YOMEDIA
ADSENSE
Đặt thông JJ thường quy trong phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản
44
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Công trình nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả của đặt thông JJ ngay trong phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 5/2010 đến tháng 9/ 2010, tại Bệnh viện Thống Nhất chúng tôi thực hiện đặt thông JJ thường quy trong phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản cho 8 bệnh nhân.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặt thông JJ thường quy trong phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ĐẶT THÔNG JJ THƯỜNG QUY TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
HÔNG LƯNG LẤY SỎI NIỆU QUẢN<br />
Lý Văn Quảng*, Võ Hữu Toàn*, Nguyễn Bá Hiệp*, Ngô Phúc Bình*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của đặt thông JJ ngay trong phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 5/2010 đến tháng 9/ 2010, tại Bệnh viện Thống<br />
Nhất chúng tôi thực hiện đặt thông JJ thường quy trong phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản<br />
cho 8 bệnh nhân.<br />
Kết quả: Thời gian mổ trung bình là 72,5 phút. Không có biến chứng trong mổ. Thời gian rò nước tiểu<br />
trung bình là 1 ngày.<br />
Kết luận: Đặt thông JJ trong phẫu thuật có ích trong làm giảm biến chứng rò nước tiểu sau mổ.<br />
Từ khóa: Sỏi niệu quản.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ROUTINE INTRAOPERATIVE PLACING JJ STENTS IN RETROPERITONEOSOPIC<br />
URETEROLITHOTOMY<br />
Ly Van Quang, Vo Huu Toan, Nguyen Ba Hiep, Ngo Phuc Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 256 - 258<br />
Purpose: We assessed the efficacy of intraoperative placing JJ stents.<br />
Patients and methods: Retroperitoneoscopic ureterolithotomy with intraoperative placing JJ stents was<br />
undertaken in 8 patients between May 2010 and September 2010 at Thong Nhat Hospital.<br />
Resuls: The mean operative duration was 72.5 min. There were no intraoperative complications. The overall<br />
mean duration of urinary leakage was 1 days.<br />
Conclusion: Intraoperative stenting was helpful in reducing urinary leakage.<br />
Key words: Ureterolithotomy.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Năm 1979, Wickham thực hiện ca phẫu<br />
thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản đầu<br />
tiên. Năm 1991, Clayman tiến hành cắt thận qua<br />
nội soi ổ bụng, cũng trong năm này Gaur mô tả<br />
phương pháp tạo khoang sau phúc mạc bằng<br />
bóng, từ đó phẫu thuật nội soi hông lưng trở<br />
thành một phương pháp ít xâm nhập điều trị sỏi<br />
niệu quản(1,6).<br />
Dò nước tiểu kéo dài là biến chứng thường<br />
gặp sau mổ nội soi lấy sỏi niệu quản. Trước đây,<br />
các bệnh nhân này phải đặt thông JJ qua soi<br />
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lý Văn Quảng,<br />
<br />
256<br />
<br />
bàng quang mới chấm dứt được dò nước tiểu<br />
kéo dài. Nhằm mục đích giảm biến chứng dò<br />
nước tiểu sau mổ nội soi lấy sỏi niệu quản đồng<br />
thời rút ngắn thời gian nằm viện, từ tháng<br />
5/2010 chúng tôi tiến thành đặt thông JJ ngay<br />
trong mổ cho tất cả các bệnh nhân mổ nội soi<br />
lấy sỏi niệu quản.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 5/2010 đến 9/2010 chúng tôi thực<br />
hiện đặt thông JJ thường quy trong phẫu<br />
thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản cho<br />
8 bệnh nhân.<br />
<br />
ĐT: 0913633520<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chúng tôi sử dụng kỹ thuật tạo khoang<br />
bằng ngón tay gant theo Gaur.<br />
<br />
Chúng tôi sử dụng 3 trocar cho cả 8<br />
trường hợp.<br />
<br />
Dụng cụ phẫu thuật<br />
<br />
Số bệnh nhân được lấy sỏi bằng dụng cụ<br />
nạy sỏi: 3; 5 bệnh nhân được lấy sỏi bằng cách<br />
bẻ gập niệu quản.<br />
<br />
Bộ dụng cụ dùng cho phẫu thuật nội soi ổ<br />
bụng của hãng Karl Storz.<br />
<br />
Mô tả kỹ thuật<br />
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, tư thế<br />
nằm nghiêng như mổ hở.<br />
Đặt các trocar và bơm hơi sau phúc mạc: Sử<br />
dụng 3 trocar.<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình: 72,5 phút<br />
(50 - 90).<br />
Không có biến chứng trong mổ.<br />
Các ống dẫn lưu được để cho đến khi không<br />
còn ra dịch.<br />
Thời gian dò nước tiểu trung bình: 1 ngày.<br />
<br />
Trocar 1 (10mm): vị trí đặt trocar ngay đầu<br />
xương sườn 12. Tạo khoang sau phúc mạc bằng<br />
ngón tay găng số 8 cột vào ống thông Nelaton.<br />
Bơm hơi CO2 với áp lực 12-15 mmHg.<br />
<br />
Không có trường hợp nào nhiễm trùng vết<br />
mổ trocar.<br />
<br />
Trocar 2 (10mm): đường nách giữa trên<br />
mào chậu.<br />
<br />
Ưu điểm của phẫu thuật nội soi<br />
<br />
Trocar 3 (5 mm): đường nách giữa, dưới<br />
cung sườn.<br />
Mốc giải phẫu của khoang sau phúc mạc:<br />
Cơ thắt lưng chậu, cân Gerota, niệu quản, động<br />
mạch thận, động mạch chủ bên trái và tĩnh<br />
mạch chủ dưới bên phải(5,6).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phẫu thuật nội soi hông lưng có nhiều ưu<br />
điểm so với phẫu thuật mổ mở: tránh được<br />
đường mổ xuyên hông phải cắt cơ, bệnh nhân<br />
không phải chịu đau kéo dài, hạn chế các biến<br />
chứng của mổ mở như nhiễm trùng vết mổ,<br />
thoát vị vết mổ.<br />
<br />
- Bộc lộ niệu quản, xẻ niệu quản lấy sỏi bằng<br />
dao điện.<br />
<br />
Do không phải vào ổ phúc mạc nên giảm<br />
được nguy cơ tổn thương tạng và mạch máu, ít<br />
gây nguy cơ dính ruột sau mổ hơn.<br />
<br />
- Dùng guide wire đặt thông JJ niệu quản<br />
qua chỗ mở niệu quản.<br />
<br />
Kỹ thuật đặt thông JJ trong phẫu thuật<br />
nội soi<br />
<br />
- Khâu lại niệu quản bằng chỉ vicryl 4,0<br />
mũi rời.<br />
<br />
Đặt thông JJ ngược dòng từ dưới lên qua<br />
ngã soi bàng quang là kỹ thuật quen thuộc<br />
đối với các bác sĩ Niệu khoa. Tuy nhiên, đặt<br />
thông JJ qua chỗ xẻ niệu quản ngay trong mổ<br />
nội soi tốn nhiều thời gian và đòi hỏi khả<br />
năng thuần thục về nội soi của phẫu thật viên.<br />
Theo Keeley, các trường hợp có đặt thông JJ<br />
thì thời gian mổ kéo dài hơn các trường hợp<br />
không đặt thông là 14 phút(7).<br />
<br />
- Dẫn lưu cạnh niệu quản bằng ống dẫn lưu<br />
8 Fr ra lỗ trocar 2.<br />
- Bệnh nhân được rút ống dẫn lưu hông<br />
lưng khi không còn ra dịch.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặt thông JJ trong mổ thành công cho cả 8<br />
bệnh nhân.<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân 52,5 (27-68).<br />
Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ: 7/1.<br />
Số bệnh nhân có sỏi nằm bên phải: 4, số<br />
bệnh nhân có sỏi nằm bên trái: 4.<br />
<br />
Trong một thời gian dài tại bệnh viện chúng<br />
tôi cũng như các bệnh viện khác trong TP Hồ<br />
Chí Minh, các phẫu thuật viên sử dụng ống<br />
feeding tube 8 Fr hoặc 6 Fr làm nòng niệu quản<br />
sau khi xẻ niệu quản lấy sỏi. Do ống feeding<br />
tube này đủ cứng và trơn láng nên việc đặt nó<br />
vào niệu quản khá dễ. Nhược điểm của việc sử<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
257<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
dụng ống feeding tube là ống thông tuột xuống<br />
bàng quang khá sớm nên một số bệnh nhân vẫn<br />
có tình trạng dò nước tiểu kéo dài mặc dù đã<br />
được đặt nòng niệu quản trong mổ.<br />
Trên cơ sở đã quen với việc đặt ống<br />
feeding tube vào niệu quản, chúng tôi sử<br />
dụng ống feeding tube để giúp đặt thông JJ<br />
trong mổ. Sau khi đưa được ống feeding tube<br />
xuống niệu quản đoạn dưới, chúng tôi luồn<br />
guide wire vào lòng ống feeding tube. Ống<br />
feeding tube là chỗ dựa để guide wire xuống<br />
bàng quang khá dễ dàng, khi guide wire đã<br />
xuống bàng quang thì rút bỏ ống feeding<br />
tube, một đầu thông JJ được đưa xuống bàng<br />
quang. Sau đó dùng Kelly để đẩy đầu còn lại<br />
của thông JJ lên thận. Để đưa đầu trên lên<br />
thận dễ thì nên cho gần hết thông JJ xuống<br />
đoạn niệu quản dưới lúc đó mới rút bỏ guide<br />
wire, đều này làm tòan bộ thông JJ thẳng ra<br />
nên việc đẩy đầu trên lên thận bằng Kelly dễ<br />
hơn.<br />
<br />
Ưu điểm của đặt thông JJ<br />
Dò nước tiểu là biến chứng thường gặp sau<br />
mổ nội soi lấy sỏi niệu quản do: kỹ thuật khâu<br />
chưa tốt, thành niệu quản viêm mãn tính, phù<br />
nề, dễ rách do nhiễm trùng và sỏi khảm lâu<br />
ngày. Theo Gaur, tỷ lệ dò nước tiểu sau mổ<br />
trung bình là 5,5 ngày, tỷ lệ này tăng lên 7,1<br />
ngày khi niệu quản để hở không khâu, 4,4 ngày<br />
khi niệu quản chỉ được khâu đơn thuần và tỷ lệ<br />
này giảm xuống còn 3,2 ngày khi niệu quản<br />
được khâu và đặt nòng niệu quản ngay trong<br />
mổ(4). Trước đây chúng tôi có những trường hợp<br />
dò nước tiểu kéo dài đến 14 ngày. Tuy nhiên<br />
riêng đối với các bệnh nhân được đặt thông JJ<br />
<br />
258<br />
<br />
ngay trong mổ, ống dẫn lưu chỉ ra 20-30 ml dịch<br />
vào ngày đầu tiên, sau đó hầu như không ra<br />
thêm gì nữa vào ngày thứ 2 và bệnh nhân được<br />
rút bỏ ống dẫn lưu vào ngày thứ 3 sau mổ. Việc<br />
đặt thông JJ niệu quản ngay trong lúc mổ giúp<br />
rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân có thể<br />
xuất viện sau khi rút ống dẫn lưu.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Hiện nay, tán sỏi nội soi và tán sỏi ngoài cơ<br />
thể là những phương pháp chính trong điều trị<br />
sỏi niệu quản(1), tuy nhiên phẫu thuật nội soi<br />
hông lưng vẫn là phương pháp điều trị tối ưu<br />
cho các bệnh nhân sỏi niệu quản kích thước lớn,<br />
nhiều viên, đặc biệt khi các bệnh nhân ở xa<br />
không thể thực hiện tán sỏi nhiều lần. Đặt thông<br />
JJ ngay trong mổ nội soi đã khắc phục được biến<br />
chứng thường gặp trong mổ nội soi là dò nước<br />
tiểu kéo dài giúp rút ngắn thời gian nằm viện.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Dermirci D (2004): Retroperitoneoscopic ureterolithotomy for the<br />
treatment of ureteral calculi.Urol Int 01 Jan 2004; 73(3): 234-7.<br />
Đoàn Trí Dũng (2003): Một số nhận xét về phẫu thuật mở niệu<br />
quản lấy sỏi qua ngã nội soi sau phúc mạc. Y học TP Hồ Chí<br />
Minh. Tập 7. Phụ bản số 1. 2003, 12-16.<br />
Gaur DD, Gopichand M, Dubey, Jhunjhunwala V: (2009): Miniaccess for retroperitoneal laparoscopy. Journal of laparoendoscopic<br />
& Advanced surgical techniques. Volume 12, Number 5, 2002.<br />
Gaur DD, Trivedi S, Prabudesai MR, Madhusudhana HR,<br />
Gopichand M: (2002): Laparoscopic ureterolithotomy: technical<br />
considerations and long- term follow- up. BJU International, 89,<br />
339-343<br />
Hermal AK (2003): Minimally invasive retroperitoneoscopic<br />
ureterolithotomy. J Urol 01 Feb 2003. 169 (2): 480-2.<br />
Inderbir SG, Kurt K, Anoop MM, Ralph VC (2002): Basics of<br />
laparoscopic urologic surgery. In: Campbell's Urology. Eighth<br />
Edition. W.B Saunders Company; 3455-3505<br />
Keeley FX, Tolley DA: (1999): Retroperitonral laparoscopy. BJU<br />
International, 84, 212-215.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn