TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 25, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA FAO <br />
PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP <br />
Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng, Nguyễn Quang Tuấn<br />
Phạm Bá Thuấn, Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Từ Đức<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học <br />
Huế<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi Quốc gia và là tư <br />
liệu sản xuất đặc biệt của nền sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy, từ năm 1970, <br />
nhiều quốc gia đã phát triển các hệ thống đánh giá đất đai và các nhà nghiên cứu thấy <br />
rằng cần phải có những cuộc thảo luận quốc tế để tiêu chuẩn hoá vấn đề này nên đã <br />
có 2 Ủy ban được thành lập và dự thảo văn kiện tổng quát đầu tiên ra đời (FAO, <br />
1972). Dự thảo này đã được Brinkman và Smyth sửa chữa, bổ sung và cho ra đời bản <br />
hướng dẫn về “Đánh giá đất đai” đầu tiên (1973). Năm 1975, các chuyên gia hàng <br />
đầu về đánh giá đất đai của FAO đã biên soạn lại toàn bộ nội dung và cho ra đời tài <br />
liệu “Nội dung cho việc đánh giá đất đai” (1976). Hiện nay, phương pháp đánh giá <br />
đất đai của FAO đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và đã cho <br />
những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. <br />
Vùng đồi núi Lệ Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 2.108,2 km2 và có sự phân <br />
hoá phức tạp đã hình thành nên 5 nhóm đất chính với 20 loại đất. Việc khai thác sử <br />
dụng tài nguyên đất đai ở đây còn mang tính tự phát, chưa được hoạch định một cách <br />
rõ ràng nên đời sống nhân dân thiếu ổn định, kinh tế khó khăn và làm cho đất đai <br />
ngày càng bạc màu. Chính vì vậy, việc ứng dụng những thành tựu mới về đánh giá <br />
đất đai của FAO vào điều kiện lãnh thổ vùng đồi núi Lệ Ninh phục vụ cho quy <br />
hoạch phát triển nông, lâm nghiệp trở nên vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao.<br />
2. TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CỦA FAO<br />
Theo FAO (1976) “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những <br />
tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất của đất đai mà loại <br />
<br />
<br />
105<br />
hình sử dụng đất yêu cầu phải có”[2]. Cũng trong năm 1976, tổ chức Nông Lương <br />
thế giới cho xuất bản cuốn sách ”Quy trình đánh giá đất đai” với các bước như sau:<br />
<br />
Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất của FAO (1976)<br />
1 2 3 5 6 7 8 9<br />
Xác định loại sử <br />
Xác Thu dụng đất Đánh giá Xác định môi Xác định loại Quy Ứng<br />
định thập 4 khả năng trường sử dụng thích hoạch dụng đánh <br />
mục tài liệu Xác định các đơn thích hợp và kinh tế hợp nhất sử dụng giá đất<br />
tiêu vị đất đai xã hội đất<br />
Quy trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất bao gồm 9 bước với nội dung <br />
cụ thể là:<br />
1. Xác định mục tiêu: Đây là bước quyết định trong quy trình đánh giá vì nó xác <br />
định trước nội dung, phương pháp và kinh phí cho việc nghiên cứu. Xác định mục tiêu <br />
chính xác sẽ đảm bảo cho việc điều tra đi đúng hướng và công việc đánh giá đất đai <br />
được thực hiện trôi chảy. 2. Thu thập số liệu: Phạm vi số liệu phục vụ cho đánh giá <br />
đất đai là rất lớn. Để giảm bớt thời gian và chi phí cho công tác này người ta thường tiến <br />
hành theo các phương pháp sau: thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá <br />
đất đai; phân loại sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn; sử dụng công nghệ mới như: <br />
ngân hàng dữ liệu, hệ thông tin địa lý (GIS), ảnh viễn thám...<br />
3. Xác định loại hình sử dụng đất: Một mảnh đất có thể được đưa vào nhiều <br />
loại hình sử dụng khác nhau nhưng thông thường thì không có hiệu quả như nhau. Vì <br />
vậy cần phải xem xét những loại hình sử dụng nào là đặc trưng và có triển vọng.<br />
4. Xác định đơn vị đất đai: Đơn vị đất đai được sử dụng làm cơ sở cho đánh <br />
giá đất là thể tổng hợp của nhiều loại bản đồ đơn tính được chồng xếp lên nhau. <br />
5. Đánh giá mức độ thích hợp: Khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một <br />
đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất được xác định. Mức độ thích hợp đất <br />
đai được phân ra thành 2 cấp (categories) là thích hợp (S) và không thích hợp (N). Các <br />
cấp này lại được chia ra các hạng (classes) như: rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít <br />
thích hợp hoặc thích hợp có điều kiện (S3), không thích hợp hiện tại (N1), không thích <br />
hợp vĩnh viễn (N2). <br />
6. Xác định môi trường và kinh tế xã hội: Đánh giá đất đai cần tính đến hiệu <br />
quả kinh tế xã hội của các loại hình sử dụng đất được đề nghị và tác dụng môi <br />
trường ở khu vực đánh giá. Việc điều tra các vấn đề kinh tế xã hội như: dân số, lao <br />
động, thị trường, sở hữu ruộng đất, phong tục và văn hoá địa phương... là rất cần <br />
thiết khi làm công tác quy hoạch. <br />
7. Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất: Các đơn vị đất đai được xếp loại <br />
theo mức độ thích hợp đối với từng loại hình sử dụng đất hay một nhóm cây trồng <br />
106<br />
cụ thể. Yêu cầu của các loại sử dụng đất được đối sánh với đặc tính hay chất lượng <br />
của từng đơn vị đất đai để tìm ra loại sử dụng đất thích hợp nhất trên từng đơn vị <br />
đất đai riêng biệt, trong đó các vấn đề về kinh tế xã hội và môi trường cũng phải <br />
được đề cập đến.<br />
8. Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch đất đai được tiến hành từ công tác đánh <br />
giá đất và trên cơ sở những kiến nghị về sử dụng đất ở từng khu vực. Trong khi việc <br />
đánh giá đất đai thường tập trung vào tiềm năng của các đơn vị đất đai riêng lẻ, thì quy <br />
hoạch sử dụng đất lại được tiến hành trên quy mô tổng thể và phải xác định mối quan <br />
hệ giữa các loại hình sử dụng [3]. <br />
9. Ứng d ụng đánh giá đấ t: Mục đích cuối cùng của đánh giá và quy hoạch <br />
đất đai là áp dụng những kết qu ả đánh giá, các phươ ng án quy hoạch s ử dụng <br />
đất vào thực tiễn sản xuất nhằm đư a lạ i hiệu quả cao hơn. <br />
3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH<br />
3.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:<br />
Vùng đồi núi Lệ Ninh được giới hạn bởi toạ độ địa lý: 16 055’17” 170 26’16” <br />
độ vĩ Bắc, 106017’57” 106057’23” độ kinh Đông. Phía Bắc của vùng giáp thị xã <br />
Đồng Hới và huyện Bố Trạch, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), phía <br />
Tây giáp Lào và phía Đông là vùng đồng bằng ven biển của hai huyện Lệ Thủy và <br />
Quảng Ninh.<br />
Vùng đồi núi được xác định bởi khái niệm tương đối là một vùng lãnh thổ có <br />
thể đứng riêng lẻ hoặc liền giải có độ cao tương đối trên 10m và độ dốc từ 30 trở <br />
lên. Diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 2.108,2 km2. <br />
3.2. Địa hình:<br />
Toàn vùng đồi núi Lệ Ninh tỉnh Quảng Bình nằm ở phía Đông của dãy <br />
Trường Sơn, có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông và phân thành 2 nhóm dạng địa <br />
hình sau:<br />
Nhóm dạng địa hình núi: Bao gồm những dãy núi xen kẽ các khe sâu chiếm <br />
37% diện tích tự nhiên toàn vùng. Thuộc nhóm này chủ yếu là núi thấp với độ cao từ <br />
250 750m. Do vùng núi có độ dốc lớn, tầng đất thường mỏng và ở xa mực nước <br />
ngầm nên ít bị kết von. <br />
Nhóm dạng địa hình đồi: Là phần tiếp theo nằm ở phía Đông của vùng núi, <br />
với độ cao từ 10 250m, chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn vùng. Phía Bắc sông <br />
Long Đại chủ yếu là dạng địa hình đồi thấp, đồi bát úp. Từ Nam sông Long Đại trở <br />
vào xen kẽ giữa đồi cao, thung lũng và các núi đá vôi.<br />
3.3. Khí hậu<br />
Tỉnh Quảng Bình nói chung, vùng đồi núi Lệ Ninh nói riêng nằm trong vùng <br />
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nên khí hậu <br />
ở đây có những nét đặc thù riêng và khá phức tạp. Nhiệt độ bình quân năm là 24,4 0C <br />
107<br />
và lượng mưa trung bình khoảng 2.322mm/năm. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố <br />
không đều trong năm nên gây tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong các tháng ít mưa <br />
và ngập lụt trong các tháng mưa nhiều.<br />
Trong năm có hai mùa gió chính, tương ứng với hai mùa nóng, lạnh. Gió mùa hè <br />
thường xuất hiện từ tháng IV đến tháng VIII. Trung bình mỗi năm có khoảng trên dưới <br />
30 ngày có gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây <br />
trồng. Gió mùa đông thịnh hành từ tháng IX đến tháng III năm sau và thường kèm theo <br />
mưa. Theo tài liệu “Đặc điểm khí hậu Bình Trị Thiên” (1985) thì đây là khu vực chịu <br />
ảnh hưởng nhiều của bão. <br />
3.4. Thổ nhưỡng:<br />
Do lãnh thổ có sự phân hoá phức tạp đã hình thành nhiều nhóm đất với nhiều <br />
loại đất khác nhau. Theo hệ thống phân loại đất của FAO UNESCO, toàn vùng đồi <br />
núi Lệ Ninh có 06 nhóm đất chính được phân chia ra 20 loại đất được thể hiện ở <br />
bảng 1.<br />
Bảng 1: Hệ thống phân loại đất vùng đồi núi Lệ Ninh (theo FAO UNESCO).<br />
<br />
STT Tên đất Việt Nam Ký hiệu Tên đất FAO UNESCO Ký hiệu<br />
I NHÓM ĐẤT PHÙ SA P FLUVIOLS FL<br />
I.1 Đất phù sa chua Pc Dystric Fluviols FLd<br />
1) Đất phù sa chua glây nông Pcg1 Epi Gleyi Dystric Fluviols FLdg1<br />
II NHÓM ĐẤT MỚI BIẾN ĐỔI CM CAMBISOLS CM<br />
II.1 Đất mới biến đổi chua CMc Dystric Cambisols CMd<br />
2) Đất mới biến đổi chua glây nông CMcg1 Epi Gleyi Cambisols CMdg1<br />
III NHÓM ĐẤT XÁM X ACRISOLS AC<br />
III.1 Đất xám cơ giới nhẹ Xa Arenic Acrisols ACa<br />
3) Đất xám cơ giới nhẹ lẫn đá nhiều ở Xask1 Epi Skeletic Arenic Acrisols ACask1<br />
nông<br />
III.2 Đất xám bạc màu Xab Albic Acrisols ACab<br />
4) Đất xám bạc màu có tầng loang lổ Xabl2 Endo Plinthi Albic Acrisols ACabpt2<br />
sâu<br />
5) Đất xám bạc màu cơ giới nhẹ Xaba Arenic Albic Acrisols ACaa<br />
III.3 Đất xám feralit Xf Ferralic Acrisols ACf<br />
6) Đất xám feralit điển hình Xfh Hapli Ferralic Acrisols ACfh<br />
7) Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở nông Xfsk1 Epi Skeletic Ferralic Acrisols ACfsk1<br />
8) Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở sâu Xfsk2 Endo Skeletic Ferralic Acrisols ACfsk2<br />
9) Đất xám feralit đá nông Xfđ1 Epi Lithi Ferralic Acrisols ACfl1<br />
108<br />
10) Đất xám feralit đá sâu Xfđ2 Endo Lithi Ferralic Acrisols ACfl2<br />
III.4 Đất xám kết von Xfe Ferric Acrisols ACfe<br />
11) Đất xám kết von nông Xfe1 Epi Ferric Acrisols ACfe1<br />
12) Đất xám kết von sâu Xfe2 Endo Ferric Acrisols ACfe2<br />
13) Đất xám kết von ít sâu Xfe42 Endoi Ferric Acrisols ACfe2i<br />
14) Đất xám kết von ít glây Xfe4g2 Endo Geyi Ferric Acrisols ACfe4g2<br />
III.5 Đất xám loang lổ XL<br />
15) Đất xám loang lổ sâu XL2<br />
III.6 Đất xám mùn trên núi Xu Humic Acrisols ACu<br />
16) Đất xám mùn trên núi đá nông Xuđ1 Epi Lithi Humic Acrisols ACul1<br />
<br />
<br />
IV NHÓM ĐẤT VÀNG ĐỎ F<br />
IV.1 Đất nâu đỏ Fđ<br />
17) Đất nâu đỏ điển hình Fđh<br />
IV.2 Đất nâu vàng Fx<br />
18) Đất nâu vàng điển hình Fxh<br />
V NHÓM ĐẤT TẦNG MỎNG E LEPTOSOLS LP<br />
V.1 Đất tầng mỏng chua Ec Dystric Leptosols LPđ<br />
19) Đất tầng mỏng chua điển hình Ech Hapli Dystric Leptosols LPđh<br />
20) Đất tầng mỏng chua kết von Ecfe Ferric Dystric Leptosols LPđfe<br />
Núi đá, sông ngòi<br />
3.5. Thuỷ văn<br />
Vùng đồi núi Lệ Ninh có hệ thống sông suối phân bố tương đối đều như các <br />
sông: sông Kiến Giang, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn, Phú Hoà, Rào Nậy, Rào Con, <br />
Long Đại. Trong vùng có những hồ đập lớn như Cẩm Ly, Phú Hoà, An Mã và hàng <br />
chục hồ nhỏ khác cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất ở vùng đồi núi cũng như <br />
vùng đồng bằng.<br />
Ngoài ra, vùng gò đồi do cấu trúc địa hình và địa thế thuận lợi để xây dựng các <br />
hồ chứa hoặc đập dâng nên đã mở ra triển vọng lớn cho việc xây dựng các công trình <br />
thuỷ lợi lớn như hồ Bang, hồ Khe Văn... nhằm cung cấp nước t ưới cho cây trồng vào <br />
mùa khô hạn và nuôi cá.<br />
4. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH<br />
4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ<br />
<br />
<br />
109<br />
Với quy trình chung về đánh giá đất đai nêu trên, tuỳ thuộc vào tình hình cụ <br />
thể mà xác định mục tiêu, nhiệm vụ và có giải pháp thực hiện hợp lý. Riêng với điều <br />
kiện lãnh thổ nghiên cứu, việc đánh giá đất đai cần đạt được 2 mục tiêu là:<br />
Xác định tài nguyên đất đai về số lượng, chất lượng và khả năng sử dụng.<br />
Đánh giá, phân hạng thích nghi cho một số nhóm cây trồng và đề xuất sử dụng <br />
hợp lý.<br />
Để đạt được các mục tiêu trên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau:<br />
Trên cơ sở các loại bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... <br />
tiến hành lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu và thành lập bản đồ đơn vị đất đai phục vụ <br />
cho việc đánh giá. <br />
Đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp đất đai được áp dụng theo nội dung <br />
phương pháp của FAO vào điều kiện cụ thể ở vùng đồi núi Lệ Ninh.<br />
Đề xuất sử dụng đất theo phương pháp phân tích hệ thống trên quan điểm <br />
sinh thái và phát triển bền vững.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
110<br />
111<br />
4.2. Lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:<br />
Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thì trước hết phải lựa chọn và phân cấp <br />
các chỉ tiêu của bản đồ. Việc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu thì tuỳ thuộc vào tỷ <br />
lệ bản đồ, điều kiện khu vực nghiên cứu mà có thể phân ra các cấp khác nhau. Riêng <br />
lãnh thổ vùng đồi núi Lệ Ninh, bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng dựa trên 8 chỉ <br />
tiêu và được thể hiện ở bảng 2.<br />
Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu phân cấp đã xác định như ở bảng 2 và kết <br />
hợp với việc khảo sát thực địa cũng như tiến hành chồng xếp các loại bản đồ đơn <br />
tính, toàn bộ lãnh thổ vùng đồi núi Lệ Ninh được phân ra 112 đơn vị đất đai. Các loại <br />
bản đồ chúng tôi sử dụng để xác định và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng đồi <br />
núi Lệ Ninh đều có tỷ lệ 1/50.000. <br />
4.3. Kết quả đánh giá và phân hạng:<br />
Để đánh giá thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất, trước hết phải <br />
dựa theo yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng chủ yếu ở lãnh thổ nghiên <br />
cứu [5]. Riêng vùng đồi núi Lệ Ninh chúng tôi lựa chọn 4 nhóm sử dụng đất chủ yếu <br />
để đánh giá thích nghi là: Lúa nước 2 vụ có tưới; Hoa màu và cây công nghiệp ngắn <br />
ngày; Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả; Nông, lâm kết hợp.<br />
Việc đánh giá, phân hạng đất đai được thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 và <br />
mức độ thích hợp được phân thành 4 cấp là: S1: Rất thích hợp; S2: Thích hợp trung <br />
bình; S3: Kém thích hợp; N: Không thích hợp.<br />
Nguyên tắc phân hạng đượ c thực hiện theo sự kết hợp của các yếu tố giới <br />
hạn và lấy cấp hạn chế cao nhất để kết luận mức độ thích hợp đấ t đai. Như vậy, <br />
mức độ thích hợp của một loại hình sử dụng nào đó trên một đơn vị đấ t đai tuỳ <br />
thuộc vào hạng thấp nhất của một chỉ tiêu phân cấp. <br />
Mức độ thích hợp được xác định bằng việc so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất <br />
của các nhóm cây trồng và chất lượng của từng đơn vị đất đai [4]. Qua kết quả phân <br />
hạng mức độ thích hợp đất đai vùng đồi núi Lệ Ninh cho thấy:<br />
Hiện tại diện tích đất lúa nước 2 vụ có tưới ở vùng đồi núi Lệ Ninh là 1.542 <br />
ha, qua đánh giá thì diện tích trồng lúa thích hợp ở mức S2 là 13.200 ha, mức S3 là <br />
47.180 ha và N là 150.420 ha. Vì vậy, việc đầu tư mở rộng diện tích trồng lúa sẽ gặp <br />
khó khăn và không hiệu quả về kinh tế.<br />
Cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích thích hợp ở mức S2 <br />
là 37.720 ha, S3 là 66.260 ha và N là 106.840 ha.<br />
Diện tích cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả thích hợp mức S2 là <br />
18.250 ha, S3 là 36.526 ha và N là 156.044 ha.<br />
<br />
<br />
112<br />
Riêng diện tích để phát triển nông, lâm kết hợp thì ở đây tương đối nhiều: <br />
S2 là 65.560 ha, S3 là 82.653 ha và N là 62.607 ha nên việc xây dựng các mô hình kinh <br />
tế sinh thái nông hộ theo hướng nông, lâm kết hợp sẽ thế mạnh lâu dài của vùng đồi <br />
núi Lệ Ninh.<br />
Bảng 2: Chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai vùng đồi núi Lệ Ninh<br />
<br />
Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu<br />
1. Đất phù sa chua glây nông Pcg1<br />
2. Đất mới biến đổi chua glây nông CMcg1<br />
3. Đất xám cơ giới nhẹ lẫn đá nhiều ở Xask1<br />
nông Xabl2<br />
4. Đất xám bạc màu có tầng loang lổ sâu Xaba<br />
5. Đất xám bạc màu cơ giới nhẹ Xfh<br />
6. Đất xám feralit điển hình Xfsk1<br />
7. Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở nông Xfsk2<br />
I. Loại đất 8. Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở sâu Xfđ1<br />
9. Đất xám feralit đá nông Xfđ2<br />
10. Đất xám feralit đá sâu Xfe1<br />
11. Đất xám kết von nông Xfe2<br />
12. Đất xám kết von sâu Xfe42<br />
13. Đất xám kết von ít sâu Xfe4g2<br />
14. Đất xám kết von ít glây XL2<br />
15. Đất xám loang lổ sâu Xuđ1<br />
16. Đất xám mùn trên núi đá nông Fđh<br />
17. Đất nâu đỏ điển hình Fxh<br />
18. Đất nâu vàng điển hình Ech<br />
19. Đất tầng mỏng chua điển hình Ecfe<br />
20. Đất tầng mỏng chua kết von<br />
1. Tầng dày trên 100 cm D1<br />
II. Tầng dày 2. Tầng dày 50 100 cm D2<br />
3. Tầng dày dưới 50 cm D3<br />
1. Độ dốc từ 0 80 SL1<br />
III. Độ dốc 2. Độ dốc từ 8 150 SL2<br />
3. Độ dốc từ 15 250 SL3<br />
4. Độ dốc trên 250 SL4<br />
1. TPCG rất nhẹ (cát và cát pha) C1<br />
IV. Thành phần cơ giới 2. TPCG nhẹ (thịt nhẹ) C2<br />
3. TPCG trung bình (thịt trung) C3<br />
4. TPCG nặng (thịt nặng và sét) C4<br />
1. Rất chủ động I1<br />
<br />
113<br />
V. Điều kiện tưới 2. Ít chủ động I2<br />
3. Không được tưới I3<br />
1. Rất thuận lợi F1<br />
VI. Điều kiện tiêu 2. Ít thuận lợi F2<br />
3. Không thuận lợi F3<br />
VII. Nhiệt độ trung bình năm 1. Trên 250C ( > 9.0000C ) T1<br />
(hoặc tổng tích ôn năm) 2. Từ 22 250C ( 8.000 9.0000C ) T2<br />
3. Dưới 220C (