Dấu "!?" - Thú vị của báo Việt
lượt xem 13
download
Trong các dấu chấm câu báo chí hay dùng, tôi thích nhất là dấu “(!?)”. Đó là lời nhận xét của anh chàng Joseph Ruelle (tên thân mật là Joe)- người Canada sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam. Dưới đây là bài viết của Joe: Mở ngoặc, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, đóng ngoặc. Cá tính, thú vị, khéo léo, đặc trưng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dấu "!?" - Thú vị của báo Việt
- Dấu "!?" - Thú vị của báo Việt Trong các dấu chấm câu báo chí hay dùng, tôi thích nhất là dấu “(!?)”. Đó là lời nhận xét của anh chàng Joseph Ruelle (tên thân mật là Joe)- người Canada sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam. Dưới đây là bài viết của Joe: Mở ngoặc, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, đóng ngoặc. Cá tính, thú vị, khéo léo, đặc trưng.
- Tôi lấy ví dụ, một bài báo gần đây viết về chuyện hai anh bị công an thị trấn Tào Xuyên, Thanh Hóa bắt giữ và đòi 7,5 triệu vì "tội" ăn cháo quên mang giấy tờ, trong đó có đoạn phỏng vấn ông Dương Văn Thái, Trưởng công an thị trấn: “Sự việc ông Lê Quang Long – Phó công an thị trấn và ông Dương Công Thịnh lấy tiền của anh Khánh và anh Ngọc tổng cả 7,5 triệu đồng một cách không giấy tờ gì tại trụ sở công an thị trấn là có thật.”... Ông Thái cho biết thêm, “Việc mấy anh công an này làm là sai rồi. Các anh đó hiểu biết chưa được nhiều, các anh thông cảm bỏ qua cho (!?)”. Hay ví dụ này, lấy từ bài viết về vụ công ty Vedan nhận giải thưởng vì sức khỏe cộng đồng: Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TP.HCM (NATUSI) Nguyễn Thị Sinh lại còn lý giải có thể do lu bu nên MC xướng nhầm tên của Vedan vào danh sách các doanh
- nghiệp được kêu tên lên nhận giải (!?). Tôi rất ủng hộ mấy cái “(!?)” này. Mặc dù không tử tế lắm (hơi “áo thun, dép Lào) nhưng mỗi lần thấy xuất hiện tôi thấy vui. Trong đầu tôi vang tiếng phóng viên nói “Bị điên à? Bị hâm à? Trời ơi ai dạy bạn chém gió giỏi thế?” Đó là nói mạnh. Nói một cách nhẹ nhàng thì mỗi lần gặp một “(!?)”, ít nhất tôi có cảm giác phóng viên đang nghĩ: “Thật là khó tin. Thật là khó chấp nhận”. Đó là cách duy nhất phóng viên có thể nhận xét chủ quan về một câu phát ngôn lố bịch mà không viết rõ trong bài: “thật là một câu phát ngôn lố bịch”. Rất chủ quan nhưng vẫn không quá mức tờ báo cho phép – vì chỉ là vài dấu chấm câu thôi ấy mà. (Thậm chí gõ “(!?)” vào Google sẽ không ra kết quả vì hệ thống Google không chấp nhận “(!?)” là một từ.) Thỉnh thoảng phóng viên sẽ ghép (!?) vào cuối tiêu đề bài luôn:
- Cáu, bực tức, HH Trái đất sáng tạo “Miss Aozai” (!?) Hải quan để lọt 1.800 tấn dầu ăn nhập lậu (!?) Chủ tịch VFF chưa biết HN T&T vô địch V.League (!?) Đảng ủy phường không có chủ trương xin hỗ trợ (!?) “Miss “Aozai” hả? Điên à? Hâm à?” Quan điểm của phóng viên về nội dung bài rất rõ ràng; đọc xong tiêu đề tôi biết ngay bài mang tính chủ quan. Tôi hình dung phóng viên đứng nhìn hộp giải thưởng in chữ “aozai” đó, rồi ngất tại chỗ, xe cấp cứu đến, các anh mặc áo trắng cho thở ôxy, hỏi có ai biết cô này quê quán ở đâu. Một “(?!)” để ở vị trí chiến lược có thể thay đổi hoàn toàn màu sắc của bài viết.
- Anh Joe cho biết thêm: “Tôi muốn trở thành huyền thoại văn chương.” Khác hẳn với: Anh Joe cho biết thêm: “Tôi muốn trở thành huyền thoại văn chương (!?)” Câu đầu tiên độc giả sẽ hiểu đó là sự mong muốn của anh Joe, còn thành công hay không là do khả năng và nỗ lực của anh Joe thôi. Câu thứ hai độc giả sẽ hiểu rất khác: đó là sự mong muốn của thằng Joe; rất tiếc sự mong muốn ấy sẽ không bao giờ thành thật. Thằng này viết văn dở quá, tệ quá, nó cứ tưởng mình là ai vậy? Trong trường hợp đó, “(!?)” đồng nghĩa với “tưởng bở”. Có một số tờ báo Việt Nam tuyệt đối hạn chế sử dụng “(!?)” để
- giữ phong độ, uy tín. Chính vì tính chất chủ quan nên các tờ báo và phóng viên quyết định có sử dụng phải cẩn thận. Lời phát ngôn hay trường hợp mô tả phải thực sự lố bịch, nhân vật liên quan phải sai quan điểm một cách khó phủ nhận. Ở nhiều nước phương Tây dùng sai “(!?)” là trường hợp có thể kiện được, khả năng thắng khá cao. (Chỉ là lý thuyết vì tiếng Anh chủ yếu không dùng.) Biết đâu không lâu nữa sẽ có vụ kiện ở Việt Nam liên quan đến người nổi tiếng bị “(!?)”. Mà trong các bài viết về vụ kiện ấy, biết đâu một số phóng viên sẽ vừa cố tình làm minh bạch chuyện đã xảy ra, vừa vô tình gây chuyện mới: Anh Joe cho biết thêm “Tôi kiện blogger changtraidochat vì hành động ngoặc-dấu-dấu-ngoặc vô căn cứ không phải để tạo scandal đánh bóng tên tuổi mà vì tôi tin vào phát luật. Nếu thắng tôi sẽ sử dụng hết số tiền ấy để ủng hộ các trẻ em mồ côi (!?)”
- Một số (!?) thú vị Tiêu đề bài: Màng trinh giả rao bán nhan nhản trên mạng VN Trích đoạn: Anh Tuấn, nhân viên thiết kế tại phố Lê Văn Hưu không giấu được sự ngại ngần: Con gái ngày nay đã không còn như xưa, sống dễ dãi, buông thả mà việc kinh doanh màng trinh nhân tạo còn rầm rộ thì con gái Việt Nam rồi sẽ ra sao? Tất cả sẽ thay đổi hoàn toàn. Sự thỏa chí chơi bời, sự lừa dối sẽ làm mất đi hình ảnh con gái Việt Nam, thuần phong mỹ tục ở đâu (!?). - VTC đăng ngày 24/9/2010. Tiêu đề bài: “Dị nhân" dự đoán thời tiết HN đúng hơn Trung tâm KTTV? Hầu hết các đệ tử và thành viên trên Diễn đàn Lý học Đông Phương cũng cho rằng, các nơi khác mưa là bình thường, khu vực tổ chức khai mạc Đại lễ không mưa mới đáng nói. Do vậy,
- nhiều thành viên trên Diễn đàn đã ngỏ lời chúc mừng thành công của sư phụ Thiên Sứ. Thành viên ký tên Liêm Trinh bày tỏ: “1-0 phần thắng nghiêng về cụ Tiến sỹ. Chúc mừng thắng lợi bước đầu của cụ. Trận đấu này hơi dài 10 hiệp cơ đấy. Hiệp cuối cùng là then chốt nhất, cụ nhớ đi mát xa liên tục để luyện công nhé” (!?). - Đời sống & Pháp luật Tiêu đề bài: Nhiều tỷ đồng bay theo…"dải phân cách ngã tư" Trích đoạn: Khi được hỏi việc dỡ bỏ các hàng rào inox có trị giá hàng tỷ đồng có gây lãng phí, ông Chánh Thanh tra Sở GTVT cho rằng "không hề có sự lãng phí", vì số hàng rào inox sẽ được tái sử dụng vào mục đích phân luồng ở nơi khác(!?). - CAND đăng ngày 8/6/2010.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu 101 điều thú vị về Trái đất
11 p | 150 | 36
-
Những điều thú vị về Hoàng đế Lê Thánh Tông
7 p | 214 | 24
-
Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990)
5 p | 174 | 24
-
Chương 15: Chiến dịch nước pháp và sự thoáI vị lần thứ nhất của na-pô-lê-ông 1814
10 p | 106 | 10
-
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3
7 p | 114 | 8
-
Dấu ấn tôn giáo trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana
3 p | 63 | 8
-
Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở trường Đại học Thủ Dầu Một - Quan điểm và giải pháp
11 p | 79 | 6
-
Dấu ấn văn hóa qua cách xưng hô trong gia đình người Việt và người Pháp
11 p | 125 | 4
-
Những vấn đề có tính nguyên tắc trong đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới
8 p | 87 | 4
-
Hiểu và dịch tiểu từ Well của tiếng Anh như một dấu hiệu diễn ngôn: Một nghiên cứu dịch thuật trên cơ sở ngữ dụng học
5 p | 87 | 4
-
Khả năng hình thành trật tự thế giới lưỡng cực trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI (tính đến hết nhiệm kỳ thứ 2 của tổng thống Mỹ Barack Obama)
6 p | 81 | 4
-
Bí ẩn chiếc đầu đá Olmec của nền văn minh Trung Mỹ
3 p | 30 | 4
-
Sự nghiệp văn học của Thiệu Trị và dấu ấn với văn học Phật Giáo Phú Xuân - Huế
12 p | 15 | 3
-
Bác Sĩ riêng của Mao - Chương 4 - Một quan chức ở Trung Nam Hải bị ốm
16 p | 61 | 3
-
Sự hình thành truyền thuyết dân gian - Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết tứ vị Thánh nương (Qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng)
19 p | 47 | 1
-
Năng lực đóng góp của thư viện đại học trong việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cấp quốc gia
7 p | 36 | 1
-
Dấu tích tiếng Khách Gia trong tiếng Việt
12 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn