intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá quá phát cuốn mũi dưới ở bệnh nhân vẹo vách ngăn qua nội soi và CTScan

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá quá phát cuốn mũi dưới ở bệnh nhân vẹo vách ngăn qua nội soi và CT-Scan và khảo sát cuốn mũi dưới quá phát ở bệnh nhân vẹo vách ngăn dựa trên lâm sàng, nội soi mũi xoang và CT-scan. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá quá phát cuốn mũi dưới ở bệnh nhân vẹo vách ngăn qua nội soi và CTScan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN VẸO VÁCH NGĂN<br /> QUA NỘI SOI VÀ CTSCAN<br /> Lương Trọng Nghĩa*, Lâm Huyền Trân**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá quá phát cuốn mũi dưới ở bệnh nhân vẹo vách ngăn qua nội soi và CTScan.<br /> Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích.<br /> Phương pháp: Khảo sát cuốn mũi dưới quá phát ở bệnh nhân vẹo vách ngăn dựa trên lâm sàng, nội soi mũi<br /> xoang và CT-scan.<br /> Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 320 bệnh nhân tại BV ĐHYD TpHCM từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 6<br /> năm 2010 gồm 141 (44,06%) nam và 179 nữ (55,94%). Độ tuổi từ 18 đến 70 (trung bình là 38 tuổi). Trong<br /> nghiên cứu này có 54 (16,87%) bệnh nhân không bị vẹo vách ngăn và 266 (83,13%) bị vẹo vách ngăn. Trong<br /> nhóm vẹo vách ngăn có 129 (48,49%) bệnh nhân bị vẹo vách ngăn sang phải và 137 (51,51%) bị vẹo vách ngăn<br /> sang trái. Chúng tôi tiến hành khảo sát kích thước chiều ngang cuốn mũi dưới nhóm vẹo vách ngăn phải theo<br /> từng đoạn: đoạn trước bên trái (12,39mm); đoạn giữa bên trái (13,95mm); đoạn sau bên trái (11,94mm); đoạn<br /> trước bên phải (10,08mm); đoạn giữa bên phải (11,17mm) và đoạn sau bên phải (11,81mm). Tương tự như vậy<br /> ở nhóm vẹo vách ngăn trái do được đoạn trước bên trái (8,64mm); đoạn giữa bên trái (11,37mm); đoạn sau bên<br /> trái (11,85mm); đoạn trước bên phải (12,29mm); đoạn giữa bên phải (13,47mm) và đoạn sau bên phải<br /> (12,08mm). Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và quá phát đoạn giữa của cuốn mũi dưới đối bên với vách<br /> ngăn bị vẹo.<br /> Kết luận: Cuốn mũi dưới quá phát nhiều nhất ở 1/3 giữa. Niêm mạc mặt trong cuốn mũi quá phát nhiều<br /> hơn so với phần xương và niêm mạc mặt ngoài. Không chỉ có phần niêm mạc quá phát mà phần xương cũng quá<br /> phát làm tăng trở kháng mũi ở 1/3 trước. Chụp cắt lớp điện toán là kỹ thuật không xâm lấn hữu ích trong việc<br /> đánh giá các thành phần giải phẫu của cuốn mũi dưới. CTscan có ích cho phẫu thuật viên trong việc xác định<br /> thành phần nào quá phát trước khi phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới.<br /> Từ khóa : quá phát cuốn mũi dưới.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ASSESSMENT OF THE INFERIOR HYPERTROPHIC TURBINATE BY ENDOSCOPY AND<br /> COMPUTED TOMOGRAPHY IN PATIENTS WITH DEVIATED NASAL SEPTUM<br /> Luong Trong Nghia, Lam Huyen Tran<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 183 - 187<br /> Purpose: The correlation between nasal septum deviation and hypertrophy of inferior turbinate.<br /> Study design: cross-section and analysis.<br /> Method: The correlation between nasal septum deviation and hypertrophy of inferior turbinate. base on the<br /> endoscope and CT-scan.<br /> Result: Our study have 320 cases between Nov.2009 and June.2010 at University of Medecin and<br /> pharmacy’s Hospital with 141 (44.06%) males and 179 females (55.94%). The patients ranged in age from 18 to<br /> 70 years (mean age, 38 years). This study, 54 (16.87%) patients with no nasal deviation and 266 (83.13%)<br /> * Bệnh viện đa khoa huyện Bình Chánh, ** Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc : BS Lương Trọng Nghĩa<br /> ĐT: 0908485051<br /> Email :nghiabc@ymail.com<br /> <br /> Tai Mũi Họng<br /> <br /> 183<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> patients with nasal deviation. Nasal deviation group have 129 (48.49%) on the right and 137 (51,51%) on the<br /> left. Measuring of the inferior turbinate in the right deviation: left-anterior (12.39mm); left-middle (13.95mm);<br /> left-posterior (11.94mm); right-anterior (10.08mm); right-middle (11.17mm) and right-posterior (11.81mm).The<br /> same, measuring of the inferior turbinate in the right deviation: left-anterior (8.64mm); left-middle (11.37mm);<br /> left-posterior (11.85mm); right-anterior (12.29mm); right-middle (13.47mm) and right-posterior (12.08mm).<br /> There was statistical correlation between hypertrophy of anterior and middle segments of the contralateral inferior<br /> turbinate and nasal septum deviation.<br /> Conclusion: The inferior turbinate is hypertrophic at middle part. The medial mucosa undergoes maximum<br /> hypertrophy as compared to the bone and the lateral mucosa. It is not only the mucosal component which gests<br /> hypertrophied but also the bone which also undergoes hypertrophy and adds to increased nasal resistance in the<br /> anterior part of the nose. Currently, Computed tomography is a non invasive technique in assessing the<br /> anatomical composition of inferior nasal concha. Preoperative CTscan helps the surgeon in deciding the treatment<br /> modality of turbinoplasty depending upon the type of hypertrophy.<br /> Key word: hypertrophic inferior turbinate.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Từ lâu các nhà khoa học đã mô tả cuốn mũi<br /> dưới quá phát đối bên vẹo vách ngăn. Có nhiều<br /> giả thuyết đưa ra giải thích hiện tương này. Một<br /> trong những giả thuyết đó là: Khi vách ngăn vẹo<br /> sang 1 bên, khoảng trống còn lại được lấp đầy<br /> bằng hiện tượng quá phát cuốn mũi dưới bù trừ.<br /> Nếu không có cơ chế này thì khoảng trống của<br /> bên vách ngăn lõm sẽ có luồng không khí đi vào<br /> nhiều quá mức làm cho mũi bị khô và đóng vẩy.<br /> Trong số 3 cuốn mũi thì cuốn mũi dưới dễ bị phì<br /> đại nhất(6).<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Dù có nhiều cải tiến về kỹ thuật phẫu thuật<br /> chỉnh hình vách ngăn vẫn có những trường hợp<br /> thất bại. Các tác giả ghi nhận rằng sau khi phẫu<br /> thuật chỉnh hình vách ngăn, cuốn mũi dưới quá<br /> phát này không có khả năng phục hồi một cách<br /> tự nhiên, nếu như có phục hồi thì trong một thời<br /> gian rất lâu(38,7). Vì vậy, cuốn mũi dưới quá phát<br /> có thể đẩy vách ngăn vẹo trở lại. Ngay cả trong<br /> những trường hợp vách ngăn được chỉnh về<br /> đường giữa nhưng bệnh nhân vẫn có hiện tượng<br /> nghẹt mũi do hẹp hốc mũi (nghẹt mũi thứ phát<br /> do cuốn mũi dưới quá phát bù trừ). Vì vậy,<br /> nhiều tác giả mạnh dạn đề nghị trong những<br /> trường hợp có hiện tượng quá phát bù trừ thì<br /> nên chỉnh hình cuốn mũi dưới cùng lúc với<br /> phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn ngăn(1,9).<br /> <br /> 184<br /> <br /> Nhóm bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu<br /> Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám<br /> tai mũi họng của bệnh viện Đại Học Y Dược<br /> TPHCM trong thời gian từ tháng 12/2009 đến<br /> tháng 5/2010.<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> - Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám<br /> Tai Mũi Họng Bệnh Viện Đại Học Y Dược được<br /> chỉ định chụp CTScan và nội soi mũi xoang.<br /> - Không phân biệt: Nghề nghiệp, giới, nơi cư<br /> trú…<br /> - Các bệnh nhân đến khám được nội soi và<br /> CTScan chia làm 2 nhóm:<br /> ° Nhóm bệnh nhân có vách ngăn thẳng.<br /> ° Nhóm bệnh nhân có vách ngăn vẹo.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> - Bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi.<br /> - Các bệnh nhân có tiền sử đã phẫu thuật<br /> chỉnh hình vách ngăn mũi.<br /> - Các bệnh nhân có can thiệp vào cuốn mũi<br /> dưới trước đó (đốt điện, chích thuốc, bẻ cuốn,<br /> phẩu thuật cuốn mũi…).<br /> - Thủng vách ngăn do bệnh lý (U hạt, giang<br /> mai,…).<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> - Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư vùng tai<br /> mũi họng và đầu cổ.<br /> - Bệnh nhân viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận<br /> mạch.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiêu cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân<br /> tích Chúng tôi chọn mẫu là 320 bệnh nhân<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Cách tiến hành<br /> Đánh giá vách ngăn và cuốn mũi dưới qua<br /> nội soi mũi xoang và CTScan các xoang cạnh<br /> mũi.<br /> <br /> Xác định mốc và đo kích thước các thành<br /> phần cuốn mũi dưới (mm)<br /> Chúng tôi xác định mốc và đo kích thước<br /> trên máy tính với phần mềm D-com của máy<br /> GE.<br /> <br /> Đo kích thước xương Đo kích thước mô mềm<br /> <br /> Đo theo chiều ngang nơi cuốn mũi dưới lớn<br /> nhất trên các lát cắt<br /> - 1/3 đoạn trước cuốn mũi dưới : Đo ở các lát<br /> cắt đoạn trước.<br /> <br /> ° 1/3 đoạn giữa cuốn mũi dưới bên trái và<br /> bên phải.<br /> <br /> - 1/3 đoạn giữa cuốn mũi dưới : Đo ở các lát<br /> cắt đoạn giữa.<br /> <br /> Xử lí số liệu<br /> Các số liệu được mã hóa vào phần mềm<br /> SPSS 11.5 tính trung bình các kích thước này. So<br /> sánh kích thước trung bình tương ứng ở nhóm<br /> bệnh và nhóm chứng qua các phép kiểm.<br /> <br /> - 1/3 đoạn sau cuốn mũi dưới : Đo ở các lát<br /> cắt ở đoạn sau.<br /> <br /> Đo kích thước xương tương tự<br /> Tính kích thước trung bình<br /> Sau khi đo chọn các kích thước lớn nhất các<br /> thành phần cuốn mũi dưới ở mỗi đoạn và dựa<br /> vào các kích thước này chúng tôi tính ra kích<br /> thước trung bình:<br /> ° Xương cuốn mũi dưới 1/3 trước, giữa, sau<br /> bên trái và bên phải.<br /> ° 1/3 Đoạn trước cuốn mũi dưới bên trái và<br /> bên phải.<br /> <br /> Tai Mũi Họng<br /> <br /> ° 1/3 đoạn sau cuốn mũi dưới bên trái và bên<br /> phải.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Giới<br /> Bảng1: Phân phối giới tính ở nhóm vách ngăn không<br /> vẹo<br /> Nhóm không vẹo<br /> vách ngăn<br /> Nhóm vẹo vách<br /> ngăn<br /> <br /> Nam<br /> 25 người<br /> 46.3%<br /> 116 người<br /> 43.7%<br /> <br /> Nữ<br /> 29 người<br /> 53.7%<br /> 150 người<br /> 57.3%<br /> <br /> 185<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Tuổi<br /> Bảng 2:Phân phối tuổi ở nhóm chứng<br /> Tuổi nhóm vách ngăn<br /> không vẹo<br /> Tuổi nhóm vách ngăn<br /> vẹo<br /> <br /> Lớn<br /> nhất<br /> 60<br /> <br /> Nhỏ<br /> nhất<br /> 20<br /> <br /> 70<br /> <br /> 18<br /> <br /> Trung Độ lệch<br /> bình<br /> chuẩn<br /> 38.93<br /> 9.329<br /> 38,97<br /> <br /> 11,27<br /> <br /> Kích thước đoạn trước, giữa và đoạn sau<br /> cuốn mũi dưới ở nhóm vách ngăn không<br /> vẹo<br /> KTTB đoạn trước cuốn mũi dưới bên trái<br /> (TT): 8.86 ± 2.44.<br /> KTTB đoạn giữa cuốn mũi dưới bên trái<br /> (GT): 11.32 ± 3.58.<br /> KTTB đoạn sau cuốn mũi dưới bên trái (ST):<br /> 11.54 ± 2.08.<br /> KTTB đoạn trước cuốn mũi dưới bên phải<br /> (TP): 9.21 ± 2.37.<br /> KTTB đoạn giữa cuốn mũi dưới bên phải<br /> (GP) : 11.66 ± 3.42.<br /> KTTB đoạn sau cuốn mũi dưới bên phải (SP)<br /> : 11.88 ± 2.79.<br /> <br /> bên trái ; ST : đoạn sau bên trái ; TP : đoạn trước<br /> bên phải ; GP : đoạn giữa bên phải và SP : đoạn<br /> sau bên phải. qua số liệu trên chúng tôi nhận<br /> thấy đoạn giữa bên trái (GT) quá phát có ý nghĩa<br /> thống kê. Như vậy vẹo vách ngăn bên phải có<br /> ảnh hưởng đến sự quá phát đoạn giữa cuốn mũi<br /> dưới bên trái.<br /> Bảng 4: So sánh phần xương của cuốn mũi dưới<br /> nhóm vẹo vách ngăn phải với nhóm chứng<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> Vẹo vách ngăn<br /> phải<br /> p<br /> <br /> Đoạn trước<br /> Trái Phải<br /> 2.82 2.75<br /> 3.04 2.77<br /> <br /> XƯƠNG<br /> Đoạn giữa Đoạn sau<br /> Trái Phải Trái Phải<br /> 3.53 3.61 1.35 1.36<br /> 3.52 3.57 1.43 1.37<br /> <br /> 0.009 0.135 0.147 0.235 0.076 0.351<br /> <br /> Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy rằng đoạn<br /> trước của xương cuốn mũi dưới bên trái quá<br /> phát có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> So sánh kích thước các thành phần cuốn mũi<br /> dưới nhóm vẹo vách ngăn trái với nhóm<br /> chứng<br /> Bảng 5: So sánh kích thước chiều ngang cuốn mũi<br /> dưới nhóm vẹo vách ngăn trái với nhóm chứng<br /> <br /> So sánh kích thước các thành phần cuốn<br /> mũi dưới nhóm vẹo vách ngăn với nhóm<br /> không vẹo vách ngăn<br /> <br /> TT<br /> Nhóm chứng<br /> 8.86<br /> Vẹo vách ngăn trái 8.64<br /> p<br /> 0.327<br /> <br /> Ở nhóm vẹo vách ngăn chúng tôi tính kích<br /> thước trung bình các thành phần cuốn mũi dưới<br /> và dùng phép kiểm định trung bình hai mẫu<br /> độc lập (t-test) so sánh với nhóm chứng.