và đời sống [02/01/2010]. 9. Lê Trích Bách (2017). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh vảy nến tại Bệnh viện da liễu Thanh Hóa. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I. Trường đại học dược Hà Nội. 10. Nguyễn Phương Ngọc (2019). Nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm dịch tễ, lâm sàng trên bệnh nhân vảy nến. Luận án Thạc sĩ Y học, chuyên ngành da liễu. Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009). Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và tác dụng điều trị bệnh vảy nến bằng đường uống Methotrexate trong 36 giờ/tuần. Luận án Thạc sĩ y học, chuyên ngành da liễu. Trường Đại Y Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Kim Oanh (2007). Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh vảy nến đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, số 5, trang 80-85. 2010. 14
  15. 13. Nguyễn Trọng Hào (2016). Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của Simvastatin trên bệnh nhân vảy nến thông thường. Luận án tiến sĩ y học, chuyên ngành da liễu. Trường Đại học Y Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Út (2002). Bệnh vảy nến. Bài Giảng da liễu, Trường Đại y dược Tp Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Tp Hồ Chí Minh, trang 296-308. 15. Phan Huy Thục (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với kết quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng Methotrexate. Luận án tiến sĩ Y học,chuyên ngành da liễu. Trường Đại học Y Hà Nội. 16. Phùng Xuân Kim Hương (2019). Nồng Prolactin huyết thanh và các yếu tố liên quan bệnh nhân vảy nến thể mảng. Luận án Thạc sĩ Y học, chuyên ngành da liễu. Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 17. Trần Văn Tiến (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và miễn dịch tại chỗ của vảy nến thể thông thường. Luận án tiến sĩ y học, chuyên ngành da liễu. Trường Đại học Y Hà Nội. 18. Ackermann L., Harvima IT. (1998), “Mast cells of psoriatic and atopic dermatitis skin are positive for TNF-alpha and their degranulation is associated with expression of ICAM-1 in the epidermis”, Arch Dermatol Res, 290(7), pp. 353–9 19. Chuang E et al. (2007), "Prolactin and autoimmune diseases in humans", Acta Biomed(78), pp. 255-261 20. De-Carli M, D’ Elios MM and Zancuoghi G (1994): HumanTh1 and Th2 cells: functional properties, regulation of development and role in a Bacharier LB and Geha RS (2000): Molecular mechanisms of IgE regulation. J Allergy Clin Immunol, 105: 547–548.utoimmunity. Autoimmunity, 18:301–308. 21. Dilme-Carreras E, Martin-Ezquerra G, Sanchez-Regana M, Umbert-Millet P (2011) Serum prolactin levels in psoriasis and correlation with cutaneous disease activity. Clin Exp Dermatol 36: 29-32 22. Em Dang Van and et al (2019). Successful Psoriasis Treatment Using NB-UVB with Methotrexate: The Vietnamese Experience. Journal of Medical Sciences. 2019 Jan 30;7(2):253-255. 23. Farhad Handjani and et al (2014). Serum Prolactin Levels in Psoriasis Vulgaris. Hindawi Publishing Corporation ISRN Dermatology volume 2014, Article ID 586049, pp.1-3. 15
  16. 24. Hind Y. khalaf and et al (2015). The Study of Serum Complement C3, C4 and Immunoglobulin E IgE in Psoriasis Patients. Baghdad Science Journal, Vol.12(4):709-713. 25. Mamoun Elsayed Shalaby and et al (2015).Serum Prolactin and Immunoglobulin E Levels in Psoriasis Vulgaris before and after NB-UVB Therapy. Med chem, ISSN: 2161-0444 Med chem, an open access journal. Volume 5(9): 432-436. 26. Maryam Ghiasi and et al (2015). Serum prolactin level in psoriasis: Is it really higher than in healthy individuals? Iran J Dermatol 2015; 18: 6-9. 27. Mohammad Abid Keen and Iffat Hassan (2014). Serum Prolactin Levels in Psoriasis and its Association with Disease Activity: A Case-Control Study. Indian J Dermatol. 59(6): 562-566. 28. Reza M. Robati and et al (2013). Association of Psoriasis Severity with Serum Prolactin, Thyroid Hormones, and Cortisol before and after Treatment. Hindawi Publishing Corporation The Scientific World Journal Volume 2013, Article ID 921819, p5. 29. World Health Organization (2016). Global Report on Psoriasis. World Health Organization, 26 October 2016, pp 1-48. 16
  17. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2