intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đập Thạch Nham tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đập Thạch Nham tỉnh Quảng Ngãi - Nhiệm vụ: Tưới 50.000 Ha Toàn cảnh công trình đầu mối - Đập dài 200m - Chiều cao đập 27m - Lưu lượng tràn: 16.200 m3/s - Kênh dài 322.5 km và 3000 công trình trên kênh - Đào đắp đất đá: 18.800.000 m3 - Bê tông các loại: 159.000 m3 - Đá gạch xây lát: 400.080 m3 - Tổng vốn đầu tư (theo mặt bằng giá 1997: 750 tỷ VNĐ)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đập Thạch Nham tỉnh Quảng Ngãi

  1. Đập Thạch Nham tỉnh Quảng Ngãi - Nhiệm vụ: Tưới 50.000 Ha Toàn cảnh công trình đầu mối - Đập dài 200m - Chiều cao đập 27m - Lưu lượng tràn: 16.200 m3/s - Kênh dài 322.5 km và 3000 công trình trên kênh - Đào đắp đất đá: 18.800.000 m3 - Bê tông các loại: 159.000 m3 - Đá gạch xây lát: 400.080 m3 - Tổng vốn đầu tư (theo mặt bằng giá 1997: 750 tỷ VNĐ)
  2. - Thời gian chuẩn bị và xây dựng: 1985 -1997. Nông nghiệp Quảng Ngãi sau khi có công trình thủy lợi Thạch Nham (theo quangngai.gov.vn) Trong khi các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thường xảy ra hạn hán vào mùa nắng thì ở tỉnh Quảng Ngãi hơn 10 năm qua vẫn ổn định nước tưới cho đất sản xuất, đó là nhờ công trình thủy lợi Thạch Nham. Công trình thủy lợi Thạch Nham đã tạo điều kiện cho nông nghiệp Quảng Ngãi phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn hộ nông dân ở các địa phương trong tỉnh. Đây là thành tựu quan trọng của Quảng Ngãi sau 31 năm sau ngày giải phóng.
  3. Năm 1997 công trình thủy lợi Thạch Nham hòan thành đưa vào sử dụng, ổn định nước tưới cho trên 50 ngàn ha đất canh tác ở 6 huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thị xã Quảng Ngãi. Đây là công trình thủy lợi có qui mô lớn nhất các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Những năm trước đây khi chưa có công trình thủy lợi Thạch Nham, nông dân Quảng Ngãi đối mặt với những khó khăn gian khổ vì thiếu nước tưới cho cây trồng, nhất là mùa nắng. Là một tỉnh miền Trung thời tiết khắc nghiệt, thường xảy ra hạn hán, đất đai khô cằn nên làm ra được hạt lúa , củ khoai người nông dân phải quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vậy mà nhiều nơi cũng không thóat được vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Một số xã như Tịnh Thọ, Tịnh Bình, Tịnh Trà, Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), Bình Tân, Bình Thanh (huyện Bình Sơn), Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lâm (huyện Tư Nghĩa).. là những vùng đất cát bạc màu. Trước đây mỗi năm cũng chỉ sản xuất một vụ lúa gieo, trông chờ vào nước trời nên năng suất đạt chưa tới 15 tạ/ha. Từ khi có nước Thạch Nham, năng suất lúa đạt trên 50 tạ/ha. Năng suất lúa đạt khá đã giúp cho nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo. Nhờ chủ động nguồn nước Thạch Nham và tránh thiệt hại mùa màng do thiên tai gây ra, năm 2002 Đảng bộ tỉnh đã đề ra Nghị quyết 16 về việc chuyển đổi sản xuất lúa 3 vụ sang 2 vụ ăn chắc. Theo kế họach thì đến năm 2004 tòan tỉnh sẽ chuyển đổi với diện tích 20 ngàn ha. Đến nay, tòan tỉnh đã chuyển đổi trên 22 ngàn ha. Một số huyện chuyển đổi lúa 3 vụ sang 2 vụ có diện tích khá như Bình Sơn: gần 2700 ha, Sơn Tịnh trên 5000 ha, Mộ Đức trên 4000 ha, Tư Nghĩa 3800
  4. ha...Sau khi chuyển đổi bình quân năng suất đạt trên 60 tạ/ha. Cũng nhờ chủ động nguồn nước tưới nên nhiều nơi mở rộng diện tích đất canh tác . Trước khi có công trình thủy lợi Thạch Nham, toàn tỉnh có gần 80 ngàn ha đất nông nghiệp, đến nay mở rộng thêm trên 100 ngàn ha. Với diện tích này, nông dân Quảng Ngãi đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa dần thế độc canh cây lúa, chuyển hướng đầu tư sản xuất trồng các lọai rau màu, đậu, dưa, trồng cỏ nuôi bò.... Để nâng cao hiệu quả trên một diện tích, nông dân Quảng Ngãi còn áp dụng một số mô hình sản xuất như: một vụ lúa-một vụ đậu phụng trồng xen cây bông, một vụ lúa-một vụ cá đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Ông Bùi Văn Tài, một nông dân ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức cho biết, hiệu quả nuôi cá xen lúa đạt tăng gấp 4-5 lần so với độc canh cây lúa. Cụ thể đất xã Đức Thạnh là vùng đất bạc màu thường nhiễm mặn nếu làm 2 vụ lúa thì không ăn chắc nên chuyển sang làm một vụ lúa một vụ cá... Công trình thủy lợi Thạch Nham đã góp phần rất lớn trong việc tăng sản lượng lương thực của Quảng Ngãi trong những năm gần đây. Nếu như trước năm 1985, khi chưa có công trình thủy lợi Thạch Nham, thời tiết thuận lợi mỗi năm Quảng Ngãi cũng chỉ đạt 100 đến 120 ngàn tấn thóc, đến nay sản lượng tăng trên 380 ngàn tấn, đảm bảo cung cấp lương thực tại chỗ của tỉnh. Nhờ có nước Thạch Nham mà trong 10 năm qua trên 50 ngàn ha đất canh tác của Quảng Ngãi không thiếu nước tưới. Sản lượng lương thực tăng đã tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Ngãi phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
  5. Có thể nói, công trình thủy lợi Thạch Nham đã tạo điều kiện để nông nghiệp Quảng Ngãi phát triển tòan diện, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn Quảng Ngãi./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2