YOMEDIA
ADSENSE
Đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
110
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ trương của Đảng chuyển đất nước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ cuối năm 1986 đến giữa năm 1960, đất nước Việt Nam đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với hai kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
- Đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng 1. Chủ trương của Đảng chuyển đất nước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ cuối năm 1986 đến giữa năm 1960, đất nước Việt Nam đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với hai kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm. 1. Chủ trương của Đảng chuyển đất nước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ cuối năm 1986 đến giữa năm 1960, đất nước Việt Nam đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với hai kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm. Trong 10 năm đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ nội lực của dân tộc, kiên trì mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã giành được những thành tựu to lớn. Tuy còn một số mặt yếu kém, chưa vững chắc song nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đất nước đã có điều kiện để chuyển sang thời k ì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đợc triệu tập ở Hà Nội từ 22-6 đến 1-7-1996 (kể cả họp nội bộ và họp công khai). Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng : Báo cáo chính tr ị, phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, Điều lệ Đảng (bổ sung và sửa đổi) và Nghị quyết của Đại hội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng do Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Đến tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương đã chấp nhận đề nghị của đồng chí Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư và bầu đồng chí Lê Khả Phiêu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Kiểm điểm, đánh giá kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng kết 10 năm đối mới, Đại hội đã kết luận : "Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đã đứng vững mà còn vươn lên đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiên đề cho
- công nghiệp hóa cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kì mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn". Những thành tựu đạt được trong thời gian qua là kết quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới, bám sát thực tiễn, nhạy bén với thời cuộc, phê phán những lệch lạc về tư tưởng chính trị đa nguyên chớm nở trong nội bộ Đảng, sự phấn đấu gian khổ của toàn Đảng, toàn dân. Đại hội cũng đã phân tích bối cảnh chung, đặc điểm t ình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường, tác động sâu sắc đến các mặt của đời sống xã hội, đưa đến những thuận lợi đồng thời cũng xuất hiện những thách thức lớn. Vì thế, chúng ta chủ động nắm thời cơ, vươn lên phát triển nhanh và vững chắc, tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục những yếu kém, bảo đảm phát triển đúng hướng. Căn cứ vào nhận định trên và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định cẩn tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược : xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sớ vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp". Trên con đường thực hiện mục tiêu nêu trên, Đại hội xác định : "Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời k ì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách to àn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 ; tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ. nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỉ sau. Đại hội cũng đã nêu lên các định hướng phát triển, các lĩnh vực chủ yếu trong thời k ì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập niên 90 là :
- “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ; phát triển toàn diện nông thôn, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như: chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ”. Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tống quát, những tư tưởng chỉ đạo, các chương trình và lĩnh vực phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu bước ngoặt lãnh đạo chuyển đất nước ta sang thời kì mới - thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỉ XXI. 2. Sự biến chuyển của đất nước trong những năm 1996 -2000 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những đợt thiên tại lớn hên tiếp xảy ra, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực châu Á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, ra sức thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 1996-2000, đã đạt được những thành tựu quan trọng : + Nhịp độ kinh tế tăng trưởng khá. Hằng năm, tổng sàn phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 6~94% đã hình thành các vùng cây công nghiệp có giá trị, nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Công nghiệp giữ nhịp độ tăng, giá trị sản xuất bình quân hằng năm 13,5% ; kết cấu hạ tầng : bưu chính viễn thông, đường sá, cầu cống, sân bay, điện... được tăng cường. Xuất và nhập khẩu tiếp tục phát triển. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế ; các chi tiêu chủ đã đạt hoặc
- vượt kế hoạch đề ra. : + Văn hóa, xã hội có những tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Mức tiêu dùng bình quân đấu người tăng gấp đôi. Mỗi năm đã giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động. Công tác xóa đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước, nhất là ở các vùng trọng điểm, đạt kết quả lớn. + Tình hình chính tr ị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. + Hệ thống chính trị được tiếp tục củng cố. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa X được tiến hành dân chủ và sôi nổi trong toàn quốc. Quốc hội đã bầu Trần Đức Lương làm Chủ tịch nước, Nguyễn Thị Bình làm Phó Chủ tịch nước, Nông Đức Mạnh làm Chủ tịch Quốc hội, Phan Văn Khải làm Thủ tướng chính phủ và các phó thủ tướng là : Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Công Tan, Ngô Xuân Lộc, Phạm Gia Khiêm và các bộ trưởng cùng các thành viên khác của chính phủ. Nền hành chính quốc gia được tiến hành cải cách một bước, nhà nước pháp quyền được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã có nhiều cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vai trò của Mặt trận ngày càng được phát huy mạnh mẽ. Quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và được phát huy trên các lĩnh vực ; bước đầu thực hiện một số chính sách và quy chế đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở + Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và đạt được nhiều kết quả. Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các bạn bè truyền thống được tăng cường trên nhiều mặt, quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước khác cùng nhiều tố chức quốc tế và khu vực được tăng cường. Hoạt động đối ngoại nhân dân đã được mở rộng về cả phương thức, quy mô và địa bàn, góp phấn tích cực vào thắng lợi ngoại giao của nước ta. Những thắng lợi trong những năm 1996-2000 đã tăng cường sức mạnh, làm đổi thay bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam . Những thành tựu to lớn đó được bắt nguồn từ những nguyên nhân sau : + Đảng Cộng sản Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng và có đường lối phương thức lãnh đạo, tổ chức đúng đắn ; + Nhà nước ta có cố gắng lớn trong việc điều hành quản lí đất nước ; + Toàn dân và toàn quân ta đã phát huy lòng yêu nước nồng nàn, phát huy nội lực dân tộc, đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng còn những yếu kém, khuyết điểm. Đó là :
- + Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, chưa hiệu quả và sức cạnh tranh thấp ; + Một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết, như : tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở mức cao, chất lượng giáo dục - đào tạo thấp ; mê tín, hủ tục tăng ; các tệ nạn ma túy, mại dâm chưa bị đẩy lùi, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tình trạng khiếu kiện của nhân dân chưa được giải quyết kịp thời... + Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu kéo dài, một số cán bộ, đảng viên sa đọa, biến chất, thoái hóa về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Tuy còn một số mặt yếu kém và khuyết điểm, một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm (1996-2000) không đạt, song qua 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000), nhân dân Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với mười năm truớc. Nguồn:Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn 2003, Chương X – Đất nước trên con đường đổi mới (1986-2000), Đại Cương Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.1148-1153.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn