Bài giảng Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ - TS.GVC. Trần Đình Lý
lượt xem 13
download
Bài giảng Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ của TS.GVC. Trần Đình Lý bao gồm những nội dung về quan niệm về chuyển đổi; khái niệm và định nghĩa; đặc điểm và tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ - quy chế; những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ - TS.GVC. Trần Đình Lý
- TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TS.GVC.TRẦN ĐÌNH LÝ TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
- ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ I. Lịch sử - Quan niệm về chuyển đổi II.Các khái niệm và định nghĩa III. Đặc điểm và Tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ- Quy chế IV. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ IV. Một số việc cần làm
- VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ • Ra đời năm 1872 tại Đại học Harvard. • Phát triển nhanh, lan rộng ra toàn nước Mỹ. Từ đầu thế kỷ 20, mở rộng ra Bắc Mỹ và thế giới. • Châu Âu bắt đầu áp dụng mô hình nầy. Tuyên bố chung Bologne (19/6/1999) • Tại Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là trường đầu tiên áp dụng từng bước qui trình đào tạo tín chỉ, từ 1995
- “Bản chất của học chế tín chỉ là cá thể hóa việc học tập trong một nền giáo dục đại học cho số đông” (GS.TS LÂM QUANG THIỆP)
- Liệu học chế này có nguy cơ phá sản ở VN? Hiện có 60% trường ĐH, 30% trường CĐ ở VN ĐT tín chỉ. “Tuy nhiên hầu hết các trường đều thực hiện học chế này theo kiểu nửa vời.” (BT Phạm Vũ Luận)
- Quan niệm về chuyển đổi sang học chế tín chỉ • Học chế học phần (đơn vị học trình): - mang một số yếu tố của học chế tín chỉ - nhưng chưa đủ mềm dẻo vì chưa tận dụng hết các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó (Quy chế 25/2006/QĐBGDĐT ngày 26/6/2006) • Chuyển đổi sang học chế tín chỉ nhằm: - cải tiến học chế học phần - tăng cường áp dụng các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó
- Quan niệm về chuyển đổi sang học chế tín chỉ • Việc chuyển đổi sang học chế tín cần: - kết hợp với phát triển và hiện đại hóa chương trình đào tạo - đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập
- 4 Mục tiêu việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ 1- Xây dựng một học chế mềm dẻo hướng về sv để tăng tính chủ động và khả năng cơ động của sv 2- Đảm bảo sự liên thông trong quá trình học tập 3- Tạo ra sản phẩm có tính thích nghi cao với thị trường lao động trong nước 4- Đưa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới theo xu thế toàn cầu hóa
- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1. Chương trình đào tạo cấu tạo thành các môđun (học phần) với các tín chỉ (mỗi học phần có từ 2- 5 tín chỉ); 2. Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần (tín chỉ); 3. Ghi danh(đăng ký) học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần;
- 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 4. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học có thể chia thành 2 học kỳ (15-16 tuần), 3 học kỳ (10-12 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần, theo mùa của năm). Do đó có các loại tín chỉ tương ứng; 5. Đánh giá thường xuyên (quá trình), thang điểm chữ (A,B,C,D,F) điểm trung bình chung tốt nghiệp;
- 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ • 6. Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng (được công bố trong quyển sổ tay sinh viên, cố vấn học tập phải nắm vững). Khái niệm “sinh viên năm thứ ”tùy thuộc vào số tín chỉ tích lũy. • 7. Có hệ thống cố vấn học tập: cố vấn để hướng nghiệp và ghi danh học kiểu tích lũy cho đúng quy định và sinh hoạt đoàn thể
- 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 8. Chương trình đào tạo mềm dẽo: cùng với các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn, cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành đào tạo; 9. Có thể tuyển sinh theo học kỳ. Vì tích lũy đủ TC để được cấp bằng, người học không phải chờ đợi một năm học để học lại những gì cần học (do thi không đạt….) Ở Hoa kỳ, Canada,… và Úc, khóa học còn tổ chức theo mùa….(thu, xuân,…)
- 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 10. Không thi tốt nghiệp dưới mọi hình thức; 11. Chỉ có một văn bằng chính quy với hai loại hình học tập trung và không tập trung. Việc liên thông thực hiện khá dễ dàng.
- Các khái niệm và định nghĩa • Tín chỉ: Là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức và kết quả học tập đã tích luỹ được. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết (LT) quy đổi, trong đó: - 1 tiết lý thuyết quy đổi = 2 tiết bài tập, hoặc thảo luận trên lớp, hoặc thí nghiệm. - 1 tiết lý thuyết quy đổi = (3- 4) tiết thực tập, kiến tập, chuẩn bị khoá luận. Để tiếp thu một tiết học lý thuyết, sinh viên cần (2-3) giờ chuẩn bị. Để tiếp thu một tiết học bài tập, thí nghiệm, sinh viên cần (1-2) giờ chuẩn bị. Như vậy, tổng số giờ cần thiết tối thiểu để có thể hoàn chỉnh một tín chỉ là 45 giờ.
- Học phần: Là khối lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh và có tính độc lập tương đối so với các học phần khác. • Mỗi học phần thí nghiệm, thực tập (gọi chung là thực hành) có khối lượng từ 1 - 3 tín chỉ. • Mỗi học phần lý thuyết (bao gồm lý thuyết, bài tập, thảo luận) có khối lượng từ 2-5 tín chỉ. • Học phần phải được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ (15 tuần học). • Có thể xem đồ án hoặc luận văn tốt nghiệp như một học phần đặc biệt.
- • Học phần bắt buộc: Là học phần chứa đựng các nội dung chính yếu mà SV bắt buộc phải theo học và tích luỹ được. • Học phần tự chọn bắt buộc: Là những học phần chứa đựng các nội dung có liên quan đến ngành học mà sinh viên bắt buộc phải chọn một số trong số các học phần tương đương quy định cho ngành đó. • Học phần tự chọn tự do: Là những học phần mà sinh viên có thể tự do đăng ký hoặc không, tuỳ theo nguyện vọng.
- • Học phần tiên quyết (đối với học phần X): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải tích luỹ được trước khi theo học học phần X. • Học phần học trước (đối với học phần Y): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải theo học trước khi theo học học phần Y. • Học phần song hành (đối với học phần Z): Là học phần mà sinh viên có thể theo học đồng thời với học phần Z.
- Các triết lý làm nền tảng cho học chế tín chỉ là “giáo dục hướng về người học” (GS LÂM QUANG THIỆP)
- CƠ SỞ TRIẾT LÝ 1. Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo.Tạo điều kiện để người học: – Chọn lựa chương trình & môn học – Chủ động xây dựng kế hoạch học tập – Quyết định tiến độ học tập – Tăng thời gian tự học – Phản hồi từ phía người học 1. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo để trường đại học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực
- Xu hướng giảng dạy tích cực – lấy sinh viên làm trung tâm coi trọng tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. • Giảng viên phải viết tài liệu giảng dạy thiết thực liên quan trực tiếp đến mục tiêu của bài giảng, không rườm rà, cô đọng, đầy đủ mà dễ hiểu, các vấn đề phức tạp của bài giảng đều có thể quy về các giai đoạn, các bước cơ bản. • Giảng viên dành thời gian cho sinh viên tham gia vào bài giảng của thầy để sinh viên tự phát hiện ra vấn đề, tự phát hiện ra chân lý bằng các con đường khác nhau. • Giảng viên tổng kết, đánh giá, kết luận, khẳng định. Khái quát lại các vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất của từng vấn đề, kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy hiện đại như: máy tính xách tay, projecteur, băng hình, trình diễn...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giai cấp và đấu tranh giai cấp
17 p | 685 | 149
-
CHƯƠNG V: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
12 p | 348 | 111
-
Chương 4 –Bài 8: Tổ chức đào tạo việc học của người lớn tuổi
5 p | 303 | 106
-
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
44 p | 582 | 90
-
Bài giảng Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo - Trần Ngoc Giao
52 p | 300 | 75
-
Bài phát biểu tại Hội thảo Bảy Núi tiềm năng và phát triển do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức tại Châu Đốc
7 p | 512 | 64
-
Vấn đề chất lượng giảng viên với việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chí
11 p | 183 | 43
-
Bài giảng Phát triển chương trình giáo dục: Lý luận và thực trạng - TS. Trần Hữu Hoan
45 p | 253 | 42
-
Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam: Chương 6 - ThS. Nguyễn Xuân Tiến
130 p | 240 | 37
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý đào tạo trong học chế tín chỉ - TS. Trần Hữu Hoan
44 p | 130 | 19
-
Bài giảng Xã hội học: Chương VII
43 p | 194 | 16
-
Bài giảng Đào tạo theo module - TS. Vũ Xuân Hùng
16 p | 83 | 14
-
Tổ chức kiểm tra đánh giá tiếp cận phát triển năng lực cho học viên ở các trường đại học trong quân đội
7 p | 120 | 14
-
Bài giảng Xây dựng và tổ chức hoạt động ở thư viện
22 p | 124 | 10
-
Bài giảng Bài học kinh nghiệm của Indonesia trong công tác kiểm tra/ đánh giá theo tiêu chuẩn năng lực
13 p | 31 | 2
-
Bài giảng Chia sẻ kinh nghiệm phối hợp với TT Cel trong vai trò quản lý
18 p | 37 | 2
-
Các hình thức tổ chức và quy trình áp dụng phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
7 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn