NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
ĐÁP ỨNG LÂM SÀNG CỦA BỎNG MẮT DO KIỀM<br />
VỚI THUỐC TRA MẮT CÓ STEROID<br />
Nguyễn Thị Thu Yên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của bỏng mắt do kiềm sau khi tra<br />
thuốc có steroid.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 35 bệnh nhân (45 mắt) bị bỏng kiềm được điều trị tại<br />
khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 đến tháng 12/2007, tất cả đều được tra thuốc<br />
steroid và vitamin C.<br />
Kết quả: 19 mắt bỏng nhẹ, 26 mắt bỏng nặng. Thị lực khi vào viện: thị lực xấu (46,5%), thị lực tốt<br />
(2,3%).Thị lực sau điều trị: thị lực tốt (32,5%). Mắt bỏng nhẹ đạt thị lực tốt: 82,4%. Không có mắt nào bỏng<br />
nặng đạt được thị lực tốt. Thời gian biểu mô hoá giác mạc trung bình: độ I: 3 ngày, độ II: 7 ngày, độ III:<br />
16 ngày, độ IV: 30 ngày. Điều trị ngoại khoa: 62,2%. Di chứng sẹo giác mạc: 42,2%.<br />
Kết luận: Điều trị bỏng mắt do kiềm với thuốc tra có Steroid và Vitamin C có tác dụng chống viêm,<br />
giảm phù và hạn chế tân mạch trên giác mạc, tăng thị lực, không gây thủng giác mạc.<br />
Từ khoá: Bỏng kiềm, Steroid.<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên mắt bị bỏng kiềm, ngay lập tức sau khi<br />
bị bỏng, có một quá trình viêm cấp và giải phóng ra<br />
men tiêu collagen và protein làm nhu mô của giác<br />
mạc bị mỏng dần đi và dẫn đến thủng giác mạc.<br />
Theo Davis [4], sự tổng hợp collagen ở mắt bỏng<br />
bị ảnh hưởng do nồng độ axit ascorbate ở thủy dịch<br />
của mắt giảm. Thực nghiệm của Pfister [5] đã chỉ<br />
ra, khi tra ascorbate và citrate có tác dụng đề phòng<br />
loét, thủng giác mạc và tra corticosteroid ngay sau<br />
bỏng có tác dụng chống viêm, ngăn chặn quá trình<br />
viêm. Nếu dùng kết hợp với ascorbate có tác dụng<br />
chống viêm, kích thích sự tái tạo của tổ chức bị<br />
tổn thương. Quan niệm trước đây cho rằng, tra<br />
corticosteroid 10 ngày sau bỏng kiềm sẽ tăng nguy<br />
<br />
Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
<br />
*<br />
<br />
cơ nhuyễn giác mạc dẫn đến thủng giác mạc nên<br />
các thầy thuốc nhãn khoa thường không chỉ định<br />
dùng cho bệnh nhân (BN). Do vậy, một số thầy<br />
thuốc e ngại khi sử dụng corticosteroid trong điều<br />
trị bỏng mắt.<br />
Bỏng mắt gây ra do kiềm là một tổn thương<br />
nặng của mắt. Theo một nghiên cứu [3], trong 149<br />
mắt bị bỏng tại Viện mắt, tỉ lệ bỏng kiềm chiếm<br />
51,2%. Chất kiềm gây tổn hại kết mạc, giác mạc,<br />
viêm loét dai dẳng, tiêu nhu mô dẫn đến thủng giác<br />
mạc, làm giảm thị lực. Khi mắt bị bỏng kiềm nặng<br />
sẽ phá hủy các cấu trúc của nhãn cầu, có khi phải<br />
khoét bỏ mắt. Không giống như bỏng a-xít hoặc<br />
bỏng nhiệt, bỏng kiềm thường có tiên lượng xấu<br />
do chất kiềm gây xà phòng hóa các màng tế bào<br />
dẫn đến thấm xuyên sâu vào các lớp của giác mạc,<br />
vào trong tiền phòng và vào nội nhãn. Trên thế giới<br />
đã có nhiều phương pháp điều trị bỏng mắt, gần<br />
<br />
Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)<br />
<br />
35<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
đây thuốc có Steroid đã được áp dụng trong điều trị<br />
bỏng kiềm cho kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, ở<br />
Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu<br />
về điều trị sử dụng Steroid tra mắt điều trị bỏng<br />
kiềm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm<br />
mục tiêu:<br />
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bỏng mắt<br />
do kiềm.<br />
2. Đánh giá kết quả điều trị lâm sàng của<br />
bỏng kiềm có phối hợp với thuốc tra mắt có Steroid.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng<br />
Là những BN bị bỏng mắt do kiềm được điều<br />
trị có phối hợp với thuốc tra mắt có corticosteroid<br />
tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2007.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng,<br />
không có đối chứng sử dụng bệnh án nghiên cứu<br />
trong theo dõi BN.<br />
2.2. Phân loại đánh giá bỏng kết giác mạc<br />
theo phân loại bỏng của Roper Hall Hughes.<br />
Độ I: Tổn hại biểu mô giác mạc, không thiếu<br />
máu kết mạc.<br />
Độ II: Giác mạc đục mờ, nhìn rõ mống mắt,<br />
thiếu máu 1/2 vùng rìa.<br />
Để tiện việc đáng giá, chúng tôi phân theo 2<br />
mức độ bỏng: Bỏng nhẹ (độ I và II), bỏng nặng (độ<br />
III và IV).<br />
2.3. Phương pháp điều trị<br />
- Khi BN đến khám: lấy hết dị vật, vôi nếu<br />
có ở trong mắt, chú ý lật và bộc lộ 2 cùng đồ trên<br />
<br />
36 Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)<br />
<br />
và dưới vì tại đây hay có dị vật. Rửa mắt với nước<br />
muối sinh lí kéo dài tới 30 phút cho đến khi pH<br />
trung hoà. Bơm rửa lệ đạo, khi có bỏng nặng độ IV:<br />
rửa tiền phòng cấp cứu, cắt kết mạc hoại tử, rạch<br />
kết mạc quanh rìa.<br />
- Điều trị tiếp theo: rửa mắt hàng ngày bằng<br />
nước muối 9%o.<br />
- Tra thuốc Maxitrol, CB2: 6 - 10 lần/ngày<br />
trong tuần đầu, tra giảm dần liều 4 lần/ngày cho<br />
đến khi giác mạc biểu mô hoá và khỏi viêm nhiễm:<br />
dung dịch Oflovid, Cloroxit 0,4%, Sanlein, nước<br />
muối 5% (4 lần/ngày), Atropin 1% (2 lần/ngày), mỡ<br />
Tetraxilin 1% (2 lần/ngày). Trong khi tra thuốc có<br />
Steriod, cần theo dõi chặt chẽ hàng ngày tình trạng<br />
biểu mô hoá của giác mạc. Những trường hợp bỏng<br />
nặng, biểu mô lành sẹo chậm phải chú ý tình trạng<br />
bội nhiễm của giác mạc.<br />
- Uống vitamin C: 1,0 g/ngày, thuốc chống<br />
viêm Prednisolon 5 mg: 1 mg/ngày, thuốc kháng<br />
sinh toàn thân: Zinnat 0,25 g - 10 mg/kg/ngày. Mắt<br />
bỏng nặng: có thể kết hợp tiêm huyết thanh tự thân<br />
dưới kết mạc 1 ml. Tách dính mi cầu với thuốc mỡ<br />
kháng sinh cho những trường hợp bỏng nặng.<br />
- Điều trị hạ nhãn áp (nếu có tăng nhãn áp):<br />
Acetazolamid 0,25 g x 2 viên/ngày. Thuốc giảm<br />
đau: Paracetamol 0,5 g x 1 viên/ngày, thuốc an thần.<br />
2.4. Đánh giá kết quả: Thời gian theo dõi<br />
6 tháng.<br />
- Đánh giá thị lực: Thị lực tốt: từ 0,5 trở lên<br />
(>=0,5). Thị lực trung bình: từ 0,5 đến đếm ngón<br />
tay 1m (0,02-