intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án tự luận chứng chỉ đấu thầu

Chia sẻ: Chẩu Tuyển | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

595
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu cung cấp với hơn 60 đáp án cho các câu hỏi tự luận trong chứng chỉ đấu thầu với những tình huống được mô phỏng sát với thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung đáp án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án tự luận chứng chỉ đấu thầu

  1. ĐÁP ÁN TỰ LUÂN CHỨNG CHỈ ĐẤU THẦU Câu 1: Tại trang bìa của hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp phát hành cho các nhà thầu chỉ có chữ ký của Giám đốc ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A (đại diện hợp pháp của bên mời thầu) mà không được đóng dấu của Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A. Hỏi: Hồ sơ mời thầu nêu trên có hợp lệ hay không, phân tích lý do hợp lệ/không hợp lệ? Trả lời: 1. Căn cứ: - Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng 2. Nhận xét: Theo quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, phần mẫu trang bìa của Hồ sơ mời thầu có mục Bên mời thầu (ghi tên, đóng dấu). Như vậy là mẫu có quy định trang bìa phải có dấu của bên mời thầu. Cũng theo quy định tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông trực trực thuộc Tỉnh được thành lập theo quy định của Thông tư này có con dấu. Vì vậy, trang bìa không có dấu của Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A là không hợp lệ. 3. Kết luận: Hồ sơ mời thầu nêu trên không hợp lệ. Câu 2: Trong phần đánh giá về tư cách hợp lệ nêu trong hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tại địa bàn tỉnh A có đưa ra tiêu chí đánh giá “nhà thầu tham dự thầu phải có năng lực phù hợp và đã đăng tải trên hệ thống trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tỉnh A, hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng” . Hỏi: Hồ sơ mời thầu nêu trên có phù hợp hay không, phân tích lý do phù hợp/không phù hợp? Trả lời: 1. Căn cứ: - Khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP - Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 2. Nhận xét: 1
  2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13, nội dung tư cách hợp lệ của nhà thầu không có quy định như đã nêu tại hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tại địa bàn Tỉnh A nói trên. Như vậy hồ sơ mời thầu của gói thầu xây lắp này đã đưa thêm quy định và việc này là không phù hợp. Việc đưa thêm quy định làm hạn chế các nhà thầu tham dự thầu, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. 3. Kết luận: Hồ sơ mời thầu nêu trên không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu. Câu 3: Sở Xây dựng tỉnh X được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng công trình Y, trong đó có gói thầu tư vấn, khảo sát lập hồ sơ thiết kế, dự toán công trình Y (gói thầu A). Trong số các nhà thầu tham dự thầu gói thầu A có Trung tâm Z (là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh X) do UBND tỉnh X quyết định thành lập. Hỏi: Trung tâm Z có được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP khi tham dự thầu gói thầu A hay không. Hãy phân tích cụ thể. Trả lời: 1. Căn cứ: - Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 - Tại Điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP 2. Nhận xét: Tại Điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định nhà thầu tham dự thầu với chủ đầu tư phải đảm bảo “Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp”. Trong trường hợp này: Chủ đầu tư là Sở Xây dựng tỉnh X, nhà thầu là Trung tâm Z đều là đơn vị sự nghiệp, tuy nhiên Trung tâm Z trực thuộc Sở Giao thông vận tải Tỉnh X do Sở này trực tiếp quản lý còn Sở Xây dựng tỉnh X do Uỷ ban nhân dân Tỉnh trực tiếp quản lý. Như vậy là trong trường hợp này chủ đầu tư và nhà thầu không cùng một đơn vị trực tiếp quản lý. 3. Kết luận: Trung tâm Z thuộc Sở giao thông được đánh giá là đáp yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Câu 4: Ngân hàng thương mại X có sự tham gia góp vốn của Nhà nước chiếm 95%. Ngân hàng X đã tài trợ cho Huyện Y thực hiện dự án xây dựng trường học cho học sinh trên địa 2
  3. bàn huyện, trong đó Ngân hàng X đóng góp 25%, cán bộ, nhân viên của Ngân hàng quyên góp, đóng góp 75% vào dự án. Huyện Y là chủ đầu tư của dự án xây dựng trường học này. Hỏi việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự án nêu trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay không? Trả lời: 1. Căn cứ: - Điểm a khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 - Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 2. Nhận xét: Tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 có quy định “Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước...” thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Trong trường hợp trên Huyện Y thuộc khối cơ quan nhà nước là chủ đầu tư có dự án xây dựng trường học là dự án đầu tư phát triển và dự án này sử dụng 25 % vốn của ngân hàng thương mại X. Theo Luật doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại X không phải là doanh nghiệp nhà nước vì có vốn nhà nước chiếm 95%. Vì vậy, dự án trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. 3. Kết luận: Việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự án này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Câu 5, 6: Câu hỏi liên quan đến quy định gói thầu xây lắp 5 tỷ trở xuống chỉ dành cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ - Khoản 3 Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP - Khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng). Câu 7: Khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua máy vi tính phục vụ công tác (là hàng hóa thông dụng, phổ biến trên thị trường), đơn vị thẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp chứng thư thẩm định giá đối với mặt hàng máy vi tính để làm cơ sở thẩm định về giá gói thầu. Anh/chị hãy bình luận về yêu cầu nêu trên của đơn vị thẩm định. Trả lời: 1. Căn cứ: 3
  4. - Điểm đ Khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 - Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính 2. Nhận xét: Tại điểm đ Khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 và Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định thẩm định giá chỉ là một trong các căn cứ để xác định giá gói thầu và chỉ bắt buộc thẩm định giá đối với những mặt hàng phải thẩm định theo quy định của Luật giá. Đối với mặt hàng mua máy vi tính nêu trên là hàng hóa thông dụng, phổ biến trên thị trường không phải là mặt hàng bắt buộc phải thẩm định giá. Vì vậy, việc đơn vị thẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp chứng thư thẩm định giá là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 3. Kết luận: Vì vậy, trong trường hợp trên, việc đơn vị thẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp chứng thư thẩm định giá đối với mặt hàng máy vi tính (là hàng hóa thông dụng, phổ biến trên thị trường) để làm cơ sở thẩm định giá gói thầu là không phù hợp. Câu 8: Chủ đầu tư X hiện đang triển khai dự án “Đầu tư mới toa xe khách” và đang trong giai đoạn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, trong đó có gói thầu cung cấp mới toa xe khách. Đặc tính của toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia phải đồng bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, cung cấp thiết bị, sản xuất, lắp ráp và kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường. Do đó, chủ đầu tư X dự kiến xây dựng gói thầu toa xe khách thành gói thầu hỗn hợp thiết kế và cung cấp hàng hoá (EP) nhưng trong phần cung cấp hàng hoá gói thầu chia thành nhiều phần: cung cấp thiết bị nội thất; cung cấp thiết bị vệ sinh; cung cấp phần vỏ toa xe. Anh/chị hãy bình luận về việc phân chia gói thầu nêu trên. Trả lời: 1. Căn cứ: - Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 11/2016/TT-BKHĐT Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) - Khoản 5 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP 2. Nhận xét: Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 11/2016/TT-BKHĐT có quy định “EPC được áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì dài hạn. 4
  5. Trong trường hợp trên, đặc tính của toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia phải đồng bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, cung cấp thiết bị, sản xuất, lắp ráp và kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc chủ đầu tư X dự kiến xây dựng gói thầu toa xe khách thành gói thầu hỗn hợp thiết kế và cung cấp hàng hoá (EP) là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu. Nhưng việc chủ đầu tư chia gói thầu thành nhiều phần: cung cấp thiết bị nội thất; cung cấp thiết bị vệ sinh; cung cấp phần vỏ toa xe là không phù hợp vì làm mất tính đồng bộ của dự án. 3. Kết luận: Việc áp dụng gói EP là phù hợp nhưng việc phân chia phần P thành nhiều phần độc lập là không phù hợp. Câu 9: Gói thầu xây lắp được thực hiện theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Khi tham dự thầu, nhà thầu M đã sơ suất đóng gói phong bì đựng thư bảo lãnh dự thầu vào chung túi hồ sơ đựng đề xuất về tài chính nên khi mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật không có thư bảo lãnh dự thầu của nhà thầu. Các thông tin trong lễ mở thầu được ghi vào biên bản mở thầu, bao gồm cả việc đại diện nhà thầu M xác nhận không có bảo lãnh dự thầu trong túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và khẳng định bảo lãnh dự thầu được đóng trong túi hồ sơ đề xuất về tài chính. Hỏi: Bên mời thầu cần xử lý như thế nào đối với trường hợp đóng nhầm thư bảo lãnh dự thầu trong túi hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu M? Trả lời: 1. Căn cứ: - Mục 30 Chương I Chỉ dẫn nhà thầu trong Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Nhận xét: Việc nhà thầu M sơ suất đóng gói phong bì đựng thư bảo lãnh dự thầu vào chung túi hồ sơ đựng đề xuất về tài chính là sai sót nhưng không vì thế mà loại bỏ hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Đây có thể coi là sai sót không nghiêm trọng theo mục 30 Chương I Chỉ dẫn nhà thầu trong Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT. Để đảm bảo tính cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu, bên mời thầu xử lý tình huống trên như phần kết luận dưới đây. 3. Kết luận: Bên mời thầu xử lý như sau: Cho phép nhà thầu tự tìm bảo lãnh dự thầu trong hồ sơ đề xuất tài chính và tự niêm phong lại. Việc cho nhà thầu tự tìm và tự niêm phong là để đảm bảo tính bảo mật của hồ sơ đề xuất về tài chính. Đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, đề xuất về tài chính của nhà thầu phải được bảo mật cho đến lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Nếu nhà thầu không tìm được 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2