intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sự đứt gãy ADN của tinh trùng nam giới trong các cặp vợ chồng sẩy thai, thai lưu

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được nghiên cứu với mục đích nhằm xác định tỷ lệ và đánh giá mức độ đứt gãy ADN tinh trùng (TT) trong các trường hợp sẩy thai, thai lưu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sự đứt gãy ADN của tinh trùng nam giới trong các cặp vợ chồng sẩy thai, thai lưu

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ SỰ ĐỨT G Y ADN CỦA TINH TRÙNG NAM GIỚI<br /> TRONG CÁC CẶP VỢ CHỒNG SẨY THAI, THAI LƢU<br /> Đoàn Thị Kim Phượng*; Phạm Thị Xuân*;<br /> Lương Thị Lan Anh*; Trần Đức Ph n*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: xác định tỷ lệ và đánh giá mức độ đứt gãy ADN tinh trùng (TT) trong các trường<br /> hợp sẩy thai, thai lưu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên152 mẫu<br /> tinh dịch của người chồng trong các cặp vợ chồng có tiền sử sẩy thai, thai lưu đến xét nghiệm<br /> tại Trung tâm Tư vấn Di truyền, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội với kết quả mật độ TT > 5<br /> triệu/ml. Kết quả: 19,7% mẫu tinh dịch có DFI < 15%; 79,3% mẫu tinh dịch có DFI > 15%. Nhóm<br /> sẩy thai > 2 lần có 100% trường hợp tỷ lệ đứt gãy ADN trung bình hoặc cao. Tỷ lệ đứt gãy ADN<br /> TT tăng theo tuổi của bệnh nhân (BN). Mức độ đứt gãy ADN TT phân loại theo QNS không có<br /> mối liên quan đến số lần sẩy thai, thai lưu. Kết luận: tỷ lệ đứt gãy ADN TT bất thường (DFI ><br /> 15%) gặp chủ yếu ở BN có tiền sử sẩy thai, thai lưu. Tỷ lệ đứt gãy ADN TT tỷ lệ thuận với số<br /> lần sẩy thai, thai lưu và tăng theo tuổi của BN.<br /> * Từ khóa: Đứt gãy ADN tinh trùng; FDI; Sẩy thai; Thai lưu.<br /> <br /> Assessment of the Sperm DNA Fragmentation in Semen Samples<br /> from Couples with Pregnancy Loss<br /> Summary<br /> Objectives: To determine the rate of sperm DNA fragmentation in cases of miscarriage,<br /> stillbirth and evaluation the level of sperm DNA damage in couples with pregnancy loss.<br /> Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on 152 semen samples from<br /> couples with a history of pregnancy loss and sperm concentration > 5 millions/mL. Results:<br /> 19.7% of sperm samples with DFI < 15%; 79.3% of sperm samples with DFI > 15%. The above<br /> - 2 times - group of miscarriage with 100% cases of high or moderate DFI. The rate of sperm<br /> DNA fragmentation increased with age of the patient. The levels of sperm DNA fragmentation<br /> classified according to halo size are not related to the number of pregnancy loss. Conclusion:<br /> The high rate of sperm DNA damage (DFI > 15%) are found predominantly in patients with a<br /> history of pregnancy loss. The rate of sperm DNA fragmentation is proportional to the number of<br /> miscarriage and increases with age of the patient.<br /> * Keywords: Sperm DNA fragmentation; DFI; Miscarriage; Stillbirth.<br /> * Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Đoàn Thị Kim Phượng (phuongdk75@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 27/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 29/08/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 01/09/2017<br /> <br /> 277<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sẩy thai, thai lưu hay các bất thường<br /> khác của thai do di truyền là nguyên nhân<br /> hay gặp. Tìm ra nguyên nhân gây rối loạn<br /> vật chất di truyền của TT giúp ích rất<br /> nhiều cho điều trị vô sinh, điều trị bất<br /> thường phôi thai.<br /> Đứt gãy AND TT là một trong những<br /> rối loạn vật chất di truyền dẫn tới giảm chức<br /> năng và chất lượng TT. Đây là nguyên<br /> nhân giảm khả năng thụ tinh hoặc thai<br /> thai kém phát triển, dị tật bẩm sinh, thai<br /> chết lưu hay nguy cơ sẩy thai cao [1, 2 .<br /> Tỷ lệ đứt gãy AND TT (DFI) ảnh hưởng<br /> đến tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi thai,<br /> làm giảm tỷ lệ thành công các biện pháp<br /> hỗ trợ sinh sản [3, 4 . Vì vậy, chúng tôi<br /> tiến hành đề tài này nhằm: Xác định tỷ lệ<br /> và đánh giá mức độ đứt gãy ADN TT<br /> trong các trường hợp sẩy thai, thai lưu<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> - DFI > 30%: tỷ lệ đứt gãy ADN TT cao.<br /> DFI (%) =<br /> <br /> TT có halo nhỏ + TT không có halo + TT nhân thoái hóa<br /> TT đếm được<br /> <br /> * Các biến số về mức độ đứt gãy ADN TT:<br /> - Quầng nhiễm sắc nhỏ: quầng halo<br /> ≤ 1/3 đường kính ngang của nhân.<br /> - Quầng nhiễm sắc thoái hóa: TT có<br /> nhân bắt màu kém, không đều.<br /> - Không có quầng nhiễm sắc.<br /> - TT có quầng halo lớn: quầng halo<br /> ≥ đường kính ngang của nhân.<br /> - TTcó quầng halo vừa: 1/3 đường<br /> kính ngang của nhân < kích thước quầng<br /> halo < đường kính ngang của nhân.<br /> * Phân tích dữ liệu: bằng phần mềm<br /> xác suất thống kê SPSS 22 0<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. T lệ đứt gãy ADN TT.<br /> * Tỷ lệ đứt gãy ADN TT chung trong<br /> các trường hợp sẩy thai, thai lưu:<br /> <br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 152 người chồng trong các cặp vợ<br /> chồng có tiền sử sẩy thai, thai lưu có:<br /> - Xét nghiệm tinh dịch đồ tại Bộ môn Y<br /> sinh học - Di truyền, Trường Đại học Y Hà.<br /> Nội với kết quả mật độ TT > 5 triệu/ml.<br /> - Chưa tìm thấy nguyên nhân gây sẩy<br /> thai, thai lưu ở người vợ.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> * Các biến số về tỷ lệ đứt gãy ADN TT:<br /> - DFI < 15%: tỷ lệ đứt gãy ADN TT thấp.<br /> - DFI 15 - 30%: tỷ lệ đứt gãy ADN TT<br /> trung bình.<br /> 278<br /> <br /> Biểu đồ 1: Tỷ lệ đứt gãy ADN TT trong<br /> các trường hợp sẩy thai, thai lưu.<br /> Tỷ lệ đứt gãy ADN TTcủa các trường<br /> hợp sẩy thai, thai lưu tập trung chủ yếu<br /> vào nhóm có DFI 15 - 30% (40,8%) và<br /> DFI > 30% (39,5%). Tỷ lệ đứt gãy ADN<br /> TT thấp nhất ở nhóm DFI < 15% (19,7%).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> * Tỷ lệ đứt gãy ADN TT riêng trong các nhóm sẩy thai ho c thai lưu:<br /> <br /> Biểu đồ 2: Tỷ lệ đứt gãy ADN TT riêng trong nhóm sẩy thai hoặc thai lưu.<br /> Tỷ lệ đứt gãy ADN TT trong nhóm sẩy thai: DFI < 15% (17,4%), DFI 15 - 30%<br /> (40,6%) và DFI > 30% (42%). Nhóm thai lưu: DFI < 15% (19,3%), DFI 15 - 30%<br /> (41,3%) và DFI > 30% (39,4%). Do đó, trong nhóm sẩy thai, số mẫu tinh dịch có tỷ lệ<br /> đứt gãy trung bình và cao lớn hơn so với số mẫu tinh dịch có tỷ lệ đứt gãy thấp. Ở<br /> nhóm thai lưu có kết quả tương tự.<br /> * Tỷ lệ đứt gãy ADN TT với số lần sẩy thai:<br /> <br /> DFI < 15%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> 75%<br /> <br /> 64.7%<br /> 35.3%<br /> <br /> DFI >= 15%<br /> <br /> 25%<br /> 0<br /> <br /> Sảy thai 1 lần<br /> <br /> Sảy thai 2 lần<br /> <br /> Sảy thai > 2 lần<br /> <br /> Biểu đồ 3: Tỷ lệ đứt gãy ADN TT với số lần sẩy thai.<br /> Trong 3 nhóm sẩy thai 1 lần, sẩy thai 2 lần và sẩy thai > 2 lần, tỷ lệ đứt gãy ADN TT<br /> tập trung chủ yếu vào nhóm đứt gãy trung bình và nhiều. Tỷ lệ BN thuộc nhóm<br /> DFI < 15% giảm dần theo số lần sẩy thai của BN. So sánh tỷ lệ DFI ≥ 15% ở nhóm sẩy<br /> thai 1 lần với nhóm > 2 lần và nhóm sẩy thai 2 lần với nhóm > 2 lần có khác biệt rõ rệt<br /> (p < 0,05). Đặc biệt ở nhóm sẩy thai > 2 lần, tỷ lệ đứt gãy ADN TT đều ở mức trung<br /> bình hoặc cao.<br /> 279<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> * Tỷ lệ đứt gãy ADN TT và tuổi BN:<br /> <br /> Biểu đồ 4: Tỷ lệ đứt gãy ADN TT và tuổi BN.<br /> Ở 3 nhóm tuổi từ 25 - 35, từ 35 - 45 và > 45, tỷ lệ BN ở nhóm đứt gãy nh (DFI < 15%)<br /> giảm dần so với độ tuổi. BN thuộc nhóm đứt gãy trung bình và nhiều tăng dần theo độ<br /> tuổi. Ở nhóm BN độ tuổi > 45, 55,2% BN có DFI > 30% so với nhóm DFI < 15% là<br /> 17,2% (p < 0,05). 27,6% BN có DFI 15 - 30% so với nhóm DFI < 15% (p < 0,05).<br /> 2. Kết quả nghiên cứu về mức đ đứt gãy AND.<br /> * Mức độ đứt gãy ADN TT và số lần sẩy thai:<br /> Bảng 1:<br /> Sẩy thai 1 lần<br /> (n = 51)<br /> <br /> Sẩy thai ≥ 2 lần<br /> (n = 18)<br /> <br /> r<br /> <br /> 8,1 ± 6,0<br /> <br /> 7,6 ± 4,5<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> Không có quầng nhiễm sắc (%)<br /> <br /> 13,4 ± 11,2<br /> <br /> 11,2 ± 6,4<br /> <br /> 0,28<br /> <br /> Quầng nhiễm sắc thoái hóa (%)<br /> <br /> 10,3 ± 7,9<br /> <br /> 9,8 ± 5,6<br /> <br /> 0,12<br /> <br /> Mức đ đứt gãy ADN TT<br /> Quầng nhiễm sắc nhỏ (%)<br /> <br /> Mức độ đứt gãy ADN TT phân loại theo quầng nhiễm sắc không có mối liên quan<br /> đến số lần sẩy thai.<br /> * Mức độ đứt gãy ADN TT và số lần thai lưu:<br /> Bảng 2:<br /> Thai lƣu 1 lần<br /> (n = 58)<br /> <br /> Thai lƣu ≥ 2 lần<br /> (n = 51)<br /> <br /> r<br /> <br /> 8,6 ± 7,3<br /> <br /> 7,7 ± 6,3<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> Không có quầng nhiễm sắc (%)<br /> <br /> 13,3 ± 10,8<br /> <br /> 11,4 ± 10,6<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> Quầng nhiễm sắc thoái hóa (%)<br /> <br /> 9,3 ± 7,1<br /> <br /> 8,8 ± 7,2<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> Mức đ đứt gãy ADN TT<br /> Quầng nhiễm sắc nhỏ (%)<br /> <br /> Mức độ đứt gãy ADN TT phân loại theo quầng nhiễm sắc không có mối liên quan<br /> đến số lần thai lưu.<br /> 280<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đánh giá t lệ đứt gãy ADN TT ở<br /> BN nam.