intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau đầu trẻ em (R51)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đau đầu trẻ em (R51)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, tiếp cận, phân loại và nguyên nhân, Migraine trẻ em, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị Migraine trẻ em, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau đầu trẻ em (R51)

  1. ĐAU ĐẦU TRẺ EM (R51) 1. ĐẠI CƯƠNG Đau đầu là một tình huống lâm sàng thường gặp ở trẻ em nhưng khá khó khăn trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Đau đầu có thể là một triệu chứng của một bệnh nào đó ảnh hưởng lên các thụ thể đau vùng đầu mặt như khối choán chỗ, tăng áp lực nội sọ, nhưng cũng có thể là một bệnh, chẳng hạn, đau đầu nguyên phát. 2. TIẾP CẬN - Cần lưu ý các khai thác kỹ tiền sử và bệnh sử từ trẻ và người thân, tìm các dấu hiệu cảnh báo. - Các dấu hiệu cảnh báo gồm có: + Đau đầu khi nằm ngửa hoặc với nghiệm pháp “Valsalva”. + Đau đầu khi gắng sức, ho. + Đau đầu “sét đánh”. + Đau đầu lần đầu kết hợp dấu hiệu toàn thân khác. + Đau đầu kèm triệu chứng thị giác không phải tiền triệu. + Đau đầu nặng hơn khi ngồi dậy. + Đau đầu kèm các dấu hiệu về vận nhãn và thị lực, thị trường. + Đau đầu cố định hoặc khu trú một bên kèm các triệu chứng về nội tiết. + Đau đầu có dấu thần kinh khu trú. + Đau đầu ở trẻ có suy giảm miễn dịch. 229
  2. - Một cách dễ nhớ hơn, có thể sử dụng các công cụ SNOOP, trong đó: + S: Systemic symptoms/signs/disease: các triệu chứng/dấu hiệu/bệnh lý toàn thân như sốt, huyết áp tăng, đang nhiễm trùng, dùng thuốc… + N: Neurologic symptoms/signs: có triệu chứng/dấu hiệu thần kinh. + O: Onset sudden: khởi phát đột ngột. + O: Old: tuổi khởi phát < 3 tuổi, một số tác giả cân nhắc xem trẻ dưới 6 tuổi là dấu hiệu cảnh báo. + P: Pattern change: thay đổi kiểu đau, kiểu đau khác so với quá khứ. - Khi có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, cần nghĩ tới đau đầu thứ phát và tìm nguyên nhân đau đầu. 3. PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN - Hiệp hội đau đầu quốc tế (International Headache Society) đã giới thiệu bảng phân loại đau đầu dùng cho người lớn (chưa có bảng phân loại đau đầu dành riêng cho trẻ em, nên ở trẻ em vẫn dùng chung bảng phân loại này), ấn bản lưu hành hiện tại là IHS-3, trong đó có 3 nhóm chính là: + Đau đầu nguyên phát gồm migraine, đau đầu dạng căng thẳng và các dạng đau đầu nguyên phát khác như đau đầu cụm, đau thần kinh sinh ba (ít gặp ở trẻ em). + Đau đầu thứ phát, có nhiều nguyên nhân gây đau đầu thứ phát, trong đó quan trọng nhất là tăng áp lực nội sọ và các bệnh lý liên quan màng não. 230
  3. + Các dạng đau vùng đầu mặt khác. - Luôn luôn phải loại trừ đau đầu thứ phát trước khi chẩn đoán đau đầu nguyên phát. 4. MIGRAINE TRẺ EM - Migraine trẻ em cũng thường gặp, tuổi khởi phát trung bình khoảng 6 tuổi, chiếm khoảng 5-10% trẻ ở tuổi đi học. Tiền căn gia đình có thể có người thân bị đau đầu. - Migraine ở bé trai thường khởi phát sớm hơn bé gái. Tuy nhiên, khi đến tuổi dậy thì, bé gái nhiều hơn bé trai. - Tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine trẻ em không tiền triệu theo IHS-3 (quy tắc 5-4-3-2-1-0): A. Có ít nhất 5 đợt kịch phát thỏa đủ các tiêu chuẩn từ B-D. B. Đợt đau đầu kéo dài từ 2 đến 4 giờ, có thể đến 3 ngày, (khi không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả). C. Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 đặc tính sau đây: § Một bên. § Mạch đập. § Cường độ đau trung bình hoặc nặng. § Tăng khi hoạt động, đứng, leo. D. Trong thời gian đau có ít nhất 1 trong 2 đặc tính sau đây: § Nôn/Buồn nôn. § Sợ âm thanh và sợ ánh sáng. 231
  4. E. Không (0) thỏa tiêu chuẩn cho chẩn đoán khác. - Tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine trẻ em có tiền triệu theo IHS-3 (quy tắc 2-1-3-0): A. Có ít nhất 2 đợt kịch phát thỏa đủ các tiêu chuẩn từ B-D. B. Có 1 hay nhiều tiền triệu quan sát được đầy đủ sau đây: thị giác, cảm giác, nói/ngôn ngữ, vận động, thân não, kết mạc. C. Ít nhất 3 trong 6 đặc tính sau đây: § Ít nhất 1 tiền triệu kéo dài trên 5 phút. § 2 hoặc nhiều triệu chứng tiền triệu xảy ra liên tiếp nhau. § Mỗi loại tiền triệu kéo dài 5-60 phút. § Ít nhất 1 tiền triệu xảy ra 1 bên. § Ít nhất 1 tiền triệu. § Đau đầu trong vòng 60 phút sau tiền triệu. D. Không (0) thỏa tiêu chuẩn cho chẩn đoán khác. - Sinh bệnh học của migraine trẻ em cũng chưa được nghiên cứu nhiều nhưng đa số các nghiên cứu cũng ghi nhận tương tự sinh bệnh học migraine ở người lớn. Nồng độ CGRP (calcitonin gene-related peptide) được ghi nhận có tăng rõ rệt trong giai đoạn đau cấp tính. - Các biến thể Migraine ở trẻ em: chóng mặt kịch phát lành tính ở trẻ em, Migraine bụng, ói mửa chu kỳ ở trẻ em và migrain lú lẫn cấp, migraine thân nền, migraine liệt nửa người, migraine liệt vận nhãn cũng có thể xảy ra ở trẻ em. 232
  5. 5. CẬN LÂM SÀNG - Hình ảnh não (CT, MRI não) chỉ định khi có dấu hiệu cảnh báo. Nếu có bất thường trên hình ảnh học, cũng cần xem xét bất thường đó có phải là nguyên nhân gây đau đầu hay không. - Điện não đồ: được chỉ định khi nghi ngờ đau đầu là biểu hiện của động kinh. - Định lượng CGRP để chẩn đoán và theo dõi migraine chưa được tiến hành thường quy. - Cận lâm sàng khác: X quang xoang cạnh mũi, nếu cần. 6. CHẨN ĐOÁN - Tiếp cận tiền sử và bệnh sử, tuân thủ theo nguyên tắc tiếp cận đau đầu chung, tìm dấu hiệu cảnh báo. - Khám thần kinh kỹ lưỡng. Phần khám này luôn trong giới hạn bình thường ngoại trừ những khiếm khuyết bẩm sinh hay đã có từ trước khi đau đầu. - Chẩn đoán đau đầu nguyên phát dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán. 7. XỬ TRÍ - Đánh giá tình trạng trẻ và dấu hiệu cảnh báo. - Xem xét tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu nguyên phát, trong đó có migraine. - Chỉ định nhập cấp cứu: + Trẻ đang đau đầu nặng. + Trẻ có dấu hiệu cảnh báo tăng áp lực nội sọ (nôn ói, nhìn mờ, mạch chậm, huyết áp tăng). 233
  6. - Chỉ định nhập viện: + Tất cả trẻ đau đầu cấp tính, nặng, tiến triển. + Trẻ có dấu thần kinh khu trú. + Trẻ đang có cơn đau đầu cấp, nặng do Migraine. - Khám và điều trị theo chuyên khoa: + Trẻ có các triệu chứng/dấu hiệu/bệnh lý toàn thân như sốt, huyết áp tăng, đang nhiễm trùng. + Trẻ có triệu chứng/dấu hiệu thần kinh. + Trẻ có kết quả cận lâm sàng gợi ý bệnh chuyên khoa. - Giảm đau: Acetaminophen: liều < 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều. Trẻ > 12 tuổi cách dùng như người lớn. - Không có khuyến cáo dùng thuốc để dự phòng tái phát lâu dài nếu chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán các loại đau đầu nguyên phát. 8. ĐIỀU TRỊ MIGRAINE TRẺ EM - Nguyên tắc chung: + Giáo dục cha mẹ bệnh nhi và bệnh nhi về các yếu tố liên quan khởi phát cơn, về sinh bệnh học, giúp thân nhân và trẻ thoải mái về tâm lý. + Lập kế hoạch để điều trị các cơn cấp. + Lập kế hoạch phòng ngừa ở những bệnh nhân với nhiều cơn Migraine. + Đưa ra các khuyến cáo có lợi như ngủ đúng giờ, ăn uống thích hợp, uống nhiều nước và tránh thời khóa biểu quá tải. Ghi nhật ký đau đầu để ghi nhận các yếu tố thúc đẩy và các đặc điểm của cơn, liệt kê các yếu tố thúc đẩy xảy ra 12 giờ trước cơn. Khi có cơn, 234
  7. khuyến cáo trẻ nằm trong phòng mát, tối, yên tĩnh và cố gắng ngủ. - Các thuốc được dùng trong cơn migraine: + Acetaminophen: liều < 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều uống mỗi 4-6 giờ, không quá 60 mg/kg/ngày. Trẻ > 12 tuổi cách dùng tương tự người lớn. + Thuốc kháng viêm không corticoid: Ibuprofen với liều dùng là 7,5-15 mg/kg uống mỗi 6-8 giờ; Naproxen 2,5-5 mg/kg uống mỗi 12 giờ. + Triptans được xem xét chỉ định cho trẻ lớn (> 12 tuổi): Sumatriptan, Rizatriptan, Zolmitriptan Almotriptan. Tại Việt Nam việc sử dụng còn hạn chế. Thực tế cũng ít trẻ cần sử dụng đến triptans. + Thuốc chống nôn: Metoclopramide 0,1-0,2 mg/kg uống, không quá 10 mg; Promethazine < 2 tuổi: không dùng, > 2 tuổi: 0,25-1 mg/kg uống, IV, IM, đường trực tràng 4-6 lần/ngày, cách ngày, không quá 25 mg. - Phòng ngừa tái phát: + Việc phòng ngừa cần cân nhắc khi có chẩn đoán và tần số cơn đáng kể (1-2 cơn/tuần trở lên). + Thuốc có thể được dùng là: § Amitriptyline < 12 tuổi: 5-10 mg uống khi ngủ, >12 tuổi: 10-25 mg uống khi ngủ-tăng liều chậm. § Propranolol với liều 1-3 mg/kg/ngày, bắt đầu bằng liều thấp và tăng dần, mất vài tuần để đạt hiệu quả, cần lưu ý tác dụng phụ lên tim mạch. § Valproic acid với liều 10-30 mg/kg/ngày uống. 235
  8. § Topiramate liều 1-5 mg/kg/ngày uống. § Cyproheptadine với liều ở trẻ 02-06 tuổi: 2 mg uống 2-3 lần/ngày, không quá 12 mg/ngày, từ 7- 14 tuổi: 4 mg uống 2-3 lần/ngày không quá 16 mg/ngày. § Flunarizine cũng được xem xét dùng cho trẻ thiếu niên, liều 5-10 mg/ngày. § Riboflavin (vitamin B2): có cơ chế không rõ nhưng giảm độ nặng Migraine trong 68% bệnh nhân, liều 100-400 mg/ngày. - Điều trị hỗ trợ: một số trường hợp trẻ chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán thể đau đầu cụ thể, dặn dò thân nhân theo dõi và cân nhắc sử dụng một số thuốc hỗ trợ thần kinh như Magne B6, Gamalate B6, Citicoline, tùy theo từng cá thể và từng gia đình. 9. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ - Theo dõi sự phát triển tâm vận của trẻ. - Ghi nhật ký đau đầu. - Lưu giữ các kết quả liên quan bệnh của trẻ, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. 236
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2