<br /> <br /> Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy rằng đoạn<br /> giữa của cuốn mũi dưới bên phải quá phát có ý<br /> nghĩa thống kê.<br /> <br /> So sánh kích thước chiều ngang cuốn mũi dưới<br /> nhóm vẹo vách ngăn phải với nhóm chứng<br /> Bảng 3: So sánh kích thước chiều ngang cuốn mũi<br /> dưới nhóm vẹo vách ngăn phải với nhóm chứng<br /> TT<br /> GT<br /> ST<br /> TP<br /> GP<br /> SP<br /> Nhóm chứng 8.86 11.32 11.54 9.21 11.66 11.88<br /> Vẹo vách 12.39 13.95 11.94 10.08 11.17 11.81<br /> ngăn phải<br /> p<br /> 0.625 0.027 0.127 0.298 0.235 0.784<br /> <br /> Nhận xét: Chúng tôi tiến hành khảo sát kích<br /> thước chiều ngang cuốn mũi dưới nhóm vẹo<br /> vách ngăn phải với nhóm chứng theo từng<br /> đoạn : TT : đoạn trước bên trái ; GT : đoạn giữa<br /> <br /> 186<br /> <br /> GT<br /> ST<br /> TP GP SP<br /> 11.32 11.54 9.21 11.66 11.88<br /> 11.37 11.85 12.29 13.47 12.08<br /> 0.730 0.531 0.073 0.042 0.732<br /> <br /> Bảng 6: So sánh kích thước xương cuốn mũi dưới<br /> nhóm vẹo vách ngăn trái với nhóm chứng<br /> Đoạn trước<br /> Trái Phải<br /> Nhóm chứng<br /> 2.82 2.75<br /> Vẹo vách ngăn trái 2.78 3.13<br /> p<br /> 0.149 0.325<br /> <br /> XƯƠNG<br /> Đoạn giữa<br /> Trái Phải<br /> 3.53 3.61<br /> 2.49 2.65<br /> 0.147 0.256<br /> <br /> Đoạn sau<br /> Trái Phải<br /> 1.35 1.36<br /> 1.37 1.37<br /> 0.076 0.341<br /> <br /> Nhận xét: Sự khác biệt so với nhóm chứng<br /> không có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Qua nghiên cứu cuốn mũi dưới của 320<br /> trường hợp đến khám tại phòng khám Tai Mũi<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> Họng bệnh viện Đại Học Y Dược, chúng tôi<br /> nhận thấy:<br /> Cuốn mũi dưới ở người không vẹo vách<br /> ngăn: Thường cân xứng hai bên. Khi khám qua<br /> nội soi hoặc chụp CTScan cũng có thể phát hiện<br /> cuốn mũi dưới to một bên điều này có thể là do<br /> chu kỳ mũi(1).<br /> Cuốn mũi dưới ở người vẹo vách ngăn: Ở<br /> người vẹo vách ngăn có hiện tượng quá phát bù<br /> trừ cuốn mũi dưới đối bên với vách ngăn bị vẹo<br /> do cơ chế cân bằng đối trọng(4,5,7). Vị trí quá phát<br /> cuốn mũi dưới quá phát thường gặp nhất là<br /> phần giữa và phần trước. Thành phần quá phát<br /> chủ yếu là mô mềm và xương. Mô mềm mặt<br /> trong cuốn mũi dưới quá phát nhiều hơn mô<br /> mềm mặt ngoài. Về hình dạng xương cuốn dưới<br /> cũng gồm 3 dạng chính là dạng phiến, dạng đặc<br /> và dạng hỗn hợp thường quá phát đoạn trước.<br /> Trong bệnh lí vẹo vách ngăn đặc biệt lưu ý tình<br /> trạng cuốn mũi dưới đối bên. Nếu có hiện tượng<br /> quá phát nên can thiệp cùng lúc phẫu thuật<br /> chỉnh hình vách ngăn nhất là ở đoạn giữa và<br /> đoạn trước mô mềm hay ở xương nhằm đạt hiệu<br /> quả cao nhất(1,9).<br /> Nội soi giúp xác định vị trí khác biệt ở phần<br /> trước, phần giữa hay phần sau của cuốn mũi<br /> nhưng nội soi không thể cho biết được là quá<br /> phát xương hay mô mềm. CTscan là phương<br /> tiện khảo sát giúp đánh giá được tình trạng quá<br /> phát cuốn mũi dưới một cách khách quan, có thể<br /> định lượng được và là phương pháp không xâm<br /> lấn có thể áp dụng rộng rãi(2).<br /> Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ quá phát cuốn mũi<br /> dưới bên phải và trái ở bệnh nhân vẹo vách<br /> ngăn có kết quả không khác nhau, với các đặc<br /> điểm: Phần giữa là quá phát nhiều nhất, kế đến<br /> là phần trước và phần sau thì rất ít. Kết quả này<br /> phù hợp với nghiên cứu cuốn mũi dưới trên<br /> phim CTscan của Uzun(9) và Buyukertan(3). Quá<br /> phát xương đơn thuần ở phần trước có tỉ lệ cao<br /> <br /> Tai Mũi Họng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> gấp nhiều lần so với vị trí khác. Tuy nhiên<br /> không có sự tương quan giữa mức độ vẹo và<br /> quá phát cuốn mũi dưới.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Cuốn mũi dưới ở người không vẹo vách<br /> ngăn thường cân xứng hai bên.<br /> Cuốn mũi dưới ở người vẹo vách ngăn có<br /> hiện tượng quá phát bù trừ cuốn mũi dưới đối<br /> bên với vách ngăn bị vẹo và vị trí quá phát<br /> cuốn mũi dưới quá phát thường gặp nhất là<br /> phần giữa.<br /> Không có sự tương quan giữa mức độ vẹo<br /> và quá phát cuốn mũi dưới.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Akoglu E, Karazincir S, Balci A, Okuyucu S, Sumbas H, and<br /> Dagli AS, (2007). “ Evaluation of the turbinate hypertrophy by<br /> computed tomography in patients with Deviated Nasal<br /> Septum ”, Otolaryngology – Head and Neck Surgery, page<br /> 136, 380 – 384.<br /> Berger G, Hammel I, Berger R, Avraham S, Ophir D (2000),<br /> Histopathology of the inferior nasal concha with<br /> compensatory hypertrophy in patients with deviated na sal<br /> septum. Laryngoscope, 111(12) : 2100-5.<br /> Buyukertan M., N. Keklikoglu, G. Kokten (2002). “A<br /> morphometric consideration of nasal septal deviations by<br /> people with paranasal complaints; a computed tomography<br /> study”, Rhinology, 41, 21 – 24, 2002.<br /> Egeli E, Demirci L, Yazici B, et al (2004). Evaluation of the<br /> inferior turbinate in patients with deviated nasal septum by<br /> using computed tomography. Laryngoscope, 114 : 113-7.<br /> Illum P. (1997). “Septoplasty and compensatory inferior<br /> turbinate hypertrophy : long-term results after randomized<br /> turbinoplasty”, Eur Arch Otorhinolaryngol (1997) 254<br /> (Suppl.1) : S89-S92.<br /> Nguyễn Đình Bảng (1993). “ Tập tranh giãi phẩu tai mũi<br /> họng”. biên soạn lại từ nhiều tài liệu nước ngoài của F.legent,<br /> L.perlemuter, CL.vandenbrouck. Cấu trúc vách ngăn mũi,Vụ<br /> Khoa Học và Đào Tạo – Bộ Y Tế Hà Nội, trang 113<br /> Trần Đình Khả (2006)“ Điều trị nghẹt mũi do quá phát niêm<br /> mạc cuốn dưới bằng đốt điện lưỡng cực dưới niêm mạc ”<br /> Luận văn bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược TPHCM.<br /> Trần Việt Hồng (2002). “Ứng dụng Laser C02 điều trị viêm<br /> phì đại cuốn mũi dưới ”. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y<br /> dược Tp. Hồ Chí Minh<br /> Uzun L, Ugur MB, Savranlar A, et al (2004). Classification of<br /> the inferior turbinate bones : a computed tomography study.<br /> Eur J Radiol, 51 : 241-5.<br /> <br /> 187<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1