intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La. Độ phì nhiêu hiện tại của đất được đánh giá theo phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trên cơ sở xây dựng ma trận so sánh cặp đôi và xác định trọng số các chỉ tiêu về loại đất, tinh chất vật lý và hóa học của đất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La

  1. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT TỈNH SƠN LA Khương Mạnh Hà1*, Xuân Thị Thu Thảo2, Nguyễn Tuấn Dương1, Nguyễn Mạnh Hùng1, Trần Mạnh Công3 1 Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang 2 Trường Đại học Lâm nghiệp 3 Tổng cục Quản lý đất đai TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La. Độ phì nhiêu hiện tại của đất được đánh giá theo phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trên cơ sở xây dựng ma trận so sánh cặp đôi và xác định trọng số các chỉ tiêu về loại đất, tinh chất vật lý và hóa học của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 6 nhóm đất với 22 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm 56,88%, nhóm đất mùn đỏ vàng chiếm 35,35% và các nhóm đất còn lại chiếm 5,33% diện tích điều tra. Về kết quả phân cấp độ phì nhiêu, diện tích đất có độ phì ở mức thấp, trung bình và cao của tỉnh lần lượt là 321.359 ha, 5313.324 ha và 411.385 ha, tương ứng với 25,42%; 42,03% và 32,54% tổng diện tích điều tra. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đinh hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ khóa: độ phì nhiêu, sử dụng đất, tài nguyên đất, tính chất hóa học, tính chất vật lý. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ toàn quốc và bằng 37,84% tổng diện tích tự Tài nguyên đất đai có vai trò quan trọng nhiên vùng Tây Bắc. Sự đa dạng của yếu tố hàng đầu đối với quá trình phát triển kinh tế xã địa hình, khí hậu, đất đai và các nguồn tài hội của mỗi quốc gia. Trong đó, độ phì nhiêu nguyên phong phú khác cho phép tỉnh phát của đất có vai trò quan trọng trong việc chi triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp. Năm phối khả năng cung cấp các nguyên tố dinh 1960, bản đồ đất tỉnh Sơn La được thành lập ở dưỡng, đảm bảo chế độ nước, không khí, nhiệt tỷ lệ 1/100.000 với thông tin đơn giản về các và môi trường lý hóa học cho bộ rễ cây trồng loại đất chính, chỉ tiêu độ dày tầng đất mịn phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả được đánh giá theo thang 3 cấp (x :> 100 cm, y: hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp (Nguyễn 50 - 100 cm, z :< 50 cm), không thể hiện yếu Bình Nhự, Khương Mạnh Hà, 2017). Sử dụng tố địa hình, độ dốc. Giai đoạn 1995 - 2000, đất bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả, chủ động trong khuôn khổ dự án thủy điện Sơn La, đã có thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang trở 125 xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai thành chiến lược quan trọng, nhiệm vụ ưu tiên Châu được điều tra, chỉnh lý xây dựng bản đồ hàng đầu đối với mỗi quốc gia và có tính toàn đất phục vụ công tác tái định cư. Năm 2004, cầu. Khoản 1 Điều 32 Luật Đất đai năm 2013 kết quả dự án điều tra, đánh giá đất đai tỉnh đã quy định cụ thể về các hoạt động điều tra, Sơn La đã xây dựng báo cáo thuyết minh bản đánh giá đất đai bao gồm: điều tra, đánh giá về đồ đất (kèm thèo bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000) chất lượng đất, tiềm năng đất đai. Điều 33 đã (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, quy định rõ về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh 2005). Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề quản trong việc tổ chức thực hiện, công bố kết quả lý và sử dụng đất mà trực tiếp là độ phì nhiêu điều tra, đánh giá đất đai theo định kỳ 05 năm của đất chịu áp lực không nhỏ bởi sự gia tăng một lần (Quốc hội, 2013). dân số, phát triển kinh tế xã hội, mở rộng đô Tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là thị, phát triển công nghiệp, tác động biến đổi 1.412.349 ha, bằng 4,26% diện tích tự nhiên khí hậu. Hơn nữa, các tài liệu về tài nguyên đất * Corresponding author: hakm@bafu.edu.vn của tỉnh đã xây dựng chưa đồng bộ và đủ độ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020 79
  2. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường chi tiết để thỏa mãn nhu cầu thông tin cho công liệu: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng tác quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp, thống kê số liệu, tài liệu có liên quan đến nông lâm nghiệp, xây dựng định hướng phát vấn đề nghiên cứu. triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, chủ - Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE): động ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, Đánh giá, phân cấp độ phì nhiêu của đất trên việc chỉnh lý bản đồ đất nhằm đánh giá đầy đủ cơ sở xây dựng ma trận so sánh cặp đôi và xác và chính xác tài nguyên đất và độ phì đất hiện định trọng số. Cụ thể gồm: ma trận so sánh cặp tại là cấp thiết và có giá trị thực tiễn. đôi về loại đất và tính chất vật lý của đất (thứ 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tự ưu tiên loại đất, thành phần cơ giới và dung 2.1. Vật liệu nghiên cứu trọng); ma trận so sánh cặp đôi về tính chất hóa - Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ tài nguyên học của đất (thứ tự ưu tiên độ chua, chất hữu đất của tỉnh Sơn La; các chỉ tiêu lý tính, hóa cơ tổng số, dung tích hấp thu, ni tơ tổng số, tính, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng các phốt pho tổng số và kali tổng số) và ma trận so chất dinh dưỡng trong đất. sánh cặp đôi giữa các nhóm chỉ tiêu (thứ tự ưu - Vật liệu nghiên cứu: 523 mẫu đất, bản đồ tiên chỉ tiêu về loại đất và tính chất vật lý, tính hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất tỉnh Sơn La chất hóa học, chế độ tưới). năm 2004, các bản đồ chuyên đề, phần mềm - Phương pháp xây dựng bản đồ: Số hóa chuyên ngành để số hóa, chồng xếp bản đồ. bằng phần mềm MicroStation và Mapinfo và 2.2. Phương pháp nghiên cứu chồng xếp các bản đồ đơn tính trong GIS để - Phương pháp điều tra thứ cấp: Thu thập xây dựng bản đồ tài nguyên và độ phì nhiêu thông tin, tài liệu, số liệu thống kê đất đai, bản đất của tỉnh Sơn La. đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất tỉnh Sơn 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN La 2004, các bản đồ bản đồ chuyên đề tại các 3.1. Tài nguyên đất tỉnh Sơn La cơ quan chuyên môn của địa phương và các bộ, Tài nguyên đất tỉnh Sơn La được xác định ngành Trung ương. Tiến hành điều tra theo trên cơ sở kết quả đánh giá, xây dựng bản đồ tuyến (42 tuyến) và điều tra điểm (523 mẫu đất tỉnh Sơn La (Viện Quy hoạch và Thiết kế đất/2.615 khoanh đất điều tra) trên địa bàn 12 nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển đơn vị hành chính của tỉnh để phục vụ xây nông thôn, 2005) và kết quả điều tra thực địa dựng các bản đồ chuyên đề. chỉnh lý bản đồ đất năm 2017 (thể hiện qua - Phương pháp phân tích mẫu đất: Phân tích bảng 1). các chỉ tiêu lý, hóa học của 523 mẫu đất được So với bản đồ đất xây dựng năm 2004, kết áp dụng phương pháp phân tích theo Tiêu quả chỉnh lý bản đồ đất hiện tại không có chuẩn Việt Nam. Các chỉ tiêu phân tích độ phì nhiều sự thay đổi về số lượng nhóm đất với 6 nhiêu của đất gồm: thành phần cơ giới (phương nhóm (bổ sung thêm nhóm đất mùn Alít và pháp pipet), dung trọng (phương pháp ống trụ), lược bỏ nhóm đất cát), số lượng loại đất giảm độ chua của đất (máy đo pH), chất hữu cơ tổng 2 loại còn 22 loại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số (phương pháp Walkley - Black), dung tích quy trình và phương pháp kỹ thuật áp dụng hấp thu (phương pháp amonaxetat pH = 7), trong quá trình chỉnh lý xây dựng bản đồ đất nitơ tổng số (phương pháp Kjeldahl), phốt pho hiện tại được cập nhật theo các quy định hiện tổng số (phương pháp so màu), kali tổng số hành của Bộ Tài nguyên & Môi trường, đảm (phương pháp quang kế ngọn lửa), tổng số bảo yêu cầu về độ chính xác, đầy đủ, chi tiết muối tan (phương pháp khối lượng) và lưu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất, định huỳnh tổng số (phương pháp đốt khô). hướng sử dụng đất nông, lâm nghiệp hiệu quả - Phương pháp xử lý thông tin, tài liệu, số và bền vững. 80 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020
  3. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường Bảng 1. Tài nguyên đất tỉnh Sơn La STT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất phù sa P 10.698 0,85 1 Đất phù sa không được bồi chua Pc 252 0,02 2 Đất phù sa ngòi suối Py 10.446 0,83 II Nhóm đất đen R 6.142 0,49 3 Đất đen trên secpentin Rr 51 0,00 4 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan Ru 1.192 0,09 5 Đất đen cacbonat Rv 3.556 0,28 6 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat Rdv 1.343 0,11 III Nhóm đất đỏ vàng F 719.047 56,88 7 Đất nâu tím trên đá sa phiến thạch màu tím Fe 21.364 1,69 8 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 75.480 5,97 9 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 53.875 4,26 10 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu 55.134 4,36 11 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 358.584 28,37 12 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 58.842 4,65 13 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 84.815 6,71 14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 328 0,03 15 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 10.625 0,84 IV Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi H 446.808 35,35 16 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Hk 15.240 1,21 17 Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi Hv 56.913 4,50 18 Đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất Hs 230.951 18,27 19 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 75.528 5,97 20 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 68.176 5,39 V Nhóm đất mùn Alit A 22.633 1,79 21 Đất mùn vàng nhạt pôtzôn hóa A 22.633 1,79 VI Nhóm đất thung lũng D 5.205 0,41 22 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 5.205 0,41 VII Núi đá có rừng cây 53.535 4,24 Tổng diện tích điều tra 1.264.068 100,00 (Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Sơn La, 2017) Số liệu bảng 1 cho thấy, nhóm đất đỏ vàng chất hữu cơ và các cation trao đổi chặt hơn, có diện tích lớn nhất với 719.047 ha chiếm hầu như không xuất hiện kết von đá ong, mức 56,88% diện tích điều tra, với đặc tính cơ bản độ phong hoá feralit của đất và mẫu chất giảm là trong đất có quá trình tích lũy sắt, nhôm nên tầng đất thường mỏng hơn đất đỏ vàng tương đối, các chất kim loại kiềm, kiềm thổ và cùng đá mẹ. Tầng đất mặt thường có thành một số các chất khác bị rửa trôi. Tầng đất mặt phần cơ giới nhẹ, đất chua, hàm lượng mùn và thường có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, các chất tổng số ở mức giàu. Các nhóm đất còn hàm lượng mùn và các chất tổng số ở mức lại gồm đất phù sa, đất đen, đất mùn Alit, đất trung bình. Tiếp đến là nhóm đất mùn đỏ vàng thung lũng chiếm tỷ lệ nhỏ với 5,33% diện tích trên núi với 446.808 ha, chiếm 35,35% diện điều tra. tích điều tra, với đặc tính cơ bản là hàm lượng 3.2. Độ phì nhiêu hiện tại của đất tỉnh Sơn La chất hữu cơ khá cao, giảm dần theo chiều sâu Độ phì nhiêu hiện tại của đất tỉnh Sơn La phẫu diện, màu đất chuyển dần từ xám sẫm được xác định theo quy định kỹ thuật điều tra, sang nâu sẫm và nâu vàng, mối liên hệ giữa đánh giá đấ đai và quy định điều tra thoái hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020 81
  4. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường đất (Bộ Tài nguyên & Môi trường 2012, 2015). danh mục hệ thống phân loại đất Việt Nam Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của tỉnh (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996, 2000). được xác định theo hai nội dung: theo cấp độ 3.2.1. Thành phần cơ giới đất (TPCG) và theo mục đích sử dụng đất. Các nhóm đất, Kết quả đánh giá TPCG tầng đất mặt các loại đất của vùng được xác định tên dựa theo loại đất thể hiện cụ thể qua bảng 2. Bảng 2. Kết quả đánh giá thành phần cơ giới tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện STT Mục đích sử dụng đất Nhẹ Trung bình Nặng tích (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 123.780 34.718 206.393 364.891 2 Đất lâm nghiệp 242.399 28.813 307.521 578.733 3 Đất chưa sử dụng 193.800 33.118 93.526 320.444 Tổng số (ha) 559.979 96.649 607.440 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 44,30 7,65 48,05 100,00 Kết quả bảng 2 cho thấy, phần lớn đất tầng xác định TPCG đất là căn cứ quan trọng để bố mặt của tỉnh có TPCG nhẹ (44,30%) và nặng trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đề xuất các giải (48,05%), diện tích đất tầng mặt có TPCG pháp sử dụng và cải tạo đất phù hợp với mỗi trung bình (đất tốt), phù hợp với nhiều loại cây loại TPCG khác nhau. trồng chỉ có 7,65% diện tích điều tra, trong đó: 3.2.2. Dung trọng đất sản xuất nông nghiệp có 34.718 ha, chiếm Diện tích các loại đất có dung trọng tầng đất 9,51%; đất lâm nghiệp có 28.813 ha, chiếm mặt ở mức độ khác nhau thể hiện chi tiết qua 4,98% diện tích của loại đất. Việc phân cấp và bảng 3. Bảng 3. Kết quả xác định dung trọng của tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện STT Mục đích sử dụng đất Thấp Trung bình Cao tích (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 60.557 36.881 267.453 364.891 2 Đất lâm nghiệp 189.370 36.546 352.817 578.733 3 Đất chưa sử dụng 65.554 80.057 174.833 320.444 Tổng số (ha) 315.481 153.484 795.103 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 24,96 12,14 62,90 100,00 Kết quả đánh giá dung trọng cho thấy, phần 153.484 ha và 315.481 ha, tương ứng với lớn diện tích đất của tỉnh có tầng đất mặt 12,14% và 24,96% tổng diện tích điều tra (xuất (62,90%) có dung trọng ở mức cao, đất bị nén hiện ở hầu hết các nhóm đất), có đặc điểm đất chặt, ảnh hưởng đến chế độ nước, không khí tốt, khá tơi xốp và thích hợp cho nhiều loại cây trong đất, hấp thu dinh dưỡng, ít phù hợp với trồng. Trong định hướng sử dụng đất cần ưu cây trồng. Việc cải thiện mức độ tơi xốp, giảm tiên diện tích đất này cho phát triển các loại độ bí chặt trên diện tích đất này là rất cần thiết cây trồng hàng hóa là thế mạnh của tỉnh. để nâng cao hiệu quả chế độ nước, không khí, 3.2.3. Độ chua của đất (pHKCl) tăng dung tích hấp thu dinh dưỡng và cải thiện Kết quả xác định diện tích đất có độ chua độ phì nhiêu của đất. Diện tích đất có dung tầng đất mặt ở các mức độ khác nhau thể hiện trọng ở mức trung bình và thấp lần lượt là cụ thể qua bảng 4. 82 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020
  5. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường Bảng 4. Kết quả xác định độ chua của tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện STT Mục đích sử dụng đất Chua và Rất chua, kiềm Trung tính tích (ha) chua ít và kiềm yếu 1 Đất sản xuất nông nghiệp 91.035 200.692 73.164 364.891 2 Đất lâm nghiệp 110.299 344.238 124.196 578.733 3 Đất chưa sử dụng 25.798 247.360 47.286 320.444 Tổng số (ha) 227.132 792.290 244.646 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 17,97 62,68 19,35 100,00 Số liệu bảng 4 cho thấy, chỉ có 17,97% diện hoặc rất ít phù hợp với sự sinh trưởng và phát tích đất tầng mặt có pHKCl ở mức trung tính, triển của cây trồng) chiếm tỷ lệ thấp với đây là những khu vực đất đang được sản xuất 19,35% tổng diện tích điều tra, tập trung chủ nông nghiệp, lâm nghiệp có địa hình tương đối yếu ở đất trồng lúa nước và đất lâm nghiệp. bằng phẳng. Phần lớn diện tích tầng mặt các Vấn đề cải thiện độ chua của đất hoàn toàn có loại đất của tỉnh có pHKCl ở mức chua và chua thể thực hiện được thông qua biện pháp bố trí ít chiếm 62,68% tổng diện tích điều tra, đây là cơ cấu cây trồng hợp lý, bón vôi kết hợp bón những khu vực có độ dốc lớn, khi xuất hiện phân cân đối, áp dụng tổng hợp các biện pháp mưa nhiều và tập trung, lớp đất mặt đã bị rửa làm đất, canh tác để hạn chế rửa trôi kiềm. trôi, mất chất dinh dưỡng (trong đó có chất 3.2.4. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM%) kiềm như canxi, magiê, kali...) là nguyên nhân Kết quả xác định diện tích đất từ lớp thông làm cho đất bị chua. Diện tích đất tầng mặt có tin chuyên đề về OM% tầng đất mặt của tỉnh pHKCl ở mức rất chua, kiềm, kiềm yếu (không Sơn La thể hiện qua bảng 5. Bảng 5. Kết quả xác định chất hữu cơ tổng số của tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện tích STT Mục đích sử dụng đất Giàu Trung bình Nghèo (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 59.381 208.850 96.660 364.891 2 Đất lâm nghiệp 78.741 259.679 240.313 578.733 3 Đất chưa sử dụng 28.890 206.710 84.844 320.444 Tổng số (ha) 167.012 675.239 421.817 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 13,21 53,42 33,37 100,00 Diện tích điều tra có OM% ở mức trung trồng nếu quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh bình với 675.239 ha, chiếm 53,42%; diện tích mẽ. Trong quá trình sử dụng đất cần chú trọng có OM% tầng đất mặt ở mức nghèo có 421.817 áp dụng các biện pháp bảo vệ và khai thác hợp ha, chiếm 33,37% diện tích điều tra; Diện tích lý hàm lượng chất hữu cơ sẵn có trong đất để đất OM% ở mức giàu và trung bình chiếm tăng cường chất dinh dưỡng cho cây trồng, tiết 63,63% tổng diện tích điều tra, tập trung nhiều kiệm chi phí đầu tư phân bón. trên đất nông, lâm nghiệp. Điều này cho thấy 3.2.5. Hàm lượng Nitơ tổng số (N%) phần lớn diện tích đất đai tỉnh Sơn La khá tốt, Hàm lượng N% tổng số ở tầng đất mặt của thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây các loại đất thể hiện cụ thể qua bảng 6. Bảng 6. Kết quả xác định hàm lượng Nitơ tổng số của tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện tích STT Mục đích sử dụng đất Giàu Trung bình Nghèo (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 122.471 170.503 71.917 364.891 2 Đất lâm nghiệp 124.036 277.153 177.544 578.733 3 Đất chưa sử dụng 64.178 185.736 70.530 320.444 Tổng số (ha) 310.685 633.392 319.991 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 24,58 50,11 25,31 100,00 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020 83
  6. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường Kết quả xác định N% cho thấy 74,69% diện chiếm 22,47%, còn lại là trên đất sử dụng. Sự tích điều tra của tỉnh Sơn La có N% ở mức thiếu hụt nitơ trong đất gây ảnh hưởng không trung bình và giàu, trong đó, đất sản xuất nông nhỏ đến năng suất cây trồng và chất lượng đất nghiệp có N% ở mức trung bình và giàu chiếm đai, vì vậy trong những thời điểm cần thiết 80,29% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm phải tăng cường bổ sung đạm cho đất. nghiệp có tỷ lệ tương ứng là 69,32%. Diện tích 3.2.6. Hàm lượng phốt pho tổng số (P2O5%) đất có N% ở mức nghèo có 319.991 ha, chiếm Kết quả xác định hàm lượng P2O5% tầng đất khoảng 25,31% tổng diện tích điều tra, trong mặt các loại đất của tỉnh thể hiện chi tiết qua đó tập trung trên đất lâm nghiệp với 177.544 bảng 7. ha, chiếm 55,48%, đất nông nghiệp 71.917 ha, Bảng 7. Kết quả xác định hàm lượng phốt pho tổng số của tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện tích STT Mục đích sử dụng đất Giàu Trung bình Nghèo (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 282.288 65.742 16.861 364.891 2 Đất lâm nghiệp 433.143 93.458 52.132 578.733 3 Đất chưa sử dụng 196.736 118.199 5.509 320.444 Tổng số (ha) 912.167 277.399 74.502 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 72,16 21,94 5,89 100,00 Số liệu bảng 7 cho thấy, phần lớn diện tích điều tra. Diện tích có P2O5% ở mức nghèo tầng đất mặt của tỉnh Sơn La có P2O5% ở mức chiếm tỷ lệ thấp với 5,89% diện tích điều tra, giàu (72,16%) và trung bình (21,94%). Trong tập trung chủ yếu trên đất lâm nghiệp. Hầu hết đó, đất sản xuất nông nghiệp có P2O5% trong diện tích đất của tỉnh có hàm lượng P2O5% tầng đất mặt ở mức giàu xuất hiện nhiều trên trong đất phù hợp yêu cầu đối với mục đích đất trồng cây công nghiệp lâu năm, được chăm sản xuất nông, lâm nghiệp và cơ bản đáp ứng sóc tốt với 282.288 ha, chiếm 77,36 tổng diện yêu cầu các loại cây trồng hiện tại. tích đất nông nghiệp và 22,33% tổng diện tích 3.2.7. Hàm lượng Kali tổng số (K2O%) điều tra; đất sản xuất lâm nghiệp có P2O5% ở Kết quả xác định diện tích từ lớp thông tin mức giàu là 433.143 ha chiếm 74,84% diện chuyên đề về hàm lượng K2O% tầng đất mặt tích đất lâm nghiệp và 34,27% tổng diện tích thể hiện qua bảng 8. Bảng 8. Kết quả xác định hàm lượng kali tổng số của tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện tích STT Mục đích sử dụng đất Giàu Trung bình Nghèo (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 140.809 110.455 113.627 364.891 2 Đất lâm nghiệp 228.590 154.099 196.044 578.733 3 Đất chưa sử dụng 103.749 138.268 78.427 320.444 Tổng số (ha) 473.148 402.822 388.098 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 37,43 31,87 30,70 100,00 Kết quả xác định K2O% cho thấy, phần lớn chiếm tới 38,59%, tập trung ở đất trồng cây diện tích đất của tỉnh có K2O% tầng đất mặt ở hàng năm và đất trồng trồng cây công nghiệp mức giàu và trung bình là 69,30% diện tích lâu năm, được chăm sóc tốt, tỷ lệ này ở đất lâm điều tra. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 39,50% và đất chưa sử dụng chỉ có nghiệp có K2O% tầng đất mặt ở mức giàu 32,38%. Diện tích đất có K2O% ở mức nghèo 84 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020
  7. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường chiếm 30,70% diện tích điều tra, tập trung chủ Dung tích hấp thu của đất là chỉ tiêu được sử yếu ở đất nông, lâm nghiệp, nơi xảy ra hiện dụng rộng rãi trong đánh giá đất, là căn cứ tượng rửa trôi kiềm mạnh. Vì vậy trong quá quan trọng đề xây dựng chế độ bón phân, hay trình sử dụng đất cần tăng cường các biện pháp thực hiện các biện pháp cải tạo đất. Kết quả kỹ thuật hạn chế tối đa quá trình rửa trôi kiềm. xác định diện tích các loại đất có dung tích hấp 3.2.8. Dung tích hấp thu của đất (CEC – thu ở các mức độ thể hiện chi tiết qua bảng 9. lđl/100g đất) Bảng 9. Kết quả xác định dung tích hấp thu của tầng đất mặt Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện tích STT Mục đích sử dụng đất Thấp Trung bình Cao (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 63.719 283.142 18.030 364.891 2 Đất lâm nghiệp 228.020 331.845 18.868 578.733 3 Đất chưa sử dụng 167.147 151.370 1.927 320.444 Tổng số (ha) 458.886 766.357 38.825 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 36,30 60,63 3,07 100,00 Số liệu bảng 9 cho thấy, diện tích đất của dụng đất cần áp dụng các biện pháp cải thiện tỉnh có CEC chủ yếu ở mức trung bình với thành phần cơ giới đất, tăng hàm lượng keo đất 60,63% và mức thấp với 36,30% tổng diện tích và chất hữu cơ trong đất như cày lật đất, cày điều tra, diện tích có dung tích hấp thu ở mức sâu dần, kết hợp bón bùn ao, phù sa và phân cao chiếm tỷ lệ rất thấp với 3,07% tổng diện hữu cơ cho đất. tích điều tra. Ngoài đặc tính tự nhiên của đất, 3.2.9. Tổng hợp đánh giá độ phì nhiêu của đất việc sử dụng đất không hợp lý có tác động Độ phì nhiêu tầng đất mặt tỉnh Sơn La là kết không nhỏ đến kết cấu và dung tích hấp thu quả chồng xếp, tổng hợp các lớp thông tin của đất. Đối với đất sản xuất nông nghiệp, diện chuyên đề thành một lớp dữ liệu độ phì đảm tích đất có dung tích hấp thu tầng đất mặt ở bảo tất cả các khoanh đất điều tra đều có dữ mức thấp chỉ có 17,46%, còn lại là ở mức liệu thuộc tính của các chỉ tiêu đã được phân trung bình và cao (83,54%), tỷ lệ này tương cấp. Căn cứ vào kết quả chồng xếp và tổng hợp ứng ở đất lâm nghiệp là 39,40% và 60,60%. đã xác định được diện tích các loại đất có độ Dung tích hấp thu của đất phụ thuộc rất nhiều phì khác nhau (thể hiện cụ thể qua bảng 10 và thành phần cơ giới đất, hàm lượng keo đất và hình 1). chất hữu cơ trong đất, vì vậy trong quá trình sử Bảng 10. Kết quả xác định độ phì nhiêu của tầng đất mặt Phân cấp, đánh giá (ha) Diện tích STT Mục đích sử dụng Độ phì thấp Độ phì TB Độ phì cao điều tra (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 123.826 159.538 81.527 364.891 2 Đất lâm nghiệp 47.744 204.117 326.872 578.733 3 Đất chưa sử dụng 149.789 167.669 2.986 320.444 Tổng cộng (ha) 321.359 531.324 411.385 1.264.068 Cơ cấu (%) diện tích điều tra 25,42 42,03 32,54 100,00 Số liệu bảng 10 cho thấy, độ phì nhiêu của là nhiều nhất với 531.325 ha, chiếm 42,03% đẩt ở các mức độ khác nhau không có sự chênh diện tích điều tra, phân bố trên đất nông nghiệp lệch lớn về diện tích. Cụ thể: là 159.538 ha; đất lâm nghiệp là 204.117 ha và - Diện tích đất có độ phì ở mức trung bình đất chưa sử dụng là 167.669 ha. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020 85
  8. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường - Diện tích đất có độ phì ở mức cao là - Diện tích đất có độ phì ở mức thấp là 411.385 ha, chiếm 32,54% diện tích điều tra 321.359 ha, chiếm 25,42% diện tích điều tra, toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở diện tích đất lâm Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 33,94%; nghiệp với 326.872 ha, do phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp có 8,25% và đất chưa sử dụng đất có TPCG nặng, có mật độ che phủ cao và có 46,74% diện tích có độ phì nhiêu tầng đất thời gian che phủ thường xuyên nên bảo đảm mặt ở mức thấp, ít thuận lợi cho sinh trưởng và được hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng tổng số phát triển của cây trồng, cần đầu tư dinh dưỡng trong đất. cho đất (phân bón) trong quá trình sản xuất. Hình 1. Bản đồ độ phì nhiêu hiện tại của đất tỉnh Sơn La 3.3. Đánh giá chung về tài nguyên đất tỉnh tích có độ phì trung bình và cao chiếm 69,21%) Sơn La nhưng do ở địa hình cao, hiểm trở, dốc nhiều, Tài nguyên đất tỉnh Sơn La khá đa dạng với độ chia cắt lớn, nguy cơ xói mòn rất cao, hơn 22 loại đất thuộc 6 nhóm đất, trong đó nhóm nữa đa số diện tích đất này là khu vực đầu đất đỏ vàng và nhóm đất mùn đỏ vàng chiếm nguồn cần phòng hộ nên hướng sử dụng chính chủ yếu. Các đơn vị thuộc nhóm đất đỏ vàng là khoanh nuôi hoặc trồng và bảo vệ rừng đầu tuy có sự phân hoá về tính chất và độ phì nhiêu nguồn. theo mẫu đất, đá mẹ và điều kiện hình thành Phần lớn diện tích đất ở các khu vực có địa nhưng đều có đặc điểm chung là đất có phản hình thấp của tỉnh hiện đã được khai thác đưa ứng chua, lớp đất mặt thường bị xói mòn rửa vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây lương trôi theo bề mặt và chiều sâu nên hàm lượng thực, cây công nghiệp (cà phê, chè), cây ăn quả sét tầng mặt ít hơn các tầng sâu và hình thành (mận, nhãn, vải..). Các khu vực hiện đang bỏ tầng tích tụ sắt và nhôm. Phần lớn diện tích đất hoang hóa, trồng cây hàng năm trên đất dốc, có độ phì ở mức trung bình và cao (chiếm đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác và đất 77,47% diện tích của nhóm đất đỏ vàng), hầu chưa sử dụng có độ phì ở mức thấp, chiếm 0 hết diện tích đất đỏ vàng có độ dốc trên 15 đã 25,42% tổng diện tích điều tra. được khai thác sử dụng cho lâm nghiệp hoặc 4. KẾT LUẬN nông lâm kết hợp. Tài nguyên đất tỉnh Sơn La tương đối đa Đất mùn vàng đỏ có độ phì khá cao (diện dạng với 22 loại đất thuộc 6 nhóm. Trong đó 86 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020
  9. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường hai nhóm có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ đổi khí hậu của Sơn La. vàng và đất mùn đỏ vàng trên núi, có tỷ lệ lần TÀI LIỆU THAM KHẢO lượt là 56,88% và 35,35% diện tích điều tra, 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Thông các nhóm đất còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm đáng kể với 5,33% diện tích điều tra. Phần lớn 2012 về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất. diện tích đất đỏ vàng phân bố ở nơi độ dốc trên 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 150, có độ phì của đất ở mức trung bình và cao 2015 về Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất (chiếm 77,47% diện tích của nhóm đất đỏ đai. vàng), chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp hoặc 3. Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt nông lâm kết hợp. Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Độ phì nhiêu các loại đất có diện tích tương 4. Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996. Đất Việt đối đồng đều ở các mức độ cao, trung bình và Nam (Kèm theo bản chú giải bản đồ đất tỷ lệ thấp, không có sự chênh lệch nhiều, với tỷ lệ 1:1.000.000). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. lần lượt là 25,42%, 42,03% và 32,54% so với 5. Nguyễn Bình Nhự, Khương Mạnh Hà, 2017. tổng diện tích điều tra. Trong đó đất có độ phì Giáo trình Thổ nhưỡng. NXB Đại học Nông nhiêu cao tập trung nhiều trong đất lâm nghiệp nghiệp. với 326.872 ha (chiếm 56,48% tổng diện tích 6. Quốc hội, 2013. Luật đất đai. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. điều tra và 79,46% tổng diện tích các loại đất 7. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Sơn La, có độ phì nhiêu ở mức cao). 2017. Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ điều tra thoái Thực trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu là hóa đất kỳ đầu tỉnh Sơn La. căn cứ quan trọng cho định hướng quản lý và 8. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, sử dụng đất bền vững, đáp ứng mục tiêu phát 2005. Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Sơn La triển kinh tế xã hội, chủ động ứng phó với biến (kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000). SOIL RESOURCES AND SOIL FERTILITY OF SON LA PROVINCE Khuong Manh Ha1*, Xuan Thi Thu Thao2, Nguyen Tuan Duong1, Nguyen Manh Hung1, Tran Manh Cong3 1 Bac Giang Agriculture and Forestry University 2 Vietnam National University of Forestry 3 General Department of Land Administration SUMMARY The study aimed to assess the current status of land resources and soil fertility in Son La province. The current soil fertility was evaluated by the Multi Criteria Evaluation method (MCE) on the basis of generating a pair comparison matrix and determining the indicators of soil type, soil physical and chemical properties. The research results indicated that in Son La province, there were 6 soil groups with 22 soil types, of which red and yellow soil groups accounted for 56.88%, yellow red humus group accounted for 35.35% and the remaining soil groups accounted for 5.33% of the surveyed area. Regarding the fertility classification results, the land areas with low, medium and high fertility of the province are 321,359 ha, 5313,324 ha and 411,385 ha respectively, corresponding to 25.42%; 42.03% and 32.54% of the total investigated area. The research results played important role in determining the reasonable and sustainable land use orientation, which help in coping with climate change in Son La province. Keywords: chemical property, fertility, land use, physical property, soil resources. Ngày nhận bài : 25/8/2020 Ngày phản biện : 23/9/2020 Ngày quyết định đăng : 29/9/2020 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020 87
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2