Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 3
download
Bài viết "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay" sử dụng công cụ có chức năng tự động phân tích dữ liệu để cập nhật thông tin; ứng dụng phần mềm khảo sát trực tuyến; ứng dụng mạng xã hội trong truyền thông hình ảnh của nhà trường; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin; và cần có sự hỗ trợ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc trao đổi nguồn lực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay
- TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LIÊN KẾT NHÀ TRƯỜNG - DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ngô Hải Thanh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, sự hợp tác hay liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới. Hợp tác giữa Nhà trường - Doanh nghiệp được hiểu là sự tương tác, giao dịch giữa cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho các bên. Sự hợp tác này có thể diễn ra với tám hình thức khác nhau; giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực; còn nhà trường có thể tăng cường cơ hội trong đào tạo và nghiên cứu. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, chúng ta cần ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường sự liên kết này. Đó là sử dụng công cụ có chức năng tự động phân tích dữ liệu để cập nhật thông tin; ứng dụng phần mềm khảo sát trực tuyến; ứng dụng mạng xã hội trong truyền thông hình ảnh của nhà trường; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin; và cần có sự hỗ trợ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc trao đổi nguồn lực. Từ khóa: công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp 1. Đặt vấn đề Ngày nay, nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đã biến đổi giáo dục trở thành một dạng dịch vụ đặc biệt trong xã hội. Nó đòi hỏi các trường đại học phải luôn vận động thực hiện tốt ba chức năng cơ bản là đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội. Người học sau khi ra trường có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn sẵn sàng tham gia vào quá trình lao động sản xuất, kiến thiết xã hội. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa cũng đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến giữa các nhà trường và tạo nên mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội. Tri thức và công nghệ luôn được xem là tác nhân then chốt trong phát triển, do đó, một yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh và quản trị nhằm hướng tới tối đa hóa lợi nhuận. Theo đó, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những phát minh, sáng chế và sản phẩm khoa học công nghệ có tính khả thi cao để tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường và phát triển bền vững (Hà Văn Hoàng, 2011). Trường đại học với vai trò là trung tâm nghiên cứu thường sở hữu các kết quả nghiên cứu, tri thức và công nghệ mới và có tính đột phá, được xem là một đối tác đáng tin cậy giúp doanh nghiệp tìm ra lời giải cho nhu cầu cấp bách trên. Trường đại học là nơi tập hợp đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu, trong khi doanh nghiệp có thế mạnh trong việc nắm bắt thị trường, đầu tư và triển khai thương mại hóa để chuyển giao công nghệ và các kết quả nghiên cứu. Do đó, liên kết hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, hay sự giao thoa giữa nghiên 418
- cứu hàn lâm và thực tiễn sản xuất - kinh doanh, được coi là một xu thế lớn trong bối cảnh hiện nay, là điều kiện then chốt quyết định tới thành công của các bên. Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi khoa học và công nghệ giữ vai trò dẫn dắt và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp đương nhiên sẽ trở thành một mắt xích quan trọng hỗ trợ phát triển và là một xu thế tất yếu. Tại các quốc gia phát triển, hầu hết các ứng dụng khoa học và công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế đều liên quan tới các trường đại học thông qua các hoạt động: chia sẻ tri thức và công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ, đầu tư phát triển doanh nghiệp để thương mại hóa thành quả nghiên cứu khoa học…, do đó, vai trò của trường đại học đối với doanh nghiệp ngày càng được đề cao. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của mọi mặt đời sống. Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP ký ngày 04/08/1993 của Chính phủ như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở của tri thức, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, là cơ sở để sáng tạo ra các công nghệ mới khác như công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ,… Sự phát triển của công nghệ thông tin làm xuất hiện một loại hình giáo dục mới, trong đó internet đóng vai trò chủ đạo với những khả năng chưa từng có và ngày càng phát triển. Nhờ có sự bùng nổ của mạng internet, các trường đại học trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển đã có những thay đổi lớn trong hoạt động ứng dụng máy tính và mạng máy tính trong các chương trình giảng dạy và học tập. 2.1.2. Liên kết giữa Nhà trường - Doanh nghiệp Ý tưởng liên kết, hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo ông, Nhà trường ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Năm 1810, ông sáng lập trường đại học Berlin với điểm khác biệt so với các trường đại học khi đó là chuyển trọng tâm sang nghiên cứu hỗ trợ hoạt động đào tạo, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho mục đích dân sự và quân sự. Theo Carayon (2003), Gibb và Hannon (2006), mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường - Doanh nhgiệp được hiểu là giao dịch giữa các trường đại học và doanh nghiệp vì lợi ích của cả 419
- hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động. Tóm lại, sự liên kết, hợp tác giữa Nhà trường - Doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai. 2.2. Các hình thức liên kết và vai trò của liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp 2.2.1. Các hình thức liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp Theo “Nghiên cứu 30 tình huống thực tế về hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp” của Viện Sáng tạo và Công nghệ thuộc Ủy ban châu Âu năm 2009 (European Institute of Innovation and Technology, European Commission 2009), mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được thể hiện dưới tám hình thức sau đây: Một là, hợp tác trong nghiên cứu (Collaboration in R&D): Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp. Mục đích của sự hợp tác này là đem lại sự hỗ trợ thiết thực cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường. Doanh nghiệp và nhà trường có thể cùng tiến hành thực hiện các dự án liên kết. Các trường có thể tìm kiếm sự hợp tác này bằng cách chủ động giới thiệu với các doanh nghiệp những chương trình nghiên cứu có thể đem lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp đặt hàng các trường đại học để tiến hành các nghiên cứu mà họ quan tâm, giải quyết các vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp đang gặp phải trong thực tiễn. Hai là, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (Commercialization of R&D): Hình thức này khá phổ biến trong các nước phát triển, bao gồm cả chuyển giao công nghệ. Để có thể đẩy mạnh hình thức hợp tác này, một điều cần thiết là phải xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh về quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động này thường tập trung ở những người đang có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành của họ. Nhà trường cũng có thể chủ động tạo các thực thể pháp nhân, khung cơ sở pháp lý phù hợp để thúc đẩy loại hình hợp tác này với doanh nghiệp. Ba là, thúc đẩy khả năng lưu chuyển của sinh viên (Mobility of Students): Doanh nghiệp tạo điều kiện để sinh viên đến thực tập và tạo ra cơ hội giao lưu để họ có thể trải nghiệm nhiều khía cạnh phong phú của thế giới bên ngoài nhà trường. Nhà trường tăng cường phối hợp với phòng nhân sự của các công ty, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên đến với thế giới việc làm, thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, làm việc bán thời gian, cơ hội được đào tạo tập sự, và các cơ hội việc làm khác ngay trước và sau khi chưa tốt nghiệp. Bốn là, thúc đẩy sự vận động, lưu chuyển của giảng viên (Mobility of Academics): Nhà trường khuyến khích những hoạt động giao lưu hay hợp đồng làm việc ngắn hạn của giảng viên trong các doanh nghiệp nhằm xây dựng quan hệ, chia sẻ quan điểm và nắm bắt thực tế. Để thực hiện hình thức hợp tác này, các trường cần phải có luật lệ, quy định để đảm bảo quyền lợi của giảng viên (như hưu bổng, kỳ nghỉ, sự thăng tiến,…) trong thời gian làm việc ngắn hạn như thế. 420
- Năm là, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo (Curriculum development and delivery): Đây là hình thức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và giúp sinh viên thích ứng tốt với đòi hỏi của thị trường lao động. Nhà trường có thể khuyến khích sự tham gia của giới doanh nghiệp vào việc xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo, thông qua các phiếu lấy ý kiến, các cuộc thảo luận và trao đổi thông tin. Các chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp là một nguồn hợp tác đầy tiềm năng trong việc đảm nhận công việc giảng dạy trong trường, hoặc đóng vai trò là các diễn giả trong các buổi giảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Sáu là, học tập suốt đời (Lifelong learning): Nhà trường phải tăng cường giao tiếp với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu, lợi ích và khả năng thực hiện nhiều hình thức học tập ngắn và dài hạn, các hoạt động đào tạo, tái đào tạo… khác nhau mà nhà trường có thể đem lại cho doanh nghiệp. Bảy là, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp (Enterpreneurship): Nhà trường nỗ lực nâng cao tinh thần khởi nghiệp, tạo ra một văn hóa kích thích giảng viên và sinh viên suy nghĩ và hành động với tinh thần khởi nghiệp, đặt họ trước những con đường sáng nghiệp của giới doanh nghiệp và lôi cuốn họ thoát ra khỏi lối mòn tư duy. Trong các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, nhà trường có thể chủ động mời sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan. Tám là, tham gia quản trị nhà trường (Governance): Hình thức này thể hiện ở chỗ tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình ra quyết định ở tầm lãnh đạo của nhà trường và mời những người thành đạt trong giới doanh nghiệp tham gia vào Hội đồng trường. Họ sẽ giúp ích nhà trường rất nhiều, đặc biệt là về chiến lược phát triển. 2.2.2. Vai trò của liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ đối với tất cả các bên tham gia mà còn có vai trò to lớn đối với cả xã hội. Cụ thể: Thứ nhất, đối với trường đại học: (1) được các doanh nghiệp góp ý, tư vấn về xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo… góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; (2) được tham gia, trao đổi các thông tin trong nghiên cứu khoa học, tư vấn ứng dụng và chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tiễn sản xuất; (3) được hỗ trợ về nhân lực, tài lực, vật lực… trong công tác đào tạo, thực hành, thực tập; (4) được doanh nghiệp đón nhận các sản phẩm đầu ra: sinh viên, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ… từ đó, nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường và góp phần tăng thế mạnh trong công tác tuyển sinh; (5) liên kết đào tạo với doanh nghiệp không chỉ giúp trường đại học có cơ hội phát huy tính tự chủ trong quản trị mà còn là một tiêu chí cần thiết trong kiểm định chất lượng đối với trường đại học hiện nay. Thứ hai, đối với doanh nghiệp: (1) tham gia liên kết đào tạo cũng là một hình thức phát triển doanh nghiệp vì đầu ra của quá trình đào tạo cũng chính là đầu vào của quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động của doanh nghiệp (doanh nghiệp không mất thời gian, chi phí tuyển dụng và đào tạo lại lao động); (2) tham gia, trao đổi các thông tin trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng với trường đại học mang lại cho doanh nghiệp lợi ích sớm tiếp nhận những thành tựu của đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng từ đó áp dụng nâng cao công nghệ sản xuất, chất 421
- lượng sản phẩm; (3) hỗ trợ nhân lực, tài lực, vật lực cho các trường đại học cũng là một hình thức đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, doanh nghiệp vừa tuyển chọn được nguồn nhân lực lao động chất lượng cao vừa có cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh, uy tín của mình. Thứ ba, đối với người học: (1) có cơ hội được hưởng chế độ ưu đãi trong học tập, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, tiếp cận môi trường làm việc thực tế, rèn luyện được các kĩ năng, phát triển năng lực bản thân; (2) đào tạo trong môi trường liên kết với doanh nghiệp giúp người học luôn tự tin, sẵn sàng tiếp nhận công việc, thử thách trong quá trình làm việc, khởi nghiệp; (3) thực tập và kiến thực tại các doanh nghiệp giúp sinh viên mở rộng được mối quan hệ của mình và có cơ hội tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, đối với xã hội, sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp giúp đáp ứng được các nhu cầu trên thị trường lao động, định hướng được giáo dục và đào tạo hướng đến các lĩnh vực mà nền kinh tế - xã hội đang có nhu cầu. Sự hợp tác này cho phép tăng hiệu quả, tiết kiệm kinh phí đầu tư xã hội nói chung trong giáo dục và đào tạo, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường theo hướng kinh tế tri thức và phát triển bền vững. 2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp Để tăng cường mối liên kết giữa Nhà trường - Doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp như sau: Một là, sử dụng công cụ có chức năng tự động phân tích dữ liệu từ nguồn nội dung, sau đó bóc tách những thông tin cần thiết theo tiêu chí mà nó được lập trình viên hệ thống thiết lập lấy thông tin từ website của các doanh nghiệp. Theo Nguyễn Đức Sơn (2018), cách khác để có thông tin từ thị trường/ doanh nghiệp, các trường cần chủ động xây dựng một cổng thông tin (website chính thức), hoặc một chức năng phản hồi tự động từ website của nhà trường. Chức năng này luôn trong trạng thái kết nối “lắng nghe” phản hồi từ thị trường. Bộ phận quản trị phải cập nhật và có báo cáo hàng tuần về những biến đổi của thị trường, nhu cầu tuyển dụng, vị trí việc làm… để bộ phận phân tích và xử lý thông tin có được một bức tranh tương đối hoàn thiện về nhu cầu thị trường. Hai là, ứng dụng các phần mềm khảo sát trực tuyến. Thông qua internet, chương trình đào tạo của các trường đại học được công khai, so sánh, đối chiếu và có sự kế thừa phát triển một cách nhanh chóng. Hiện nay, với sự trợ giúp của các công cụ khảo sát trên internet, nhà trường có thể tiến hành khảo sát nhanh chóng đối với giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp, chuyên gia, cựu sinh viên… Ưu điểm của việc ứng dụng các phần mềm khảo sát trực tuyến là: rẻ hơn, chính xác hơn, phân tích nhanh hơn, dễ dàng sử dụng hơn cho người tham gia, mẫu giao diện đa dạng hơn, trung thực hơn, nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn… Điển hình như có thể sử dụng một số công cụ như: Google+, SoGoSurvey, LimeSurvey, Survey Monkey, Email… Để làm tốt công tác quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên, qua mỗi đợt thực tập, Nhà trường cần tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về kỹ năng, thái độ và nội dung chuyên đề thực tập của sinh viên có phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hay 422
- không. Đồng thời còn đề nghị các đơn vị này cho ý kiến đánh giá thêm về chất lượng đào tạo của trường thông qua chương trình và đề cương thực tập của sinh viên trường trong thời gian thực tập tại đơn vị. Để làm nhanh và hiệu quả, các form khảo sát sẽ được gửi trực tiếp qua email của từng doanh nghiệp hoặc được đăng tải trên website của trường đại học… Ba là, ứng dụng mạng xã hội (social media) trong truyền thông hình ảnh của nhà trường và tăng cường tương tác với xã hội. Bộ phận quản trị website của các trường có thể theo dõi Facebook, Instagram và Twitter để đánh giá những gì xã hội nghĩ về nhà trường. Có thể coi đó là một cách khảo sát thông tin khi so sánh bài viết tích cực và tiêu cực. Ngoài ra, có thể triển khai áp dụng các phần mềm theo dõi mạng xã hội để khai thác thông tin hơn nữa (data mining). Các bài viết trên social media sẽ thường được ca ngợi hết lời hay phê bình mọi mặt, vì vậy nhà trường sẽ được tiếp xúc với một lượng lớn các thông tin phản hồi. Thêm vào đó, đây còn là một công cụ có thể giúp các trường đại học có thể so sánh một cách tương đối vị thế của mình với các trường khác. Một số mạng xã hội hiện nay có thể khai thác để truyền thông hình ảnh của nhà trường là Facebook, Twitter, LinkedIn… Bốn là, để ứng dụng công nghệ thông tin mạnh ở các trường cần triển khai phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (nhân lực chuyên gia có kinh nghiệm công nghệ thông tin, máy móc, trang thiết bị, phản hồi thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ…). Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, nhà trường cần đẩy mạnh việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, chuyên gia đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin và truyền thông. Đây cũng chính là lực lượng trực tiếp xử lý các thông tin về nhu cầu thị trường lao động phản hồi từ các doanh nghiệp để đề xuất một chương trình đào tạo phù hợp. Đồng thời, đây cũng là lực lượng chủ chốt để triển khai việc tiếp thị và chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp, làm lợi cho nhà trường và cả doanh nghiệp. Năm là, khuyến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu, kết nối các cơ sở đào tạo trong việc trao đổi nguồn lực: giảng viên, chuyên gia nghiên cứu khoa học công nghệ, sinh viên, chương trình, học liệu, dự án nghiên cứu khoa học… chia sẻ thông tin sinh viên đầu vào, đầu ra… kết nối với các doanh nghiệp, hỗ trợ các trường khảo sát thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực các ngành nghề cũng như những phân khúc yêu cầu khác nhau. Như vậy, các trường sẽ thuận lợi hơn trong khảo sát thị trường theo đặc thù của đơn vị mình, từ đó quay trở lại xác định mục tiêu đào tạo, định hướng phát triển các ngành nghề đào tạo, điều chỉnh sứ mệnh trường phù hợp với sự phát triển của xã hội. 3. Kết luận Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ trường đại học nào. Việc xây dựng và phát triển bền vững mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp là một trong những hướng đi tất yếu, khách quan mà trường đại học phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đó. Sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường - Doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai bên, mà còn cho người học và xã hội. Vì vậy, sự hợp tác giữa Nhà trường - Doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. 423
- Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đã và đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường sự liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp càng trở nên cần thiết. Dựa trên việc phân tích vai trò của liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp với các hình thức khác nhau, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả mối quan hệ liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp nhằm đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Đó là sử dụng công cụ có chức năng tự động phân tích dữ liệu để cập nhật những thông tin từ doanh nghiệp, nắm được bức tranh thị trường để thực hiện hoạt động đào tạo phù hợp; ứng dụng phần mềm khảo sát trực tuyến; ứng dụng mạng xã hội trong truyền thông hình ảnh của nhà trường cũng như nhận những phản hồi từ phía xã hội để có những điều chỉnh kịp thời; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin; và cần có sự hỗ trợ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc trao đổi nguồn lực. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 1. Carayol, N. (2003), Objectives, Agreements and Matching in Science-Industry Collaborations: Reassembling the Pieces of the Puzzle. Research Policy, Vol. 32 (6). 2. European Institute of Innovation and Technology, European Commission (2009), 30 good practice case studies in University - Business cooperation, Part of the DG Education and Culture Study on the cooperation between Higher Education Institutions and public and private organizations in Europe. Science Marketing, Science-to-Business Marketing Research Center, Germany. 3. Gibb, A. A. and Hannon P. (2006), Towards the Entrepreneurial University. International Journal of Entrepreneurship Education, Vol. 4. Tiếng Việt 1. Hà Văn Hoàng (2011), Hợp tác phát triển khoa học và công nghệ giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 2. Nguyễn Đức Sơn (2018), Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo MTUD. Truy cập ngày 24/6/2022 tại http://tdcn.hou.edu.vn/index.php/vi/news/Tin-tuc/UNG-DUNG-CNTT-NHAM-TANG- CUONG-MOI-LIEN-KET-GIUA-NHA-TRUONG-VA-DOANH-NGHIEP-TRONG-DAO- TAO-MTUD-327/ 424
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2012
7 p | 131 | 16
-
Một số biện pháp tăng cường quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
6 p | 115 | 8
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 110 | 7
-
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa tài liệu phục vụ bạn đọc tại Thư viện Hà Nội
8 p | 80 | 6
-
Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở thư viện trường đại học
5 p | 33 | 6
-
Ứng dụng công nghệ thông tin: Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhân sự tại các trường đại học ngoài công lập
6 p | 55 | 6
-
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục đại học
5 p | 57 | 6
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học Vật lý Đại cương
9 p | 138 | 6
-
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tuyển sinh hệ không chính quy tại trường Đại học Mở Hà Nội
12 p | 62 | 5
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
8 p | 11 | 5
-
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng trong dạy học ở các trường đào tạo ngành Kĩ thuật quân sự trong quân đội hiện nay
5 p | 28 | 5
-
Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thư viện công cộng
8 p | 79 | 3
-
Quan điểm của giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trong dạy học Vật lí tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
5 p | 16 | 3
-
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường trong dạy học thiết bị phân tích cho sinh viên đại học ngành Hoá học
3 p | 8 | 3
-
Công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo tiếp cận năng lực
10 p | 61 | 3
-
Tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ và đổi mới phương pháp dạy học cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thích ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
8 p | 37 | 2
-
Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trong dạy học môn Toán cấp tiểu học: Phân tích hiệu quả dựa trên một số nghiên cứu trên thế giới
6 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn