Đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến - Sự cần thiết cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng
lượt xem 3
download
Bài viết "Đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến - Sự cần thiết cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng" sử dụng số liệu thống kê mô tả đơn giản để nghiên cứu nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng mềm đối với các em. Kết quả cho thấy sinh viên thực sự mong muốn được học các kỹ năng mềm để phục vụ cho đời sống và việc làm của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến - Sự cần thiết cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng
- ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TRỰC TUYẾN - SỰ CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG Huỳnh Thị Diệu Trang Trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Kỹ năng mềm mang lại cho sinh viên sự tự tin, năng động, linh hoạt, giải quyết công việc hiệu quả - những nhân tố quan trọng trong tương lai. Hình thức đào tạo cùng môi trường học tập trong trường giúp các em sinh viên rất nhiều trong việc học tập và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết, song phần lớn các em sinh viên đang học ở trường luôn nhận thấy bản thân còn rất thiếu và yếu những kỹ năng mềm cần thiết. Chính vì vậy, nhà trường nên tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên bằng hình thức trực tuyến, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang tính hiệu quả cao. Bài viết sử dụng số liệu thống kê mô tả đơn giản để nghiên cứu nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng mềm đối với các em. Kết quả cho thấy sinh viên thực sự mong muốn được học các kỹ năng mềm để phục vụ cho đời sống và việc làm của mình. Từ khóa: kỹ năng mềm, đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng mềm trực tuyến 1. Đặt vấn đề Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên là một vấn đề rất cần thiết, không chỉ cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TDTT TPHCM) nói riêng mà còn mang ý nghĩa với sinh viên các trường đại học và cao đẳng nói chung. Sinh viên có thể được học kỹ năng mềm trực tuyến hiệu quả hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Sự bùng phát đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hệ thống giáo dục của các nước khắp nơi trên thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Điều kiện này đã khiến các giảng viên chuyển hướng dẫn trực tiếp trong lớp học sang hướng dẫn trực tuyến. Thực tế cho thấy học tập trực tuyến là hình thức đào tạo từ xa mới nhất và phổ biến nhất trong tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, và trở thành phương pháp giảng dạy được nhiều cơ sở đào tạo duy trì sử dụng do có nhiều tiện ích sau khi tình hình bệnh dịch được khống chế. Việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên sao cho hiệu quả có thể là một thách thức đối với các giảng viên. Khoảng cách, quy mô và việc dạy - học được cá nhân hóa là ba thách thức lớn nhất đối với việc giảng dạy trực tuyến (Dhawan, 2020). Giảng dạy hệ thống trực tuyến liên quan đến việc sử dụng các công nghệ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của hệ thống với các hoạt động phù hợp (Lee, 2009). Theo Coombs (2010), sự phát triển của dạy học trực tuyến cũng là ảnh hưởng của sự phát triển gần đây của công nghệ thông tin. Khi triển khai học trực tuyến, hầu hết giảng viên không sử dụng được các phương tiện giảng dạy khác nhau như đưa vào bài giảng những hình ảnh, âm thanh sống động hay phân tích ví dụ thực tế, sử dụng sơ đồ tư duy để thuyết giảng. Giảng viên khó thực hiện việc vừa truyền đạt kiến thức bằng ngôn ngữ hình thể kết hợp cùng một số phương pháp giảng dạy như cho sinh viên thảo luận nhóm, hỏi đáp,... Nhiều giảng viên chưa tận dụng những công cụ trao đổi online như tin nhắn, email, tạo nhóm… để gia tăng tương tác của sinh viên. Lee và Drajati, (2019) cho biết khả năng hiểu biết kỹ thuật số của họ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Quá trình của việc dạy và học có xu hướng đơn điệu (Lathipatud Durriyah và Zuhdi, 2018), 243
- do đó dẫn đến sinh viên chán học. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã tập trung vào việc xem xét tầm quan trọng của sự tương tác giữa giảng viên - sinh viên và sinh viên - sinh viên trong quá trình học tập trực tuyến, và đặc biệt là việc sử dụng các bảng thảo luận/bản tin để thúc đẩy việc tạo ra một môi trường học tập hiệu quả (Downing và Chim, 2004a). Một trong số những thách thức trong việc dạy - học trực tuyến đáng lo ngại đó là sự thiếu tương tác (Hron và Friedrich, 2003). Trò chơi hoặc các hoạt động giống trò chơi xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân sinh viên. Theo Lee (1995, tr.1), trò chơi thúc đẩy sự tương tác nhiều hơn và làm việc nhóm không chỉ giữa các sinh viên, mà còn giữa giảng viên và sinh viên. Nash (2004) thì cho rằng hướng dẫn sử dụng Web làm phương tiện phổ biến nội dung và tương tác giữa giảng viên - sinh viên ngày càng chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận liên quan đến học trực tuyến. Học trực tuyến là một trong những mô hình học tập tiên tiến và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên những khó khăn và rào cản của hình thức này vẫn còn rất hiện hữu. Chính vì điều này, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các yếu tố bất lợi nhằm khắc phục những rào cản, hướng tới việc cải thiện chất lượng học tập đối với hình thức đào tạo này. Rào cản học trực tuyến là những trở ngại gặp phải trong quá trình học trực tuyến (khi bắt đầu, trong quá trình và khi đã hoàn thành khóa đào tạo) có thể tác động tiêu cực đến trải nghiệm học tập của người học. Như vậy, việc xác định những khó khăn và rào cản của sinh viên trong quá trình học trực tuyến là vô cùng cần thiết. Việc thiếu thông tin, kỹ năng giao tiếp và công nghệ có thể là rào cản đối với chương trình học trực tuyến vì người học có thể cảm thấy thất vọng từ môi trường học tập độc đáo này. Việc học trực tuyến có thể sẽ phải tiếp tục duy trì nhằm đảm bảo phòng chống dịch và duy trì việc dạy học, do vậy cần thiết phải có thêm các nghiên cứu liên quan tới việc dạy học trực tuyến nhằm làm rõ bức tranh những thuận lợi và khó khăn của việc học trực tuyến và đề xuất các giải pháp để đảm bảo hiệu quả của việc dạy học trực tuyến tại các trường học. Công nghệ đang dần thay đổi các công việc trong tương lai và yêu cầu về các kỹ năng làm việc, học tập cũng theo đó thay đổi. Điều đó đòi hỏi giảng viên phải tiếp cận, thích ứng và thực hành ứng dụng vào phương pháp giảng dạy, phải biết ứng dụng công nghệ để mang tới cho sinh viên những hứng khởi mới. Xuất phát từ lý do này, tác giả nhận thấy rất cần thiết để nghiên cứu về “Đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến - sự cần thiết cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng.” 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm (soft skills) là tập hợp kỹ năng liên quan đến hoạt động trong cuộc sống. Có thể kể đến một số “kỹ năng cần thiết” như khả năng: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, ứng xử, thái độ giữa người với người, tư duy, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết xung đột… Nhờ vậy, nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng tương tác, làm việc trong tập thể của ứng viên, từ đó xem xét sự phù hợp với môi trường của doanh nghiệp. Kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng giúp con người thành công trong cuộc sống. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người, còn kỹ năng cứng (hay kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Kỹ năng mềm sẽ quyết định bạn là ai, bạn làm việc như thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ mang lại (Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Thị Xuân Phương, 2015). Những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, 244
- tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc (UNESCO, 2003). Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp các nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm. kỹ năng mềm là nhân tố thiết yếu đối với thành công và hạnh phúc của mỗi cá nhân, nhưng ở Việt Nam bộ môn này hiện chưa được đưa vào chương trình học chính khóa. Rất ít trường giảng dạy một cách hệ thống các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên (Nguyễn Công Khanh, 2014). Phần lớn người học phải tự học, tìm kiếm đến các trung tâm bên ngoài. Thường thường họ theo học một vài khóa học kỹ năng mềm ngắn hạn như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… rồi nhanh chóng quên đi vì không vận dụng thường xuyên. 2.2. Trò chơi và các hoạt động giống trò chơi Trò chơi đã được ứng dụng rộng rãi trong việc giảng dạy, giảng viên sử dụng các trò chơi hoặc các hoạt động như trò chơi để phát triển động lực cho người học và làm cho họ cảm thấy thoải mái, hăng hái tham gia các bài học. Sử dụng trò chơi giúp sinh viên luyện tập và đánh giá về việc sử dụng nội dung, kiến thức bài học. Các hoạt động giao tiếp được sử dụng làm trò chơi khiến cho người học tham gia vào thực hành nội dung bài học để chia sẻ thông tin, trao đổi ý nghĩa các nội dung mà giảng viên sử dụng trong trò chơi, cũng như liên hệ với những sinh viên khác. Các trò chơi có thể dễ dàng áp dụng bất cứ khi nào cần thiết và thích hợp. Trò chơi tạo ra một môi trường học tập bổ trợ, vui vẻ, thích thú và phấn khích cho sinh viên. Bằng việc tham gia vào các trò chơi, sinh viên học kỹ năng mềm một cách tự nhiên và thiết thực hơn vì trò chơi có thể làm giảm nỗi sợ mắc lỗi. Một khi sinh viên không căng thẳng với môi trường học tập, sinh viên lạc quan và tự tin để thực hành với bạn học để học kỹ năng mềm một cách tự do, họ sẽ tích cực hơn để tham gia, tập trung vào bài học. Trò chơi hoặc các hoạt động giống trò chơi xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân sinh viên. Theo Lee (1995, tr.1), trò chơi thúc đẩy sự tương tác nhiều hơn và làm việc nhóm không chỉ giữa các sinh viên, mà còn giữa giảng viên và sinh viên. Các trò chơi được lựa chọn kỹ lưỡng là vô giá vì chúng cho phép sinh viên thực hành các kỹ năng mềm và đồng thời cho họ thư giãn. Các trò chơi thường mang tính thử thách, đồng thời gây cười và tạo cảm giác thú vị, chúng có tính thúc đẩy hưng phấn học tập cao cho sinh viên. Chúng có thể được sử dụng để thực hành nhiều kiểu giao tiếp và được sử dụng để thực hành tất cả các kỹ năng mềm. 2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng khả năng tương tác Hiện nay, có một số công nghệ và hoạt động hướng dẫn được sử dụng để thúc đẩy các tương tác của khóa học trong giáo dục trực tuyến, bao gồm: sách giáo khoa, hình ảnh và âm thanh thông qua internet, các app, phát trực tuyến âm thanh và video; và các công cụ giao tiếp đồng bộ và không đồng bộ, chẳng hạn như: thảo luận bảng, nhắn tin và trò chuyện thoại, chia sẻ tệp. Tuy nhiên, sự sẵn có của những công nghệ này không nhất thiết phải được sử dụng mọi mặt trong các khóa học trực tuyến. Hiện nay, nhiều trường đại học trên khắp Việt Nam và trên thế giới đã đầu tư vào các nền tảng học tập trực tuyến hoặc hệ thống quản lý học tập để cho phép triển khai học tập điện tử trên quy mô lớn với các công cụ như bảng thảo luận, hệ thống thư và trò chuyện 245
- trực tiếp, cùng với nội dung như tài liệu và trang web. Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông góp phần vào sự ra đời của các phương pháp giáo dục mới và sáng tạo cho sinh viên (Albăstroiu, Felea và Vasiliu, 2014; Kauppi và cộng sự, 2020). E-learning cung cấp dễ dàng hơn tiếp cận học tập, thúc đẩy tính linh hoạt để sinh viên có thể vượt qua không gian và thời gian hạn chế và cung cấp tiềm năng mới cho quá trình giảng dạy tập trung vào người học. Với sự kết hợp của các yếu tố đa phương tiện như: văn bản, đồ họa, âm thanh, video hoặc hình ảnh động trong một bài học, giảng viên có thể tạo ra một môi trường học tập có đầy đủ các bài thuyết trình nghe nhìn không chỉ thu hút sinh viên và kích thích các giác quan của họ trong học tập mà còn xem xét phong cách học tập của sinh viên (Giam Kah How, 2000). Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho dạy - học trực tuyến. Bên cạnh đó, giảng viên có thể sử sụng phần mềm ClassPoint để dạy học kỹ năng mềm cho sinh viên. ClassPoint là một phần mềm bổ trợ được tích hợp và sử dụng trực tiếp trên Microsoft PowerPoint giúp chúng ta thực hiện các thao tác hỗ trợ việc giảng dạy hoặc báo cáo trực tuyến. Bên cạnh tính năng tuyệt vời đó thì ClassPoint còn giúp ta tạo phòng học trực tuyến và cho phép học sinh, sinh viên tham gia vào phòng học. Có rất nhiều cách tạo bài tập để sinh viên thực hành trực tuyến, Liveworksheets là lựa chọn hoàn hảo cho nhu cầu của giảng viên và sinh viên. Phiếu bài tập trắc nghiệm trực tuyến tận dụng tối đa các kỹ năng công nghệ mới được áp dụng cho giáo dục, bao gồm: âm thanh, video, bài tập ghép câu, ghép từ có sử dụng hình thức mũi tên hoặc kéo và thả, hoặc bài tập có nhiều đáp án lựa chọn,...; và thậm chí cả bài tập nói mà sinh viên cần sử dụng micrô. Liveworksheets.com cho phép giảng viên chuyển đổi các phiếu bài tập in truyền thống được định dạng .doc, .pdf, .jpg thành các bài tập trực tuyến tương tác. Giảng viên có thể tiết kiệm thời gian, tiết kiệm giấy in để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ trên điện thoại hoặc trên máy tính cũng tạo cho sinh viên sự hứng thú nhất định khi tham gia làm bài tập. Sau khi làm xong, sinh viên có thể biết ngay điểm của mình, biết những câu mình đã làm sai và cần làm như thế nào là đúng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu này nhằm khảo sát các kỹ năng mềm mà sinh viên muốn được trang bị để mang hành trang vào tương lai nghề nghiệp của mình. Nhà trường có thể đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên bằng hình thức trực tuyến một cách hiệu quả. 3.2. Người tham gia nghiên cứu Tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu này gồm 480 em sinh viên khóa Đại học 15, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Số phiếu hợp lệ sử dụng được phục vụ cho nghiên cứu này là 450. Tất cả sinh viên tham gia nghiên cứu đều được cung cấp thông tin về mục đích và nội dung nghiên cứu. Các em tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. 3.3. Công cụ nghiên cứu 3.3.1. Phỏng vấn Nghiên cứu sử dụng dạng phỏng vấn bán tiêu chuẩn (semi-structured interview). Phỏng vấn (qua điện thoại) được tiến hành thực hiện với 10 sinh viên. Phỏng vấn này được thực hiện 246
- nhằm tìm hiểu sơ bộ những quan điểm của sinh viên về các kỹ năng mềm mà các em muốn học. Từ đó, tác giả xem xét những kỹ năng nào phù hợp nhất đối với các em để đưa vào nội dung phiếu khảo sát. 3.3.2. Phiếu điều tra Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên sự kết hợp của các nghiên cứu liên quan. Phiếu điều tra gồm các nhận định tập trung vào các kỹ năng mềm mà sinh viên cần học tập và rèn luyện. Người tham gia khảo sát được yêu cầu hoàn thành phiếu điều tra trong khoảng thời gian 03 phút. Các em sẽ đánh giá mức độ quan trọng của các nhận định được đưa ra theo thang Likert từ 1 đến 5 (Joshi và cộng sự, 2015), trong đó: 1 tương đương với “hoàn toàn không đồng ý” và 5 tương đương với “hoàn toàn đồng ý”. 3.4. Thu thập dữ liệu Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi sử dụng Google Form để nghiên cứu các kỹ năng mềm mà sinh viên đại học khóa 15 cho là rất cần thiết đối với các em. Kết quả thu được, tác giả phân tích bằng phần mềm Excel đơn giản để thống kê số liệu. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Để trả lời câu hỏi về quan điểm của sinh viên đối với các kỹ năng mềm, tác giả đã thu thập phiếu điều tra từ 450/480 sinh viên (94%). Kết quả từ phiếu điều tra được tổng hợp trong Bảng 1. Bảng 1: Quan điểm của sinh viên về các kỹ năng mềm cần thiết được học 1. Hoàn toàn không Tỷ lệ % 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý đồng ý của Hoàn Tỷ lệ % toàn của Hoàn Kỹ năng không toàn đồng SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % đồng ý và ý và Không Đồng ý đồng ý 1. Kỹ năng tư duy 121 27% 119 26% 100 22% 52 12% 58 13% 53% 25% phản biện 2. Kỹ năng sáng tạo 92 20% 127 28% 141 31% 38 8% 52 12% 48% 20% 3. Kỹ năng kiểm soát 45 10% 75 17% 50 11% 157 35% 123 27% 27% 62% cảm xúc và hành vi 4. Kỹ năng thuyết trình tự tin, năng động 58 13% 72 16% 90 20% 126 28% 104 23% 29% 51% và thuyết phục 5. Kỹ năng làm việc nhóm 26 6% 34 8% 120 27% 123 27% 147 33% 14% 60% 6. Kỹ năng ra quyết 28 6% 52 12% 176 39% 86 19% 108 24% 18% 43% định và xử lý vấn đề 7. Kỹ năng xác định 117 26% 153 34% 83 18% 34 8% 63 14% 60% 22% mục tiêu phù hợp 8. Kỹ năng tự nhận thức 102 23% 91 20% 122 27% 70 16% 65 14% 43% 30% 9. Kỹ năng giao tiếp 0 0% 0 0% 146 32% 136 30% 168 37% 0% 67% 10. Kỹ năng làm việc 20 4% 28 6% 102 23% 186 41% 114 25% 10% 66% dưới áp lực 11. Khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh 37 8% 182 40% 60 13% 76 17% 95 21% 48% 38% với thay đổi 12. Kỹ năng quản lý 21 5% 59 13% 92 20% 158 35% 120 27% 18% 62% thời gian 13. Kỹ năng lắng nghe 92 20% 19 4% 155 34% 93 21% 91 20% 24% 41% 247
- Dựa vào thang điểm từ 1 đến 5 của thang đo Likert, tác giả lấy số liệu mức 3 (Trung lập) làm trung tâm, số liệu ở mức 1 và 2 cộng với nhau để so sánh với tổng số liệu của mức 4 và mức 5. Nhìn vào Bảng 1, có thể thấy rằng, theo quan niệm của các sinh viên tham gia khảo sát, kỹ năng 3, 4, 5, 6, 9,10, 12 và 13 có tỷ lệ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” cao hơn tỷ lệ “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý”. Trong đó, kỹ năng 9 (Kỹ năng giao tiếp) và kỹ năng 10 (Kỹ năng làm việc dưới áp lực) chiếm tỷ lệ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” cao nhất 67% và 66%. Kỹ năng 3 (Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi), kỹ năng 5 (Kỹ năng làm việc nhóm) và kỹ năng 12 (Kỹ năng quản lý thời gian) chiếm một tỷ lệ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” ở mức trên 60%. Ngược lại, các kỹ năng 1, 2, 7, 8 và 11 thì tổng tỷ lệ “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý” (dao động từ 43% đến 60%) cao hơn hẳn so với tỷ lệ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý”. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Tỷ lệ % của Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý Tỷ lệ % của Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý Hình 1: Các kỹ năng sinh viên mong muốn được học tập và bồi dưỡng Nhìn vào Hình 1 ở trên, chúng ta có thể thấy rõ kỹ năng giao tiếp (kỹ năng 9) được sinh viên thích học nhiều nhất, không em nào cho là không cần thiết, tiếp đến là Kỹ năng làm việc dưới áp lực (kỹ năng 10) và Kỹ năng làm việc nhóm (kỹ năng 5). Kỹ năng quản lý thời gian (kỹ năng 2) và kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề (kỹ năng 6) cũng được các sinh viên cho là rất quan trọng. 5. Kết luận Có những em sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều các em sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày nay, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé khi vào đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ. Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. 248
- Với nghiên cứu nhỏ này, tác giả đề nghị sinh viên Trường ĐHSP TDTT TPHCM sẽ được học một số kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chính khóa, đó là các kỹ năng: • Kỹ năng lắng nghe • Kỹ năng quản lý thời gian • Kỹ năng làm việc dưới áp lực • Kỹ năng giao tiếp • Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề • Kỹ năng làm việc nhóm • Kỹ năng thuyết trình tự tin, năng động và thuyết phục • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi Ngoài ra, nhà trường có thể mở Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm để sinh viên có thể học thêm các kỹ năng mềm của Trường. Các lớp học cũng nên được thiết kế linh hoạt về thời gian, địa điểm, giáo trình… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể theo học và đạt hiệu quả cao nhất. Giáo dục trực tuyến có khả năng cao sẽ tồn tại và phát triển, nhưng khó có khả năng thay thế Giáo dục Đại học truyền thống mà chỉ đơn thuần là một giải pháp thay thế. Tuy nhiên, do tính linh hoạt, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của nó, giáo dục trực tuyến đang trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với những người không thể theo học vì khoảng cách địa lý, thời gian và chi phí. Nhà trường có thể đào tạo trực tuyến kỹ năng mềm cho sinh viên. Giảng viên nâng cao chất lượng bài giảng bằng cách áp dụng phối hợp nhiều kiến thức kỹ thuật số, sử dụng các nền tảng/công cụ công nghệ thông tin và truyền thông để giảng dạy; đồng thời thiết kế các trò chơi để tăng sự tương tác trong giờ dạy - học, làm tăng hứng thú, sôi nổi của lớp học, qua đó sinh viên sẽ tiếp thu bài một cách hiệu quả. Thách thức đối với giảng viên đó là khám phá một cách có hệ thống sự tích hợp các ý tưởng sư phạm và công nghệ truyền thông, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học thay vì củng cố thực hành hiện có (Garrison et al., 2010, p. 31). Nếu giảng viên kết hợp phương pháp giảng dạy trực tuyến với các các công cụ công nghệ, phần mềm bổ trợ, đưa các trò chơi vào bài giảng và thực hành sư phạm thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc giảng dạy kỹ năng mềm, nâng cao nhận thức về mô hình dạy học trực tuyến cũng như sự hài lòng của người học. Về lâu dài, không thể bỏ qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong quá trình đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến. Phát triển các phương pháp tiếp cận đa phương thức để đạt được các mục tiêu nội dung khóa học nhằm đạt được kết quả học tập tốt hơn. Không nghi ngờ gì nữa, giảng viên nên học hỏi nhiều hơn về công nghệ số và áp dụng các phần mềm như Classpoint và Liveworksheets trong giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy việc học tập của sinh viên được hiệu quả hơn, việc thu hẹp sự chênh lệch chất lượng giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến là điều tất yếu cần thiết. Tài liệu tham khảo 1. Albăstroiu, I., Felea M. and Vasiliu, C., (2014), Geographic Information System - modern teaching method in business administration. Amfiteatru Economic, 16(37), pp.770-783. 2. ClassPoint, https://classpoint.io/ 3. Coombs, N. (2010), Making Online Teaching Accessible: Inclusive Course Design for Students with Disabilities. John Wiley & Sons. 249
- 4. Dhawan, S. (2020), Online Learning: A Panacea in the Time of COVID-19 Crisis. Journal of Educational Technology System. doi:10.1177/0047239520934018 5. Downing, K. J. & Chim, T. M. (2004a), What are the characteristics of effective online students?, Paper presented at the Fifteenth International Conference on College Teaching and Learning, Jacksonville, FL, 29 March-2 April. 6. Garrison, D. R., Cleveland-Innes, M., & Fung, T. S. (2010), Exploring causal relationships among teaching, cognitive and social presence: Student perceptions of the community of inquiry framework. The Internet and Higher Education, 13(1-2), 31-36. 7. Hron, A. & Friedrich, H. F. (2003), A review of web-based collaborative learning: Factors beyond technology, Journal of Computer Assisted Learning, 19, 70-79. 8. Huỳnh Văn Sơn (2019), Đánh giá về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. http://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/2336 9. Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Thị Xuân Phương (2015), Phát triển Kỹ năng sống cho học sinh. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Joshi A., Kale S., Chandel S. and Pal D. K. (2015), Likert Scale: Explored and Explained. British Journal of Applied Science & Technology. https://eclass.aspete.gr/modules/document/file.php/EPPAIK269/5a7cc366dd963113c6923ac4 a73c3286ab22.pdf 11. Kauppi, S., Muukkonen, H., Suorsa, T. and Takala, M., (2020), I still miss human contact, but this is more flexible - Paradoxes in virtual learning interaction and multidisciplinary collaboration. British Journal of Educational Technology, 0(0), pp.1-16. 12. Lathipatud Durriyah, T., & Zuhdi, M. (2018), Digital Literacy With EFL Student Teachers: Exploring Indonesian Student Teachers’ Initial Perception About Integrating Digital Technologies Into a Teaching Unit. International Journal of Education and Literacy Studies, 6(3), 53. doi:10.7575/aiac.ijels.v.6n.3p.53 13. Lee, C. (2009), Utilizing Open Source Tools for Online Teaching and Learning: Applying Linux Technologies: Applying Linux Technologies. IGI Global. 14. Lee, J. S., & Drajati, N. A. (2019), English as an international language beyond the ELT classroom. ELT Journal, 73(4), 419-427. doi:10.1093/elt/ccz018 15. Lee, W.R. (1995). Language Teaching Games and Contests. London: Oxford University Press. 16. Liveworksheets. https://www.liveworksheets.com/ 17. Nash, S. S. (2004), New quality benchmarks for online courses: meshing technology and conceptual underpinning, Selected papers from the Fifteenth International Conference on College Teaching and Learning, Jacksonville, FL, 29 March-2 April (The Center for the Advancement of Teaching and Learning, Florida Community College), 195-222. 18. Nguyễn Công Khanh (2014), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. 19. UNESCO (2003), Life skills - The bridge to human capabilities. UNESCO education sector position paper. Draft 13 UNESCO 6/2003. 250
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm Nghiệp
10 p | 187 | 18
-
Nhu cầu người học và nhu cầu xã hội trong đào tạo cử nhân biên - phiên dịch tiếng Anh
14 p | 170 | 14
-
Giải pháp ứng dụng các phần mềm nguồn mở miễn phí trong việc giảng dạy trực tuyến môn học Kỹ năng mềm cho sinh viên theo mô hình lớp học đảo ngược
8 p | 19 | 7
-
Đề xuất khung tham chiếu năng lực công nghệ số dành cho cán bộ, giảng viên và nhân viên trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 28 | 5
-
Phần mềm xã hội - Kênh giao lưu trực tuyến hữu hiệu để thực hiện dịch vụ thông tin, thư viện tại các trường Đại học trên thế giới
12 p | 30 | 4
-
Hoạt động chuyển giao quyền đánh giá cho sinh viên trong công tác đào tạo kỹ năng mềm tại UFM: Một số kinh nghiệm và kết quả trong môi trường đào tạo trực tuyến
12 p | 35 | 4
-
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay
7 p | 19 | 3
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh hiện nay
3 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn