intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đất võ với lễ hội Tết Quang Trung

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

138
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất võ với lễ hội Tết Quang Trung Mùng 5 tết Giáp Thân, tại thị trấn Phong Phú, huyện Tây Sơn, quê hương của vị anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, đã diễn ra lễ hội kỷ niệm 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Có về đất võ Tây Sơn những ngày đầu năm mới Giáp Thân mới thấy được hết sự nô nức của người dân địa phương và du khách khắp mọi miền đất nước về dự lễ hội. Thị trấn Phú Phong (Tây Sơn) ngay từ trước tết đã không còn phòng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đất võ với lễ hội Tết Quang Trung

  1. Đất võ với lễ hội Tết Quang Trung Mùng 5 tết Giáp Thân, tại thị trấn Phong Phú, huyện Tây Sơn, quê hương của vị anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, đã diễn ra lễ hội kỷ niệm 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Có về đất võ Tây Sơn những ngày đầu năm mới Giáp Thân mới thấy được hết sự nô nức của người dân địa phương và du khách khắp mọi miền đất nước về dự lễ hội. Thị trấn Phú Phong (Tây Sơn) ngay từ trước tết đã không còn phòng cho thuê. Du khách đành phải về TP Qui Nhơn cách đó 40km để nghỉ qua đêm. Sân vận động Phú Phong chỉ đủ sức chứa khoảng 4.500 người, vì vậy rất nhiều người dân địa phương đành nhường chỗ cho khách và theo dõi lễ hội qua truyền hình trực tiếp. Người dân đất võ đã chuẩn bị một lễ hội Đống Đa thật tưng bừng và độc đáo nhất từ trước tới nay với sự tham gia của tr ên 2.000 diễn viên và học sinh các trường phổ thông trên địa bàn huyện Tây Sơn. Ngoài ra còn có năm đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của các tỉnh, thành phố đến tham gia biểu diễn trong các ngày hội chính thức từ chiều mồng 3 đến mồng 5 tết. Một trong những nét độc đáo của
  2. lễ hội năm nay so với các năm tr ước là sự xuất hiện của bốn chú voi từ núi rừng Tây nguyên xuống. Được biết, tỉnh đã lo toàn bộ chi phí để thuê và vận chuyển voi bằng xe chuyên dụng từ Đắc Lắc về Tây Sơn từ 29 tết. Hằng ngày mỗi chú voi tiêu thụ tới vài chục thân cây chuối, nhiều người dân trong vùng mang chuối đến bán với giá 5.000 - 7.000 đồng/cây, nhưng dường như các chú voi vẫn chưa thỏa mãn. Chương trình lễ hội được mở đầu bằng các cuộc thi đấu võ cổ truyền giữa các tỉnh trong khu vực, thi võ Bình Định, thi trạng nguyên, biểu diễn ca múa dân gian, âm nhạc dân tộc của các đoàn nghệ thuật tuồng Bình Định, Đoàn ca múa nhạc Đam San (Gia Lai), nhà hát nhã nhạc cung đình Huế, thi tìm hiểu phong trào nông dân Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ giữa các trường THPT mang tên Quang Trung của huyện Tây Sơn (Bình Định) và huyện An Khê (Gia Lai). Các hoạt động văn hóa độc đáo khác lần đầu đ ược tổ chức ở Bình Định như dạ hội thả đèn hoa đăng và thi hò đối đáp dọc theo triền cát bên bờ dòng sông Côn thơ mộng... Tưng bừng lễ hội Đống Đa
  3. Kịch bản chính thức của lễ hội 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa gồm năm chương do NSND Đặng Dung dàn dựng: Chương 1 tái hiện thời kỳ tiền khởi nghĩa của phong trào nông dân do Tây Sơn tam kiệt lãnh đạo với hơn 2.000 diễn viên và học sinh trong trang phục truyền thống của các dân tộc Ba Na, H’R ê, Êđê cầm đao kiếm, múa võ và đánh cồng chiêng trên một sân khấu thật hoành tráng. Chương 2 thể hiện cảnh hoàng đế Quang Trung đăng quang: Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh Tây Sơn cưỡi voi tiến ra quảng trường, truyền hịch. Chương 3 tái hiện cuộc hành quân thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn đã đi vào huyền thoại và lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Ngoài đội tượng binh chở vua Quang Trung và các tướng lĩnh xông trận, còn có đội kỵ binh với hàng chục con ngựa chiến tham gia càng làm không khí lễ hội thêm tưng bừng. Chương 4 là hình ảnh chiến thắng khải ho àn vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789 của hoàng đế Quang Trung. Độc đáo và ấn tượng nhất là hình ảnh đoàn kỵ binh chiến thắng phi ngựa mang cành đào của Nguyễn Huệ đến trao tặng công chúa Ngọc Hân. Phía bên dưới lễ đài là một rừng hoa đào và hoa mai được hàng ngàn học sinh và diễn viên thể hiện bằng các điệu múa tượng trưng cho mùa xuân của hai miền
  4. Nam - Bắc. Chương 5 nêu bật công lao của ba anh em nhà Tây Sơn và phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đồng thời khẳng định sự tiếp bước Quang Trung của người dân đất võ trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, theo con đường cách mạng mà Bác Hồ đã chọn. Lễ hội kỷ niệm 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, theo nhà sử học Dương Trung Quốc, sẽ còn lưu lại dài lâu trong ký ức của nhiều người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0