intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo hợp tác kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải mô hình thành công tại Việt Nam

Chia sẻ: Gaocaolon6 Gaocaolon6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày thực trạng ngành Thoát và xử lý nước thải tại Việt Nam; đào tạo nghề trong lĩnh vực nước thải; nâng cao năng lực giáo viên trường nghề và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp; xây dựng Bộ Tiêu chuẩn nghề bám sát thực tế và định hướng theo nhu cầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo hợp tác kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải mô hình thành công tại Việt Nam

  1. Đào tạo hợp tác Kỹ thuật viên Thoát nước và Xử lý nước thải Mô hình thành công tại Việt Nam Thực thi bởi GDVT GDVT GDVT
  2. Xuất bản: Tổng cục Dạy nghề (TCDN) Số 37B, phố Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội, Việt Nam Tel: +84 4 39 74 52 07 (Phòng Tổng hợp Đối ngoại) Fax: +84 4 39 74 03 39 Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) 502 Đỗ Xuân Hợp, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel.: +84 8 37 31 40 63 Fax: +84 8 37 31 38 28 Email: info@hvct.edu.vn Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Số 1, ngõ 17, phố Tạ Quang Bửu Hà Nội, Việt Nam Tel.: +84 4 39 74 65 71/2 Fax: +84 4 39 74 65 70 Email: office.tvet@giz.de Website: www.giz.de / www.tvet-vietnam.org Tác giả: Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam Thiết kế/ dàn trang: Nguyễn Minh Công, Julius Dürrwald, Hà Nội, Việt Nam Ảnh: Ralf Bäcker, Kaya Deniz, Berlin, CHLB Đức Hồ Thị Minh Ngọc, Hoàng Đình Tú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Lisa-Marie Kreibich, Hà Nội, Việt Nam Bản đồ: Các bản đồ được sử dụng trong ấn phẩm này chỉ mang mục đích thông tin khu vực của dự án đang hoạt động, không mang mục đích cũng như công nhận theo luật pháp quốc tế về biên giới và lãnh thổ. GIZ không chịu trách nhiệm đối với các bản đồ này là hoàn toàn cập nhật, chính xác, đầy đủ. Tất cả trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp, do việc sử dụng các bản đồ này bị loại trừ. In và phân phối: Incamedia Năm và nơi xuất bản: TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, tháng 07 năm 2017 GIZ chịu trách nhiệm về nội dung của của ấn phẩm này dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).
  3. Bối cảnh Kỹ thuật viên thoát và XLNT tại Việt Nam Kết quả bước đầu Yếu tố thành công
  4. Bối cảnh
  5. Ngành Thoát và Xử lý nước thải tại Việt Nam Thực trạng Nền kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh trong hai thập kỉ vừa qua. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 7% duy trì từ năm 1998 đã giúp đất nước hồi phục và ổn định nhanh chóng. Tuy nhiên, kinh tế phát triển sâu rộng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, đồng thời lượng khí thải, rác thải và nước thải phát sinh đáng kể, đe dọa sự bền vững của hệ sinh thái trong khu vực. Năm 2012, chính phủ Việt Nam phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thúc đẩy quá trình Chỉ có 60% số hộ dân đô thị được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải. tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, tập trung vào sản xuất sạch, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và giảm lượng khí thải. Lĩnh vực thoát và xử lý nước thải là một trong những lĩnh vực được định hướng phát triển xanh mới của Việt Nam. Hiện nay, chỉ có khoảng 10% tổng lượng nước thải trên toàn quốc được xử lý, nhưng cũng chỉ hạn chế ở mức sơ bộ trong các bể tự hoại. Việt Nam có tổng cộng 288 khu công nghiệp, nhưng chỉ có khoảng 80 nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, nhiều nhà máy trong số đó hoạt động chưa hiệu quả. Mục tiêu Mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ Việt Nam đến năm Dự báo đến năm 2020, Việt Nam cần hơn 8.000 công nhân kỹ thuật để 2020 là sẽ tăng lượng nước thải được xử lý lên 60% và số vận hành và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng mới trong ngành thoát và xử hộ dân đấu nối vào hệ thống thoát nước tại đô thị lên 80%. lý nước thải. (Nguồn: GIZ Việt Nam)
  6. Kỹ thuật viên thoát và XLNT tại Việt Nam
  7. Programme Vocational Training 2008 2010 - 2014 Programme Vocational Training 2008 2010 - 2014 Đào tạo nghề trong lĩnh vực Hai Phong Polytechn. College Bach Nghe 2012 - 2015 nước thải Nhằm đảm bảo sau khi tốt nghiệp trường nghề, sinh viên được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng thực tế mà doanh nghiệp yêu cầu thì sự tham gia chủ động của khối doanh nghiệp vào đào tạo nghề là một yếu tố mang Tổng công ty Tín Nghĩa Đồng Nai tính quyết định. Dự án ‘Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa thải’ hỗ trợ chính phủ Việt Nam phát triển và thí điểm (KHAWASSCO) Khánh Hòa chương trình đào tạo nghề định hướng theo nhu cầu và Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị (BUSADCO) bám sát thực tế ngành xử lý nước thải, qua đó bảo đảm cơ Bình Dương Bà Rịa - Vũng Tàu hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Công ty Cấp thoát nước Cần Thơ (CANTHOWASSCO) Cao đẳng Kỹ nghệ II Công ty Thoát nước Đô thị TP. Hồ Chí Minh (UDC) Cần Thơ TP. Hồ Chí Minh Chương trình đào tạo hợp tác ‘Kỹ thuật Thoát và Xử lý nước thải’ là một trong những mô hình triển khai thành công đầu tiên giữa một trường cao đẳng nghề, các doanh Thông tin bổ sung nghiệp và hiệp hội ngành trong việc phát triển và thực thi chương trình đào tạo. ‘Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải’ là hợp phần Từ tháng 11/2015, lớp thí điểm của chương trình với 22 thuộc Chương trình Hợp tác Việt - Đức ‘Chương trình học viên đã được đồng triển khai bởi Trường Cao đẳng Kỹ Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam’, được thực thi bởi Tổ nghệ II và năm doanh nghiệp ngành thoát và xử lý nước chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) dưới sự ủy nhiệm của thải. Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).
  8. Giới thiệu Mô hình đào tạo hợp tác Mục tiêu của mô hình đào tạo hợp tác là xây dựng chương trình đào tạo nghề sát thực tế, định hướng theo nhu cầu của thị trường lao động, nhờ đó sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn đòi hỏi bởi doanh nghiệp, có việc làm với mức thu nhập ổn định, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhằm nâng cao tính thực tiễn của chương trình đào tạo, các doanh nghiệp trong ngành đã tham gia mạnh mẽ vào các bước mang tính quyết định như xây dựng Bộ Tiêu chuẩn nghề, phát triển chương trình đào tạo dựa trên Bộ Tiêu chuẩn nghề cũng như cùng thực hiện đào tạo và công tác thi cử, đánh giá. Sinh viên được trang bị kiến thức lý thuyết nền tảng tại trường nghề và thu thập kinh nghiệm làm việc thực tế qua các đợt đào tạo tại doanh nghiệp – hình thức đào tạo này là một trong những yếu tố làm nên thành công của đào tạo nghề tại CHLB Đức.
  9. Bộ XD Bộ LĐ-TB&XH / TCDN Bộ LĐ-TB&XH / TCDN Phát triển Triển khai Chương Xây dựng Đánh giá Chương trình đào tạo trình đào tạo Bộ Tiêu chuẩn nghề Kiểm tra/Thi cử dựa trên tại trường nghề Cấp bằng Bộ Tiêu chuẩn nghề và doanh nghiệp HVCT Doanh nghiệp Xử lý Nước thải Hội CTNVN Hội CTNVN Bộ LĐ-TB&XH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ XD: Bộ Xây dựng TCDN: Tổng cục Dạy nghề Hội CTNVN: Hội Cấp thoát nước Việt Nam HVCT: Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II Chỉ khi các doanh nghiệp tham gia một cách chủ động như thực hiện công tác thi cử và cấp bằng thì mới xây vào tất cả các bước quan trọng của đào tạo nghề, từ xây dựng được lực lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo dựng Bộ Tiêu chuẩn nghề, phát triển Chương trình đào bài bản, có những kiến thức và kỹ năng chuyên môn tạo tương ứng, tiếp nhận đào tạo tại doanh nghiệp cũng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
  10. Kết quả bước đầu
  11. “Lúc mới bắt đầu, tôi đã khá bối rối với mô hình đào Nâng cao năng lực tạo mới, nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ giáo viên trường nghề và đào tạo người Đức, bây giờ tôi lại thực sự cảm thấy rất hứng thú với việc truyền thụ lại kinh nghiệm cũng như lòng cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp yêu nghề của mình cho các đồng nghiệp tương lai.” Nhằm đảm bảo chất lượng cho chương trình đào tạo mới, Bà Trương Thị Thu Thảo, Cán bộ đào tạo 25 giáo viên trường nghề và cán bộ đào tạo của doanh Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương nghiệp đã tham gia vào chương trình đào tạo nâng cao năng lực định hướng thực tế từ năm 2014, bao gồm nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và các chuyên gia Đức thực hiện. Ngoài nâng cao kiến thức lý thuyết, thực hành cũng như các kỹ năng sư phạm, các giảng viên được bồi dưỡng thêm kỹ năng ra đề và chấm thi, tất cả đều định hướng theo tiêu chuẩn của CHLB Đức. Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo cũng được tư vấn về cách tổ chức, điều phối và triển khai chương trình đào tạo mới theo mô hình đào tạo hợp tác. “Các khóa đào tạo nâng cao đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thêm kiến thức và kỹ năng thực tế, cũng như học hỏi thái độ làm việc chuyên nghiệp của các công ty và đồng nghiệp người Đức.“ Ông Nguyễn Xuân Thành Nam, Giáo viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II
  12. Xây dựng Bộ Tiêu chuẩn nghề bám sát thực tế và định hướng theo nhu cầu Bộ Tiêu chuẩn nghề ‘Kỹ thuật Thoát và Xử lý nước thải’ đã được phát triển định hướng theo tiêu chuẩn Đức và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Bộ Tiêu chuẩn nghề quy định cụ thể các nhiệm vụ chính, công cụ và trang thiết bị chuẩn để thực thi các nhiệm vụ này cũng như các kỹ năng, kiến thức và thái độ nghề nghiệp cần có. Để đạt được kết quả này, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã đóng vai trò đầu tàu trong việc kết nối và thảo luận cùng các doanh nghiệp trong ngành để xây dựng Bộ Tiêu chuẩn nghề. Trong tương lai gần, Bộ Tiêu chuẩn nghề sẽ được “Đây là lần đầu tiên Hội Cấp thoát nước Việt Nam và các sử dụng như công cụ tham chiếu để tổ chức đánh giá, thi doanh nghiệp thành viên có cơ hội được nêu lên những cử. Công đoạn này sẽ được tiến hành kết hợp bởi trường yêu cầu về năng lực và kỹ năng chuyên môn cần cho nghề nghề, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và các doanh nghiệp. trong thực tế.“ Ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng
  13. Cùng phát triển và triển khai Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo được phát triển dựa trên Bộ Tiêu chuẩn nghề, bao gồm 30 học phần lý thuyết và thực hành được chia thành các giai đoạn đào tạo kết hợp tại trường nghề và doanh nghiệp trong thời gian ba năm. Trong năm học đầu tiên, 22 học viên của lớp đào tạo thí điểm đã hoàn thành hai giai đoạn đào tạo (tổng thời gian hai tháng) tại các nhà máy xử lý nước thải. Bằng việc thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp, học viên đã thu thập được nhiều kiến thức thực hành và kỹ năng làm việc một cách nhanh chóng và tường tận. Các đợt đào tạo tại trường nghề và doanh nghiệp bao gồm cả công tác hướng dẫn học viên về thái độ làm việc và hành vi phù hợp (ví dụ như các kỹ năng mềm và kiến thức về an toàn lao động), giúp học viên ý thức sớm về những đòi hỏi và thử thách của nghề nghiệp, qua đó giúp họ chuẩn bị đầy đủ cho công việc tương lai. Toàn bộ năm doanh nghiệp đối tác tham gia vào chương trình đào tạo này đều cam kết hỗ trợ tài chính cho các học viên, như chi phí ăn ở và đi lại khi họ về học tập tại công ty. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm và sẵn sàng đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật tương lai của các doanh nghiệp.
  14. “Các kỳ học tập tại doanh nghiệp khiến em cảm thấy mình như một kỹ thuật viên thực sự, được làm việc trong môi trường thực tế với những nhiệm vụ cụ thể. Em đã học hỏi một cách chủ động hơn rất nhiều kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc từ các thầy cô tại doanh nghiệp. Em nghĩ rằng niềm đam mê của em cho công việc này đang ngày càng tăng lên.” Nguyễn Thị Nhẫn, Học viên chương trình đào tạo hợp tác ‘Kỹ thuật Thoát và Xử lý nước thải’ “Nhờ có các đợt đào tạo doanh nghiệp mà em có cơ hội được làm việc tại nhiều nhà máy xử lý nước thải, điều đó giúp em tìm hiểu và làm quen với nhiều dây chuyền công nghệ khác nhau. Các thầy cô tại doanh nghiệp rất tận tâm và nhiệt tình, không những truyền thụ kiến thức chuyên môn mà còn giúp em ý thức và chuẩn bị tinh thần tốt cho những thử thách công việc trong tương lai. ” Nguyễn Thái Phương, Học viên chương trình đào tạo hợp tác ‘Kỹ thuật Thoát và Xử lý nước thải’
  15. “Hợp tác với hiệp hội ngành và các doanh nghiệp là vấn đề sống còn của trường chúng tôi trong việc xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo theo nhu cầu.” TS. Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II Sự hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan Thông qua quá trình cùng phát triển và xây dựng các điều kiện cơ sở cho chương trình đào tạo, sự hợp tác giữa Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và năm công ty đối tác đã có những bước tiến rõ rệt và ngày càng chặt chẽ hơn. Một thỏa thuận hợp tác đã được kỹ kết bởi các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và khối doanh nghiệp, trong đó quy định rõ ràng vai trò, nhiệm vụ, cách thức hợp tác và điều phối của tất cả các bên trong việc thực hiện chương trình đào tạo thí điểm ‘Kỹ thuật Thoát và Xử lý nước thải.’ “Tham gia chương trình đào tạo hợp tác mang lại cho công ty chúng tôi nhiều lợi ích. Trước hết là cơ hội được trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật tương lai. Sau khi các em tốt nghiệp, chúng tôi sẽ được ưu tiên tuyển dụng những em có năng lực nhất trở thành nhân viên của công ty, những người mà tôi tin chắc sẽ đóng góp rất hiệu quả vào sự phát triển của công ty. Vì thế chúng tôi luôn sẵn sàng nhận thêm sinh viên về thực tập tại doanh nghiệp.” Bà Hoàng Thị Minh Trang, Giám đốc Nhà máy Xử lý nước thải Rạch Bà Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển Đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu
  16. Yếu tố thành công
  17. 1 Thí điểm chương trình đào tạo hợp tác tập trung vào một lĩnh vực công nghiệp nhất định 2 Cùng phát triển Bộ Tiêu chuẩn nghề, có cân nhắc đến nhu cầu của khối doanh nghiệp 3 Vai trò lãnh đạo chủ động của Hội Cấp thoát nước Việt Nam trong việc điều phối và làm việc cùng với các công ty thoát nước 4 Tiếp cận toàn diện: phát triển Bộ Tiêu chuẩn nghề, xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo, đánh giá và cấp bằng song song với nâng cao năng lực định hướng thực tiễn cho giáo viên trường nghề và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp 5 Thường xuyên trao đổi thảo luận giữa các bên có liên quan ở tất cả các cấp, chính thức hóa các quy trình đưa ra các quyết định chung 6 Sự cam kết, năng lực và nguồn lực của các bên liên quan đều được huy động, đặc biệt là sự linh hoạt của trường nghề trong việc phát triển và điều chỉnh chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp 7 Sự tham gia của các bên liên quan từ khối doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước nhằm nhân rộng mô hình đào tạo này ra phạm vi cả nước
  18. Nghề xanh – Nước sạch – Môi trường trong lành
  19. Đối tác Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức Công ty TNHH MTV Thoát nước Bộ Xây dựng (GIZ) đô thị TP. Hồ Chí Minh TCDN Tổng cục Dạy nghề Công ty tư vấn GOPA, CHLB Đức Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương Công ty TNHH MTV Cao đẳng Kỹ nghệ II Công ty tư vấn PLANCO, CHLB Đức Thoát nước và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu Công ty Thoát nước đô thị Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Hội Cấp thoát nước Việt Nam VWSA HỘI CẤP THOÁT NƯỚC Dresden, CHLB Đức Cần Thơ VIETNAM Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa Tổng công ty Tín Nghĩa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2