TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Võ Thuận Thành và tgk<br />
<br />
_____________________________________________________________________________________________________________<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHUNG CỦA SINH VIÊN NỮ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
NGUYỄN VÕ THUẬN THÀNH*, PHAN THỊ MỸ HOA*, LÊ VIỆT ĐỨC*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sinh viên (SV) sư phạm, đặc biệt là nữ SV, ngoài các yêu cầu về kĩ năng giảng dạy,<br />
kiến thức chuyên môn… còn cần một nền thể lực chung để đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe,<br />
đảm bảo công tác giảng dạy. Thông qua tìm hiểu thực trạng thể lực chung của SV nữ<br />
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), bài báo đề xuất một<br />
số biện pháp nhằm chuẩn bị thể lực cho SV nữ Trường ĐHSP TPHCM có sức khỏe để học<br />
tập cũng như chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.<br />
Từ khóa: thể lực chung, giáo dục thể chất, sinh viên nữ.<br />
ABSTRACT<br />
Evaluating general physical strength of female students<br />
of Ho Chi Minh City University of Education<br />
Not only fulfill teaching skills and specialized knowledge, pedagogical students,<br />
especially female ones also have to have good health for teaching. Base on the research<br />
status of female students of Ho Chi Minh City University of Pedagogy, we make some<br />
suggestions in order to increase physical strength for studying as well as for future career.<br />
Keywords: physical strength, physical education, female student.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
Trong thời đại khoa học – kĩ thuật<br />
phát triển với tốc độ vũ bão, thực tiễn của<br />
cuộc sống hiện đại đã tạo ra áp lực rất lớn<br />
đối với đời sống con người. Cường độ<br />
lao động cao của nền sản xuất công<br />
nghiệp hiện đại đã tác động bất lợi đến<br />
hoạt động trí tuệ, tinh thần và đặc biệt là<br />
thể chất của các nguồn nhân lực, trong đó<br />
đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là<br />
lực lượng lao động trí óc. Để đảm bảo<br />
sức khỏe nói chung và sức khỏe thể chất<br />
nói riêng cho nguồn nhân lực có tay nghề<br />
cao, tất cả các quốc gia đều quan tâm đến<br />
nhân tố con người. Nhận thức tầm quan<br />
trọng của giáo dục thể chất trong chiến<br />
lược phát triển con người, các cấp lãnh<br />
*<br />
<br />
đạo đã có sự quan tâm đến việc giảng dạy<br />
chính khóa và ngoại khóa thể dục thể<br />
thao (TDTT) trong các bậc học. Tuy<br />
nhiên, công tác giáo dục thể chất (GDTC)<br />
trong các cấp vẫn còn một số hạn chế<br />
nhất định.<br />
Nguyên nhân của những điều bất<br />
cập nói trên có thể là do sự quan tâm<br />
chưa đầy đủ của các cấp lãnh đạo trong<br />
nhà trường về công tác GDTC. Mặt khác,<br />
điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học<br />
tập và tập luyện còn thiếu và chưa đạt<br />
chất lượng. Số lượng mỗi lớp học thường<br />
đông, trình độ đội ngũ giáo viên lại<br />
không đồng đều và còn yếu về các kĩ<br />
năng và trình độ chuyên môn. Vì vậy,<br />
những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ<br />
<br />
ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: thanhnvt@hcmup.edu.vn<br />
<br />
131<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Số 7(85) năm 2016<br />
<br />
_____________________________________________________________________________________________________________<br />
<br />
đến việc nâng cao chất lượng của giờ học<br />
thể chất nói chung và việc phát triển thể<br />
chất người học nói riêng. Bài viết này<br />
thông qua tìm hiểu thực trạng, đánh giá<br />
trình độ thể lực của SV nữ Trường ĐHSP<br />
TPHCM để có những đề xuất nhằm góp<br />
phần phát triển thể lực cho SV nữ Trường<br />
ĐHSP TPHCM – những giáo viên tương<br />
lai.<br />
2.<br />
Thực trạng kết quả đánh giá<br />
trình độ thể lực chung của nữ SV<br />
Trường ĐHSP TPHCM<br />
2.1. Cách thức kiểm tra<br />
Khách thể được kiểm tra gồm 700<br />
SV nữ năm nhất khóa 41, độ tuổi 18 - 20.<br />
Đánh giá trình độ thể lực chung được xác<br />
lập bao gồm các mặt: hình thái cơ thể,<br />
trạng thái chức năng và các tố chất thể<br />
lực chung: sức nhanh, sức mạnh, sức bền,<br />
độ mềm dẻo và sự khéo léo.<br />
Đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực<br />
chung theo một hệ thống các bài thử, cụ<br />
thể như sau:<br />
<br />
Về hình thái cơ thể: Kiểm tra chiều<br />
cao đứng (cm); trọng lượng cơ thể (kg);<br />
chỉ số Quetelet.<br />
Về trạng thái chức năng: Đánh giá<br />
công năng tim (HW).<br />
Về tố chất thể lực:<br />
- Sức nhanh: Chạy 30m xuất phát cao<br />
(giây) (30m XPC);<br />
- Sức mạnh (gồm 3 bài thử): Lực bóp<br />
tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng<br />
30’(số lần), bật xa tại chỗ (cm);<br />
- Sức bền: Chạy tùy sức 5’ tính<br />
quãng đường (m);<br />
- Độ mềm dẻo: Dẻo gập thân (cm);<br />
- Sự khéo léo: Chạy con thoi 4 x 10m<br />
(giây).<br />
Để bảo đảm sự chính xác và độ tin<br />
cậy của số liệu, phương pháp tính tuổi<br />
thập phân sinh học của J. M.Tanner và R.<br />
H. Witebouse được sử dụng trong nghiên<br />
cứu này.<br />
Phân tích số liệu cho thấy:<br />
a. Về hình thái cơ thể<br />
<br />
Hình 1. So sánh chiều cao, cân nặng, chỉ số Quetelet giữa nữ thanh niên Việt Nam<br />
(TNVN) và nữ SP<br />
<br />
132<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Võ Thuận Thành và tgk<br />
<br />
_____________________________________________________________________________________________________________<br />
<br />
- Chiều cao (cm): Nữ SV Trường<br />
ĐHSP TPHCM có chiều cao trung bình<br />
là 153,30cm ± 4,217, so với nữ TNVN<br />
cùng độ tuổi ở mức trung bình là<br />
154,87cm ± 4,195 (cao hơn 1,57cm).<br />
- Về trọng lượng cơ thể (kg): Nữ SV<br />
Trường ĐHSP TPHCM có trọng lượng<br />
cơ thể trung bình là: 43,73 (kg) ± 4,048,<br />
chỉ số tương ứng của nữ TNVN là 45,76<br />
(kg) ± 4,183 (cao hơn 2,03 kg).<br />
- Chỉ số Quetelet: Nếu nữ SV Trường<br />
ĐHSP có chỉ số Quetelet trung bình là<br />
2,86 ± 0,224, thì chỉ số Quetelet của nữ<br />
TNVN là 2,97 ± 0,246 (cao hơn 0,11).<br />
Như vậy, về mặt hình thái cơ thể,<br />
nữ SV Trường ĐHSP đều kém hơn nữ<br />
TNVN cùng độ tuổi 18. Tuy nhiên, nữ<br />
SV Trường ĐHSP TPHCM có chỉ số<br />
chiều cao và cân nặng vẫn ở mức trung<br />
<br />
bình của người Việt Nam cùng độ tuổi.<br />
Chỉ số Quetelet: 2,86 nằm trong khoảng 2<br />
đến 2,9 xếp loại rất gầy của người Việt<br />
Nam. Đây là những thông số cần lưu ý<br />
trong quá trình tuyển sinh và đào tạo của<br />
Trường ĐHSP TPHCM hiện nay.<br />
b. Về trạng thái chức năng cơ thể<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi xét<br />
về chỉ số công năng tim, nếu nữ SV<br />
Trường ĐHSP TPHCM có chỉ số công<br />
năng tim trung bình là 7,80, thì nữ TNVN<br />
cùng độ tuổi 18 có chỉ số công năng tim<br />
trung bình là 6,68. Ở cả 2 đối tượng nữ<br />
SV và nữ thanh niên, chỉ số công năng<br />
tim đều đạt mức trung bình, HW nằm<br />
trong khoảng từ 6-10. Song, ở nữ TNVN,<br />
chỉ số này thấp hơn 0,12 nên công năng<br />
tim tốt hơn. Có thể minh họa cho phân<br />
tích trên bằng Hình 2 dưới đây:<br />
<br />
Hình 2. So sánh chỉ số công năng tim giữa nữ TNVN và nữ SP<br />
<br />
133<br />
<br />
Số 7(85) năm 2016<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM<br />
<br />
_____________________________________________________________________________________________________________<br />
<br />
c. Về tố chất thể lực chung<br />
- Sức nhanh:<br />
<br />
Hình 3. So sánh thành tích chạy 30m XPC giữa nữ TNVN và nữ SP<br />
Chạy 30m XPC (s), nếu nữ SV trường ĐHSP TPHCM có thành tích chạy 30m<br />
trung bình là: 6,74 (s) ± 0,647, thì nữ TNVN cùng độ tuổi có thành tích 6,53 (s) ± 0,663<br />
(thành tích tốt hơn 0,21 (s)).<br />
- Sức mạnh (xem Bảng 1)<br />
Bảng 1. So sánh thành tích sức mạnh giữa nữ TNVN và nữ SP<br />
Nhóm<br />
Nữ VN<br />
Nữ SP<br />
<br />
Lực bóp tay<br />
(kg)<br />
28,96<br />
26,44<br />
<br />
Bật xa<br />
(cm)<br />
160,25<br />
155,56<br />
<br />
Gập bụng<br />
(lần)<br />
12,4<br />
10,47<br />
<br />
+ Bài thử lực bóp tay thuận (kg): Nếu nữ SV Trường ĐHSP TPHCM có thành<br />
tích trung bình là 26,44 kg ± 4,160, thì nữ TNVN cùng độ tuổi có thành tích tương ứng<br />
là: 28,96 kg ± 5,086 (lớn hơn 2,52 kg).<br />
+ Bật xa tại chỗ (cm): Nếu nữ SV Trường ĐHSP TPHCM có thành tích trung<br />
bình là 155,56cm ± 14,83, thì nữ TNVN cùng độ tuổi có thành tích tương ứng là<br />
160,25 cm ± 14,232 (cao hơn 4,69 cm).<br />
+ Nằm ngửa gập bụng 30 (s) số lần: Nếu nữ SV Trường ĐHSP đạt thành tích<br />
trung bình là 10,47 lần ± 3,633 lần, thì nữ TNVN cùng độ tuổi có thành tích tương ứng<br />
là 12,40 lần ± 3,455 (cao hơn 1,96 lần).<br />
- Sức bền (xem Hình 4):<br />
<br />
134<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Võ Thuận Thành và tgk<br />
<br />
_____________________________________________________________________________________________________________<br />
<br />
Hình 4. So sánh thành tích chạy 5p giữa nữ TNVN và nữ SP<br />
Bài thử chạy tùy sức 5’ tính quãng đường (m): Nếu nữ SV Trường ĐHSP có<br />
quãng đường chạy sau 5’ trung bình là 716,54 m ± 96,60 thì nữ TNVN cùng độ tuổi<br />
chạy được quãng đường là 722,30m ± 102,26 (nhiều hơn 5,76m).<br />
- Mềm dẻo (xem Hình 5):<br />
<br />
Hình 5. So sánh thành tích dẻo gập thân giữa nữ TNVN và nữ SP<br />
Bài thử dẻo gập thân (cm): Nữ SV Trường ĐHSP có thành tích dẻo gập thân<br />
trung bình là: 10,35(cm) ± 3,90 thì nữ TNVN đạt được thành tích trung bình là<br />
12,60(cm) ± 4,809.<br />
- Khéo léo:<br />
Bài thử chạy con thoi (giây) (xem Hình 6):<br />
<br />
135<br />
<br />