Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật - Học viện KTQS - Số 190 (04-2018)<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ XÁC SUẤT DỪNG CỦA<br />
MẠNG VÔ TUYẾN NHẬN THỨC DẠNG NỀN<br />
DƯỚI TÁC ĐỘNG ĐỒNG THỜI CỦA<br />
TƯƠNG QUAN KÊNH TRUYỀN VÀ<br />
KHIẾM KHUYẾT PHẦN CỨNG<br />
Phạm Thị Đan Ngọc1,2 , Trần Trung Duy1 , Hồ Văn Khương2<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá hiệu năng của mạng vô tuyến nhận thức dạng<br />
nền dưới tác động đồng thời của tương quan kênh truyền và khiếm khuyết phần cứng. Trong<br />
mạng thứ cấp của mô hình được đề xuất, nút nguồn gửi dữ liệu đến nút đích. Nút đích được<br />
trang bị với hai ănten thu và sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa để kết hợp các tín hiệu nhận<br />
được. Ngoài ra, nút nguồn phải hiệu chỉnh công suất phát của mình để đáp ứng mức giao<br />
thoa tối đa được yêu cầu từ các người dùng sơ cấp. Chúng tôi đưa ra biểu thức dạng tường<br />
minh chính xác để đánh giá xác suất dừng trên kênh truyền fading Rayleigh. Cuối cùng, các<br />
kết quả mô phỏng máy tính sẽ được thực hiện để kiểm chứng các phân tích lý thuyết.<br />
In this paper, we evaluate outage performance of underlay cognitive radio networks under<br />
joint impact of channel correlation and hardware impairment. In the secondary network of<br />
the proposed system model, a secondary source transmits its signal to a secondary destination<br />
which is equipped with two antennas, and uses selection combining technique to combine the<br />
received signals. Before transmitting its signal, the secondary source must adapt its transmit<br />
power to satisfy the interference power constraint required by multiple primary users. For<br />
performance evaluation, we derive an exact closed-form expression of outage probability over<br />
Rayleigh fading channels. Our derived expressions are verified by Monte Carlo simulations.<br />
Từ khóa<br />
Hardware impairment, channel correlation, underlay cognitive radio, outage probability,<br />
Rayleigh fading channel.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Một trong những hệ thống thông minh được các nhà nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước dành nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây đó là mạng vô tuyến nhận thức<br />
(cognitive radio) [1]. Vô tuyến nhận thức ra đời trong hoàn cảnh phổ tần ngày càng<br />
1<br />
<br />
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, 2 Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
49<br />
<br />
Chuyên san Công nghệ thông tin và Truyền thông - Số 11 (04-2018)<br />
<br />
khan hiếm, trong khi việc sử dụng phổ tần hiện nay lại không hiệu quả. Trong mạng<br />
vô tuyến nhận thức, hai loại người dùng khác nhau là người dùng sơ cấp (primary user)<br />
và người dùng thứ cấp (second user) cùng tồn tại và chia sẻ phổ tần với nhau. Nếu như<br />
người dùng sơ cấp được phép sử dụng phổ tần bất kỳ lúc nào thì người dùng thứ cấp<br />
chỉ được sử dụng với điều kiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (QoS)<br />
của mạng thứ cấp. Nói cách khác, để hai mạng sơ cấp và thứ cấp có thể cùng sử dụng<br />
băng tần một cách hiệu quả thì cần có những phương thức chia sẽ phổ tần hiệu quả để<br />
