intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động gây hoại tử và phân mảnh ADN tế bào đơn nhân máu ngoại vi người của cao sài đất (Wedelia Chinensis (Osbeck) Merr.)

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá tác động gây hoại tử và phân mảnh ADN tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi người (TBĐN) của cao chiết Sài đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động gây hoại tử và phân mảnh ADN tế bào đơn nhân máu ngoại vi người của cao sài đất (Wedelia Chinensis (Osbeck) Merr.)

  1. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GÂY HOẠI TỬ VÀ PHÂN MẢNH ADN TẾ BÀO ĐƠN NHÂN MÁU NGOẠI VI NGƯỜI CỦA CAO SÀI ĐẤT (WEDELIA CHINENSIS (OSBECK) MERR.) Nguyễn Thị Bảo Anh1, Nguyễn Thị Minh Thuận1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae) là dược liệu có hoạt tính điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác động của Sài đất trên các tế bào miễn dịch vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Đánh giá tác động gây hoại tử và phân mảnh ADN tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi người (TBĐN) của cao chiết Sài đất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuẩn bị dãy nồng độ khảo sát của cao toàn phần ethanol 50% và các cao phân đoạn cloroform, ethyl acetat, n-butanol của Sài đất từ 1-100 ppm trong môi trường nuôi cấy tế bào. Đánh giá tác động gây hoại tử và phân mảnh ADN của TBĐ b i cao chiết Sài đất trong 48 giờ và 72 giờ lần lượt bằng thử nghiệm lactat dehydrogenase và định lượng ADN phân mảnh. Kết quả: Sau 72 giờ nuôi cấy, cao phân đoạn cloroform và n-butanol gây phân mảnh ADN của TBĐ với IC50 tương ứng là 9,82 ppm và 16,96 ppm. Tế bào bị hoại tử nhiều nhất sau 48 giờ b i cao ethyl acetat (tăng 2,17% so với mẫu chứng), trong khi cao n-butanol gây hoại tử tế bào nhiều nhất sau 72 giờ (tăng 1,37% so với mẫu chứng). Kết luận: Các cao chiết Sài đất có khả năng gây hoại tử và phân mảnh ADN TBĐ . Từ khóa: Sài đất, TBĐ , hoại tử, lactat dehydrogenase, ADN phân mảnh ABSTRACT ASSESSMENT OF IN VITRO NECROTIC EFFECTS AND DNA FRAGMENTATION OF EXTRACTS OF WEDELIA CHINENSIS (OSBECK) MERR. ON HUMAN PERIPHERAL BLOOD MONONUCLEAR CELLS Nguyen Thi Bao Anh, Nguyen Thi Minh Thuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 4 - 2021: 62- 67 Background: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae is a medicinal plant with immunomodulatory activities. However, studies on the immunomodulatory effects of W. chinensis are still limited. Objectives: The aims of this study is to assess the in vitro necrotic effects and DNA fragmentation of crude extracts and fractions of W. chinensis on human peripheral blood mononuclear cells (PBMCs). Materials and methods: The concentrations of ethanol crude extract and chloroform, ethyl acetate, and n- butanol fractions of W. chinensis from 1 to 100 ppm were prepared in cell culture medium. The necrotic effects and DNA fragmentation of W. chinensis extracts on PBMCs were evaluated after 48 and 72 hours using lactate dehydrogenase assay and DNA fragmentation test. Results: After 72 hours of incubation, chloroform and n-butanol fractions of W. chinensis induced the DNA fragmentation with IC50 of 9.82 ppm and 16.96 ppm, respectively. The ethyl acetate fractions of W. chinensis induced the strongest cell necrosis after 48 hours (increase 2.17% compared to control), while n-butanol fractions of W. chinensis caused the strongest cell necrosis after 72 hours (increase 1.37% compared to the control). Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: TS.DS. Nguyễn Thị Minh Thuận ĐT: 0923559973 Email: ntmthuan@ump.edu.vn 62 B - Khoa học Dược
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Conclusion: The results of this study showed that W.chinensis may have potential necrotic effects and DNA fragmentation on human PBMCs. Keywords: Wedelia chinensis, PBMCs, necrosis, lactate dehydrogenase, DNA ĐẶT VẤNĐỀ tích đặc điểm thực vật tại Bộ môn Thực vật, khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trước khi Hiện nay thử nghiệm in vitro đánh giá sự tiến hành nghiên cứu. Phần khảo sát thực vật tăng trưởng và độc tính với tế bào nuôi cấy học của cây Sài đất, khảo sát độ ẩm, độ tro của thường được sử dụng để đánh giá độc tính hóa dược liệu và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học chất và sàng lọc thuốc. Các phương pháp đánh của dược liệu đã được thực hiện trong các giá độc tính tế bào dựa trên việc đánh giá các nghiên cứu trước(8). Dược liệu được xử lý sơ bộ chức năng tế bào, bao gồm: tính nguyên vẹn của như sau: mẫu dược liệu được rửa sạch nhằm loại màng tế bào, tính thấm của màng tế bào, hoạt bỏ bụi, tạp cơ học, để ráo, sấy khô ở 50 oC trong động của các enzym (lactat dehydrogenase - trong 4 ngày liên tiếp, sau đó được xay mịn và LDH)(1)… Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) sàng qua rây 2 mm, bảo quản trong chai thủy tinh Merr., Asteraceae) được sử dụng rộng rãi trong tránh ánh sáng. Độ tro toàn phần trung bình và y học cổ truyền với các công dụng bảo vệ gan, trị độ ẩm trung bình của 3 mẫu dược liệu được xác ho, tiêu chảy, vàng da và trị một số bệnh ngoài định lần lượt là 14,41 ±0,45% và 5,29 ±1,27%. da(2). Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy Sài đất có tính chống oxy hóa, bảo vệ Nguyên vật liệu gan, kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế tế bào Buồng đếm hemocytometer-Neubauer ung thư và điều hòa miễn dịch . Ở Việt Nam (3-6) (Quijing, TQ); Kính hiển vi quang học 2 thị kính chưa có nghiên cứu về tác động của cây Sài đất (Olympus, Nhật); môi trường nuôi cấy RPMI- trên hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu sử dụng thường 1640 và phytohaemagglutinin (PHA) (Gibco, xuyên Sài đất trong điều trị các bệnh lý mà Thermo Fisher); kháng sinh (penicillin, không kiểm soát liều lượng và thời gian sử dụng streptomycin), huyết thanh thai bò (Fetal Bovine thì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn Serum - FBS), Trypan blue (Sigma); Cytotoxic dịch. Lactate dehydrogenase (LDH) là một Detection LDH kit (Invitrogen, Thermo Fisher); enzym nội bào nên sự hiện diện của LDH trong dung dịch Ficoll (Hyclone, Gelifesciences); môi trường nuôi cấy là dấu hiệu của việc màng Diphenylamin (Kermel, Trung Quốc). tế bào bị tổn thương, dẫn đến chết tế bào theo cơ Phương pháp nghiên cứu chế hoại tử (necrosis)(7). Mục tiêu của đề tài này Điều chế cao toàn phần ethanol và các cao là đánh giá khả năng gây chết tế bào đơn nhân phân đoạn trong máu ngoại vi người (TBĐN) theo cơ chế Dựa theo kết quả của nghiên cứu trước đây(8) hoại tử (necrosis) hoặc phân mảnh ADN sử dụng dung môi ethanol 50% và chiết được (apoptosis) của cây Sài đất Wedelia chinensis thực hiện tương tự để thu được cao toàn phần (Osbeck) Merr., Asteraceae nhằm góp phần làm ethanol 50% Sài đất (cao TP). hiểu rõ hơn tác động trên hệ miễn dịch của cây Sau đó, phân tán cao toàn phần với lượng Sài đất. nước tối thiểu. Lắc phân bố lỏng - lỏng dịch cao ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU toàn phần lần lượt với 4 dung môi có độ phân Đối tượng nghiên cứu cực tăng dần: n-hexan (Hex), cloroform (CF), Dược liệu sử dụng trong nghiên cứu là phần ethyl acetat (EA), n-butanol (Bu) với tỉ lệ nước - trên mặt đất của cây Sài đất (Wedelia chinensis dung môi là 1:1 (v/v). Kiểm tra màu của mỗi (Osbeck) Merr. ), ở trạng thái khô, do công ty phân đoạn sau mỗi lần lắc, bằng cách cho bốc Dược liệu Việt Thảo cung cấp. Mẫu được phân hơi 10 giọt dịch chiết trên mặt kính đồng hồ và B - Khoa học Dược 63
  3. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 quan sát, đến khi không còn vết hoặc vết rất mờ Đánh giá tác động hoại tử TBĐN của cao toàn thì ngưng. Với mỗi phân đoạn dịch chiết thu phần và cao phân đoạn Sài đất bằng thử được, cô quay áp suất giảm ở 50 oC để loại bỏ nghiệm đo hoạt độ LDH dung môi. Phần dung môi còn lại được bốc hơi Các nồng độ cao toàn phần và cao phân đoạn trong tủ hút cho tới khối lượng không đổi, thu Sài đất được chuẩn bị bằng cách pha loãng dung được các cao đặc có độ ẩm và hiệu suất chiết dịch cao 40 mg/mL vào MNTCHC để thu được được trình bày trong Bảng 1. các dung dịch cao có nồng độ 0,1; 1; 10; 100 ppm, Bảng 1. Độ ẩm và hiệu suất chiết của cao toàn phần sau đó lọc qua màng lọc tiệt khuẩn 0,22 µm trước và các cao phân đoạn Sài đất khi cho vào môi trường thử nghiệm. Quy trình Cao chiết TP Hex CF EA Bu được thực hiện trên đĩa nuôi cấy tế bào 96 giếng Độ ẩm (%) 9,97 11,01 9,35 9,54 12,9 đáy bằng vô khuẩn có nắp với cao toàn phần của Hiệu suất chiết 24,08 0,83 5,81 4,23 3,01 Sài đất ở các nồng độ khác nhau, theo hướng (%) dẫn của nhà sản xuất Cytotoxic Detection LDH TP: toàn phần; Hex: n-hexan; CF: cloroform; kit (Invitrogen) để đánh giá độc tính tế bào. EA: ethyl acetat; Bu: n-butanol Mẫu thử gồm 50 µL huyền dịch 1x106 tế bào/mL và 50 µL dịch chiết cao. Mẫu chứng âm gồm 50 Phân lập TBĐN từ máu người toàn phần µL huyền dịch 1x106 tế bào/mL và 50 µL Thiết kế quy trình nghiên cứu đã được xem MTNCHC. Mẫu trắng thử gồm 50 µl dịch chiết xét và chấp thuận bởi Hội đồng đạo đức của Đại cao toàn phần hoặc các cao phân đoạn ở các học Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số nồng độ khác nhau và 50 µl MTNCHC. Mẫu 325/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày 12 tháng 05 năm 2020. trắng chứng âm là 100 µL MTNCHC. Đo độ hấp Mẫu máu toàn phần chống đông bằng thu (OD) ở bước sóng 490 nm với bước sóng đối EDTA (ethylenediaminetetraacetic acid) chứng là 680 nm ở thời điểm sau 48 giờ và 72 giờ được thu thập từ 10 tình nguyện viên khỏe nuôi cấy. Lặp lại thí nghiệm 3 lần, lấy kết quả mạnh. Toàn bộ quá trình phân lập TBĐN từ trung bình. máu toàn phần được thực hiện trong điều Tính kết quả theo công thức của Cytotoxic kiện vô trùng trong vòng 4 giờ kể từ thời Detection LDH kit (Invitrogen): điểm lấy máu. Quy trình phân lập TBĐN Tỉ lệ tế bào chết trong mẫu thử (%) = được tiến hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất dung dịch ficoll (Hyclone). Máu toàn phần được pha loãng với đệm PBS 1X theo tỉ lệ 1:2 (v/v). Thêm dung dịch ficoll vào máu Đánh giá tác động phân mảnh ADN trong pha loãng theo tỉ lệ 1,5:2 (v/v). Ly tâm với tốc TBĐN của các cao Sài đất độ 400 xg trong 30 phút ở 20 oC. Hút lớp Quy trình định lượng ADN phân mảnh TBĐN và đem rửa hai lần với 6 mL đệm PBS của tế bào TBĐN được thực hiện theo các 1X. Ly tâm với tốc độ 80 xg trong 10 phút ở nghiên cứu trước(9) và được tóm tắt như sau: 20 oC. Cắn TBĐN được phân tán vào môi Trên đĩa 96 giếng, cho vào các giếng 500 µl trường nuôi cấy hoàn chỉnh (MTNCHC) huyền dịch tế bào TBĐN (mật độ 1x106 tế gồm môi trường RPMI 1640 chứa hỗn hợp bào/ml), ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 37oC, độ ẩm kháng sinh penicillin/streptomycin 1% và 95 ±5% với 5% CO2 trong 2 giờ để ổn định tế FBS 10% (v/v). Tỷ lệ tế bào sống được xác bào. Đối với các mẫu thử, thêm 500 µl dịch định bằng phương pháp nhuộm trypan blue chiết cao toàn phần và các cao phân đoạn ở các và đếm tế bào bằng buồng đếm nồng độ pha loãng khác nhau vào từng giếng. Hemocytometer. Đối với mẫu chứng âm, thêm 500 µl MTNCHC 64 B - Khoa học Dược
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu vào từng giếng. Ủ đĩa 24 giếng trong tủ ấm ở toán bằng thuật toán non-linear regression. Sự nhiệt độ 37 oC, độ ẩm 95 ± 5%với 5% CO2. khác biệt giữa các giá trị trung bình được phát Sau 48 giờ và 72 giờ nuôi cấy tế bào, ly tâm hiện bằng phép kiểm t-test. Sự khác biệt được coi các tế bào trong giếng với tốc độ 1500 vòng/phút là có ý nghĩa thống kê nếu giá trị p < 0,05. để loại bỏ môi trường nuôi cấy. Sau khi phân tán KẾT QUẢ cắn tế bào vào 400 µl dung dịch đệm TE (pH 8,0), Kết quả đánh giá hoạt tính hoại tử TBĐN của 350 µl dung dịch đệm ly giải (pH 8,0) và ủ trong cao toàn phần và cao phân đoạn Sài đất bằng 30 phút ở 4 oC, đem ly tâm ở 13000 xg trong 15 thử nghiệm đo hoạt độ LDH phút ở 4 oC để tách ADN phân mảnh (phần dịch Sau 48 giờ, hoạt độ LDH đo được ở các mẫu nổi) và ADN nguyên vẹn (phần cắn ly tâm). tế bào tiếp xúc với các cao chiết ở các nồng độ Thêm 750 µl acid tricloracetic 10% vào eppendorf khảo sát tăng so với mẫu chứng âm. Điều chứa dịch và cắn ly tâm riêng biệt, ủ qua đêm ở này chứng tỏ cao toàn phần và các cao phân 4 oC. Sau khi ly tâm eppendorf với tốc độ 1400 xg đoạn có thúc đẩy quá trình hoại tử (necrosis) ở 4 oC trong 10 phút, thêm 500 µl acid tricloracetic TBĐN mạnh hơn. Tỉ lệ tế bào hoại tử do cao 5% vào phần cắn trong các eppendorf và đun ở toàn phần 1 ppm tăng 1,43% so với chứng 90 oC trong 15 phút. Sau khi ly tâm, hút 500 µl âm (p = 0,045). Tỉ lệ tế bào necrosis do cao dịch ly tâm cho vào 1 ml thuốc thử diphenylamin phân đoạn ethyl acetat 100 ppm tăng 2,17% chứa sẵn trong một eppendorf khác, trộn đều và so với chứng âm (p = 0,020). Phân đoạn n-butanol ủ qua đêm ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Đo làm tăng quá trình hoại tử tế bào so với mẫu độ hấp thu (OD) ở 600 nm. Mẫu trắng được tiến chứng ở các nồng độ (p = 0,027). hành song song, chứa acid tricloracetic 5%. Mỗi Sau 72 giờ nuôi cấy, cao toàn phần và cao mẫu tiến hành lặp lại 3 lần. phân đoạn tiếp tục làm tăng tỉ lệ tế bào hoại tử Tính toán kết quả: % ADN phân mảnh so với mẫu chứng. Cao toàn phần 1 ppm có tác = động gây hoại tử tế bào mạnh nhất (tỉ lệ tế bào hoại tử là 1,33%, tăng có ý nghĩa thống kê so với Xác định nồng độ cao gây tỉ lệ phân mảnh mẫu chứng, p= 0,002). Phân đoạn cloroform và ADN đạt 50% trong các mẫu thử nghiệm (IC50). phân đoạn ethyl acetat có tác động hoại tử tế bào Xử lý thống kê mạnh nhất ở nồng độ thấp 0,1 và 1 ppm với tỉ lệ tế bào hoại tử tăng khoảng 1% so với mẫu chứng Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft (p < 0,05). Phân đoạn n-butanol 100 ppm gây Excel 2013. Kết quả được biểu diễn dưới dạng hoại tử TBĐN mạnh nhất với tỉ lệ tế bào hoại tử trung bình (mean) ± độ lệch chuẩn (SD – là 1,33% (p = 0,006) (Bảng 2). standard deviation). Các giá trị IC50 được tính Bảng 2. Kết quả thử nghiệm LDH sau 48 và 72 giờ nuôi cấy (N = 3) Thời gian thử nghiệm Tỉ lệ tế bào hoại tử (%) 0,1 ppm 1 ppm 10 ppm 100 ppm 48 giờ Cao TP 23,64 ± 0,05 24,58 ± 0,01 24,25 ± 0,03 23,83 ± 0,05 CF 24,20 ± 0,10 24,87 ± 0,05 24,82 ± 0,16 24,30 ± 0,12 EA 23,78 ± 0,13 24,10 ± 0,13 24,03 ± 0,04 25,32 ± 0,06 Bu 24,67 ± 0,05 24,98 ± 0,10 24,43 ± 0,21 24,53 ± 0,16 Chứng âm 23,15 ± 0,05 72 giờ Cao TP 40,97 ± 0,21 40,36 ± 0,18 40,70 ± 0,13 41,12 ± 0,20 CF 40,56 ± 0,13 40,75 ± 0,01 40,37 ± 0,21 41,32 ± 0,02 EA 40,23 ± 0,10 40,95 ± 0,40 40,60 ± 0,04 41,27 ± 0,04 Bu 40,40 ± 0,60 40,63 ± 0,04 40,41 ± 0,05 41,40 ± 0,12 Chứng âm 40,03 ± 0,15 TP: toàn phần; Hex: n-hexan; CF: cloroform; EA: ethyl acetat; Bu: n-butanol; p
  5. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Kết quả đánh giá tác động phân mảnh ADN mảnh ADN trong các TBĐN xảy ra mạnh trong TBĐN của các cao Sài đất nhất ở các mẫu thử với cao phân đoạn cloroform và phân đoạn n-butanol, với nồng Sau 48 giờ xử lý tế bào với cao chiết, tỉ lệ độ IC50 lần lượt là 9,82 ppm và 16,96 ppm. ADN phân mảnh trong các mẫu thử tăng Trong khi đó, nồng độ IC50 của cao toàn không có ý nghĩa so với mẫu chứng. Sau 72 phần và phân đoạn ethyl acetat sự phân giờ nuôi cấy, tỉ lệ ADN phân mảnh ở các mảnh ADN được xác định sau 72 giờ nuôi mẫu thử với cao toàn phần cao hơn so với cấy là > 100 ppm (Bảng 3). mẫu chứng (p < 0,05). Tuy nhiên, sự phân Bảng 3. Kết quả phân mảnh ADN trong các TBĐ sau 72 giờ xử lý tế bào với cao Sài đất (N = 3) Loại cao chiết Tỉ lệ ADN phân mảnh (%) IC50 (ppm) 0,1 ppm 1 ppm 10 ppm 100 ppm a a a a Cao TP 49,24 ± 1,64 46,93 ± 1,90 47,93 ± 2,11 47,76 ± 1,97 >100 a a a a CF 55,01 ± 2,47 53,97 ± 3,20 64,44 ± 3,47 74,40 ± 0,50 9,82 a a EA 54,37 ± 2,26 45,71 ± 1,87 41,28 ± 1,50 40,53 ± 1,66 >100 a a a a Bu 52,30 ± 2,56 49,96 ± 1,15 55,60 ± 4,60 62,31 ± 2,48 16,96 Chứng âm 40,40 ± 1,11 TP: toàn phần; Hex: n-hexan; CF: cloroform; EA: ethyl acetat; Bu: n-butanol; a: khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mẫu chứng (p < 0,05) BÀNLUẬN cứu này cho thấy cao toàn phần và các cao phân Nghiên cứu này chọn dung môi chiết cao đoạn có tác động gây hoại tử TBĐN sau 48 giờ toàn phần Sài đất là ethanol 50% dựa trên kết nuôi cấy tế bào, trong đó tế bào bị hoại tử nhiều quả khảo sát của một nghiên cứu trước(8). Kết nhất bởi cao ethyl acetat 100 ppm (tăng 2,17% so quả định tính sơ bộ thành phần hóa học trong với mẫu chứng). Tỉ lệ tế bào hoại tử sau 72 giờ các nghiên cứu trước cho thấy cao toàn phần Sài tăng nhiều nhất ở mẫu thử với cao n-butanol 100 đất có chứa nhiều thành phần, gồm các hợp chất ppm (tăng 1,37% so với mẫu chứng). phenolic, coumarin, flavonoid, saponin, tannin, Một nghiên cứu trước đó về tác động của đường khử, triterpenoid(8,10). Phân đoạn phân đoạn cloroform của cây Sài đất trên tế bào cloroform có chứa các hợp chất kém phân cực TBĐN đã ghi nhận phân đoạn cloroform của Sài thuộc nhóm triterpenoid, coumarin và chứa ít đất làm tăng tỉ lệ tế bào chết theo chương trình hợp chất phenolic, là những nhóm hợp chất đã (apoptosis) sớm 15,4% so với mẫu chứng(17). được ghi nhận có tác động kháng viêm và điều Trong nghiên cứu này, kết quả đánh giá tác hòa miễn dịch(11-14). Điều này phù hợp với các động cảm ứng quá trình apoptosis của cao toàn nghiên cứu trước đây cho thấy cây Sài đất có tác phần bằng thử nghiệm ADN phân mảnh cho dụng kháng viêm, điều hòa miễn dịch(5,15). thấy tỉ lệ ADN phân mảnh không phụ thuộc vào Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh nồng độ. Nồng độ IC50 của cao phân đoạn cao chiết Sài đất có tác động gây giảm số lượng cloroform và n-butanol gây phân mảnh ADN TBĐN, là phân đoạn giàu tế bào miễn dịch và có của TBĐN được xác định lần lượt là 9,82 ppm và nhiều vai trò trong quá trình viêm cũng như 16,96 ppm sau 72 giờ nuôi cấy. Tác động này miễn dịch của cơ thể (8,10,16), nhưng vẫn chưa rõ cơ phụ thuộc vào thời gian và có thể liên quan tới chế gây độc của các phân đoạn cao chiết Sài đất. sự hiện diện của các nhóm hợp chất coumarin, Lactat dehydrogenase (LDH) là một enzym nội triterpen và saponin triterpen trong các cao bào. Sự hiện diện của LDH trong môi trường chiết(11-14). Những nghiên cứu trước đó đã ghi nuôi cấy là dấu hiệu của việc màng tế bào bị tổn nhận một số hợp chất thuộc nhóm triterpenoid thương, dẫn đến chết tế bào. Kết quả của nghiên có tác động cảm ứng quá trình apoptosis(18,19). 66 B - Khoa học Dược
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Các hợp chất thuộc nhóm coumarin cũng có tác mononuclear cell proliferation, interleukin-2 secretion and antioxidant activity. MedPharmRes, 5(1):23-29. động cảm ứng quá trình apoptosis bằng cách 11. Harun NH, Septama AW, Ahmad WANW, Suppian R (2020). hoạt hóa các protein liên quan đến quá trình Immunomodulatory effects and structure-activity relationship of botanical pentacyclic triterpenes: A review. Chinese Herbal apoptosis(20). Medicines, 12 (2):118-124. KẾT LUẬN 12. Kumar SV, Kumar SP, Rupesh D, Nitin K (2011). Immunomodulatory effects of some traditional medicinal plants. Nghiên cứu này chứng minh các cao chiết J Chem Pharm Res, 3(1):675-684. Sài đất có khả năng làm hoại tử và phân mảnh 13. Top H, Sarikahya NB, Nalbantsoy A, Kirmizigul S (2017). Immunomodulatory, hemolytic properties and cytotoxic activity ADN các TBĐN. Kết quả nghiên cứu này có thể potent of triterpenoid saponins from Cephalaria balansae. định hướng cho nghiên cứu phân lập các chất có Phytochemistry, 137:139-147. tác dụng ức chế TBĐN từ cây Sài đất. 14. Yang LL, Wang MC, Chen LG, Wang CC (2003). Cytotoxic activity of coumarins from the fruits of Cnidium monnieri on TÀI LIỆU THAMKHẢO leukemia cell lines. Planta Med, 69(12):1091-1095. 15. Maji AK, Mahapatra S, Banerji P, Banerjee D (2015). 1. Li W, Zhou J, Xu Y (2015). Study of the in vitro cytotoxicity testing Immunomodulatory effect of Wedelia chinensis and of medical devices. Biomed Rep, 3(5):617-620. demethylwedelolactone by interfering with various inflammatory 2. Nomani I, Mazumder A, Chakraborthy GS (2013). Wedelia mediators. Oriental Pharmacy and Experimental Medicine, 15(1):23-31. chinensis (Asteraceae) - An overview of a potent medicinal herb. 16. Nguyễn Thanh Thy, Nguyễn Thị Bảo Anh, Nguyễn Thị Minh Int J PharmTech Res, 5(3):957-964 Thuận (2018). Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy in vitro tế bào đơn 3. Bora KS, Pant A (2018). Evaluation of anxiolytic activity of W. nhân được chiết từ máu ngoại vi người. Tạp Chí Khoa Học Trường chinensis Merrill leaves. The Journal of Phytopharmacology, 7(1):19-24. Đại học Cần Thơ, 55(1):71-78. 4. Deeb D, Gao X, Liu Yb, Pindolia K, Gautam SC (2014). 17. Nguyễn Thị Minh Thuận, Lê Thị Thảo Nguyên (2020). Đánh giá tác Pristimerin, a quinonemethide triterpenoid, induces apoptosis in động gây độc và chết theo chương trình của cao phân đoạn chiết từ pancreatic cancer cells through the inhibition of pro-survival Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., trên tế bào đơn nhân máu ngoại vi Akt/NF-κB/mTOR signaling proteins and anti-apoptotic Bcl-2. Int người. Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 11(4):18-23). J Oncol, 44(5):1707-15. 18. Darah I, Lim SH, Nithianantham K (2013). Effects of methanol 5. Huang YT, Wen CC, Chen YH, Huang WC, Huang LT, Lin WC, extract of Wedelia chinensis (Osbeck) Asteraceae leaves against Arulselvan P, Liao JW, Lin SH, Hsiao PW, Kuo SC, Yang NS pathogenic bacteria with emphasise on Bacillus cereus. Indian J (2013). Dietary uptake of Wedelia chinensis extract attenuates Pharm Sci, 75(5):533–539. dextran sulfate sodium-induced colitis in mice. PLoS ONE. 19. Reyes-Zurita FJ, Pachón-Peña G, Lizárraga D, Rufino-Palomares 8(5):e64152. EE, Cascante M, Lupiáñez JA (2011). The natural triterpene 6. Mishra G, Sinha R, Verma N, Khosa RL, Garg VK, Singh P (2009). maslinic acid induces apoptosis in HT29 colon cancer cells by a Hepatoprotective activity of alcoholic and aqueous extracts of JNK-p53-dependent mechanism. BMC Cancer, 11:154-154. Wedelia chinensis. Pharmacologyonline, 1:345-356. 20. Lopez-Gonzalez JS, Prado-Garcia H, Aguilar-Cazares D, Molina- 7. Kumar P, Nagarajan A, Uchil PD (2018). Analysis of cell viability Guarneros JA, Morales-Fuentes J, Mandok JJ (2004). Apoptosis by the lactate dehydrogenase assay. Cold Spring Harb Protoc, and cell cycle disturbances induced by coumarin and 7- 2018(6):doi: 10.1101/pdb.prot095497. hydroxycoumarin on human lung carcinoma cell lines. Lung 8. Nguyễn Thị Minh Thuận, Lê Hoàng Hạnh Đan, Nguyễn Thị Bảo Cancer, 43(3):275-283. Anh (2020). Đánh giá tác động trên sự tăng sinh in vitro tế bào đơn nhân máu ngoại vi người và hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 24(2):106-113. Ngày nhận bài báo: 21/12/2020 9. Knethen AV, Brockhaus F, Kleiter I (1999). NO-Evoked Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/05/2021 macrophage apoptosis is attenuated by cAMP-induced gene expression. Molecular Medicine, 5(10):672-684. gày bài báo được đăng: 20/08/2021 10. Thuan Thi Minh Nguyen, Nguyen Thi Thao Le (2021). Inhibitory effect of medicinal plants on in vitro human peripheral blood B - Khoa học Dược 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0