intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá việc sử dụng nêm vật lý và nêm động trong việc lập kế hoạch xạ trị ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát các kế hoạch xạ trị ung thư đầu cổ có sử dụng nêm vật lý và nêm động tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM; tìm ra những ưu nhược điểm của mỗi loại nêm, các góc nêm, chiều nêm và loại nêm phù hợp với từng vị trí bướu qua các giá trị liều lượng mà bướu và cơ quan lành nhận được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá việc sử dụng nêm vật lý và nêm động trong việc lập kế hoạch xạ trị ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

  1. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG NÊM VẬT LÝ VÀ NÊM ĐỘNG TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ UNG THƯ ĐẦU CỔ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ TRUNG NGHĨA1, ĐẶNG VĂN LONG2 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các kế hoạch xạ trị ung thư đầu cổ có sử dụng nêm vật lý và nêm động tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM; tìm ra những ưu nhược điểm của mỗi loại nêm, các góc nêm, chiều nêm và loại nêm phù hợp với từng vị trí bướu qua các giá trị liều lượng mà bướu và cơ quan lành nhận được. Đối tượng, phương pháp: Đối tượng được nghiên cứu là liều lượng nhận được trên bướu và cơ quan lành của 140 bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ được lập kế hoạch trên phần mềm Eclipse, có sử dụng nêm, xạ trị trên máy gia tốc C-linac của hãng Varian tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Các phương pháp được tiến hành như thực nghiệm lập kế hoạch, thu thập số liệu, thống kê và rút ra nhận xét. Kết quả: Về việc sử dụng góc nêm: góc nêm 150 được sử dụng nhiều nhất với các vị trí bướu ở vùng đầu cổ. Về việc sử dụng chiều nêm: Ung thư vòm hầu luôn phù hợp với cặp nêm chiều IN-IN; ung thư khẩu hầu – hốc miệng phù hợp với cặp nêm chiều IN - IN, IN - LEFT, IN - RIGHT; ung thư hạ hầu - thanh quản phù hợp với cặp nêm chiều LEFT - RIGHT và OUT - OUT. Sử dụng nêm động có ưu thế hơn nêm vật lý về mặt an toàn bức xạ cho môi trường vì số MU phát ra khi sử dụng nêm động nhỏ hơn. Có thể thay thế nêm vật lý chiều IN hoặc OUT góc 150 bằng nêm động cùng chiều góc 10 0, 150 hoặc 200 tùy theo phân bố liều nếu độ rộng trường Y2 không quá 10cm. Có thể thay thế nêm động góc 15 0, 300, 450 và 600 các chiều bằng nêm vật lý cùng góc nếu không bị giới hạn về độ rộng trường chiếu. Kết luận: Nghiên cứu này đã tìm được ưu nhược điểm của nêm vật lý và nêm động; tìm ra được các góc nêm, chiều nêm và loại nêm ưu thế với từng vị trí bướu; giúp các bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên vận hành hình dung được sẽ sử dụng cặp nêm nào là tốt nhất cho khảo sát liều, rút ngắn thời gian lập kế hoạch điều trị. ABSTRACT Evaluate using physical wedge and dynamic wedge on treatment planning for cancer of the head and the neck at Ho Chi Minh City Oncology Hospital Target: Investigation of radiation treatment planing for head and neck cancer using physical wedge and dynamic wedge at Ho Chi Minh City Oncology Hospital; finding out the advantages and disadvantages of each wedge type, the angle of the wedges, the wedge’ dimension and the wedge type whichs are suitable for each location of turmors, through the dosage treatment on PTV and OARs. Objects and methods: The subjects were received doses on PTV and OARs of 140 patients who are planned on Eclipse software, used wedges and treatmented on Varian linear accelerator at Ho Chi Minh City Oncology Hospital. The methods are conducted such as experimental planning, data collection, statistics and drawing comments. Result: Regarding the using wedge angle: wedge angle 150 is the most commonly used. Regarding the using wedge dimensions: pharynx cancer almost fits IN - IN wedge pairs; oropharynx cancer 1 KS. Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 Cử nhân Vật lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM 262 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  2. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ is suitable for IN - IN, IN - LEFT, IN - RIGHT wedge pairs; larynx cancer is suitable for LEFT - RIGHT and OUT - OUT wedge pairs. Using dynamic wedge is safer using physical wedge in terms of radiation safety for the environment because the MU emitted when using wedge is smaller. The IN or OUT dimensions of physical wedge at 150 angle can be replaced by a dynamic wedge at the same angle of 100, 150 or 200. It depend on the dose distribution and the Y2 field width is not more than 10cm. Dynamic wedge 150, 300, 450 and 600 angle can be replaced by physical wedge at the same angle if there is no limitation of field width. Conclude: The analysis has found the advantages and disadvantages of both physical and dynamic wedges; has found out the wedge angles, wedge dimensions and wedge types are suitable for each tumor position; help doctors, engineers, and technicians known which wedges will be best used for dose survey, shorten the time of treatment planning. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ Các bệnh ung thư vùng đầu cổ là loại bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới [4] nên việc nâng cao Đối tượng nghiên cứu chất lượng xạ trị cho các ca đầu cổ là một việc hết Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả khảo sát sức quan trọng. Việc lập kế hoạch xạ trị cho vùng 140 ca ung thư: đầu cổ rất phức tạp. Như đã biết, vùng đầu cổ có rất nhiều cơ quan quan trọng nhạy cảm với với bức xạ Là bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ như: ung nằm gần vùng thể tích điều trị. Vùng đầu cổ cũng có thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư lưỡi, cấu trúc phức tạp gồm nhiều cấu trúc khác nhau như ung thư amidan,… xương - răng - sọ não, não - tủy, khoang khí (khoang Điều trị bằng kỹ thuật xạ trị 3D-CRT với phần miệng - xoang),… ảnh hưởng lớn đến sự phân bố liều lượng. Hơn nữa, đầu có dạng hình chữ V, mềm lập kế hoạch Eclipse 13, thuật toán Pencil phần trên to và nhỏ dần về phía dưới; trong khi beam convolution PBC; xạ trị bằng chùm tia photon 6X trên máy Varian. trường chiếu sử dụng thường là hai trường chiếu đối song nên nếu muốn phần trên đủ liều thì phần dưới Trong lập kế hoạch xạ trị sử dụng ít nhất hai chắc chắn sẽ là vùng nóng, dẫn đến kế hoạch điều trường chiếu đối song, góc gantry 90 0 và 2700 có sử trị không đạt kết quả tốt dù có hiệu chỉnh thông qua dụng nêm vật lý hoặc nêm động để điều chỉnh liều các phương pháp thông thường (trọng số, vào PTV. normalize, thay đổi kích thước trường chiếu…). Đánh giá trên Course 1 với liều chỉ định 40Gy. Để hỗ trợ cho việc tính toán và điều chỉnh phân bố liều cho các kế hoạch xạ trị phức tạp như ca đầu Để thuận tiện cho việc đánh giá được chính xác cổ, các hệ thống máy xạ trị gia tốc trang bị nhiều hơn, nhóm tác giả chia 140 ca ung thư trên thành 3 công cụ khác nhau. Một trong những công cụ dùng nhóm theo 3 phân vùng vị trí bướu[1]: để biến đổi liều lượng tại các vị trí khác nhau trong - Ung thư vòm hầu. cùng một trường chiếu đang phân bố không đồng nhất thành phân bố liều đồng nhất phổ biến nhất là - Ung thư khẩu hầu - hốc miệng: amidan, khẩu nêm (wedge filter). Nêm được chia thành nêm vật lý cái mềm, đáy lưỡi, thành bên khẩu hầu, thành sau (physical wedge - PW) và nêm động (enhanced khẩu hầu, lưỡi di động, sàn miệng, khẩu cái cứng, dynamic wedge - EDW). Mỗi loại nêm có những lợi niêm mạc má. thế và hạn chế khác nhau. Vì thế, nhóm tác giả đã - Ung thư hạ hầu - thanh quản: xoang lê, đưa 140 kế hoạch xạ trị ung thư vùng đầu cổ vào thành sau hạ hầu, thành bên hạ hầu, thanh môn, nghiên cứu này để tìm ra những lợi thế và hạn chế thượng thanh môn. trong mỗi trường hợp dùng nêm; qua đó đánh giá mức độ đáp ứng về liều lượng nhân của bướu và cơ quan lành, thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 263
  3. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Thống kê các kế hoạch theo loại nêm được sử dụng. Hiệu chỉnh liều với việc thay thế nêm động vào vị trí của nêm vật lý có cùng góc và chiều và ngược lại. Đánh giá kế hoạch, ghi nhận sự thay đổi liều trên bướu và cơ quan quý. Thống kê, đánh giá khi nào thay thế được các loại nêm với nhau, giải thích vì sao nên sử dụng từng loại nêm, tìm góc nêm ưu thế. Hình 1. Các phân vùng vị trí bướu[4] Tiêu chuẩn đánh giá Phương pháp nghiên cứu Liều xạ được tối ưu hóa sao cho PTV nhận được càng gần 100% liều chỉ định càng tốt; PTV Lựa chọn các đối tượng ca bệnh lập kế hoạch nhận ít nhất 95% liều (38Gy) và không quá 107% xạ trị. liều chỉ định (42,8Gy). Liều xạ vào cơ quan quý là Thống kế các kế hoạch theo vị trí bướu và thấp nhất có thể và không được vượt quá ngưỡng chiều nêm, góc nêm được sử dụng. Từ đó rút ra cho phép[1]. nhận xét cho các trường hợp sử dụng chiều nêm và Số MU phát ra càng thấp càng tốt nhưng vẫn góc nêm phù hợp. đảm bảo đủ liều vào mô đích. KẾT QUẢ So sánh sự khác nhau giữa nêm vật lý và nêm động Đặc điểm Nêm vật lý Nêm động Làm từ một tấm thép hoặc chì hình chữ nhật một cạnh Được tạo nên từ sự chuyển động của ngàm collimator Cấu tạo mỏng và cạnh đối diện dày Y đóng dần về cạnh đối diện[2] Góc 4 góc: 15o, 30o, 45o, 60o Số góc ít hơn nêm động 7 góc: 10o, 15o, 20o, 25o, 30o, 45o và 60o Chiều 4 chiều: IN, OUT, LEFT, RIGHT 2 chiều: IN, OUT Số MU phát ra lớn hơn số MU khi sử dụng nêm động Số MU phát ra nhỏ hơn số MU khi sử dụng nêm vật lý. MU nhằm bù vào phần cường độ chùm tia bị mất mát khi đi qua nêm Lưu ý: Phần mềm lập kế hoạch báo lỗi khi số MU phát ra quá nhỏ (
  4. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Hình 2 cho thấy có đến 134 kế hoạch (95,7%) sử dụng nêm vật lý và nêm động góc 15 0 do góc này phù hợp với cấu trúc vùng đầu cổ dồn vừa đủ liều vào PTV. Thống kê sử dụng chiều nêm Hình 3. Thống kê sử dụng chiều nêm theo vị trí bướu Các kế hoạch ung thư vòm hầu đều phù hợp với cặp nêm chiều IN-IN; các kế hoạch ung thư khẩu hầu - hốc miệng hầu hết phù hợp với cặp nêm chiều IN-IN; ngược lại, các kế hoạch ung thư vùng hạ hầu - thanh quản phần lớn phù hợp với cặp nêm chiều LEFT - RIGHT hoặc OUT - OUT. Điểm nóng Hình 4. Thống kê liều điểm nóng khi sử dụng nêm vật lý và nêm động Liều lượng tại điểm nóng khi sử dụng nêm động luôn cao hơn nêm vật lý. Khi sử dụng nêm động mà có điểm nóng cao hơn 107 % liều chỉ định, các kỹ sư khảo sát liều có thể thay thế bằng nêm vật lý để giảm liều đáng kể tại điểm nóng mà không làm tiên chí về liều trên PTV. Với liều lượng trên các cơ quan lành như thần kinh thị, thủy tinh thể hay tuyến yên, sự chênh lệch liều lượng cực đại là không đáng kể. Số MU phát ra Hình 5. Số MU phát ra khi sử dụng nêm vật lý và nêm động TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 265
  5. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Số MU phát ra khi sử dụng nêm vật lý cao hơn hoạch ung thư vòm hầu sử dụng cặp nêm động đáng kể khi sử dụng nêm động do phải phát bù thêm chiều IN - IN góc 300 thay thế bằng một cặp nêm vật lượng MU mất mát khi đi qua vật liệu làm nêm, lý chiều IN - IN góc 150 sẽ dẫn tới thiếu liều vào PTV có trường hợp cao hơn 83 MU trong một trường trong khi sử dụng góc 450 sẽ dồn quá liều làm điểm chiếu. Sự chênh lệch số MU giữa hai cách lập kế nóng cao hơn 107%. Thứ hai là do nêm vật lý bị giới hoạch phụ thuộc vào góc nêm và số trường chiếu sử hạn về trường chiếu. Nếu kích thước trường chiếu dụng nêm. Góc nêm càng lớn, số MU phát bù càng lớn hơn kích thước của nêm thì việc sử dụng là cao và ngược lại, góc nêm càng nhỏ, số MU phát bù không thể. càng thấp. KẾT LUẬN Trong các kế hoạch khi mà nêm động có thể Nêm là một công cụ hữu ích trong việc lập thay thế nêm vật lý về mọi phương diện: liều lượng, kế hoạch điều trị, khảo sát liều đặc biệt là đối với các góc, chiều thì chúng ta nên sử dụng nêm động để ca ung thư vùng đầu cổ. Mỗi loại nêm có một ưu giảm số MU phát ra cũng như làm giảm sự ảnh nhược điểm và cách sử dụng khác nhau. Từ đó, hưởng của phóng xạ đến môi trường và con người. nhóm tác giả đã tìm ra được ứng với mỗi trường Thay thế nêm vật lý bằng nêm động hợp sử dụng loại nêm, góc nêm và chiều nêm nào là phù hợp. Từ đó giúp các bác sĩ, kỹ sư và kỹ thuật Có 42% số kế hoạch sử dụng nêm vật lý viên hình dung được sẽ sử dụng cặp nêm nào là tốt góc 150 chiều IN và OUT có thể thay thế bằng nhất, làm rút ngắn thời gian lập kế hoạch xạ trị; đồng nêm động các góc 100, 150, 200 cùng chiều tùy vào thời cũng giúp hiểu rõ hơn những lợi ích về mặt an phân bố liều. toàn bức xạ và thời gian vận hành mà nêm động Việc thay thế nêm vật lý bằng nêm động giúp mang lại. giảm thời gian vận hành viên phải tạm dừng xạ cho TÀI LIỆU THAM KHẢO bệnh nhân để vào gắn nêm vật lý dẫn đến việc ít nhiều giảm được liều tích lũy cho vận hành viên và 1. Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng số ca xạ trị cho máy gia tốc trong một (2013), Phác đồ điều trị ung thư vùng đầu cổ tại ngày. Việc này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, viện lớn đông bệnh nhân như bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. 2. IAEA (2005), Radiation oncology physics: A Còn lại, 58% số kế hoạch không thể thay thế handbook for teachers and student, IAEA, bằng nêm động do điểm nóng tăng cao hơn 107% Vienna. và do trường chiếu Y2 lớn hơn 10cm. 3. Phan Quốc Uy, Trương Hữu Thanh (2018), Thay thế nêm động bằng nêm vật lý Đánh giá liều lượng cho Dynamic Wedge sử dụng Mapcheck 2 tại bệnh viện Ung Bướu TP. Có 9% số kế hoạch sử dụng nêm động có thể Hồ Chí Minh, Hội nghị Vật lý Y khoa lần 3, thay thế được bằng nêm vật lý mà vẫn đảm bảo về Thành phố Hồ Chí Minh. góc, chiều và phân bố liều. 4. Tạp chí Ung thư Việt Nam, Còn lại, 91% số kế hoạch không thể thay thế https://ungthuvietnam.com/. bằng nêm vật lý: Thứ nhất, do nêm vật lý chỉ có 4 góc trong khi nêm động có đến 7 góc. Nếu một kế 266 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0