intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tình trạng thoát mạch trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại khoa Nội 5 Bệnh viện K năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung đánh giá tình trạng thoát mạch trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại khoa Nội 5 Bệnh viện K năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 40 bệnh nhân điều trị hóa chất tại Khoa Nội 5, Bệnh viện K từ 01/01/2020 tới 31/10/2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tình trạng thoát mạch trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại khoa Nội 5 Bệnh viện K năm 2020

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 30-35 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH EVALUTION OF CHEMOTHERAPY-INDUCED EXTRAVASATION AT THE DEPARTMENT OF MEDICAL ONCOLOGY 5, K HOSPITAL IN 2020 Nguyen Thi Ngoc Thuy*, Le Thanh Duc, Han Thi Thanh Binh Vietnam National Cancer Hospital - 30 Cau Buou street, Tan Trieu commune, Thanh Tri district, Hanoi, Vietnam Received 01/03/2023 Revised 20/03/2023; Accepted 17/04/2023 ABSTRACT Objectives: Describe of chemotherapy-induced extravasation in patients who underwent chemotherapy at National Cancer Hospital. Patients and methods: A prospective decriptip on 40 patients receiving chemotherapy at the Department of Medical Oncology 5, K Hospital from January 1st to October 31st in 2020. Results: Patients enrolled in the study had a mean age of 50.5 years and the majority (82.5%) were under 60 years old. 65.0% of patients had small and thin vessels. Common symptoms of extravasation were swelling (100.0%), pain at the site of extravasation (87.5%), hot swelling (77.5%), redness (60.0%), and the majority of patients (75.0%) had a small lesion whose diameters were less than 2cm. The most common site of extravasation was opisthenar (72.5%) and 50.0% of the cases did some moves during infusion. All patients had symptoms relieved after intervention. The most common extravasation sequelae was induration, accounting for 97.5%. Conclusion: Medical nurses need improving their technique of intravenous infusion as well as choosing the appropriate site of infusion, special attention and care should be given to patients prone to extravasation who had small, thin and difficult-to -obtain vessel. Keywords: Extravasation, chemotherapy, nursing. *Corressponding author Email address: thuyhcn5k3@gmail.com Phone number: (+84) 987 421 669 30
  2. N.T.N. Thuy et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 30-35 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THOÁT MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI KHOA NỘI 5 BỆNH VIỆN K NĂM 2020 Nguyễn Thị Ngọc Thúy*, Lê Thanh Đức, Hàn Thị Thanh Bình Bệnh viện K - 30 Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 01 tháng 03 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 20 tháng 03 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 17 tháng 04 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tình trạng thoát mạch trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại khoa Nội 5 Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 40 bệnh nhân điều trị hóa chất tại Khoa Nội 5, Bệnh viện K từ 01/01/2020 tới 31/10/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 50,5 tuổi. Phần lớn bệnh nhân dưới 60 tuổi chiếm 82,5%. Bệnh nhân có mạch nhỏ và mảnh chiếm chủ yếu với 65%. Các triệu chứng thoát mạch thường gặp bao gồm sưng (100%), đau vị trí thoát mạch (87,5%), nóng (77,5%), tấy đỏ (60%). 75% bệnh nhân có kích thước vùng tổn thương nhỏ dưới 2cm. Vị trí thoát mạch phổ biến nhất là mu bàn tay (72,5%) và 50% số trường hợp thoát mạch có vận động trong lúc truyền. Các hoá chất liên quan bao gồm paclitaxel (32,5%), doxorubicin (27,5%), docetaxel (20,0%). Tất cả bệnh nhân đều giảm nhẹ triệu chứng sau xử trí. Di chứng thoát mạch thường gặp nhất là chai cứng chiếm 97,5%. Kết luận: Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân truyền hóa chất cần chú ý nâng cao kỹ thuật cắm kim truyền tĩnh mạch, chọn vị trí cắm truyền phù hợp đặc biệt ở các bệnh nhân dễ xảy ra thoát mạch như bệnh nhân có mạch nhỏ, mảnh, khó lấy. Từ khóa: Thoát mạch, hóa chất, điều dưỡng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ có thể kích thích gây viêm, đau hay hoại tử mô vị trí thoát mạch [2]. Truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại vi là kỹ thuật điều Trong quá trình truyền hóa chất do nhiều yếu tố chủ dưỡng phổ biến và cơ bản trong chăm sóc bệnh nhân ung thư được hóa trị [1]. Thoát mạch trong khi truyền quan, khách quan cũng như tính chất của tĩnh mạch, hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch vị trí cắm kim truyền, tư thế khi truyền, vận động của ngoại vi để truyền. Xử trí thoát mạch hóa chất được đưa người bệnh dẫn đến tình trạng thoát mạch [3]. Việc lên hàng đầu trong xử trí các tai biến, do thuốc thoát ra nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch *Tác giả liên hệ Email address: thuyhcn5k3@gmail.com Điện thoại: (+84) 987 421 669 31
  3. N.T.N. Thuy et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 30-35 là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương cũng 2.2. Phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu như biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên ở Việt Nam Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. và tại Bệnh viện K chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến thực trạng thoát mạch do hóa chất cũng như xử trí thoát Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu: Cỡ mẫu thuận tiện. mạch. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “Đặc Thu thập các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được điểm thoát mạch trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa điều trị tại Khoa Nội 5 Bệnh viện K từ ngày 01/01/2020 chất tại Bệnh viện K năm 2020” với mục tiêu: “Đánh tới ngày 31/10/2020. giá tình trạng thoát mạch trên người bệnh ung thư điều Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu, thông trị hóa chất tại khoa Nội 5, Bệnh viện K”. tin bệnh nhân theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân: 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, chẩn đoán, tiền sử bệnh, tiền sử điều trị, đặc điểm mạch khi truyền. 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đặc điểm tổn thương thoát mạch: kích thước, triệu Nghiên cứu trên 40 bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chứng, tần suất thoát mạch, di chứng sau xử trí. chất bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại vi tại Khoa - Đặc điểm các yếu tố liên quan: tình trạng mạch, hóa Nội 5 và có xảy ra tai biến thoát mạch trong khi truyền, chất sử dụng, tư thế truyền, vị trí truyền, vận động được xử trí tại khoa. khi truyền. Tiêu chuẩn lựa chọn: 2.3. Phân tích và xử lý số liệu - Bệnh nhân ung thư có chỉ định điều trị hóa chất bằng Số liệu được lưu trữ và phân tích thống kê mô tả đường truyền tĩnh mạch ngoại vi. bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và IBM - Có hồ sơ ghi nhận thông tin đầy đủ. SPSS ver. 20.0. - Có xảy ra tai biến thoát mạch trong khi truyền và được 2.4. Đạo đức nghiên cứu xử trí tại khoa. Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. chăm sóc, chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, đóng góp hiểu biết về thoát mạch khi truyền hóa chất cho Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác. - Bệnh nhân sử dụng buồng tiêm truyền hay catheter tĩnh mạch. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Bệnh nhân tự ý xử trí thoát mạch: chườm đá, chườm ấm. 3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm Số lượng (%) (N = 40) Tuổi Trung bình ± độ lệch chuẩn (năm) 50,5 ± 9,5 < 60 tuổi 33 (82,5%) ≥ 60 tuổi 7 (17,5%) Chẩn đoán Ung thư vú 26 (65,0%) Ung thư buồng trứng 8 (20,0%) Ung thư cổ tử cung 4 (10,0%) Ung thư đại tràng 2 (5,0%) Tính chất mạch Viêm, xơ cứng 12 (30,0%) Nhỏ, mảnh 26 (65,0%) Bình thường 2 (5,0%) 32
  4. N.T.N. Thuy et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 30-35 Nhóm tuổi dưới 60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 33 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng chiếm 5,0%. 26 nhân (82,5%). Tuổi trung bình của bệnh nhân trong bệnh nhân (65,0%) có tĩnh mạch nhỏ và mảnh, còn lại nghiên cứu là 50,5 ± 9,5. Phần lớn bệnh nhân được (30,0%) bệnh nhân có mạch viêm, xơ do đã điều trị hóa chẩn đoán ung thư vú với 26 bệnh nhân chiếm 65,0%. chất trước đó và chỉ có 5,0% bệnh nhân có tĩnh mạch Ung thư buồng trứng có 8 bệnh nhân chiếm 20,0%, ung bình thường. thư cổ tử cung có 4 bệnh nhân chiếm 10,0% và 2 bệnh 3.2. Kích thước tổn thương thoát mạch Hình 1. Kích thước tổn thương thoát mạch Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu có tổn thương nhỏ, thương trên 3cm. đường kính dưới 2cm (75,0%), có 3 bệnh nhân có tổn 3.3. Triệu chứng thoát mạch và kết quả sau xử trí Bảng 2. Triệu chứng thoát mạch và kết quả sau xử trí Đáp ứng (bệnh nhân, %) Triệu chứng Số bệnh nhân (%) Đỡ Không đổi Nặng lên Sưng 40 (100%) 35 (87,5%) 3 (7,5%) 2 (2,0%) Nóng 31 (77,5%) 25 (80,6%) 3 (9,7%) 3 (9,7%) Tấy đỏ 24 (60,0%) 21 (87,5%) 1 (4,2%) 2 (8,3%) Đau 35 (87,5%) 30 (85,7%) 3 (8,6%) 2 (5,7%) Mẩn ngứa 6 (15,0%) 4 (66,7%) 2 (33,3%) 0 (0,0%) Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng sưng, 35 bệnh bệnh nhân đều có cải thiện triệu chứng (từ 66,7% tới nhân (87,5%) có đau vùng thoát mạch, 31 bệnh nhân 87,5%). Tỷ lệ bệnh nhân không đỡ hay nặng lên đều (77,5%) có nóng, 24 bệnh nhân (60,0%) có tấy đỏ, có 6 dưới 10%, ngoại trừ có 33,3% bệnh nhân mẩn ngứa bệnh nhân (15,0%) có mẩn ngứa. Sau xử trí, phần lớn không đỡ triệu chứng. 33
  5. N.T.N. Thuy et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 30-35 Bảng 3. Đặc điểm di chứng sau thoát mạch Di chứng Số bệnh nhân (tỷ lệ %) Chai cứng 39 (97,5%) Loét 1 (2,5%) Đau rát kéo dài 15 (37,5%) Giảm vận động 5 (12,5%) Có tới 39 bệnh nhân (97,5%) có chai cứng sau thoát loét vùng thoát mạch. mạch, 15 bệnh nhân (37,5%) đau rát kéo dài, 5 bệnh 3.4. Số phác đồ và hóa chất gây thoát mạch nhân (12,5%) giảm vận động và 1 bệnh nhân (2,5%) có Hình 2. Số phác đồ hóa chất đã điều trị Hình 3. Hóa chất gây thoát mạch Phần lớn bệnh nhân nhận 1 phác đồ hóa chất chiếm nhất có 13 trường hợp (32,5%), sau đó là doxorubicin 75,0%. Các bệnh nhân đã điều trị 2, 3 và 4 phác đồ (27,5%), docetaxel (8,0%), carboplatin (10,0%), hóa chất chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,0% 7,5% và 2,5%. epirubicin (5,0%) và 5-FU (5,0%). Paclitaxel được ghi nhận là thuốc gây thoát mạch nhiều 3.5. Vị trí và tư thế truyền khi thoát mạch Hình 4. Đặc điểm vị trí truyền Hình 5. Đặc điểm tư thế truyền Mu bàn tay là vị trí thoát mạch hay gặp nhất (72,5%), 4. BÀN LUẬN theo sau là cổ tay (15%), ngón tay (7,5%), cẳng tay (2,5%) và mu bàn chân (2,5%). Có tới 20 bệnh nhân Trên 40 bệnh nhân nghiên cứu, nhóm tuổi dưới 60 (50%) thoát mạch có vận động trong thời gian truyền chiếm đại đa số với 33/40 trường hợp (82,5%). Tuổi thuốc; 18 bệnh nhân (45%) nằm truyền và 2 bệnh nhân cao gây suy giảm sức bền thành mạch cũng là một yếu (5%) có tư thế ngồi truyền. tố nguy cơ thoát mạch. Tỷ lệ bệnh nhân dưới 60 tuổi của 34
  6. N.T.N. Thuy et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 30-35 chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Văn nghiên cứu của chúng tôi, có tới 50% bệnh nhân thoát Thành với tỷ lệ nhóm tuổi dưới 60 tuổi chiếm 42,8% mạch do vận động khi truyền. Quá trình truyền hoá chất [5]. Điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu thường kéo dài, bệnh nhân bị hạn chế vận động gây khó của tác giả Phạm Văn Thành lấy chủ yếu tại Khoa Nội chịu và dẫn đến cử động, điều đó đã làm tăng nguy cơ 3 Bệnh viện K, là khoa điều trị hóa chất chuyên sâu thoát mạch trong khi truyền. Do vậy, cần phải hướng cho các bệnh lý đường tiêu hóa cũng như tiền liệt tuyến dẫn, động viên người bệnh, giải thích cho bệnh nhân trong khi khoa Nội 5 điều trị chủ yếu các bệnh lý về hiểu và hợp tác để tránh thoát mạch xảy ra. vú và phụ khoa. Bệnh chính gặp trong nghiên cứu là ung thư vú (65%) và bệnh nhân ung thư vú thường đã trải qua phẫu thuật trước khi điều trị hóa chất, tay bên 5. KẾT LUẬN phẫu thuật không sử dụng để truyền được càng làm hạn chế việc lựa chọn các vùng tĩnh mạch ngoại vi dùng để Thực trạng thoát mạch khi truyền hóa chất là vấn đề cần truyền thuốc hóa chất, các vị trí lấy tĩnh mạch truyền đặc biệt lưu tâm trong chăm sóc bệnh nhân ung thư, đặc cho các lần sau sẽ khó khăn hơn, điều đó càng làm tăng biệt là các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ thoát mạch nguy cơ thoát mạch. Về đặc điểm tĩnh mạch, phần lớn cao như tuổi cao, đã điều trị hóa chất trước đó, tình trạng bệnh nhân (26/40 trường hợp, 65%) có đặc điểm mạch mạch khó lấy, sử dụng hóa chất taxan, anthracyclin. nhỏ và mảnh, 12 bệnh nhân (30%) có tình trạng mạch Tích cực nâng cao kỹ thuật truyền tĩnh mạch, theo dõi viêm và xơ cứng. Nguyên nhân có thể là do các bệnh sát phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm hạn chế tổn nhân trong nghiên cứu đều từng điều trị hóa chất trước thương và di chứng do tình trạng thoát mạch gây ra, góp đây, dẫn đến mạch bị xơ hóa. phần nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân ung thư. Phần lớn bệnh nhân có đường kính tổn thương nhỏ dưới 2cm. Về các triệu chứng xảy ra khi thoát mạch, tất cả TÀI LIỆU THAM KHẢO bệnh nhân đều thấy sưng tại vị trí truyền. Các dấu hiệu dễ dàng tự phát hiện như: nóng (77,5%), tấy đỏ (60%), [1] Nguyễn Bá Đức, Các nguyên tắc điều trị hóa chất đau (87,5%) và mẩn ngứa (15%). Các triệu chứng trên bệnh ung thư, NXB Y học, tr. 11-36, 2003. cũng đã được mô tả nhiều trong y văn cũng như các nghiên cứu như nghiên cứu của tác giả Ener [6]. Cần [2] Nguyễn Bá Đức, Xử trí các tác dụng phụ cấp do hướng dẫn bệnh nhân thông báo ngay cho điều dưỡng điều trị hóa chất ung thư, NXB Y học, tr. 309- khi đang truyền mà có các dấu hiệu trên. Xử trí được 310, 2003. coi là hiệu quả khi phần lớn bệnh nhân đều có cải thiện [3] Nguyễn Bá Đức, Chăm sóc bệnh nhân điều trị triệu chứng (từ 66,7% tới 87,5%). hóa chất, NXB Y học, tr. 79-86, 2009. Các bệnh nhân trong nghiên cứu đều đã và đang điều [4] Nguyễn Thị Bích Thảo, “Đánh giá hiệu quả xử trị ít nhất một phác đồ hóa chất, trong đó phần lớn là trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư điều trị 1 phác đồ (75%). Việc đã từng điều trị hóa chất truyền hóa chất tại khoa ung bướu Bệnh viện E”, là một yếu tố nguy cơ do thành mạch của bệnh nhân có Tạp chí y học Việt Nam, 435(10), tr. 50-57, 2015. thể bị ảnh hưởng trong các đợt điều trị trước. Các hóa chất gây thoát mạch nhiều nhất lần lượt là paclitaxel [5] Phạm Văn Thành, “Đánh giá hiệu quả xửtrí, chăm (32,5%), doxorubicin (27,5%) và tỷ lệ nhỏ docetaxel, sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa carboplatin, epirubicin, 5-FU. Các tác nhân được liệt kê chất”, Tạp chí y học lâm sàng 17(17), tr. 23-27, trên đây cũng tương đồng với mô tả trong nghiên cứu 2013. của Phạm Văn Thành (2012) [5] và Nguyễn Thị Bích [6] Ener RA, Meglathery SB et al., “Extravasation Thảo (2015) [4]. Cần quan tâm đặc biệt trong quá trình of systemic hemato-oncological therapies”, Ann chăm sóc cho những bệnh nhân hóa trị với phác đồ có Oncol, 15(6), pp. 858-62, 2004. các thuốc trên. Về vị trí truyền hóa chất, mu bàn tay có tỷ lệ thoát mạch cao nhất tới 72,5%. Tĩnh mạch ở vị trí [7] Pérez Fidalgo JA, García Fabregat L et al., này thường to nhưng vào đúng vị trí khớp cổ tay, khi “Management of chemotherapy extravasation: truyền hay bị gập kim truyền gây vỡ hoặc kim xuyên ESMO--EONS clinical practice guidelines”, Eur thủng tĩnh mạch khi bệnh nhân co duỗi tay [7]. Trong J Oncol Nurs, 16(5), pp. 528-34, 2012. 35
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2