Diễn đàn.... Xã hội học, số 1 - 1997 32<br />
<br />
Đất thổ cư và tính chất cư trú theo quan hệ họ hàng thân tộc<br />
ở nông thôn đồng bằng sông Hồng<br />
(Qua tư liệu làng Đào Xá, An Bình, Nam Thanh, Hải Hưng)<br />
<br />
MAI VĂN HAI<br />
<br />
FONTENELLE JEAN-PHILIPPE( 1 )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong lịch sử hàng nghìn năm của người Việt trên vùng đồng bằng Bắc Bộ, vấn đề họ<br />
hàng thân tộc có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Là một thiết chế xã hội phi quan<br />
phương nhưng khá phổ biến trong các làng xã, nhóm họ hàng thân tộc – và kéo theo đó là các<br />
mối quan hệ xã hội nhiều tầng bậc của nó in dấu ấn khá đạm lên nhiều lĩnh vực khác nhau<br />
trong đời sống xã hội, kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Một trong những biểu hiện của mối<br />
quan hệ đó là vấn đề cư trú.<br />
<br />
Dựa vào những kết quả điều tra xã hội học ở làng Đào Xá, xã An Bình, huyện Nam<br />
Thanh, tỉnh Hải Hưng nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong khoảng thời gian từ<br />
1993 đến 1995 chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ thêm vấn đề nêu trên.<br />
<br />
I. Từ lịch sử khai phá đất thổ cư....<br />
<br />
Đào Xá là một làng nhỏ, cách thị xã Hải Dương 15km cách Hà Nội khoảng 65km,<br />
cùng về phía Đông Bắc. Trong một phạm vi hẹp, Đào Xá là một địa bàn phía Bắc giáp với<br />
ông Kinh Thày, phía Đông là làng Chi Điền thuộc xã Cộng Hòa, phía Nam là làng Xác Khê<br />
thuộc xã Phú Điền và phía Tây là làng Đa Đinh, cùng xã. Trên bản đồ, vị trí này nằm ở Đông<br />
Bắc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.<br />
<br />
Là đội sản xuất số 1 của hợp tác xã nông nghiệp An Bình, Đào Xá có 98 mẫu (Bắc<br />
Bộ), tức 35,28ha ruộng đất canh tác. Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, với hai vụ<br />
lúa và một vụ màu. Cây trồng chính là lúa, hành tỏi, rau đậu, gần đây có trồng thêm dưa chuột<br />
để chế biến xuất khẩu. Cho tới nay, vẫn chưa đủ tư liệu để biết được chính xác niên đại lập<br />
làng. Chỉ biết là gia phả họ Trần Hữu – một dòng họ được coi là đến làng sớm nhất, ghi lại<br />
được 14 đời. Nếu tính mỗi thế hệ cách nhau trung bình 25 năm, thì tổ tiên của dòng họ này<br />
đến đây khoảng 350 năm về trước (giữa thế kỷ XVI). Dẫu sao, với những dẫn liệu đó, cũng có<br />
thể xếp Đào Xá vào loại làng khá cổ của vùng đồng bằng sông Hồng.<br />
<br />
<br />
<br />
(1)<br />
Kỹ sư nông nghiệp, nghiên cứu viên của chương trình đồng bằng sông Hồng (Le Programe du Fleuve Rouge)<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
33<br />
Mai Văn Hai & Fontenelle Jean - Philippe<br />
<br />
Là một làng cổ, cố nhiên Đào Xá mang những nét phổ biến của làng xã vùng đồng<br />
bằng Bắc Bộ. Song không phải vì vậy mà làng không có những nét riêng.<br />
<br />
Xét về địa vực, Đào Xá gồm 2 xóm: Làng và Trại. Đúng như tên gọi đã có: làng là<br />
khu cư trú cũ của các dư dân, còn trai là khu mới được mở rộng thêm của làng. Ranh giới<br />
giữa xóm Làng và xóm Trại là dãy ao kế tiếp nhau, chia làng thành 2 nửa. Bắt đầu từ khoảng<br />
giữa ranh giới Bắc, dãy ao này xuyên thẳng xuống phía Nam, rồi rẽ theo hướng Tây, ôm sát<br />
ranh giới phía Nam của xóm Làng, sau đó ngược lên phía Tây Bắc để nhập vào con kênh ở<br />
cuối làng Đa Đinh. Chúng tôi cho rằng xưa kia dãy ao này chính là một đoạn kênh nói với<br />
kênh Đa Đinh ra sông Kinh Thày dẫn nước vào làng. Song, do quá trình cải tạo khu cư trú,<br />
đoạn kênh này đã bị san lấp dần để thành dãy ao bây giờ.<br />
<br />
Bằng trực quan cũng thấy được phần đất của xóm Làng cao hơn xóm Trại. Cho nên<br />
không lạ gì xóm Làng là nơi sinh tụ chủ yếu của các họ Trần Hữu, Trần Huy, Trương Phúc là<br />
những dòng họ đến làng đầu tiên. Các dòng họ khác như Nguyễn Đình, Nguyễn Chí, Đàm<br />
Đình, vì đến muộn hơn, khi phần đất thuộc xóm Làng đã đông đúc, nên đã định cư ở khu mới,<br />
lập ra xóm Trại.<br />
<br />
Sự phân biệt giữa Làng và Trại còn bởi hai giếng đất: giếng Làng và giếng Trại.<br />
Người xóm Làng ăn nước giếng Làng, người xóm Trại ăn nước giếng Trại. Mặc dầu đến nay<br />
hầu như mỗi hộ gia đình đều đã có giếng, nhưng dấu vết của 2 giếng đất vẫn chưa bị xóa hết.<br />
Theo điều tra hồi cổ, trước đây đại đa số các hộ gia đình thuộc họ Trần Hữu, Trần Huy,<br />
Trương Phúc ăn nước giếng Làng. Các hộ thuộc họ Nguyễn Đình, Nguyễn Chí, Đàm Đình và<br />
các họ đến sau ăn nước giếng Trại.<br />
<br />
Bên cạnh Làng và Trại, Đào Xá hiện còn có 3 Khu Mới: 1 khu ở phía Tây xóm Làng<br />
và 2 khu ở phía Đông và Nam xóm Trại. Trong số đó, hai khu phía Đông và Nam được hình<br />
thành từ năm 1965; còn khu phía Tây mới được lập khoảng mười năm trở lại đây. Đây là<br />
những khu dân cư mới ra đời, được hợp tác xã cấp đất canh tác ven làng làm nơi cư trú.<br />
<br />
Vậy là, trong quá trình lập làng, khu cư trú của Đào Xá được mởi rộng không dưới<br />
một lần. Lấy năm 1805, năm ban hành địa bạ Gia Long 4 làm mốc, thì đất thổ cư của Đào Xá<br />
(bao gồm cả đất ở, vườn và ao) có 13 mẫu 8 sào 10 thước 7 tấc (khoảng 5ha). Đến nay, con số<br />
này là 19 mẫu 8 sào 1 thước (7,13 ha), nghĩa là tăng lên khoảng 0,4 lần.<br />
<br />
Vẫn về cấu tạo địa vực, Đào Xá còn có một đường làng nối liền với đường làng của<br />
Đa Đinh, rồi xuyên qua An Đông, An Đoài (khu trung tâm của xã), sau đó nhập vào đường<br />
quốc lộ từ Hải Dương đi Quảng Ninh ở địa phận xã Quốc Tuấn. Đây là đường giao thông<br />
chính của làng, được san đắp lên từ ngày hợp tác xã tiến hành làm thủy lợi, cải tạo đồng<br />
ruộng (1963). Sự kết hợp giữa đường làng và dãy ao như đã trình bày, cắt làng thành 2 nửa<br />
Đông – Tây, thì con đường này lại chia làng thành ra 2 phần Nam – Bắc.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
34 Đất thổ cư và tính chất cư trú ......<br />
<br />
Nhưng chưa hết. Nối với đường làng còn có các ngõ xóm. Nhìn trên bản đồ, đường<br />
làng và các ngõ xóm, rất tự nhiên, chia làng thành những cụm dân cư khá đều đặn và vuông<br />
vắn. Mỗi cụm lại có vị trí riêng: Có cụm thuộc xóm Làng, có cụm nữa Làng nửa Trại, có cụm<br />
thuộc xóm Trại, lại có cụm hoàn toàn là khu Mới. Trong các cụm dân cư đó, cố nhiên không<br />
tránh khỏi đã từng có sự biến động về mặt cư trú (như có nhà chuyển từ khu nọ sang khu kia,<br />
hay chuyển hẳn đi làm ăn ở một vùng kinh tế mới), song con số này không đáng kể. Cho nên,<br />
mặc dầu được hình thành ở những thời điểm khác nhau, thậm chí có thể cách nhau vài ba thế<br />
kỷ (như khu xóm Làng và Khu mới), song giữa các khu vẫn có cùng đặc điểm: đó là cung<br />
cách cư trú tự nhiên theo điều kiện cụ thể của mỗi gia đình, chứ không tuân theo một quy<br />
cách mang tính tổng thể nào, kể cả ở các Khu Mới được hợp tác xã cấp đất.<br />
<br />
II.......đến quá trình sinh tụ giữa các dòng họ....<br />
<br />
Mặc dầu danh xưng là Đào Xá, xong Đào Xá hiện nay không phải là làng lấy tên dòng<br />
họ (như các làng Lê Xá, Phạm Xá, Nguyễn Xá, Trần Xá, Đỗ Xá, Lưu Xá....ở nhiều tỉnh phía<br />
Bắc Việt Nam). Có thể, thủa ban đầu, dòng họ Đào đã có công khai phá và tạo lập nên làng<br />
này chăng? Điều ấy, chưa có ai khẳng định. Nhưng về mặt huyết thống, đến thời điểm tháng<br />
6/1994, Đào Xá có 21 dòng họ sinh sống. Trong số này, họ Đàm Đình chiếm số lượng đông<br />
đào nhất, với 46 hộ( 2 ) (23,6%). Tiếp đến, là các họ Nguyễn Chí 41 hộ (21,1%); Nguyễn Đình<br />
20 hộ (10,16%); Lê Văn 16 hộ (8,2%); Trần Hữu 16 hộ (8,2%); Trần Huy 15 hộ (7,7%). Các<br />
dòng họ còn lại rất nhỏ, chỉ dăm bẩy hộ đổ lại. Có dòng họ chỉ có một hộ duy nhất, hoặc chỉ<br />
còn vài ba phụ nữ đã ngoài 60 tuổi (họ Tân).<br />
<br />
Trở lại lịch sử lập làng, như đã biết, Trần Hữu là dòng họ đến khai phá sớm nhất.<br />
Theo gia phả, dòng họ này có ông Trần Hữu Khuông từng làm tướng ở triều Lê, khi nghỉ hưu<br />
đã về Đào Xá lập cư và mở đầu cho dòng họ Trần Hữu ở đây. Kế đó là hai họ Trần Huy và<br />
Trương Phúc. Trước cải cách ruộng đất (1955) đây là các dòng họ có thể lực nhất trong làng,<br />
cả về chính trị và kinh tế. Những người có nhà cao vườn rộng, lắm ruộng nhiều trâu, hay nắm<br />
giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý làng xã khi ấy đều thuộc các họ này. Sau cải<br />
cách ruộng đất, nhiều hộ gia đình thuộc hai dòng họ Trần Hữu và Trương Phúc đã rời làng đi<br />
lập nghiệp ở nơi khác, nên hiện nay Trần Huy và Trương Phúc chỉ còn là hai dòng họ vào loại<br />
nhỏ.<br />
<br />
Đến sau hai họ Trần Huy và Trương Phúc là các họ Nguyễn Đình và Đàm Đình,<br />
Nguyễn Chí. Tuy có sự phát triển khá nhanh về số lượng, song trước đây đa phần các hộ gia<br />
đình của các dòng họ này là hộ nghèo, ít ruộng đất. Nguồn sống chủ yếu của họ là đi làm thuế<br />
<br />
(2)<br />
Khái niệm “hộ” ở đây dùng để chỉ tất cả các loại hình gia đình (gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình<br />
độc thân, gia đình lắp ghép...) miễn đó là những đơn vị kinh tế độc lập, có tài sản và sở hữu riêng. Còn các hộ<br />
thuộc một dòng họ là các hộ có cùng một ông tổ, hiện đang đóng góp và sinh hoạt thờ cúng với dòng họ, kể cả<br />
những phụ nữ không chồng hoặc có chồng nhưng đã ly dị, nay lập thành hộ riêng và sinh hoạt tại dòng họ gốc<br />
của mình<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
35<br />
Mai Văn Hai & Fontenelle Jean - Philippe<br />
<br />
cấy rẽ. Trong cải cách ruộng đất, họ được chia ruộng, rồi sau đó trở thành các xã viên hợp tác<br />
xã, sống bình đẳng với các dòng họ trong làng.<br />
<br />
Cũng như nhiều làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ, sự phát triển dòng họ ở Đào Xá không<br />
đều. Có dòng họ xưa kia khá đông đúc và có thế lực, song qua thời gian, do nhiều nguyên<br />
nhân, cứ bị nhỏ dần, teo lại. Ngược lại cũng có dòng họ trước đây không lớn, nhưng sau đó lại<br />
chiếm ưu thế về mọi mặt. Qua địa bạ Gia Long 4 (1805) có thể thấy tới đầu thế kỷ XIX, tại<br />
Đào Xá còn có họ Trần Đinh và Bùi Đình sinh sống. Thế nhưng, đến nay ở làng không còn ai<br />
mang họ Trần Đình hay Bùi Đình. Có thể là họ đã di cư đi nơi khác sinh sống chăng? Hay họ<br />
cứ bị hủy hoại dẫn đến không còn ai nữa? Trong khi đó, lại có những dòng họ mới từ An<br />
Đông và Đa Đinh (cùng xã) chuyển sang như các họ Đỗ Thế, Vũ Văn, hay có những dòng họ<br />
từ xa hơn tới hội nhập vào Đào Xá sau ngày hòa bình lập lại (1954) như các họ Nguyễn Văn,<br />
Nguyễn Duy....<br />
<br />
Nhưng nói đến dòng họ, thiết tưởng cũng cân nhắc đến một khái niệm nữa: đó là họ<br />
hàng( 3 ). Nếu dòng họ hình thành từ cơ sở huyết thống, thì họ hàng, một khái niệm được mở<br />
rộng hơn, lại được tạo nên nhờ quan hệ hôn nhân. Các quan hệ này nếu từ 2 – 3 đời trở lên sẽ<br />
tạo thành một mạng lưới các quan hệ xã hội chằng chịt và khá phức tạp, đúng như một bài<br />
đồng dao mà trẻ em thường hát:<br />
<br />
Sáo sậu là cậu sáo đen<br />
Sáo đen là em tu hú<br />
Tu hú là chú sẻ đồng<br />
Sẻ đồng là ông bồ các<br />
Bồ các là bác chim ri<br />
Chi ri là dì sáo sậu<br />
Sáo sậu là cậu sáo đen.....<br />
<br />
Ở Đào Xá, mối quan hệ họ hàng dày đặc đến mức, như bà con ở đây thường nói là<br />
“phi nội tắc ngoại” nghĩa là mọi người trong làng nếu không có họ với nhau về bên nội thì<br />
cũng có họ về bên ngoại. Mối quan hệ “dây mơ dễ má” đó làm cho nam nữ thanh niên thật<br />
khó tìm vợ kiếm chồng ở trong địa bàn cư trú, mà phải nghĩ đến một nơi nào đó ngoài ranh<br />
giới của làng.<br />
<br />
Nhìn chung, đã từ rất lâu nhóm họ hàng và dòng họ ở đây không còn đóng vai trò là<br />
một đơn vị kinh tế hay tổ chức sản xuất nữa. Tuy nhiên, các hộ gia đình có quan hệ họ hàng<br />
<br />
(3)<br />
Chúng tôi dùng khái niệm họ hàng (tương đương với tiếng Phát là La parenté), bao gồm cả quan hệ huyết<br />
thống (bên nội) và quan hệ hôn nhân tạo ra (bên ngoại, dâu, rể...) để phân biệt với khái niệm dòng họ (La<br />
lignage) chỉ những người có cùng huyết thống, cùng thờ chung một ông tổ. Chẳng hạn, nếu lấy một nam chủ hộ<br />
nào đó là EGO thì quan hệ họ hàng của EGO không chỉ dừng lại ở dòng họ của người bố mà còn mở rộng ra<br />
phía họ của người bà, người mẹ, vợ anh ta, cũng như mở ra phía dòng họ của những người có quan hệ rể với<br />
dòng họ EGO do những người lấy chị gái, em gái của bố; em gái, chị gái của EGO tạo thành.<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
36 Đất thổ cư và tính chất cư trú ......<br />
<br />
hoặc dòng họ với nhau vẫn có mối liên hệ khá bền chặt, được thể hiện trên nhiều bình diện, kể<br />
cả trên bình diện kinh tế. Theo hương ước (cải lương) của Đào Xá, được viết vào năm 1942<br />
thì trong thời gian nay, bên cạnh các loại ruộng công của làng như Công điền, Thần từ, Phật<br />
tự, Hậu điền, các loại ruộng công của các dòng họ, phe giáp trong làng cũng có đến 15 mẫu.<br />
Ngay trước phong trào xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (ở Đào Xá là cuối 1958),<br />
chỉ tính riêng số ruộng công của ba dòng họ Trần Hữu, Đàm Đình và Nguyễn Chí vẫn còn<br />
gần 2 mẫu. Gần đây, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, sự liên kết trong nhóm họ hàng<br />
và dòng họ dường như càng được củng cố sau mấy chục năm có phần sa sút kể từ khi xây<br />
dựng hợp tác xã, nghĩa là khi hộ gia đình nông dân không giữ vai trò là đơn vị kinh tế tự chủ<br />
nữa. Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay ở Đào Xá ít nhất cũng có 3 hình thức liên kết: 1)<br />
Sự liên kết với nhau trong việc nuôi chung trâu; 2) Liên kết trong việc bốc chung phiếu để<br />
phân chia và sử dụng ruộng đất và 3) Liên kết trong việc sử dụng nguồn nước tưới tiêu. Đáng<br />
lưu ý là, trong các hoạt động kinh tế - xã hội, các quan hệ họ hàng do hôn nhân tạo thành –<br />
nhu con cô con cậu hay con dì con già, đôi khi lại tạo ra lực hấp dẫn với nhau mạnh hơn so<br />
với các quan hệ huyết thống, nếu các quan hệ này đã cách từ 3 – 4 đời trở lên. Có lẽ đây chính<br />
là những dấu vết còn thấy được của chức năng cộng đồng kinh tế của nhóm họ hàng và dòng<br />
họ từ thủa xa xưa.<br />
<br />
Tương tự như vậy, quan hệ họ hàng và dòng họ còn được biểu hiện trong các vấn đề<br />
pháp lý, quản lý, quyền lực và nhất là trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng. Ở Đào Xá hiện nay<br />
giống như nhiều nơi khác trên vùng đồng bằng sông Hồng, cũng đang có phong trào xây dựng<br />
lại từ đường, mộ tổ, lập lại phả hệ, khôi phục ngày giỗ tổ và các quan hệ họ hàng mà một thời<br />
tưởng đã bị chìm lấp sau các quan hệ xã hội khác.<br />
<br />
Những biểu hiện trên đây chứng tỏ các quan hệ xã hội trong nhóm họ hàng và dòng<br />
họ, cho đến nay vẫn có vai trò nhất định trong đời sống nơi làng xã.<br />
<br />
Cố nhiên quan hệ họ hàng và dòng họ ở đây không phải là không có những mặt tiêu<br />
cực, đôi khi bộc lộ ra thành những mâu thuẫn hay xung đột xã hội, bao gồm cả mâu thuẫn<br />
giữa các dòng họ hay trong nội bộ một dòng họ.<br />
<br />
Về sự xung đột giữa các dòng họ, cho đến nay, các bô lão của các họ Trần Hữu và<br />
Trần Huy vẫn kể lại: Xưa kia hai dòng họ này từng mâu thuẫn với nhau hết sức căng thẳng.<br />
Vào một đêm, họ Trần Huy đã cho người rình đốt từ đường của dòng họ Trần Hữu. Sau vụ<br />
hỏa hoạn này hai họ kéo nhau tới cửa quan. Kết quả vụ kiện tụng là đa số các hộ gia đình của<br />
dòng họ Trần Huy buộc phải rời Đào Xá trử về bản quán và làng Trực Trì (thuộc xã Quốc<br />
Tuấn ngày nay).<br />
<br />
Những xung đột trong nội bộ một dòng họ cũng không hiếm. Lấy dẫn liệu từ các dòng<br />
họ Trần Hữu và Trương Phúc làm ví dụ. Ở họ Trần Hữu, có ông Trần Hữu Chức khá giàu,<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
37<br />
Mai Văn Hai & Fontenelle Jean - Philippe<br />
<br />
từng làm lý trưởng nhưng sinh toàn con gái trong đó có bà Trần Thị Điệp. Khi ông Chức mất<br />
đi, toàn bộ gia sản của ông, gồm đất thổ canh và thổ cư, đương nhiên thuộc quyền sở hữu của<br />
các con ông. Nhưng ông Trần Hữu Sức – anh ruột ông Chức, tức bác bà Điệp – vì không<br />
muốn số đất đai nói trên rơi vào tay các chàng rể, nên đã tìm mọi cách kể cả việc kiện tùng để<br />
giành vào tay mình, bất cần biết bà Điệp rồi sẽ sống ra sao. Ở họ Trương Phúc có ông Trương<br />
Phúc Cấu, năm 14 tuổi (1935) vì bố mẹ mất sớm nên phải đi ở cho chú ruột là Trương Phúc<br />
Vếnh. Qua 2 năm, ông Vếnh trả có ông Cấu 4 đồng bạc. Liền sau đó, ông Cấu chuyển đi ở<br />
cho một địa chủ khác ở An Điền, được trả công mỗi năm 24 đồng, tức là gấp 12 lần so với khi<br />
ở cho ông Vếnh. Cũng theo lời ông Cấu, trong khoảng thời gian này không hề có chuyện tiền<br />
nong bị trượt giá hay lạm phát gì. Rõ ràng là quan hệ giai cấp đã xen cả vào trong các quan hệ<br />
họ hàng và dòng họ. Ở đây, người ta cũng không nền hà gì khi cần phải phát canh thu tô, cho<br />
vay nặng lãi, tìm cách cướp đoạt hay trực tiếp bóc lột lẫn nhau.<br />
<br />
Tuy nhiên, những biểu hiện trên chỉ là hãn hữu. Phổ biến hơn vẫn là tinh thần “lá lành<br />
đùm lá rách”, “tối lửa tắt đèn có nhau” của những người có quan hệ họ hàng, dòng họ, hay<br />
rộng hơn là hàng xóm làng giềng trong làng xã. Chính tinh thần cộng đồng đó đã đảm bảo cho<br />
làng Đào Xá cổ xưa tồn tại và phát triển không chỉ về lãnh thổ, mà cả về con người. Theo<br />
điều tra hồi cố, trước cách mạng tháng Tám 1945, Đào Xá chỉ có khoảng 40 nóc nhà với hơn<br />
200 nhân khẩu. Khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp (1958), cả làng mới có 74 hộ, 302 nhân<br />
khẩu. Song đến thời điểm tháng 6/1994, chưa kể số người đi làm ăn nơi khác, làng đã có 194<br />
hộ với 702 khẩu. Sự gia tăng dân số, cố nhiên, có ảnh hưởng không nhỏ đến phần đất cư trú<br />
vốn khá hạn hẹp trong làng. Nhưng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Nhìn chung, tất cả<br />
mọi người trong làng – từ cụ già đến em nhỏ, đều cảm thấy thiêng liêng và tôn trọng các mối<br />
uan hệ họ hàng, thân tộc, dù đó là quan hệ huyết thống hay quan hệ do hôn nhân tạo nên.<br />
<br />
III........và tính chất cư trú theo quan hệ họ hàng.<br />
<br />
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, dựa theo cấu tạo địa vực được hình thành một<br />
cách tự nhiên bởi đường làng và các ngõ xóm, chúng tôi đã chon 4 cụm dân cư để khảo sát.<br />
Đó là:<br />
<br />
- Cụm số I: thuộc địa vực của xóm Làng<br />
- Cụm số II: nửa Làng nửa Trại<br />
- Cụm số III: thuộc xóm Trại<br />
- Cụm số IV: thuộc Khu Mới.<br />
<br />
Bốn cụm dân cứ này nằm trên 4 khu vực, tiêu biểu cho lịch sử khai phá và quá trình<br />
sinh tụ của toàn thể cư dân Đào Xá: Cụm I thuộc khu vực được khai phá đầu tiên, bởi dòng họ<br />
Trần Hữu. Hiện nay nhiều hộ gia đình của họ Trần Hữu vẫn cư trú tại đây. Khác với cụm I,<br />
cụm II có kiến tạo khá đặc biệt, một nửa thuộc xóm Làng, một nửa thuộc xóm Trại. Nửa<br />
thuộc xóm Làng là địa bàn cư trú của họ Trần Huy – một dòng họ đến làng vào loại sớm chỉ<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
38 Đất thổ cư và tính chất cư trú ......<br />
<br />
sau họ Trần Hữu. Nửa thuộc xóm Trại chủ yếu là họ Nguyễn Chí. Có lẽ, khi họ Nguyễn Chí<br />
đến đây thì phần đất thuộc xóm Làng đã hết, nên họ phải sang khai phá và định cư ở xóm<br />
Trại. Tiếp đến là cụm III, nơi có cốt đất thấp hơn và do đó cũng được khai phá muộn hơn so<br />
với xóm Làng. Sinh sống khá tập trung ở đây là dòng họ Đàm Đình. Mặc dù hiện nay dòng họ<br />
Đàm Đình có số hộ và số khẩu đông nhất, song có lẽ tổ tiên của họ đến làng chỉ tương đương<br />
với niên đại của các họ Nguyễn Đình, Nguyễn Chí, sau đó các họ Trần Hữu và Trần Huy. Và<br />
cuối cùng là cụm IV, thuộc khu Mới ở phía Nam của xóm Trại. Trước năm 1965, khu vực này<br />
đang còn là đồng ruộng. Để giải quyết tình trạng thiếu đất trong làng, hợp tác xã đã cho<br />
chuyển đất khu đất canh tác này thành đất ở. Tụ cư chủ yếu ở khu này là dòng họ Lê Văn.<br />
Vốn từ nơi khác đến ngụ cư ở đây, trước 1945, Lê Văn là dòng họ có địa vị thấp nhất trong<br />
làng. Họ không có đất, phải ở nhờ trên đất họ Trần Hữu và đất công của làng. Khi hợp tác xã<br />
lập khu Mới, phần đông dòng họ này đã ra ở đây.<br />
<br />
Ngược trở lên trên là những đặc điểm của 4 khu đất thổ cư, đồng thời cũng là 4 cụm<br />
dân cư tiêu biểu cho 4 giai đoạn cư trú khác nhau được chọn để khảo sát. Ở mỗi cụm lại chọn<br />
một chủ hộ đại diện cho dòng họ cư trú (domiaut) chủ yếu trong cụm để làm trục đối chiếu:<br />
cụm I (ông Trần Hữu Tần); cụm II (ông Trần Huy Dong); cụm III (ông Đàm Đình Phong); và<br />
cụm IV (ông Lê Văn Nhỡ). Lấy tất cả số chủ hộ trong mỗi cụm đối chiếu với người đại diện,<br />
ta sẽ thu được các loại quan hệ xã hội khác nhau. Sau đây là kết quả khảo sát cụ thể:<br />
<br />
a) Cụm I (ông Trần Hữu Tần) có 13 hộ, trong đó 5 hộ (chiếm 33,4%) là hàng<br />
xóm láng giềng, 8 hộ (66,6%) có quan hệ họ hàng với ông Tần. Trong số 8 hộ có quan hệ họ<br />
hàng, thì những người có quan hệ do hôn nhân tạo thành (con cô, cháu cô) có 3 hộ (37,5%); 5<br />
hộ (62,5%) có quan hệ huyết thống (cùng họ) với ông Tần. Số có quan hệ huyết thống lại bao<br />
gồm cả quan hệ cha – con 2 hộ (50% và quan hệ anh em từ 2 đời trở lên 2 hộ (50%) (xem sơ<br />
đồ 1)<br />
<br />
Sơ đồ 1: Cây phả hệ dòng họ Trần Hữu, thuộc cụm dân cư 1 làng Đào Xá, được lập vào<br />
6/1994<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
39<br />
Mai Văn Hai & Fontenelle Jean - Philippe<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngang Muối T.H.Tần<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xuân Thu<br />
<br />
Nam đã chết Nam<br />
<br />
Nữ đã chết Nữ<br />
<br />
b) Cụm II (Trần Huy Dong), có 21 hộ, trong đó có 10 hộ (47,6%) láng giêngf, 11 hộ<br />
(52,4%) có quan hệ họ hàng với ông Trần Huy Dong. Số 11 hộ là họ hàng thì 4 hộ (36,3%) do<br />
quan hệ hôn nhân tạo thành (1con cô, 2 cháu cô, 1 cháu rể); 7 hộ (63,6%) có quan hệ huyết<br />
thống (cùng họ). Số có quan hệ huyết thống có 2 hộ (28,5%) là cha – con, 1 hộ (14,3%) là anh<br />
em 2 đời, 3 hộ (42,8%) là anh em từ 3 đời trở lên (xem sơ đồ 2).<br />
<br />
Sơ đồ 2: Cây phả hệ dòng họ Trần Huy thuộc cụm dân cư số II, làng Đào Xá, lập tháng<br />
6/1994.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
40 Đất thổ cư và tính chất cư trú ......<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Bá Dong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuần<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c) Cụm II (Đàm Đình Phong): Là cụm đông dân cư nhất, gồm 25 hộ, trong đó có 6 hộ<br />
(24%) chỉ là láng giềng; 19 hộ (76%) có quan hệ họ hàng với ông Đàm Đình Phong. Trong số<br />
19 hộ họ hàng thì 5 hộ (26,4%) do quan hệ hôn nhân tạo thành (3 cháu cô cháu cậu, 1 chắt cô<br />
chắt cậu, 1 anh em rể); 14 hộ có quan hệ huyết thống (cùng họ). Số có quan hệ huyết thống có<br />
1 hộ (7,1%) là bố con, 1 hộ (7,1%) là anh em ruột, 4 hộ (28,4%) là anh em hai đời, 7 hộ<br />
(49,7%) từ 3 đời trở lên (xem sơ đồ 3).<br />
<br />
d) Cụm IV (Lê Văn Nhỡ): Có 14 hộ, trong đó có 5 hộ (35,7%) là láng giềng; 9 hộ<br />
(64,3%) có quan hệ họ hàng với ông Lê Văn Nhỡ. Trong số 9 hộ có quan hệ họ hàng thì 3 hộ<br />
(33,4%) do quan hệ hôn nhận mà thành (1 thông gia, 1 con rể, 1 cháu rể); 6 hộ có quan hệ<br />
huyết thống (cùng họ). Số có quan hệ huyết thống có 2 hộ (32,8%) là quan hệ bố con, 1 hộ<br />
(16,4%) là anh em ruột, 2 hộ (32,8%) anh em 2 đời (xem sơ đồ 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 3: Cây phải hệ dòng họ Đàm Đình thuộc cụm dân cư số III, làng Đào Xá,<br />
lập tháng 6/1994 (trang 39 – 40)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
41<br />
Mai Văn Hai & Fontenelle Jean - Philippe<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thống<br />
<br />
Di<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Quyền<br />
<br />
Đôi điều nhận xét<br />
<br />
Từ kết quả khảo sát và sự phân tích trên, chúng tôi nhận thấy:<br />
<br />
1. Mặc đầu các dòng họ đến Đào Xá khai phá đất thổ cư vào những thời điểm khác nhau (lâu<br />
nhất là 350 năm đến 500 năm, gần nhất là 30 năm trở lại đây), trên các địa bàn khác nhau<br />
(xóm Làng, xóm Trại, Khu Mới) và nhất là trong các điều kiện kinh tế - xã hội không giống<br />
nhau (khi đất rộng người thưa, lúc đông đúc đất chật; khi là đất thuộc sở hữu tư nhân, lúc là<br />
đất của hợp tác xã cấp phát...) song tính chất cư trú theo quan hệ họ hàng trên cùng địa bàn<br />
đều thể hiện rất mạnh (cao nhất là 76%, thấp nhất là 52,4%. Trong số có quan hệ họ hàng thì<br />
những người có quan hệ huyết thống (bên nội) lại chiếm tỷ lệ áp đảo (cao nhất là 73,6%, thấp<br />
nhất là 62,5%).<br />
<br />
2. Tính chất cư trú theo quan hệ họ hàng thân tộc trên đây phải chăng có nguồn gốc từ công<br />
xã thị tộc( 4 ) rồi công xã tông tộc( 5 ) vốn được bảo lưu qua công xã nông thôn đến nay. Xét<br />
riêng về mặt thời gian đã chứng tỏ cách thức cư trú này đã trưor thành một yếu tố tâm lý hay<br />
<br />
4<br />
Xem Nguyễn Khắc Tụng: Tính chất cư trú theo quan hệ dòng họ có tác dụng gì trong nông thôn ta hiện nay<br />
(Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2 Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 92 – 101).<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
42 Đất thổ cư và tính chất cư trú ......<br />
<br />
rộng hơn là một đặc điểm trong đời sống văn hóa – xã hội của các cộng đồng cư dân người<br />
Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, do vậy cần phải được nhận thức một cách đầy đủ nhằm phát<br />
huy những mặt tích cực đồng thời khặc phục những biểu hiện tiêu cực của nó.<br />
<br />
3. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, nhiều dự án kinh tế -<br />
xã hội đã, đang và sẽ còn được triển khai thực hiện, trong đó không tránh khỏi việc di chuyển<br />
nhiều cộng đồng cư dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn và thiết lập lên những khu vực cư trú<br />
mới. Trong bối cảnh ấy, thiết tưởng nên có sự cân nhắc trong quá trình chuyển cư, cũng như<br />
quá trình hội nhập xã hội của hộ, sao cho vừa đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, vừa phù hợp<br />
với những đặc điểm trong đời sống văn hóa – xã hội đã trở thành truyền thống trong đó có<br />
vấn đề cư trú, sẽ là điều tốt nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Phan Đại Doãn: Làng Việt Nam – Một số vấn đề kinh tế - xã hội, Nxb KHXH và Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr.<br />
93 - 95<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />