intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau chi (M79.6)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đau chi (M79.6)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, phòng bệnh chủ động bằng vắc xin, cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau chi (M79.6)

  1. ĐAU CHI (M79.6) 1. ĐỊNH NGHĨA Đau chi là tình trạng đau xuất hiện ở chân (từ khớp hông đến ngón chân) hay ở tay (từ khớp vai đến ngón tay) mà không gây ra bởi chấn thương đã được biết. Tuy nhiên, các trường hợp vận động cơ quá mức hay bong gân nhẹ không kể là chấn thương. Đau chân bao gồm: đau khớp hông, khớp gối, mắt cá, các khớp bàn ngón. Đau tay bao gồm: đau khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, các khớp bàn ngón. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP 2.1. Đau tay: thường ít gặp - Bong gân do vận động cơ quá mức như gắng sức ném vật gì đó hay bơi lội. - Chuột rút: thường đau trong thời gian ngắn, dưới 15 phút. Thường xảy ra ở bàn tay sau thời gian dài viết hay đánh chữ. - Đau cấp tính kéo dài: từ vài giờ đến 7 ngày, thường gây ra do những động tác vận động quá mạnh hay những chấn thương cơ bị lãng quên xảy ra trong những ngày trước đó. Thường xảy ra nhất ở khớp vai. 251
  2. - Nhiễm siêu vi: đau cơ nhẹ cũng hay gặp trong một số trường hợp nhiễm siêu vi. - Các nguyên nhân trầm trọng: gãy xương, viêm khớp (nhiễm trùng khớp), viêm dây thần kinh (nhiễm trùng thần kinh). 2.2. Đau chân - Các nguyên nhân chính: chuột rút hay bong gân do vận động cơ quá mức như chạy hay nhảy cao/xa. Hơn 50% trường hợp chấn thương gặp ở nhi khoa do vận động cơ quá mức trong tập thể dục thể thao. - Chuột rút: thường cơn đau ngắn, < 15 phút do co thắt cơ. Thường xảy ra ở bàn chân hay cẳng chân trong quá trình vận động hay sau khi trẻ ngủ dậy. - Bong gân: những cơn đau cấp tính kéo dài từ vài giờ đến 7 ngày, thường gây ra do những động tác vận động quá mạnh hay những chấn thương cơ bị lãng quên xảy ra trong những ngày trước đó. - Đau do tăng trưởng: khoảng 10% trẻ khỏe mạnh có những cơn đau liên tục, vô hại thường được xem là đau do tăng trưởng (mặc dù nó không giúp gì cho sự tăng trưởng). Thường gặp ở trẻ mầm non, xảy ra về đêm, ban ngày không đau, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường. Thường đau hai bên, ở bắp chân và đùi, đau trội hơn ở cơ. Cơn đau thường kéo dài 10-30 phút. - Nhiễm siêu vi: đau cả hai chân, đặc biệt do cúm. 252
  3. - Viêm bao hoạt dịch thoáng qua: lành tính và thường xảy ra ở trẻ trai từ 2-8 tuổi. Khởi phát đi khập khiễng đột ngột, không có triệu chứng toàn thân, thường xảy ra sau nhiễm trùng hô hấp trên. - Các nguyên nhân trầm trọng: gãy xương, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm dây thần kinh (nhiễm trùng thần kinh) và viêm khớp (nhiễm trùng khớp). - Viêm khớp nhiễm trùng: là cấp cứu nội khoa, xảy ra ở trẻ nhũ nhi và thiếu niên. Trẻ thường sốt, có vẻ nhiễm trùng, khớp sưng, nóng, đỏ, đau, giới hạn cử động. - Viêm xương tủy: trẻ sốt, khớp sưng, nóng, đỏ, đau giới hạn cử động chi. - Bệnh Legg-Perthes: tình trạng viêm sụn xương dẫn đến hoại tử vô trùng đầu xương đùi. Thường xảy ra ở trẻ 4-7 tuổi. Có thể xảy ra sau viêm bao hoạt dịch thoáng qua, ban đầu không đau, khi có gãy xương thì mới đau và đi khập khiễng. - U xương: có thể lành hoặc ác tính. Sờ thấy một khối u và nhạy đau. 3. CÁCH TIẾP CẬN 3.1. Hỏi bệnh sử - Đau kéo dài bao lâu, xảy ra ban ngày hay ban đêm, xảy ra ở một hay hai bên, hay có khu trú ở khớp không, có làm trở ngại việc chơi hay đi học của trẻ. Đau có nguyên nhân thực thể thường kéo dài. 253
  4. - Trẻ đi khập khiễng hay không thể đi. - Có các triệu chứng toàn thân như: sụt cân, sốt, vã mồ hôi về đêm, phát ban… 3.2. Thăm khám - Cho trẻ nằm để thăm khám và cả lúc trẻ đi đứng, khám đầy đủ từ khớp háng đến bàn chân, từ khớp vai đến bàn tay, kể cả khớp gối/khuỷu. - Khám chi: tìm điểm sưng, nóng, đỏ, đau. Có bị yếu cơ hay teo cơ không? Có bị hạn chế cử động khớp nào không? - Khám tổng quát: tìm xem trẻ có bị sốt, phát ban, xanh xao, nổi hạch, hay gan, lách to do nhiễm trùng hay bệnh hệ thống. 3.3. Xét nghiệm - Công thức máu (huyết đồ): bạch cầu tăng cao trong bệnh lý nhiễm trùng, bệnh mạch máu tạo keo, bệnh bạch cầu cấp. - Phản ứng viêm: CRP hay VS tăng cao trong bệnh lý nhiễm trùng, bệnh mạch máu tạo keo, bệnh viêm ruột và u bướu. - X quang: giúp phát hiện u bướu, nhiễm trùng xương, chấn thương, hoại tử vô trùng, bệnh bạch cầu cấp. - CT scan hay MRI: giúp phát hiện viêm xương tủy. 254
  5. 4. XỬ TRÍ 4.1. Nhập cấp cứu ngay: chấn thương nặng như gãy xương. 4.2. Nhập viện: tê chi kéo dài trên 1 giờ, mất sức cơ, đau chi khi sờ chạm hoặc mất cơ năng (không thể đứng, đi hay cử động khớp), viêm khớp (nhiễm trùng khớp), viêm xương tủy, bệnh Legg-Perthes, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm dây thần kinh (nhiễm trùng thần kinh), u xương. 4.3. Khám chuyên khoa: viêm khớp, viêm xương tủy, viêm dây thần kinh, bệnh Legg-Perthes, u xương. 4.4. Điều trị ngoại trú: chuột rút hay bong gân, đau do tăng trưởng, nhiễm siêu vi. - Điều trị triệu chứng: giảm đau với: + Paracetamol: 15 mg/kg/lần × 3-4 lần/ngày. + Ibuprofen: 10 mg/kg/lần × 3 lần/ngày. - Điều trị đặc hiệu: + Chuột rút: kéo căng cơ bị đau về hướng ngược lại; chườm đá lạnh trên cơ bị đau khoảng 20 phút; uống nhiều nước; có thể cung cấp đủ lượng calci. + Bong gân: chườm đá lạnh trên cơ bị đau khoảng 20 phút, vài lần trong ngày trong 2 ngày đầu; nếu cơ bị co cứng kéo dài trên 48 giờ, cho trẻ ngâm và tập nhẹ trong nước nóng hai lần mỗi ngày và mỗi lần trong 20 phút. + Đau do tăng trưởng: thường nhẹ và không kéo dài, không cần điều trị; có thể xoa bóp lên nơi bị đau. 255
  6. 4.5. Dấu hiệu tái khám ngay - Chuột rút xảy ra thường xuyên hơn. - Trẻ có sốt, đi khập khiễng, hay khớp sưng to. - Đau gây ra do làm việc hay gắng sức kéo dài trên 7 ngày. - Trẻ có dấu hiệu nặng hơn. 256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2