intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặt mục đích hay bản thân lên trước?

Chia sẻ: Haithanh Haithanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy nhìn ngay trong tổ chức của bạn, có thể bạn sẽ thấy những nhà lãnh đạo mà luôn nghĩ về những điều tốt nhất cho chính họ, hoặc sẽ làm cho họ đẹp lên trong mắt người khác. Với những người này, giữa mục đích của tổ chức và bản thân họ - chắc chắn họ sẽ đặt bản thân mình lên trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặt mục đích hay bản thân lên trước?

  1. Đặt mục đích hay bản thân lên trước? Hãy nhìn ngay trong tổ chức của bạn, có thể bạn sẽ thấy những nhà lãnh đạo mà luôn nghĩ về những điều tốt nhất cho chính họ, hoặc sẽ làm cho họ đẹp lên trong mắt người khác. Với những người này, giữa mục đích của tổ chức và bản thân họ - chắc chắn họ sẽ đặt bản thân mình lên trên. Có những người tìm kiếm sự nổi tiếng bằng chi phí của tổ chức, trong khi đó, cũng có những người tập trung vào tổ chức của họ. Điều họ quan tâm nhất là tiến hành các nhiệm vụ của tổ chức, mang lại kết quả đã cam kết và xây dựng một tổ chức mà mọi người có thể tự hào. Họ biết rõ các mục đích của tổ chức được đặt trên các mong ước cá nhân của họ - sự giàu có, tự mở rộng, quyền lực, và những thú vui chỉ có lợi cho riêng họ. Việc lãnh đạo có sức hấp dẫn mạnh Lại có những người muốn được định hướng để tạo ra những điều có ý nghĩa và lâu dài. Mục tiêu của họ có thể là làm cho tổ chức được tôn trọng nhất trong lĩnh vực nào đó, hoặc để phát triển lực lượng lao động tốt nhất trên thế giới. Có những nhà lãnh đạo luôn hướng về phía trước. Những người chúng ta tin cậy, và những người chúng ta muốn giống như họ hơn, họ lãnh đạo không vì để kiếm được bao nhiêu tiền, có bao nhiêu quyền lực, nổi tiếng như thế nào, mà vì họ thực sự là ai, vì bản chất bên trong của họ. Trong thế kỷ 21, các nhà lãnh đạo đặt mục đích của tổ chức lên trước bản thân là những người đáng để đi theo. Nói dễ hơn làm Một số nhà lãnh đạo có những bài diễn văn say sưa về những nhiệm vụ lớn lao hoặc những mục tiêu tầm cỡ, nhưng hành động của họ tiết lộ động cơ thực sự của họ. Họ muốn sự nổi danh, quyền lực và may mắn hơn là bất kỳ điều gì khác. Bạn có phải là kiểu người mà thích nói đúng, hay bạn là người thích làm đúng?. Lợi ích cá nhân của bạn có được phục vụ bằng việc đáp ứng những mục tiêu cao hơn? Hãy tự đặt mình vào một cuộc kiểm tra bằng việc trả lời trung thực những câu hỏi sau đây: 1. Bạn có sẵn sàng từ bỏ một số lợi ích riêng của mình vì những mục tiêu lớn hơn? Trong năm 2005, một công ty 20 tỉ đô la trải qua một cuộc tái tổ chức và một trong những nhà điều hành cao cấp đã tiếp cận vị CEO mới và nói với ông ta rằng, công việc điều hành nên thuộc về một người khác. Ông ta đã nghĩ gì? Dưới những hoàn cảnh khác, nhiều nhà lãnh đạo sẽ cố gắng mở rộng phạm vi kiểm soát của họ. Nhưng ông tin rằng tổ chức sẽ tốt hơn nếu vị trí này thuộc về ai đó. Không phải nhà điều hành này quá ngây thơ hoặc không có tham vọng. Đó chỉ là ông ta thực sự muốn tổ chức sẽ thành công. Tất nhiên ông ta hy vọng rằng suy nghĩ của mình sẽ được thừa nhận và được đánh giá cao. Khi cấp trên và ban lãnh đạo công ty tiến gần hơn tới quyết
  2. định kế vị, không nghi ngờ gì, họ sẽ nhớ rằng nhà điều hành này đã thể hiện ông ta không phải là người xây dựng một đế chế tham lam. Quan tâm về những điều tốt nhất của tổ chức có thể nghĩa là nhường lại phần kiểm soát, tình nguyện rút khỏi dự án để phù hợp mức tài chính, hoặc chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo với một nhà lãnh đạo mới - người cần có cơ hội để phát triển. Nó cũng có thể nghĩa là từ bỏ các thành viên nhóm có giá - người mà có thể phục vụ tốt hơn cho tổ chức trong một vị trí khác, ở một bộ phận khác. Trong các tổ chức toàn cầu ngày nay, để những người giỏi ra đi là một đòi hỏi bắt buộc. 2. Bạn có đặt một giá trị cao vào các mối quan hệ? Các nhà lãnh đạo mà có thể dẫn dắt với một mục đích hiểu rằng họ phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ - với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng sự và những người mà sự ủng hộ và đóng góp của họ rất quan trọng với thành công của tổ chức. Họ không xem các mối quan hệ như một sự trao đổi tức thời về lợi ích. Quan tâm đầu tiên của họ không phải là "Tôi được gì?". Không có gì rõ ràng rằng liệu một mối quan hệ rồi sẽ mang lại lợi ích như thế nào, nhưng họ vẫn vui vẻ cống hiến thời gian và công sức. Một nhà lãnh đạo huyền thoại mà hiểu rõ điều này là John Weinberg (1925 - 2006), cố Chủ tịch của Goldman Sachs - một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới. Ông ta nổi tiếng vì những lời kêu gọi thường xuyên ghi tên của khách hàng, thậm chí khi ông ta chẳng có gì để bán. Ông ta chỉ muốn luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng với bất kỳ vấn đề nào ông ta có thể. Bù lại ông đã xây dựng các mối quan hệ sâu sắc, đáng tin cậy với khách hàng, những người thường tìm ông ta để xin lời khuyên. Những mối quan hệ này lần lượt giúp cho việc có được danh tiếng và thế mạnh của tổ chức. Một phần nữa là ông ta được thừa nhận như một nhà lãnh đạo vĩ đại. 3. Bạn có thể đánh giá và nâng cao những tầm nhìn khác biệt? Nếu bạn lãnh đạo với mục đích, bạn hiểu rằng có rất ít giá trị và rất nhiều sự hoang tưởng trong việc loại bỏ hoặc làm lệch hướng những quan điểm khác với quan điểm của chúng ta. Nếu bạn cố gắng tạo ra một bức tranh từ một độ cao cao hơn, hợp nhất các quan điểm tổ chức thay vì quan điểm cục bộ, chia tách, bạn có thể hoà giải tốt hơn các xung đột. Để làm được điều đó, bạn phải có thể "đi guốc trong bụng" ai đó và nhìn mọi việc thông qua đôi mắt của họ. Bạn có mâu thuẫn với các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức của bạn, hay bạn có tìm cách xây dựng mối quan hệ làm việc vững chắc với họ dựa trên sự cam kết chia sẻ với các mặt tốt chung của tổ chức? Bạn có tự động đùn đẩy trở lại nhu cầu của khách hàng vì những lí do nào đó hoặc bạn cố để hiểu tại sao các đòi hỏi của họ và hợp tác với khách hàng để tìm giải pháp mà có lợi cho cả hai bên? Các nhà lãnh đạo đặt mục đích lên trước bản thân có thể thừa nhận, chấp nhận và thậm chí nâng cao các tầm nhìn khác biệt - thường sẽ có được các lợi thế rất lớn. 4. Bạn có thấy thoải mái với sự rõ ràng - bởi vị bạn chẳng có gì để giấu giếm? Mọi người sẵn sàng làm việc với, làm vịêc vì, và hợp tác với những người họ tin cậy. Sự tin cậy là chất keo cho sự hợp tác. Những người chỉ yêu mình, những người giấu diếm và tìm kiếm con đường dễ dàng khi con
  3. đường họ đang đi dường như trở nên quá khó khăn, người đặt bản thân họ lên trước, thường ít hiệu quả hơn. Mặt khác, nếu mục tiêu có thể hướng dẫn cho hành động của bạn, những người khác sẽ biết nơi bạn đang đứng và biết bạn không có gì để phải giấu giếm cả. Mark Twain quan sát thấy rằng nếu bạn nói sự thật thì bạn không phải nhớ điều gì. Trong vai trò lãnh đạo, nếu bạn đặt mục tiêu lên trước bản thân, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để che đậy các dấu vết, lấp liếm các tin xấu, làm mờ hình ảnh và tìm cách để xây dựng sự tin cậy với những người khác. Và, kết quả là, bạn sẽ có nhiều năng lượng để công hiến cho mục đích của bạn. Nguyệt Ánh Theo Finance
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0