làm sao đảm bảo được QoS cho mạng sơ cấp, đồng thời tăng cường khả năng sử dụng<br />
phổ tần cho mạng thứ cấp. Một trong những giải pháp được các nhà nghiên cứu đề<br />
xuất đó là kỹ thuật chia sẽ phổ tần dạng nền (underlay spectrum sharing) [2], [3]. Kỹ<br />
thuật chia sẽ phổ tần dạng nền đảm bảo được tính liên tục trong quá trình hoạt động<br />
truyền/phát dữ liệu của người dùng thứ cấp cũng như người dùng sơ cấp bởi vì trên<br />
cùng một băng tần cho phép cả hai hệ thống cùng hoạt động một cách đồng thời. Mặc<br />
dù vậy, để áp dụng được kỹ thuật này, người dùng thứ cấp bị ràng buộc về công suất<br />
phát của mình, cụ thể, công suất này bị giới hạn tới một mức ngưỡng tối đa cho phép<br />
để mức giao thoa gây ra đối với hệ thống sơ cấp không làm ảnh hưởng đến chất lượng<br />
dịch vụ của mạng này [2], [3]. Bởi vì công suất phát bị giới hạn, hiệu năng của mạng<br />
thứ cấp bị suy giảm nghiêm trọng. Để cải thiện hiệu năng cho mạng thứ cấp, các kỹ<br />
thuật phân tập phát/thu đã được áp dụng. Trong [4], nhóm tác giả nghiên cứu kỹ thuật<br />
phân tập chọn lựa ănten phát (transmit antenna selection (TAS)) cho mạng vô tuyến<br />
nhận thức dạng nền. Trong [5], mô hình phân tập thu sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn<br />
lựa (selection combining (SC)) được áp dụng tại nút đích thứ cấp. Trong [6], mô hình<br />
kết hợp TAS/SC được đưa ra để nâng cao hơn nữa hiệu năng xác suất dừng (outage<br />
probability (OP)) cho mạng thứ cấp. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu hiệu năng<br />
xác suất dừng cho mạng thứ cấp trong môi trường vô tuyến nhận thức dạng nền. Trong<br />
mô hình đề xuất, một nút nguồn thứ cấp gửi dữ liệu đến một nút đích thứ cấp trong<br />
sự xuất hiện của nhiều người dùng sơ cấp. Nút nguồn chỉ được trang bị với một ănten<br />
phát, trong khi nút đích được trang bị với hai ănten và sử dụng kỹ thuật SC để kết hợp<br />
các tín hiệu nhận được từ nguồn. Bởi vì các ănten thu tại đích là gần nhau nên các<br />
kênh truyền giữa nguồn và đích sẽ có sự tương quan với nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ<br />
trình bày những đóng góp chính của bài báo và những điểm khác biệt khi so sánh với<br />
các công bố hiện có:<br />
•<br />
<br />
50<br />
<br />
Khác với công trình [5], chúng tôi nghiên cứu mô hình tổng quát với nhiều người<br />
dùng sơ cấp. Hơn nữa, mặc dù các công bố như [4], [7], [8] đã khảo sát mô hình<br />
vô tuyến nhận thức dạng nền với sự xuất hiện của nhiều người dùng sơ cấp nhưng<br />
các tác giả trong [4], [7], [8] đều giả sử rằng kênh truyền giữa các nút phát thứ<br />
cấp và những người dùng sơ cấp là đồng nhất. Trong thực tế, vị trí của những<br />
người dùng sơ cấp là khác nhau [9], [10], và do đó những kênh truyền này có thể<br />
không đồng nhất với nhau. Hơn nữa, các tác giả của [4], [7], [8] đã giả sử rằng<br />
mức giao thoa cực đại được quy định tại những người dùng sơ cấp là giống nhau.<br />
Tuy nhiên, giá trị giao thoa định mức ở các nút sơ cấp có thể khác nhau vì giá trị<br />
này phụ thuộc vào độ lợi kênh trung bình giữa chúng và các nút phát sơ cấp tương<br />
ứng [11]. Hơn nữa, mô hình xem xét sự không đồng nhất cả về kênh truyền lẫn<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật - Học viện KTQS - Số 190 (04-2018)<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
ngưỡng giao thoa cực đại sẽ là một mô hình tổng quát [12], và các kết quả đánh<br />
giá sẽ phù hợp với thực tế hơn.<br />
Khác với công trình [5], công trình này nghiên cứu ảnh hưởng của khiếm khuyết<br />
phần cứng lên hiệu năng của hệ thống thứ cấp. Thật vậy, cho đến nay, hầu hết các<br />
nghiên cứu đều giả sử rằng các bộ thu phát là lý tưởng. Tuy nhiên, trong thực tế,<br />
phần cứng của các bộ thu phát này là không hoàn hảo bởi sự nhiễu pha, sự mất<br />
cân bằng I/Q hay sự không tuyến tính từ bộ khuếch đại, v.v. [13], [14]. Do đó,<br />
sự tác động chung của khiếm khuyết phần cứng và sự tương quan kênh truyền lên<br />
hiệu năng hệ thống thứ cấp sẽ được nghiên cứu trong công trình này.<br />
Hiệu năng xác suất dừng dưới dạng tường minh (closed-form) là tham số quan<br />
trọng và được nhiều nhóm tác giả sử dụng để đánh giá hiệu năng của mô hình<br />
mạng vô tuyến nhận thức [5], [15], [16], [17]. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng<br />
là xác suất dừng dạng tường minh này của chúng tôi được đánh giá trong mô<br />
hình có xét khiếm khuyết phần cứng và tương quan kênh truyền ảnh hưởng lên<br />
hiệu năng hệ thống một cách đồng thời. Bước tiếp theo, chúng tôi sử dụng phương<br />
pháp Monte Carlo để thực hiện mô phỏng kết quả trên kênh truyền fading Rayleigh<br />
nhằm kiểm chứng độ chuẩn xác của các kết quả phân tích đạt được.<br />
<br />
Phần còn lại của bài báo sẽ được trình bày như sau. Phần II mô tả mô hình hệ thống<br />
và tham số đánh giá là tỷ số tín hiệu trên nhiễu. Kế tiếp, phân tích hiệu năng với thông<br />
số là xác suất dừng của hệ thống được thực hiện trong phần III. Phần IV miêu tả kết<br />
quả phân tích và mô phỏng. Sau cùng, các luận điểm và hướng phát triển tiếp theo của<br />
nghiên cứu được trình bày trong phần V.<br />
<br />
2. Mô hình hệ thống<br />
Mô hình hệ thống khảo sát được mô tả như trong Hình 1. Trong mô hình này, một<br />
nút nguồn thứ cấp đơn ănten phát (SS) gửi dữ liệu đến một nút đích thứ cấp (DD) được<br />
trang bị với hai ănten thu và sử dụng kiểu kết hợp chọn lựa để nâng cao chất lượng<br />
giải mã dữ liệu. Trong vô tuyến nhận thức dạng nền, nút phát SS phải điều khiển công<br />
suất phát sao cho giao thoa gây nên tại các người dùng sơ cấp phải thỏa mãn mức giao<br />
thoa tối đa được quy định trước bởi các người sơ cấp. Giả sử rằng trong mạng sơ cấp<br />
đang hiện hữu N người dùng, và được ký hiệu là PU1 , PU2 , . . . , PUN . Hơn nữa, mức<br />
giao thoa tối đa mà người dùng quy định được ký hiệu là In với n = 1, 2, . . . , N .<br />
Giả sử hệ thống hoạt động trên kênh truyền fading Rayleigh, hệ số kênh truyền của<br />
các kết nối từ SS → SD và SS → PUn lần lượt được ký hiệu là hi và gn , trong đó<br />
i ∈ {1, 2}. Như được đề cập trong [12-13], các hệ số kênh được biểu diễn như sau:<br />
p<br />
p<br />
√<br />
√ <br />
1 − ρYi + ρY0 ,<br />
(1)<br />
hi = 1 − ρXi + ρX0 + j<br />
√<br />
với j = −1, X0 , Y0 , Xi , Yi là các biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn với giá trị trung<br />
bình bằng không và phương sai bằng 1/ (2λ), và ρ là hệ số tương quan chéo giữa h1<br />
<br />
51<br />
<br />
Chuyên san Công nghệ thông tin và Truyền thông - Số 11 (04-2018)<br />
<br />
Hình 1. Mô hình hệ thống mạng vô tuyến nhận thức dạng nền với nhiều người dùng sơ cấp.<br />
<br />
và h2 và được tính bởi công thức theo sau:<br />
E {h1 h∗2 }<br />
ρ= q <br />
, 0 ≤ ρ ≤ 1,<br />
<br />
2 <br />
2 <br />
E |h1 | E |h2 |<br />
<br />
(2)<br />
<br />
với E{Z} là giá trị trung bình của Z và Z ∗ là liên hợp phức của Z.<br />
Tiếp đến, ta ký hiệu độ lợi kênh dữ liệu và kênh giao thoa lần lượt bởi: γi = |hi |2<br />
và ϕn = |gn |2 . Quan sát từ công thức (1), ta thấy rằng h1 và h2 là hai biến ngẫu nhiên<br />
√<br />
√<br />
tương quan với nhau, vì chúng có cùng các thành phần ρX0 và j ρY0 . Do đó, các<br />
độ lợi kênh truyền γ1 và γ2 cũng không độc lập vì chúng bị ràng buộc chung bởi biến<br />
ngẫu nhiên U = X02 + Y02 . Như đã được đưa ra trong [5], hàm phân bố tích lũy (CDF)<br />
của γi theo điều kiện của U được viết như sau:<br />
q<br />
q <br />
<br />
√<br />
√<br />
2λρu<br />
2λz<br />
(3)<br />
F γi |U (z|u) = 1 − Q<br />
,<br />
= 1 − Q α1 u, α2 z ,<br />
1−ρ<br />
1−ρ<br />
với Q (., .) là hàm Marcum-Q được định nghĩa bởi [20, (1)], và α1 = ρα2 = 2λρ/ (1 − ρ).<br />
<br />
52<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật - Học viện KTQS - Số 190 (04-2018)<br />
<br />
Trước khi gửi dữ liệu đến đích, nút nguồn cần hiệu chỉnh công suất phát nhằm thỏa<br />
mãn tất cả các ràng buộc về định mức giao thoa tối đa (xem [4], [7], [8]):<br />
In<br />
PS ≤<br />
, ∀n<br />
(4)<br />
(1 + κ2P ) ϕn<br />
trong đó: κ2P là tổng mức suy hao phần cứng tại SS và PUn . Vì vậy, công suất phát tối<br />
đa của SS sẽ được đưa ra như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
µn<br />
In<br />
.<br />
(5)<br />
PS = min<br />
=<br />
J<br />
min<br />
min<br />
(1+κ2P )ϕn<br />
n=1,2,...,N<br />
n=1,2,...,N ϕn<br />
Trong công thức (5), Jmin và µn được định nghĩa bởi<br />
1<br />
Jmin = 1+κ<br />
min (In ) ,<br />
2<br />
n=1,2,...,N<br />
In<br />
.<br />
min (Ik )<br />
P<br />
<br />
µn =<br />
<br />
(6)<br />
<br />
k=1,2,...,N<br />
<br />
Dưới sự ảnh hưởng của khiếm cứng phần cứng, tỷ số công suất tín hiệu trên nhiễu<br />
(SNR) nhận được tại ănten thứ i của SD được xác định như sau (xem (4))<br />
PS γi<br />
Ψi = 2<br />
,<br />
(7)<br />
κD PS γi + N0<br />
với κ2D là tổng mức suy hao phần cứng tại SS và SD, và N0 là phương sai của nhiễu<br />
Gaussian.<br />
Thay PS vào (7), ta viết lại Ψi dưới dạng sau:<br />
∆Zmin γi<br />
Ψi = 2<br />
,<br />
κD ∆Zmin γi + 1<br />
với ∆ = Jmin /N0 và Zmin = min (µn /ϕn ).<br />
<br />
(8)<br />
<br />
n=1,2,...,N<br />
<br />
Bởi vì gn là kênh truyền fading Rayleigh nên ϕn sẽ có phân phối mũ. Thật vậy, hàm<br />
CDF và hàm mật độ xác suất (PDF) của ϕn lần lượt được đưa ra như sau:<br />
Fϕn (x) = 1 − exp (−Ωn x) ,<br />
(9)<br />
fϕn (x) = Ωn exp (−Ωn x) .<br />
với Ωn = 1/E{|gn |2 }.<br />
Giả sử rằng, ϕn là các biến ngẫu nhiên độc lập và không đồng nhất, nghĩa là:<br />
Ωn 6= Ωm khi n =<br />
6 m. Vì vậy, hàm CDF của Zmin có thể được tính như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
µn<br />
FZmin (x) = Pr<br />
min<br />