intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2013

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2013" có kết cấu nội dung trình bày với mục tiêu đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm 2013. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2013

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ  <br /> BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2013 <br /> Nguyễn Thị Kim Liên*, Ngô Minh Diệu*, Trần Thị Thu Sương*, Mai Ngọc Xuân*, Đặng Minh Xuân*<br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm 2013.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br /> Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3%, 3 khoa có tỉ lệ rửa tay cao nhất: ngoại thần kinh (73,8%), sơ<br /> sinh (72,6%), ung bướu huyết học (71,4%), thấp nhất là nội tổng hợp (31%). Về chức danh thì điều dưỡng có tỉ<br /> lệ rửa tay cao nhất 62,8%. Theo năm thời điểm rửa tay của tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt<br /> là: 48,9% trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 54,3% trước khi làm thủ thuật, 73,3% sau nguy cơ phơi nhiễm với dịch<br /> tiết, 59,7% sau khi tiếp xúc bệnh nhân, 48,7% sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân. Trong số<br /> nhân viên y tế tuân thủ rửa tay thì 61,8% thực hành rửa tay đúng theo qui trình. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các<br /> đối tượng khác biệt có ý nghĩa thống kê: 45,8% ở bác sĩ, 62,8% ở điều dưỡng/kỹ thuật viên, 38,1% ở hộ lý và<br /> 20% ở đối tượng khác.<br /> Kết luận: Phần lớn nhân viên y tế có hiểu biết về việc rửa tay nhưng sự tuân thủ thực hành rửa tay chưa<br /> cao. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3% cho thấy còn phân nữa cơ hội rửa tay bị bỏ qua. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay<br /> của bác sĩ còn thấp, tỉ lệ thực hành đúng qui trình rửa tay chưa cao chính vì vậy việc liên tục cập nhật kiến thức<br /> và triển khai các biện pháp nhắc nhở, đốc thúc rửa tay tại khoa là hết sức cần thiết.<br /> Từ khóa: Rửa tay, nhân viên y tế, nhiễm khuẩn bệnh viện.<br /> <br /> ABSTRACT <br /> HAND HYGIENE - A PRACTICING SURVEY IN MEDICAL STAFFS<br /> OF CHILDREN’S HOSPITAL 2, 2013<br /> Nguyen Thi Kim Lien, Ngo Minh Dieu, Tran Thi Thu Suong, Mai Ngoc Xuan,  <br /> Dang Minh Xuan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 71 ‐ 75 <br /> Objective: Evaluate the hand washing rate of Children’s Hospital 2’s medical satffs in 2013.<br /> Method: A cross-sectional study.<br /> Result: The hand washing rate in general was 55.3%. The top three departments in which most staffs<br /> washing hands were neuro-surgical department (73.8%), neonatal department (72.6% and oncological<br /> department (71.4%). General medical department had the lowest hand hygiene practice (31%). Among<br /> staffs, nurses had the highest hand wasing rate (62.8%). According to five-moment-hand-washing-regulation<br /> of WHO, the rate of before contacting to patient, before doing operations, after exposing to infectious<br /> secretion, after contacting to patient and after contacting to patient’s environment were 48.9%, 54.3%,<br /> 73.3%, 59.7% and 48.7% in sequence. Among medical staffs who practiced hand washing, there was 61.8%<br /> followed the correct protocol. The hand washing rates were different statistically significant among many<br /> positions with 45.8% for doctors, 62.8% for nurses/therapists, 38.1% for cleaning persons and 20% for the<br /> rest.<br /> Conclusion: While the majority of staffs had knowledge of hand washing, the practice rate was not high<br /> equally. The 55.3% rate generally revealed that a half of hand washing time was missed. The hygiene<br /> practice of doctors was low and the correct –washing rate was not high. As a result, it is necessary to<br /> usually update knowledge and apply encouragement as well as remind staffs.<br /> Key words: Hand washing, hand hygiene, medical staffs, and nosocomial infection.<br /> * Bệnh viện Nhi Đồng 2. <br /> Tác giả liên lạc: CNĐD Nguyễn Thị Kim Liên, ĐT: 0909381271, Email: nt_kimlien@yahoo.com. <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br /> <br /> 71<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> <br /> Với sự xuất hiện của một số bệnh gây ra bởi <br /> các vi sinh vật kháng thuốc và những tác nhân <br /> gây bệnh mới, nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn còn <br /> là  vấn  đề  quan  trọng  và  nan  giải  ngay  ở  các <br /> nước tiên tiến, với tỉ lệ nhiễm khuẩn chung khá <br /> cao 7‐10%. Thống kê cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn <br /> bệnh viện vào khoảng 5‐10% ở các nước đã phát <br /> triển  và  lên  đến  15‐20%  ở  các  nước  đang  phát <br /> triển.  5‐10%  nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  gây  thành <br /> các vụ dịch trong bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh <br /> viện kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7‐<br /> 15  ngày  và  làm  gia  tăng  sử  dụng  kháng  sinh <br /> cũng như kháng kháng sinh(4). <br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> <br /> Việc  lây  truyền  nhiễm  khuẩn  gây  ra  bệnh <br /> hầu  hết  là  qua  trung  gian  bàn  tay.  Do  đó,  một <br /> trong những khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ nhiễm <br /> khuẩn bệnh viện chính là thực hành rửa tay khi <br /> chăm sóc bệnh nhân(1). <br /> Rửa  tay  là  biện  pháp  đơn  giản  nhưng  hiệu <br /> quả làm giảm tỉ lệ lây nhiễm chéo nhưng thực tế <br /> theo quan sát thì việc tuân thủ rửa tay của nhân <br /> viên y tế lại chưa cao. Đánh giá mức độ tuân thủ <br /> rửa  tay  của  nhân  viên  y  tế  nhằm  xây  dựng  kế <br /> hoạch hành động phù hợp hướng đến mục tiêu <br /> <br /> Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý/nhân <br /> viên  khác  đang  công  tác  tại  các  khoa  lâm  sàng <br /> của Bệnh viện Nhi Đồng 2. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Nghiên cứu cắt ngang mô tả. <br /> <br /> Cỡ mẫu <br /> Lấy trọn. <br /> N = 1554. <br /> <br /> Tiêu chí chọn vào <br /> Nhân viên y tế có làm công tác chuyên môn <br /> hoặc  tiếp  xúc  với  bệnh  nhân  theo  5  thời  điểm <br /> của WHO và 2 thời điểm khuyến cáo của bộ y tế: <br /> + Trước khi tiếp xúc bệnh nhân. <br /> + Trước khi làm thủ thuật. <br /> + Sau khi tiếp xúc bệnh nhân. <br /> + Sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết. <br /> +  Sau  khi  tiếp  xúc  với  môi  trường  xung <br /> quanh bệnh nhân. <br /> + Sau khi tháo găng. <br /> + Khi chuyển từ vùng nhiễm sang vùng sạch <br /> <br /> kiểm soát lây nhiễm chéo và cũng là một vấn đề <br /> <br /> trên cùng 1 bệnh nhân. <br /> <br /> cần thiết cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn <br /> <br /> Tiêu chí loại ra <br /> <br /> trong bệnh viện, đây là lý do chúng tôi tiến hành <br /> <br /> Không phải là nhân viên của bệnh viện Nhi <br /> <br /> nghiên cứu này. <br /> <br /> Đồng 2 hoặc  nhân  viên  y  tế  đang  làm  công  tác <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> <br /> hành chánh, không tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân.<br /> <br /> Mục tiêu tổng quát<br /> <br /> Phương pháp thu thập số liệu <br /> <br /> Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên <br /> y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm 2013. <br /> <br /> Mục tiêu cụ thể<br /> <br /> Xử lý số liệu <br /> Nhập  bằng  Epi  Data  và  xử  lý  số  liệu  bằng <br /> <br /> Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo khoa. <br /> <br /> Stata 12.0. <br /> <br /> Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo chức danh.  <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> <br /> Tỉ  lệ  tuân  thủ  rửa  tay  theo  5  thời  điểm  của <br /> WHO. <br /> Tỉ lệ thực hành đúng theo quy trình rửa tay. <br /> <br /> 72<br /> <br /> Quan sát và phỏng vấn. <br /> <br /> Đề  tài được thực hiện  tại  23  khoa  lâm  sàng <br /> trong bệnh viện Nhi Đồng 2 với 1554 nhân viên <br /> y tế và kết quả đạt được như sau: <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br /> Bảng 1. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo khoa.<br /> Có<br /> <br /> KHOA<br /> Ngoại TK<br /> <br /> Không<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 31<br /> <br /> 73,8<br /> <br /> 11<br /> <br /> 26,2<br /> <br /> Sơ sinh<br /> <br /> 61<br /> <br /> 72,6<br /> <br /> 23<br /> <br /> 27,4<br /> <br /> UBHH<br /> <br /> 30<br /> <br /> 71,4<br /> <br /> 12<br /> <br /> 28,6<br /> <br /> Hồi sức<br /> <br /> 59<br /> <br /> 70,2<br /> <br /> 25<br /> <br /> 29,8<br /> <br /> Thận niệu<br /> <br /> 58<br /> <br /> 69,0<br /> <br /> 26<br /> <br /> 31,0<br /> <br /> Cấp cứu<br /> <br /> 27<br /> <br /> 64,3<br /> <br /> 15<br /> <br /> 35,7<br /> <br /> PT GMHS<br /> <br /> 108<br /> <br /> 64,3<br /> <br /> 60<br /> <br /> 35,7<br /> <br /> Tiêu hóa<br /> <br /> 47<br /> <br /> 56,0<br /> <br /> 37<br /> <br /> 44,0<br /> <br /> HSSS<br /> <br /> 47<br /> <br /> 56,0<br /> <br /> 37<br /> <br /> 44,0<br /> <br /> Hô hấp<br /> <br /> 23<br /> <br /> 54,8<br /> <br /> 19<br /> <br /> 45,2<br /> <br /> Tim mạch<br /> <br /> 23<br /> <br /> 54,8<br /> <br /> 19<br /> <br /> 45,2<br /> <br /> Nhiễm<br /> <br /> 45<br /> <br /> 53,6<br /> <br /> 39<br /> <br /> 46,4<br /> <br /> Dịch vụ 3<br /> <br /> 21<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 21<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> Ngoại TH<br /> <br /> 21<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 21<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> Liên chuyên khoa<br /> <br /> 21<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 21<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> DV hô hấp<br /> <br /> 40<br /> <br /> 47,6<br /> <br /> 44<br /> <br /> 52,4<br /> <br /> Bỏng CT<br /> <br /> 20<br /> <br /> 47,6<br /> <br /> 22<br /> <br /> 52,4<br /> <br /> CC nhiễm<br /> <br /> 40<br /> <br /> 47,6<br /> <br /> 44<br /> <br /> 52,4<br /> <br /> Dịch vụ 1<br /> <br /> 39<br /> <br /> 46,4<br /> <br /> 45<br /> <br /> 53,6<br /> <br /> Thần kinh<br /> <br /> 36<br /> <br /> 42,9<br /> <br /> 48<br /> <br /> 57,1<br /> <br /> Thận nội tiết<br /> <br /> 17<br /> <br /> 40,5<br /> <br /> 25<br /> <br /> 59,5<br /> <br /> Dịch vụ 2<br /> <br /> 32<br /> <br /> 38,1<br /> <br /> 52<br /> <br /> 61,9<br /> <br /> Nội tổng hợp<br /> <br /> 13<br /> <br /> 31,0<br /> <br /> 29<br /> <br /> 69,0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 859<br /> <br /> 55,3<br /> <br /> 695<br /> <br /> 44,7<br /> <br /> *  Nhận  xét:  Tỉ  lệ  tuân  thủ  rửa  tay  chung  là <br /> 55,3%, 3  khoa  có  tỉ  lệ  rửa  tay  cao  nhất  là  ngoại <br /> thần  kinh,  sơ  sinh,  ung  bướu  huyết  học.  Tỉ  lệ <br /> thấp nhất là nội tổng hợp (31%) <br /> Bảng 2. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo chức danh.<br /> Chức danh<br /> <br /> Có<br /> n<br /> <br /> Không<br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Bác sĩ<br /> <br /> 207<br /> <br /> 45,8<br /> <br /> 245<br /> <br /> 54,2<br /> <br /> ĐD/ KTV<br /> <br /> 595<br /> <br /> 62,8<br /> <br /> 353<br /> <br /> 37,2<br /> <br /> Hộ lý<br /> <br /> 37<br /> <br /> 38,1<br /> <br /> 60<br /> <br /> 61,9<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 20<br /> <br /> 35,1<br /> <br /> 37<br /> <br /> 64,9<br /> <br /> * Nhận xét: Điều dưỡng có tỉ lệ rửa tay cao <br /> nhất 62,8%, ở bác sĩ 45,8%, ở hộ lý 38,1% và 20% <br /> ở  đối  tượng  khác.  Sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa <br /> thống kê với χ2 = 58,843, p 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2