<br /> * Tỷ lệ đứt gãy ADN TT:<br /> Đứt gãy AND gây tổn thương bộ máy<br /> di truyền, hậu quả làm giảm khả năng<br /> tham gia tạo hợp tử của TT và gây đột<br /> biến nên tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới<br /> mà vợ chồng có tiền sử sẩy thai, thai lưu,<br /> tỷ lệ đứt gãy ADN TT ở nhóm đứt gãy<br /> trung bình và cao chiếm chủ yếu (79,3%).<br /> Đứt gãy ADN TT có DFI ≥ 15% ảnh<br /> hưởng rõ rệt đến tiền sử sẩy thai, thai lưu<br /> của vợ.<br /> Nghiên cứu của Elzanaty và Humandai<br /> [5, 6] với BN có mức độ đứt gãy ADN<br /> TTDFI > 30%, cơ hội thụ thai tự nhiên<br /> hoặc làm IVF và các phương pháp hỗ trợ<br /> sinh sản khác gần như bằng không.<br /> Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi,<br /> 60 BN có TT đứt gãy DFI > 30% có hiện<br /> tượng thụ tinh. Kết quả này gợi ý một<br /> quan điểm khác trong thụ thai nhân tạo<br /> với trường hợp FDI > 30% và đối với BN<br /> có DFI > 30% nếu được điều trị sớm và<br /> điều trị đúng vẫn có cơ hội mang thai tự<br /> nhiên.<br /> * Tỷ lệ đứt gãy ADN TT và số lần sẩy<br /> thai, thai lưu:<br /> Khi so sánh 3 nhóm sẩy thai, tỷ lệ đứt<br /> gãy ADN TT bình thường (DFI < 15%)<br /> cao nhất ở nhóm sẩy thai 1 lần và giảm<br /> dần theo số lần sẩy thai, đặc biệt ở nhóm<br /> sẩy thai > 2 lần, 100% trường hợp BN<br /> thuộc nhóm đứt gãy trung bình và cao.<br /> Kết quả này tương tự với nghiên cứu đã<br /> <br /> công bố của Brahem S: tỷ lệ đứt gãy ADN<br /> TT của BN mà vợ chồng có tiền sử sẩy<br /> thai tăng đáng kể so với nhóm chứng [7].<br /> Như vậy, tỷ lệ đứt gãy ADN TT liên<br /> quan rõ đến số lần sẩy thai, khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê. Ở các trường hợp sẩy<br /> thai 1 lần, sẩy thai, thai lưu ngoài các<br /> nguyên nhân do vợ hay đứt gãy ADN TT<br /> còn chịu tác động của một số yếu tố khác<br /> như: môi trường làm việc có phóng xạ,<br /> thụ thai trong trường hợp người chồng bị<br /> ốm hay uống rượu làm chất lượng TT<br /> kém nên tỷ lệ sẩy thai cao (DFI < 15%).<br /> Với các trường hợp sẩy thai ≥ 2 lần, yếu<br /> tố ngoại cảnh ít ảnh hưởng hơn so với<br /> nguyên nhân nội sinh của vợ và chồng,<br /> nên tỷ lệ đứt gãy ADN TT tăng cao.<br /> * Tỷ lệ đứt gãy ADN TT theo tuổi:<br /> Trong nghiên cứu, DFI trung bình tăng<br /> theo tuổi của nhóm BN 25 - 35 tuổi, 35 45 tuổi và > 45 tuổi tăng rõ rệt theo tuổi.<br /> Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên<br /> cứu của Moskovtsev. Theo Moskovtsev,<br /> so với nhóm tuổi < 30, nhóm tuổi > 45 có<br /> tỷ lệ TT bị đứt gãy DFI tăng gấp đôi<br /> (15,2% so với 32,0%). Tỷ lệ đứt gãy ADN<br /> TT phụ thuộc vào cá thể từng BN và chịu<br /> tác động từ bên ngoài như hút thuốc lá,<br /> tia phóng xạ hay ăn uống có chất độc hại,<br /> tích lũy và tăng dần lên theo tuổi. Ngoài<br /> ra, oxy hóa là một trong những nguyên<br /> nhân gây oxy hóa phân tử và oxy hóa<br /> ADN gây đứt gãy AND. Khi tuổi càng cao,<br /> quá trình oxy hóa phân tử càng nhiều, là<br /> nguyên nhân gây lão hóa, đồng thời việc<br /> oxy hóa gây tổn thương AND nhiều hơn<br /> [8].<br /> 281<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1