intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào gai – Vị thuốc quý

Chia sẻ: Nguyễn Thu Sáu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Đông y đào gai có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can.Có công năng phá khí tán ứ, hóa đờm, chỉ huyết Sơn tra tên khác sơn lý hồng, hay quả hồng có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai, có tên khoa học là Crataegus cuneata S.et.Z, tên thuốc là Fructus Crataegi, được sử dụng tại Trung Quốc loại Quả khô (crataegus pinnatifida) hay loại tương tự Crataegus cuneata là sơn tra Nhật Bản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào gai – Vị thuốc quý

  1. Đào gai – Vị thuốc quý Theo Đông y đào gai có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can.Có công năng phá khí tán ứ, hóa đờm, chỉ huyết Sơn tra tên khác sơn lý hồng, hay quả hồng có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai, có tên khoa học là Crataegus cuneata S.et.Z, tên thuốc là Fructus Crataegi, được sử dụng tại Trung Quốc loại Quả khô (crataegus pinnatifida) hay loại tương tự Crataegus cuneata là sơn tra Nhật Bản. Quả có khi cũng gọi là quả táo gai. Các gai mọc ở các cành, thông thường dài từ 1-3cm. Lá sắp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài và mọc thành cụm trên các cành non. Lá có thùy hay mép răng cưa và hơi khác nhau một chút về hình dạng ở từng loài. Hoa nhỏ, nở có 5 cánh có màu đỏ hay màu hồng khá đẹp.
  2. Theo Đông y sơn tra có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có công năng phá khí tán ứ, hóa đờm, chỉ huyết. Chủ trị lỵ, giảm đau, tiêu tích… Khi sơn tra chín hái về phơi khô thì gọi là sơn tra sống, nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài gọi là sơn tra sao, đốt thành than để dành thì gọi là than sơn tra. Ruột sơn tra chín thường được sử dụng để chữa nhiều bệnh do tiêu hóa. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày suy nhược, bệnh động mạch vành nên dùng. Để áp dụng có hiệu quả xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ sơn tra. Sơn tra ngâm mật ong
  3. Dùng cho bệnh mạch vành. Nhờ khả năng khai vị, giúp tiêu hóa, hoạt huyết hóa ứ, được sử dụng trong trị liệu bệnh mạch vành và chứng ăn thịt không tiêu sinh tiêu chảy. Sơn tra 500g, mật ong 250ml. Rửa sạch sơn tra, bỏ cuống, hạt. Cho vào nồi nhôm, đổ nước vừa đủ, đun cho sơn tra chín khoảng 7/10. Khi nước sắp cạn thì cho mật ong vào đun nhỏ lửa cho đến nhừ thì gạn nước mật ra để nguội cho vào lọ sử dụng dần. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần ăn từ 15-30ml. Nước sơn tra mạch nha Mạch nha thắng, cốc nha thắng, sơn tra sao, mỗi thứ 10g, đường trắng 30g. 3 vị đầu sắc trong 15 phút lấy nước, dùng vải mỏng lọc qua, thêm đường trắng dùng nước khi còn nóng. Ngày uống 2-3 lần. Tác dụng: tiêu thực, tiêu trệ, chữa đau bụng do khó tiêu. Nước sơn tra, thần khúc Sơn tra, thần khúc mỗi thứ 15g. Sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Tác dụng: chữa đi tả do khó tiêu. Bột sơn tra, truật hương gạo Sơn tra 30g, thương truật 10g, mộc hương 5g, gạo tẻ hoặc sơn dược vừa đủ. Các vị thuốc nghiền thành bột mịn cất vào lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng 6-10g, chiêu với nước gạo hoặc nước sơn tra, ngày 3 lần. Tác dụng: dùng thích hợp cho chứng tả do khó tiêu, đầy bụng. Đồ uống bằng sơn tra, tam thất
  4. Sơn tra sống 15g, bột tam thất 3g. Cho cả hai thứ hãm trong nước sôi chừng 30 phút, sau gạn lấy nước uống thay trà trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, cần dùng liên tục vài ngày. Tác dụng: tiêu ứ, hoạt lạc, giảm đau, thích hợp với các chứng bệnh ở động mạch vành, ứ tắc kinh lạc tim. Trà giảm mỡ Lá sen khô 60g, sơn tra sống 10g, hạt ý dĩ sống 10g, lá lạc 15g, vỏ quýt 5g, lá trà 60g. Các vị thuốc trên đều nghiền thành bột rồi ngâm hãm trong nước sôi lấy nước uống thay trà. Cần uống từ 5-10 ngày. Tác dụng: tỉnh tỳ, tiêu thấp, giảm mỡ béo, dùng thích hợp cho người bị mỡ máu cao, cơ thể béo, hay tức ngực, chóng mặt, dạ dày đau, buồn nôn, nôn mửa, lưỡi sưng to, bựa lưỡi nhờn, mạch căng trơn. Trà cải lão hoàn đồng Trà ô long 3g, hòe giác 10g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, ruột sơn tra 15g. Các thứ hòe giác, hà thủ ô, vỏ bí đao, ruột sơn tra đem sắc với nước vôi trong, sau ngâm với trà ô long lấy nước uống thay trà. Cần uống một thời gian. Tác dụng: làm hạ mỡ máu, tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản, còn có tác dụng phòng bệnh. Chữa thiếu sữa Thạch hộc tươi 150g, hạt lạc 500g, muối ăn 6g, đại hồi hương 3g, sơn tra 3g. Cắt thạch hộc thành đoạn dài 1cm, cho nước vào nồi, bỏ muối vào nước, thả đại hồi hương, sơn tra, thạch hộc, khi muối tan thì cho tiếp lạc vào đun sôi, hạ lửa nhỏ liu riu, đun như vậy trong 1 giờ 30 phút chờ lạc mềm tan như bột trong miệng là được. Ăn với cơm hằng ngày.
  5. Bột mạch nha, sơn tra, thần khúc Mạch nha 30g, sơn tra 10g, thần khúc 10g. Sao vàng cả 3 vị trên, nghiền thành bột, gói mỗi gói 3g. Mỗi lần cho trẻ uống 1-2 gói. Tác dụng: chữa trẻ em cam tích khó tiêu. Trị thống kinh Sơn tra 30g, hạt hướng dương 15g, đường đỏ 30g. Cho sơn tra và hạt hướng dương vào nồi rang đến khi hướng dương thơm là được, đổ nước sắc lấy nước đặc cho đường đỏ vào đun đến khi tan đường là được. Dùng trước kỳ kinh 1-2 ngày, phải dùng liên tục trong 2- 3 tháng, ngay khi đang thống kinh vẫn dùng được. Trị tăng huyết áp Dùng loại sơn tra khô quả to, cho vào chõ hấp làm 2 lớp để chế thành dung dịch đường có chứa 0,65 sơn tra khô, thêm thuốc bảo quản vừa đủ. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml vào sau bữa ăn có tác dụng hạ huyết áp rất rõ rệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2