ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ<br />
VÀ CÁC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN<br />
ThS. Đỗ Văn Bình<br />
Khoa Giáo dục đại cương – Trường Đại học Văn Hiến<br />
<br />
<br />
1. Lịch sử của tín chỉ<br />
Hình thức đào tạo theo tín chỉ (TC) bắt đầu ở Mỹ năm 1872 và được áp dụng đầu<br />
tiên ở các trường phổ thông, lúc bấy giờ tín chỉ ở bậc phổ thông được gọi là giờ tiếp xúc<br />
(Contact-Hour). Sau đó phương thức đào tạo này được Đại học Harvard (Hoa Kỳ) áp dụng.<br />
TC ở đại học được gọi là Giờ tín chỉ (Credit Hour). Năm 1906 Quỹ Carnegie (Carnegie<br />
Foundation – Một quỹ hoạt động về giáo dục của Mỹ) xác lập một cách đánh giá đơn vị<br />
TC khác gọi là TC Carnegie (Carnegie Unit), sau đó Quỹ này lại xây dựng đơn vị Giờ sinh<br />
viên (Student Hour). Nhưng từ sau 1910 đến nay các tên gọi trên được gọi chung là Giờ<br />
tín chỉ (Credit Hour) [3].<br />
Nguyên nhân ra đời của hình thức đào tạo theo TC ở Hoa Kỳ là do cuối thập niên<br />
60 thế kỷ XIX số lượng học sinh trung học phổ thông ghi danh vào học đại học ngày càng<br />
tăng, gây áp lực cho quá trình xét tuyển của các trường đại học. Năm 1872 học chế TC<br />
được Charles W. Eliot (GS của đại học Harvard) đề xuất nhằm giúp ghi nhận và giải thích<br />
một cách rõ hơn năng lực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua giờ TC và<br />
điểm số để giúp các trường đại học có căn cứ tin cậy tuyển chọn sinh viên có chất lượng<br />
theo nhu cầu của trường [6].<br />
Một số học giả khác nêu ra thêm các nguyên nhân: Sự ra đời của học TC ở Hoa Kỳ<br />
là nhằm cải cách giáo dục đại học thông qua việc thay những chương trình đào tạo truyền<br />
thống “đóng” và “khô cứng” do châu Âu khởi xướng. Theo phương thức truyền thống này<br />
người học vào và ra trường đồng loạt, không có sự lựa chọn nào khác ngoài các môn học<br />
trong chương trình do ngành giáo dục thiết kế.<br />
Với học chế TC, chương trình đào tạo “mở” hơn; chương trình học chú trọng đến<br />
những môn học đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chương trình có độ “linh hoạt” nhất định để<br />
người học có thể chọn những môn học mà họ thấy cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của<br />
họ [12].<br />
Năm 1960 hệ thống đào tạo này lan ra Tây Âu và sau đó được áp dụng rộng rãi tại<br />
nhiều nước như: các nước ở Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan,<br />
Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda,<br />
Camơrun, Trung Quốc, v.v.[5].<br />
Ở Việt Nam, trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại<br />
miền Nam Việt Nam đã áp dụng học chế TC: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ<br />
Đức... Sau 1975, từ khi bắt đầu chủ trương “Đổi mới” giáo dục đại học ở nước ta cũng có<br />
nhiều thay đổi: Năm 1987 Bộ GD&ĐT đã đưa ra chủ trương triển khai qui trình đào tạo 2<br />
giai đoạn và môdun-hoá kiến thức. Năm 1988 học chế “học phần” đã ra đời và được triển<br />
khai trong toàn bộ hệ thống các trường đại học và cao đẳng nước ta. Học chế này xuất phát<br />
từ ý tưởng của học chế TC của Mỹ: sinh viên tích lũy dần kiến thức theo các mô-đun trong<br />
quá trình học tập. Tuy nhiên, học chế học phần chưa thật sự “mở’ như học chế TC của Mỹ.<br />
Vì vậy, năm 1993 Bộ GD&ĐT chủ trương thực hiện học chế TC triệt để hơn. Từ năm 1993,<br />
trường Đại học Bách khoa Tp. HCM là nơi đầu tiên áp dụng học chế TC, tiếp theo sau đó<br />
là nhiều đại học khác [7].<br />
Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban<br />
hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC”.Theo chủ<br />
trương này, năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ<br />
thống đào tạo tín chỉ [3].<br />
2. Tín chỉ là gì?<br />
Có nhiều định nghĩa về TC. Trong đó một định nghĩa được Việt Nam biết đến nhiều:<br />
“Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình<br />
thường học một môn học cụ thể, bao gồm: thời gian lên lớp; thời gian thí nghiệm, thực tập<br />
hoặc làm các việc khác (có hướng dẫn của GV); và thời gian dành cho đọc sách, nghiên<br />
cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài,...” [4, 12].<br />
Đối với các môn học lí thuyết một TC là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài)<br />
trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng<br />
thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít<br />
nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần.<br />
Ba hình thức tổ chức dạy - học này tương ứng với ba kiểu giờ TC: giờ tín chỉ lên<br />
lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ TC tự học.<br />
Một giờ TC lên lớp bao gồm: 1 tiết (50 phút) giáo viên giảng bài và 2 tiết sinh viên<br />
tự học, tự nghiên cứu ở nhà.<br />
Một giờ TC thực hành bao gồm: 2 tiết giáo viên hướng dẫn, giúp sinh viên thực<br />
hành thực tập; và 1 tiết sinh viên tự học, tự chuẩn bị.<br />
Một giờ TC tự học bao gồm 3 tiết sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành theo<br />
những nội dung giáo viên giao và những gì sinh viên thấy cần phải nghiên cứu hoặc thực<br />
hành thêm (những hoạt động học tập này có thể được thực hiện ở nhà hoặc ở trong phòng<br />
thí nghiệm, trong thư viện, v.v.) [5].<br />
Ở Mỹ một sinh viên được cấp bằng cử nhân khi tích lũy được 120 – 140 TC, được<br />
cấp bằng thạc sĩ khi học viên tích lũy được 30 – 40 TC, và được cấp bằng tiến sĩ khi học<br />
viên tích lũy được 90 – 100 TC [12].<br />
Ở Việt Nam, theo Quy chế 43 của Bộ GDĐT: Một TC được quy định bằng 15 tiết<br />
học lí thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cở sở;<br />
45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.<br />
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một<br />
TC sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.<br />
Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn<br />
vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 TC. Một tiết học được tính bằng<br />
50 phút. Quy chế 43 không quy định tổng số TC của đại học và sau đại học [3].<br />
Theo các định nghĩa trên, trong phương thức đào tạo theo TC việc tự học, tự nghiên<br />
cứu của sinh viên được coi trọng và được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình.<br />
3. Lợi ích của học chế tín chỉ<br />
Trong đào tạo theo tín chỉ sinh viên phải là những người biết cách học: học trên lớp,<br />
tự học, tự nghiên cứu. Trong đó việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng,<br />
được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình, khác với học theo niên chế. Vì vậy,<br />
đòi hỏi sinh viên phải chủ động xây dựng cho mình một kế hoạch học tập phù hợp với nhu<br />
cầu, động cơ học tập và điều kiện về năng lực, thời gian, chi phí,… Những đặc điểm này<br />
giúp sinh viên phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo; tạo điều kiện cho sinh viên năng<br />
động hơn và có khả năng thích ứng tốt hơn với bối cảnh biến đổi nhanh chóng của xã hội<br />
hiện đại,… [ 5 ].<br />
Học chế TC khuyến khích SV từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học<br />
đại học; ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ được ngoài trường lớp để có<br />
được văn bằng; vì vậy, trường đại học có tính đại chúng hơn.<br />
Với việc được chủ động ghi tên học các học phần khác nhau, sinh viên dễ dàng thay<br />
đổi chuyên ngành trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.<br />
Với học chế TC, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ không<br />
phải theo năm học, do đó nếu sinh viên đạt đủ số TC theo quy định sẽ được cấp bằng, quy<br />
chế này giúp sinh viên có thể tốt nghiệp sớm hoặc chậm hơn thời gian quy định theo niên<br />
chế: hệ cao đẳng là 3 năm, cử nhân là 4 năm. Khi sinh viên học không đạt một học phần<br />
nào đó, sinh viên chỉ học lại học phần này mà không bị ở lại lớp như trong đào tạo theo<br />
niên chế. Vì vậy, đào tạo theo học chế TC có chi phí thấp hơn [7].<br />
Trong đào tạo theo học chế TC chương trình học mang tính mềm dẻo, có thể thích<br />
ứng nhanh với nhu cầu xã hội và dễ dàng cho việc liên kết tổ chức những môn học chung<br />
cho sinh viên nhiều ngành hay nhiều trường trong nước. Theo cách này các trường tận<br />
dụng được đội ngũ giảng viên giỏi và phương tiện tốt cho từng môn học. Thậm chí việc<br />
liên kết này còn có thể liên kết nhiều nước. Thí dụ năm 1992 gần 150 trường đại học ở<br />
Châu Âu đã thống nhất hệ thống chuyển đổi tín chỉ ECTS (European Credit Transfer<br />
System) đối với các ngành: quản trị kinh doanh, hóa học, lịch sử, cơ khí, và y học. Đến nay<br />
số trường tham gia vào hệ thống ECTS lên đến hàng nghìn [8], [9].<br />
4. Bất lợi so với điều kiện Việt Nam<br />
Khi bắt đầu học chế TC ở Mỹ và các nước Châu Âu áp dụng học chế này cho học<br />
sinh trung học phổ thông; vì vậy tính chủ động trong tự học, tự xây dựng kế hoạch học<br />
tập,… học sinh được rèn ở Trung học phổ thông. Do đó khi lên đại học sinh viên đã quen<br />
với cách học này trong bối cảnh các phương tiện hỗ trợ cho tự học như thư viện, máy vi<br />
tính cá nhân, sự tiếp cận internet,… thuận lợi nên tác dụng của việc tự học, tự nghiên cứu<br />
được phát huy tốt, từ đó chất lượng của đào tạo ở các nước này được nâng cao là tất yếu.<br />
Ở Việt Nam, học chế TC mới chính thức bắt đầu bắt đầu từ 1993 và cũng chỉ áp dụng ở<br />
đại học; vì vậy sinh viên chưa quen, chưa có tinh thần, kỹ năng tự học; các phương tiện hỗ<br />
trợ cho tự học, tự nghiên cứu như thư viện, thư quán, máy vi tính cá nhân, sự tiếp cận<br />
internet,… của sinh viên ta còn rất hạn chế. Trong khi đó học theo TC thì thời lượng giảng<br />
viên lên lớp ít hơn so với học theo niên chế; bài dạy giảng viên truyền đạt cô đọng hơn; đội<br />
ngũ cố vấn học tập ít cả số lượng lẫn kinh nghiệm,… vì vậy nhiều giảng viên rất lo ngại về<br />
chất lượng đầu ra của sinh viên khi học theo TC.<br />
Theo học chế TC, sinh viên học theo môn học tự chọn nên các em không có lớp cố<br />
định; do đó việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể, đi thực tập, thực tế, việc bù giờ, đổi thời khoá<br />
biểu,… khó khăn vì mỗi sinh viên có thời khoá biểu học tập riêng.<br />
Định nghĩa TC của nhiều tác giả cũng như của Bộ GDĐT của ta cho thấy việc đánh<br />
giá năng lực học tập của người học chỉ thông qua thời lượng và theo số lượng TC được tích<br />
lũy, nó chưa đo được các mục tiêu hay chất lượng đầu ra của quá trình học tập của sinh<br />
viên [1, 2].<br />
5. Một số điều kiện cần cho việc áp dụng học chế tín chỉ<br />
Khi áp dụng học chế TC cần bảo đảm các yêu cầu sau:<br />
- Với nhà trường<br />
Có các chương trình đào tạo thích ứng với cách dạy và học theo học chế TC: ngoài<br />
những môn học ngành/chuyên ngành bắt buộc cần có nhiều mô-đun cơ sở ngành<br />
cho sinh viên lựa chọn.<br />
Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và bảo đảm yêu cầu về chất lượng để<br />
giảng dạy và làm cố vấn học tập cho sinh viên.<br />
Có đủ và nhiều kích cở phòng học và trang thiết bị dạy học, thực hành…<br />
Có đủ phương tiện hỗ trợ cho sinh viên tự học như: thư viện, thư quán, hệ thống<br />
internet WIFI, phòng vi tính sử dụng chung (dành cho sinh viên không có điều kiện<br />
có vi tính cá nhân).<br />
Có phần cứng đủ mạnh, phần mềm quản lý học chế TC tốt và có đội ngũ có chuyên<br />
môn để vận hành hệ thống này.<br />
- Với sinh viên<br />
Sinh viên cần hiểu rõ phương pháp học tập theo học chế TC.<br />
Sinh viên cần có kiến thức-kỹ năng: tự học theo cá nhân và nhóm, biết sử dụng vi<br />
tính, biết cách tham khảo tài liệu, làm tiểu luận…<br />
Sinh viên cần có máy vi tính cá nhân...<br />
6. Nhận xét và đề xuất với trường Đại học Văn Hiến<br />
Việc áp dụng học chế TC là chủ trương của Bộ GDĐT vì mục tiêu đổi mới và nâng<br />
cao chất lượng giáo dục vì vậy Trường Đại học Văn Hiếncần sớm có kế hoạch từng bước<br />
áp dụng học chế này sao cho phù hợp với các điều kiện khá hạn chế của trường hiện nay.<br />
Đối chiếu với các yêu cầu cần có khi áp dụng học chế TC và tham khảo kinh nghiệm từ<br />
các trường đã áp dụng học chế này ở nước ta, tôi có mấy nhận xét và đề xuất sau:<br />
Hạn chế 1: Từ hơn 10 năm qua chương trình đào tạo các ngành của trường thiết kế<br />
theo niên chế và chủ yếu dựa vào chương trình khung của Bộ GDĐT. Năm 2013 cùng với<br />
chủ trương chuyển sang học chế TC, các Khoa, ngành đã chỉnh sửa các chương trình đào<br />
tạo và xây dựng đề cương chi tiết các môn học theo học chế TC; thế nhưng tính cập nhật,<br />
hiện đại, sự liên thông dọc và ngang còn nhiều hạn chế.<br />
Đề xuất: Trường cần tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các<br />
ngành học, phân chia và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần học<br />
chế TC và đáp ứng với nhu cầu của xã hội biến chuyển nhanh chóng.<br />
Hạn chế 2: Số lượng sinh viên của trường hiện nay không nhiều lại có sự phân bố<br />
theo ngành học chênh lệch nhau nhiều. Đối với những ngành có ít sinh viên sẽ rất khó cho<br />
việc để sinh viên tự chọn các môn học một cách tự do (kể cả môn bắt buộc và môn tự chọn).<br />
Đề xuất: Để khắc phục khó khăn này, trong vài năm tới trường chỉ nên công bố số<br />
môn học tự chọn có giới hạn (thí dụ chọn 1 trong 2 môn hoặc 2 trong 3 môn) và nhờ đội<br />
ngũ CVHT tư vấn để sinh viên chọn môn học tập trung hơn.<br />
Hạn chế 3: Số lượng phòng học, giảng đường còn ít so với nhu cầu tổ chức đào tạo<br />
theo TC; do đó khó có thể có đủ phòng để các khoa lên kế hoạch với đầy đủ thông tin: Môn,<br />
giảng viên, giờ học, phòng học, số lượng sinh viên tương ứng với quy mô phòng học để<br />
các sinh viên lựa chọn đăng ký học (trong đó có một số lớp dự phòng).<br />
Đề xuất: Trong khi chưa có cơ sở mới ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và số<br />
phòng học đang xây thêm ở khu 1004A Âu Cơ, Tân Phú giải pháp có thể giải quyết phần<br />
nào khó khăn trước mắt là trước mỗi học kỳ các khoa cần thăm dò trước nhu cầu chọn môn<br />
học của sinh viên để xác định số lớp cho từng học phần (để sinh viên chọn học) tương đối<br />
chính xác; giảm bớt các trường hợp huỷ lớp vì không có hoặc ít sinh viên đăng ký học. Bên<br />
cạnh đó trường cần tận dụng công năng của cơ sở Quận 12 đã bị khiếm dụng trong vài năm<br />
qua.<br />
Hạn chế 4: Số lượng giảng viên cơ hữu (GVCH) còn thiếu, không cân đối theo<br />
ngành/chuyên ngành, do đó nhiều môn học phải mời giảng viên thỉnh giảng (GVTG). Các<br />
khoa sẽ gặp khó khăn khi huỷ lớp được xếp cho GVTG: gây phiền hà, mất lòng, sau này<br />
khó mời giảng tiếp,… hoặc khi GVTG bận đột suất phải nghỉ dạy (rất dễ xảy ra với GVTG)<br />
trường sẽ khó khăn trong việc sắp xếp dạy bù. Ngoài ra, một số GVCH của trường cũng<br />
chưa có kinh nghiệm giảng dạy theo học chế TC cũng như làm Cố vấn học tập (CVHT)<br />
cho sinh viên.<br />
Đề xuất: Giải pháp căn cơ cho vấn đề thiếu GVCH là tuyển dụng thêm. Trong vài<br />
năm qua nhà trường đã rất tích cực phát triển đội ngũ GVCH; thế nhưng thực tế cho thấy<br />
việc tuyển GV có khó khăn - nhất là GV trẻ có chất lượng vì nhiều nguyên do. Trước tình<br />
hình này, đề nghị nhà trường cần sớm có quy chế hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực nội<br />
bộ nâng cao năng lực và tham gia giảng dạy (lực lượng có chuyên môn và khả năng giảng<br />
dạy đang là cán bộ phòng ban – nhất là lực lượng trẻ). Giải pháp này mang tính bền vững<br />
vì ngoài việc vừa góp phần tăng số lượng GVCH cho trường vừa là một hình thức kích<br />
thích động cơ thăng tiến, tạo sự gắn bó của CBNV với trường, trong khi chờ đợi trường có<br />
thêm điều kiện và chính sách tốt hơn để có thể tuyển được GV trẻ có chất lượng. Về phương<br />
pháp giảng dạy và CVHT theo học chế TC trường cần tổ chức bồi dưỡng cho GVCH và<br />
CVHT; đồng thời có văn bản quy định rõ nhiệm vụ, quy trình tổ chức thực hiện việc giảng<br />
dạy của GVCH và kỹ năng, quy trình cố vấn cho CVHT, trong đó quy định cả nhiệm vụ<br />
của sinh viên [11].<br />
Hạn chế 5: Dù trường đã chọn nhà chuyên môn viết phần mềm quản lý học chế TC<br />
khá sớm. Thế nhưng đến nay công việc khá quan trọng này vẫn chưa được đưa vào sử dụng<br />
trong khi đội ngũ cán bộ chuyên môn quản trị và vận hành phần mềm này chưa có nhiều<br />
kinh nghiệm.<br />
Đề xuất: Trường cần quan tâm cho triển khai sớm công việc này để có thể đưa vào<br />
sử dụng sớm nhất.<br />
Hạn chế 6: Tại cơ sở đào tạo 624 và 1004 A Âu Cơ chưa có thư viện. Điều này rất<br />
khó cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, trong khi hình thức học này là rất quan trọng đối<br />
với dạy và học theo học chế TC.<br />
Đề xuất: Trong khi chờ có cơ sở mới ở Bình Chánh, sinh viên còn học ở cơ sở 624<br />
và 1004A Âu Cơ thêm một thời gian nữa; vì vậy đề nghị trường xem xét bố trí một thư<br />
viện nhỏ ở 2 cơ sở này theo cách chia ½ thư viện ở Quận 12 cho các cơ sở ở Âu Cơ (chia<br />
sách, tài liệu, phương tiện và nhân sự).<br />
Hạn chế 7: Hầu hết sinh viên Đại học Văn Hiến hiện nay chưa hiểu rõ cách học<br />
theo học chế TC<br />
Đề xuất: Trường cần biên soạn “Sổ tay sinh viên” có nội dung hướng dẫn chi tiết<br />
về cách học theo học TC chỉ để cấp cho sinh viên; đồng thời Phòng CTSV và các Khoa/Bộ<br />
môn cần phổ biến thêm các nội dung quan trọng trong ngày sinh hoạt đầu khoá của<br />
trường/khoa/bộ môn.<br />
7. Kết luận<br />
Học chế TC đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 100 năm qua và nó đã<br />
thể hiện nhiều ưu điểm trong giáo dục từ cấp trung học phổ thông đến đại học và sau đại<br />
học. Từ năm học 1993-1994, Việt Nam đã có chủ trương áp dụng học chế này ở cấp đại<br />
học. Đến nay hầu hết các trường đại học đã áp dụng học chế TC với mức độ “chính quy”<br />
hoàn toàn hay một phần tuỳ theo quy mô sinh viên, điều kiện về cơ sở vật chất - phương<br />
tiện dạy và học, đội ngũ giảng viên,… của từng trường.<br />
Trong xu thế đó, lãnh đạo Trường Đại học Văn Hiến đã quyết định áp dụng học chế<br />
TC từ đầu năm 2013. Đây là chủ trương đúng theo xu thế chung của các trường đại học<br />
trong nước và toàn cầu. Đồng thời còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học,<br />
phát triển và nâng dần chất lượng đào tạo của trường. Thời gian qua là thời gian tái cơ cấu,<br />
ổn định trường nên việc áp dụng học chế TC có chậm. Nay trường đã đi vào ổn định và<br />
phát triển, có được bài học kinh nghiệm từ các trường áp dụng trước… tin rằng học chế<br />
TC được triển khai từng bước theo kế hoạch mà trường đã xây dựng sẽ có kết quả tốt./.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Amy Laitinen (2012), Cracking the credit hour. New America Foundation and<br />
Education Sector (educationsector.org/si…the_Credit_Hour_0.pdf).<br />
2. Barbara Lauren ( 2003 ), The Student Credit Hour: Can’t Live With It, Can’t Live<br />
Without It. aacrao.org/semsource/sem/index0446.html?fa=view&id=2321.<br />
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy<br />
theo hệ thống TC. (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày<br />
15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).<br />
4. Carnegie Unit History<br />
(ask.com/wiki/Carnegie_Unit_and_Student_Hour?qsrc=3044&lang=en).<br />
5. Đào Ngọc Cảnh và Trịnh Duy Oánh (2010), Một số vấn đề về đào tạo theo tín chỉ.<br />
Kì yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo<br />
hệ thống TC”, Chuyên san của Tạp chí Đại học Sài Gòn.<br />
6. International Affairs Office, U.S. Department of Education (2008), Structure of the<br />
U.S. Education System: Credit Systems<br />
(http://www.ed.gov/international/usnei/edlite-index.html).<br />
7. Lâm Quang Thiệp (2006), Việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam,<br />
Kỷ yếu hội thảo Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet" do<br />
Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức ngày 26/05/2006.<br />
8. Lý Hoàng Ánh, Trần Mai Ước (2013), Một số giải pháp đẩy mạnh E-learning<br />
hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo các ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu xã<br />
hội, Báo cáo Khoa học Nâng cao chất lượng đào tạo các ngành kinh tế đáp ứng nhu<br />
cầu xã hội, trường ĐH Vinh<br />
9. Nguyễn Duy Sự (2011), Đào tạo theo tín chỉ tại Trường đại học Nha Trang: Thuận<br />
lợi và thách thức. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín<br />
chỉ.<br />
10. Đặng Quang Tuyến ( 2013 ), Thực trạng Đào tạo theo tín chỉ ở đại học Luật Hà<br />
Nội. Tạp chí Dạy và học ngày nay. (19/4/2013).<br />
11. Trường Đại học Tôn Đức Thắng (2009), Hướng dẫn phương pháp dạy học theo học<br />
chế tín chỉ. QĐ 1088/TĐT-ĐT ngày 27/10/2009 (http://khxh-<br />
nv.tdt.edu.vn/index.php/vi/tin-tc-thong-bao/goc-sinh-vien/142-hng-dn-phng-phap-<br />
dy-va-hc-theo-qui-ch-tin-chi).<br />
12. Hoàng Văn Vân (2011), Phương thức đào tạo theo tín chỉ: Lịch sử, bản chất và<br />
những hàm ý cho phương pháp dạy - học ở bậc đại học. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ.<br />