intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu tư Startup - Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Nguyen Minh Cuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết với các nội dung bối cảnh ra đời đề án Vietnam Silicon Valley (VSV); hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; hệ thống tổ chức thúc đẩy kinh doanh Business Accelerators (hay còn gọi là hệ thống BA); bài học kinh nghiệm từ chính phủ các nước; đề xuất chính sách đầu tư Startup.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu tư Startup - Cơ hội và thách thức

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> ĐẦU TƯ STARTUP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC<br /> <br /> Vietnam Silicon Valley<br /> <br /> <br /> I. BỐI CẢNH RA ĐỜI ĐỀ ÁN Vietnam Silicon Valley (VSV)<br /> Hơn hai thập kỷ vừa qua là thời đại của rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp<br /> sáng tạo, các công ty công nghệ tăng trưởng nhanh (hay còn gọi là Startup) bùng<br /> nổ trên toàn cầu. Thời báo Kinh tế - The Economist (Hoa Kỳ) đã so sánh sự bùng<br /> nổ của Startup với sự bùng nổ kỷ Cambrian Explosion trong lịch sử sinh học của<br /> trái đất. Các startup đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội, vì thế các<br /> công ty thuộc kỷ nguyên công nghiệp đều giảm dần hoặc buộc phải chuyển đổi<br /> mô hình kinh doanh cho phù hợp với thời đại thông tin đang nổi lên.<br /> Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay thế ngoạn mục của một số công<br /> ty thời đại thông tin trong việc nâng cấp hoặc thay thế sản phẩm đã có của thời<br /> đại công nghiệp như:<br /> Kodak >< Instagram (Ảnh), Borders Books >< Amazon (Sách), Tower<br /> Records >< Apple Ipod, Spotify (Âm nhạc), Hệ thống khách sạn >< Airbnb (Du<br /> lịch), Taxis >< Uber/ Lyft (Vận chuyển - Giao thông vận tải), Hồ sơ nhân sự &<br /> Tuyển dụng >< LinkedIn (Nguồn nhân lực), Báo chí >< Truyền thông xã hội<br /> (Thông tin tiêu dùng), Cửa hàng bán lẻ >< Thương mại điện tử (Mua sắm).<br /> <br /> Và Silicon Valley được thế giới coi là thánh địa công nghệ toàn cầu với số<br /> lượng Startup từ 14.000 đến 19.000 và từ 1,7 đến 2,2 triệu nhân viên công nghệ<br /> cao. Đây là ngôi nhà của những câu chuyện thành công như: Apple, Google,<br /> Facebook, và vô số những Startup thành công khác. Chỉ với 3 Startup đã tạo ra<br /> 1.500 tỷ đô la giá trị vốn hoá thị trường và sử dụng hơn 165.000 lao động. Tác<br /> động của Thung lũng Silicon tới thế giới và chính nước Mỹ là không thể phủ nhận,<br /> trong Báo cáo Dự án đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh chỉ ra rằng mỗi<br /> công nghệ cao trong Hệ sinh thái ở Thung lũng Silicon giúp tạo ra khoảng 5 triệu<br /> việc làm. Trong một số nghiên cứu khác về sự ảnh hưởng của những Startup này,<br /> Facebook đã công bố tạo ra 4 triệu việc làm trên toàn cầu, bao gồm nhân viên phát<br /> triển ứng dụng và nhân viên tiếp thị Facebook. Cứ như vậy, Thung lũng Silicon<br /> đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho toàn thế giới. Ở Châu Á, nhiều quốc gia đã<br /> xác định việc phát triển khoa học là yếu tố then chốt để xây dựng nền kinh tế vững<br /> mạnh. Singapore – Thung lũng Silicon của Châu Á hay Israel – Cường quốc khởi<br /> nghiệp là những minh chứng sống động cho sức mạnh khoa học công nghệ có ảnh<br /> hưởng to lớn như thế nào đối với nền kinh tế.<br /> Tuy nhiên, để có được những thành công như vậy, phải kể đến sự góp mặt<br /> không thể thiếu của các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư Thiên thần. Đây<br /> <br /> 55<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> có thể nói là mạch máu xuyên suốt nuôi dưỡng quá trình phát triển của Startup.<br /> Theo thống kê của NVCA (National Venture Capital Associates), mỗi năm nước<br /> Mỹ thu hút từ 50 đến 60 tỷ đô la đầu tư mạo hiểm và Siliocon Valley chiếm<br /> khoảng một nửa số này. Với nguồn vốn đầu tư này ước tính xấp xỉ 0,23% GDP<br /> nhưng tạo ra 21% GDP và 11% việc làm mỗi năm cho nước Mỹ. Một tỉ lệ ngoạn<br /> mục cho thấy tác động của nguồn vốn này đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ<br /> và là sự ao ước của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.<br /> Bên cạnh việc phát hiện cơ hội phát triển toàn cầu còn một nguyên nhân rất<br /> quan trọng nữa là vào thời điểm 2013, Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng của<br /> cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới….. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động,<br /> phá sản, giải thể có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể theo Tổng cục thống kê trong<br /> năm 2013, Việt Nam có khoảng 60.737 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng<br /> 11,9% so với 2012, trong đó có 9.818 doanh nghiệp chính thức giải thể hẳn. Điều<br /> này đồng thời tác động tiêu cực tới Hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu tăng<br /> nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản dẫn tới nguồn vốn tín dụng bị<br /> tắc nghẽn. Đồng thời, các điều khoản cho vay được các ngân hàng kiểm soát chặt<br /> chẽ hơn khiến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại, dù lãi<br /> suất ngân hàng đã có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 11% so với<br /> mục tiêu 12%. Tỷ giá dù được duy trì tương đối ổn định, thậm chí có phá giá danh<br /> nghĩa, nhưng thực ra đồng Việt Nam vẫn lên giá so với đồng đô la đã làm suy<br /> giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của hàng hóa Việt<br /> Nam trên các thị trường quốc tế, thậm chí ngay chính ở thị trường trong nước.<br /> Trong bối cảnh đó, một nhu cầu được đặt ra là cần phải có những chiến lược<br /> mới nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, xác định lại trọng tâm phát triển dài hạn từ tạo<br /> điều kiện để doanh nghiệp phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một<br /> điều dễ nhận thấy là hơn đại đa số doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam là<br /> doanh nghiệp SME, mỗi năm tạo thêm trên 500 nghìn việc làm, sử dụng 51% lực<br /> lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên, đa số các SME<br /> Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa<br /> học và năng lực đổi mới sáng tạo còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động<br /> trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn hạn chế. Số lượng nhà khoa học, chuyên<br /> gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm<br /> việc trong khu vực doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam thường<br /> không tạo được sản phẩm có giá trị thặng dư cao, thiếu tính cạnh tranh trong bối<br /> cảnh toàn cầu hóa và ít có khả năng trở thành trụ cột của nền kinh tế như Google,<br /> Facebook của Mỹ.<br /> Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế, trào lưu Startup cũng được đông<br /> đảo những trí thức trẻ Việt Nam đón nhận và ngày càng lan tỏa đến mọi tầng lớp<br /> trong xã hội. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, trong đó hơn 50 triệu người<br /> dùng internet, một thị trường rộng lớn với nhu cầu rất cao…. Nhận thấy đây là<br /> một trong những dấu hiệu rất tiềm năng bùng nổ startup tại Việt Nam, và như vậy<br /> thì có thể coi đây là nguồn tài nguyên vô giá để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo<br /> hiểm trong khu vực và trên thế giới. Do đó, nhóm Đề án đã đề xuất với Bộ trưởng<br /> <br /> 56<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> Bộ KH&CN vào tháng 7/2012 để thí điểm mô hình đầu tư mạo hiểm giai đoạn rất<br /> sớm đối với các nhóm Startup công nghệ. Mục tiêu của Đề án là thúc đẩy tăng<br /> trưởng kinh tế bền vững thông qua việc xây dựng và hoàn thiện Hệ sinh thái khởi<br /> nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nghĩa là tạo môi trường thuận lợi cho thế<br /> hệ doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo, có khả năng nhân rộng mô hình kinh<br /> doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân.<br /> Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt<br /> Nam – Vietnam Silicon Valley (gọi tắt là VSV) được Bộ Khoa học và Công nghệ<br /> chính thức phê duyệt và triển khai từ ngày 04/06/2013 theo Quyết định số<br /> 1383/QĐ-BKHCN.<br /> Nhìn lại 5 năm về trước cho thấy Đề án không chỉ thể hiện quyết tâm đưa<br /> các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn kinh doanh, sản xuất mà hơn hết,<br /> thể hiện tầm nhìn chiến lược của Lãnh đạo Bộ KH&CN về tiềm năng to lớn mà<br /> một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể tạo ra đối với an sinh xã hội<br /> và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Với 5 năm triển khai Đề án VSV, nhóm<br /> thực hiện đã từng bước đạt được kết quả khả thi và hy vọng đã và đang đóng góp<br /> một phần thúc đẩy Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng, và trong<br /> tương lai không xa trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực và trên thế<br /> giới.<br /> <br /> II. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO<br /> Hệ sinh thái được hiểu là những tác nhân trong một môi trường cụ thể có<br /> quan hệ một cách hữu cơ với nhau nhằm giúp nhau cùng phát triển, hay nói cách<br /> khác sự phát triển của tác nhân này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân khác<br /> để cộng đồng ngày một phát triển rộng rãi và bền vững hơn.<br /> Vậy hệ sinh thái dành cho Startup sẽ bao gồm các tác nhân chính nào? Nếu<br /> chia theo chức năng nhiệm vụ thì:<br />  Chức năng Khởi nghiệp: startup, cộng đồng khởi nghiệp,…<br />  Chức năng Hỗ trợ: Chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí<br /> nghiệm, các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia và cố vấn…<br />  Chức năng Đầu tư: nhà đầu tư Thiên thần, Các tổ chức thúc đẩy kinh doanh<br /> Accelerator, các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các tổ chức khác…<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 57<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Mô hình Hệ sinh thái Startup<br /> Trong khuôn khổ bài tham luận này, chúng tôi muốn tập trung vào chức<br /> năng Đầu tư; Mặc dù, có thể nói nếu thiếu một trong các chức năng trên thì cũng<br /> không thể có hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng quan trọng hơn cả nếu thiếu đầu tư,<br /> đặc biệt là đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu thì cũng không thể có Startup hay các<br /> doanh nghiệp KH&CN phát triển.<br /> Nói đến đầu tư trong hệ sinh thái khởi nghiệp là nói đến mối quan hệ giữa:<br />  Startup: Doanh nghiệp sáng tạo, có khả năng tăng trưởng đột biến.<br />  Accelerator: Tổ chức thúc đẩy kết hợp đầu tư vốn gieo mầm; Và<br />  Đầu tư mạo hiểm: Nhà đầu tư Thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm<br /> Thông qua việc thực hiện Đề án VSV trong 05 năm (2013 – 2017), cả 3 cấu<br /> phần này đã có những bước phát triển nhất định góp phần tạo ra một hệ sinh thái<br /> khởi nghiệp sáng tạo sôi động tại Việt Nam.<br /> Startup trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ, theo số liệu thống kê không<br /> chính thức, Việt Nam hiện có khoảng 15,000 startup đang hoạt động tập trung chủ<br /> yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhiều startup Việt<br /> đã gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế như mWork, Cốc Cốc, Prime Circa,<br /> Appota, Divmob, Colorbox, DesignBold… Nhiều startup đã chiến thắng các cuộc<br /> thi khởi nghiệp quốc tế và tham gia tranh tài với các doanh nghiệp khác trên toàn<br /> thế giới như Hachi, hiSella, Younet, Umbala, Triip.me, … Tiềm năng của startup<br /> được khẳng định rõ nét qua các thương vụ đầu tư hàng triệu đô la Mỹ vào Lozi,<br /> Momo, OnOnPay…<br /> <br /> 58<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> Đầu tư mạo hiểm: Thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam hiện tại không chỉ<br /> là mảnh đất của các quỹ nước ngoài như IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent,<br /> Mekong Capital, DFJ Vina Capital mà còn có sự tham gia tích cực của các quỹ<br /> nội địa như SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund…<br /> Mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh đã được chứng minh tính khả thi<br /> và mức độ hiệu quả thông qua quá trình tiên phong thử nghiệm của Vietnam<br /> Silcon Valley Accelerator. Kéo theo đó là sự ra đời của Hatch Ventures, Viettel<br /> Accelerator, Microsoft Class Expara, VIISA… Các Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh<br /> quốc tế như Lotte Accelerator, Hebronstar cũng đã chính thức tham gia thị trường<br /> Việt Nam. Không những thế, các vườn ươm doanh nghiệp thuộc nhà nước cũng<br /> đang trong quá trình nghiên cứu để chuyển dịch mô hình sang thành Tổ chức Thúc<br /> đẩy doanh nghiệp.<br /> Để dễ dàng tìm hiểu kỹ hơn về 3 cấu phần quan trọng này, chúng tôi sẽ cố<br /> gắng phân tích và lý giải chi tiết với mong muốn hỗ trợ thiết thực hơn cho việc<br /> phát triển hệ sinh thái Startup Việt Nam.<br /> 1. Startup hay sự giống và khác nhau giữa Startup và SME<br /> Startup tận dụng công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh, theo định nghĩa Startup<br /> là một tập hợp của các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian...) để đi tìm<br /> kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành một tổ<br /> chức/doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại<br /> các thị trường khác nhau; (Temporary Organization – Searching Business Model<br /> to be Profitable, Repeatable & Scalable)<br /> Định nghĩa này đã bao hàm việc Startup có thể chưa phải là một doanh<br /> nghiệp và việc đi tìm kiếm mô hình kinh doanh MỚI đồng nghĩa với việc mỗi<br /> Startup thường không có tiền lệ. Thực tế cho thấy những Startup thành công nhất<br /> sẽ không có tấm gương nào để so sánh, đánh giá hay để ước lượng được khả năng<br /> thành công.<br /> Startup công nghệ mang tính toàn cầu, không lệ thuộc lợi thế địa lý hay khu<br /> vực nên thị trường và khách hàng là một tập hợp lớn không giới hạn. Startup dễ<br /> dàng chấp nhận pha loãng cổ phần để gây vốn với mục tiêu nhanh chóng nhân<br /> rộng mô hình kinh doanh... do đó Startup có nhiều ưu điểm như:<br />  Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những người có tri thức cao<br />  Tạo nhiều lựa chọn khác nhau cho giới trẻ sau khi tốt nghiệp đại học<br />  Sử dụng lao động địa phương để phục vụ cho khách hàng toàn cầu do khả<br /> năng nhân rộng của mô hình kinh doanh.<br /> Ví dụ: Một cửa hàng cafe hay Một cửa hàng quần áo sẽ khó có thể tạo được<br /> công ăn việc làm cho 60 nghìn người có tri thức cao vì các mô hình kinh doanh<br /> này không đạt được quy mô cần thiết đến số lượng lao động có trình độ cao như<br /> vậy. Nhưng Một Startup công nghệ như Google phát triển từ 20 người năm 2000<br /> đến năm 2016 đạt quy mô 60 nghìn người đa số là kỹ sư các ngành công nghệ tiên<br /> tiến.<br /> <br /> 59<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> Trong một so sánh khác: Tổng GDP của Việt Nam năm 2015 đạt 4.193 nghìn<br /> tỷ đồng, Doanh thu của Google năm 2015 đạt 1.681 nghìn tỷ đồng tương đương<br /> 40% GDP cả Việt Nam.<br /> Nhìn bên ngoài, có vẻ như Startup và SME không có gì khác nhau về cả quy<br /> mô lẫn hoạt động, nhưng hãy xét về bản chất sẽ thấy Startup mới chỉ bắt đầu có ý<br /> tưởng và/hoặc thử nghiệm công nghệ chứ chưa đưa ra được mô hình kinh doanh,<br /> chưa xác định được đối tượng khách hàng, chưa xác định được thị trường nên tỉ<br /> lệ thành công rất thấp (chỉ 10%). Nhưng nếu mô hình kinh doanh được minh<br /> chứng là khả thi và tiềm năng thì họ sẽ nhận được vốn đầu tư và có cơ hội bứt phá<br /> nhanh chóng hơn SME gấp nhiều lần.<br /> SME truyền thống thường bắt đầu là một công ty gia đình sở hữu từ 70% đến<br /> 100%, không muốn mất cổ phần và quyền kiểm soát, mang tính cục bộ, địa<br /> phương và gắn liền với lợi thế về địa lý nên thị trường và khách hàng đã được xác<br /> định và hữu hạn. Do vậy khó nhân rộng (scaleable) nên SME muốn phát triển phải<br /> dựa vào vốn vay chứ không thu hút được đầu tư, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm.<br /> 2. Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.<br /> a. Hiện trạng:<br /> Thị trường Việt Nam đã ghi nhận sự tham gia của một số quỹ đầu tư vào các<br /> startup như: Cyber Agent (Nhật Bản), Golden Gate Venture (Singapore), IDG,<br /> 500 startup (Mỹ)... Nguồn vốn đầu tư cho startup của các Quỹ kể trên là tương<br /> đối lớn nhưng startup Việt Nam lại không đủ khả năng đáp ứng được các tiêu chí<br /> lựa chọn đầu tư của các quỹ này.<br /> Nhìn lại thị trường đầu tư mạo hiểm những năm gần đây cho thấy các thương<br /> vụ đầu tư mạo hiểm không có xu hướng tăng, thậm chí giảm nhưng số lượng vốn<br /> đầu tư bình quân trên từng thương vụ lại gia tăng đáng kể. Các khoản từ vài trăm<br /> nghìn cho tới hàng triệu đô la có nhiều nhưng khoản đầu tư nhỏ ban đầu (vốn gieo<br /> mầm) thì rất ít. Đây là nguồn vốn tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng do mang yếu<br /> tố “kickoff” - có tính chất khởi động, thúc đẩy ban đầu cho các startup có khả<br /> năng hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra phản ứng của thị trường và thử nghiệm các<br /> chiến lược, mô hình kinh doanh khác nhau.<br /> Nếu chúng ta đã xác định rằng Startup là công cụ để tạo bước nhảy đột phá<br /> cho nền kinh tế cũng như có tiềm năng tạo ra siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vậy<br /> tại sao lựa chọn đầu tư cho Startup thực sự là quyết định rất khó khăn cho nhà đầu<br /> tư Việt Nam cũng như cho Chính phủ?<br /> Giả sử có 1 tỷ đồng đầu tư trong 10 năm và cho 2 lựa chọn:<br /> - Phương án A: có thể 90% thất bại chỉ 10% thành công nhưng tạo ra 200 tỷ<br /> đồng (lợi nhuận 200 lần). (Theo thống kê của Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ<br /> thì đầu tư vào 10 Startup thì chỉ được 1 thành công, nhưng là một thành công đột<br /> phá).<br /> - Phương án B: sẽ có 90% thành công và tạo ra 2 tỷ đồng (lợi nhuận 2 lần)<br /> chỉ có 10% thất bại<br /> 60<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> Chúng ta sẽ lựa chọn phương án nào?<br /> Đa số các nhà đầu tư sẽ lựa chọn phương án B mặc dù giá trị cơ hội của<br /> phương án A lớn hơn phương án B.<br /> Từ trước đến nay, nhắc đến đầu tư Việt Nam là nói đến thị trường bất động<br /> sản, tài chính, tài nguyên. Những doanh nhân thành công từ những lĩnh vực này<br /> thường có cái nhìn rất khác và không nắm rõ về Startup cũng như đầu tư mạo<br /> hiểm. Vì vậy, họ sẵn sàng bỏ tiền vào lĩnh vực có thế mạnh, nơi có nhiều mối<br /> quan hệ và hiểu rõ thị trường thay vì đầu tư vào startup.<br /> Một so sánh khác cho thấy doanh nghiệp SME tăng vốn để mở rộng kinh<br /> doanh hoặc sớm hơn là để bắt đầu kinh doanh, tiền đầu tư được phục vụ cho việc<br /> mua máy móc thiết bị hoặc mua nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm đem<br /> bán hoặc nhập luôn thành phẩm để bán lấy chênh lệch. Đặc thù của các hoạt động<br /> này là máy móc thiết bị và các món hàng được nhập về là Tài Sản và thường có<br /> giá trị được mua bán trên thị trường và trong trường hợp xấu nhất, SME đó có thể<br /> bán lại các máy móc này để lấy tiền trả lại cho nhà đầu tư hoặc ngân hàng.<br /> Đối với Startup, nhất là Startup ở giai đoạn vốn mồi, tiền đầu tư thường được<br /> sử dụng để xây sản phẩm công nghệ. Cái khó cho nhà đầu tư trong việc cấp vốn<br /> cho Startup nằm ở tính chất sử dụng của nguồn vốn thực chất là chi trả cho chi<br /> phí nhân sự, marketing và bán hàng. Đây chính xác là chi phí và không có khả<br /> năng thu hồi nếu Startup không phát triển thành công.<br /> Tóm lại, hầu hết các kết quả khảo sát trên thị trường đều chỉ ra rằng vấn đề<br /> lớn nhất Startup Việt Nam gặp phải là gọi vốn.<br /> Nguyên nhân: do đây là giai đoạn rủi ro nhất trong đầu tư về khởi nghiệp,<br /> các startup vẫn đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm<br /> mẫu, chưa thử nghiệm được trên thị trường. Startup ở giai đoạn này không có khả<br /> năng huy động vốn ở các kênh khác do không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó,<br /> hành lang pháp lý bảo vệ nhà đầu tư mạo hiểm chưa có trong khi đầu tư mạo hiểm<br /> rủi ro lớn sẽ dễ khiến các nhà đầu tư chùn bước trong quyết định đầu tư vào<br /> Startup.<br /> b. Các kênh huy động vốn truyền thống<br /> Chúng ta có thể điểm lại một số kênh truyền thống mà các công ty có thể tận<br /> dụng để kêu gọi vốn:<br />  Người thân và gia đình: rất phù hợp cho các công ty Startup mới khởi đầu<br /> nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tự đầu tư và mô hình đầu tư<br /> này chỉ có thể mang tính chất tự phát chứ Nhà nước không thể có phương tiện nào<br /> để xây dựng mô hình này thành một kênh đầu tư quy mô.<br />  Ngân hàng: khác với quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc thù của ngân hàng là không<br /> bao giờ được mất vốn của những người gửi tiết kiệm, do đó khi ngân hàng cấp<br /> khoản vay, tiêu chí hàng đầu là khả năng đảm bảo thu hồi tiền thông qua thẩm<br /> định doanh nghiệp và đánh giá các tiêu chí như doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận<br /> và tài sản đảm bảo... Như vậy, có thể thấy rằng Startup trong những năm đầu tiên<br /> 61<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> sẽ không có cách nào để đảm bảo 2 yếu tố này. Ngoài ra, khác với quỹ đầu tư mạo<br /> hiểm cấp vốn để đổi lại cổ phần, ngân hàng cấp vốn thông qua khoản vay có lãi<br /> và Startup mới thành lập sẽ khó có thể đáp ứng được yêu cầu trả lãi vay và trả cả<br /> gốc.<br />  Quỹ đầu tư mạo hiểm: cặp bài trùng của Startup, tuy nhiên ngay cả quỹ<br /> đầu tư mạo hiểm cũng có các quy định trong việc quản lý vốn cũng như số tiền<br /> tối thiểu đầu tư vào mỗi công ty (thường từ 500 ngàn đô la trở lên) và các Startup<br /> Việt Nam đa phần đều không đạt quy mô cần thiết. Ngoài ra, quỹ đầu tư mạo hiểm<br /> đầu tư theo xu thế và theo hiệu quả khai thác thị trường của Startup. Điều này tạo<br /> thành vòng luẩn quẩn cho Startup: không có người dùng và/hoặc không có doanh<br /> thu dẫn đến không huy động được vốn; không huy động được vốn thì không có<br /> vốn để kinh doanh, và không có vốn kinh doanh thì lại dẫn đến không có người<br /> dùng/không có doanh thu....<br />  Sàn chứng khoán: là một kênh huy động vốn lý tưởng cho các doanh<br /> nghiệp, nhưng Startup ở giai đoạn rất sớm (very early stage) chưa chứng minh<br /> được sự thành công thì không thể huy động từ sàn chứng khoán. Và ngược lại các<br /> Startup đã thành công lại chưa chắc đã muốn huy động vốn từ sàn chứng khoán<br /> với các lý do sau: Mất quyền kiểm soát của doanh nghiệp; Phải công khai kết quả<br /> kinh doanh và bị theo dõi sát sao hơn bởi báo chí và truyền thông (cả tích cực và<br /> tiêu cực).<br />  Các quỹ của nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ: Startup và doanh<br /> nghiệp nói chung thường ít tìm đến các quỹ này vì hoạt động đầu tư của quỹ không<br /> thường xuyên do đó họ không nằm trong danh sách kênh gọi vốn của Startup.<br /> Ngoài ra, thủ tục phức tạp và không đi sát với các hoạt động kinh doanh của<br /> Startup vì tiêu chí của quỹ thường không phải tạo ra lợi nhuận mà là bảo toàn vốn<br /> hoặc cấp vốn cho các hoạt động mang tính cộng đồng.<br /> Mặc dù có các kênh huy động vốn như trên nhưng Startup thường chỉ có thể<br /> gọi được vốn từ Nhà đầu tư thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm; Hai nguồn vốn<br /> này khá phổ biến ở một số nước nhưng chưa thực sự phát triển ở Việt Nam vì một<br /> số lý do: Thứ nhất, nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đầu tư<br /> Startup là một mô hình đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận do đa số chưa biết đến mô<br /> hình này, hoặc chưa hiểu mô hình này sẽ tạo ra lợi nhuận như thế nào khi rủi ro<br /> lớn như vậy, và về cơ bản, tâm lý không ai muốn trở thành người thử nghiệm đầu<br /> tiên. Thứ hai: Các quỹ đầu tư vốn giai đoạn đầu, ngoại trừ lợi nhuận khi bán cổ<br /> phần (khoảng 7-10 năm sau khi đầu tư) thì số tiền quản lý quỹ là rất bé và thường<br /> không đủ để tạo quy mô xây dựng đội ngũ quản lý quỹ.<br /> Đây cũng là 2 nguyên nhân chính làm cho Startup Việt Nam không có cơ hội<br /> phát triển, đồng nghĩa với việc các Quỹ đầu tư mạo hiểm cũng rất khó khăn trong<br /> việc tìm kiếm các thương vụ đầu tư tại Việt Nam. Dẫn đến Việt Nam chưa có thị<br /> trường đầu tư mạo hiểm nên các Quỹ cũng tương đối dè dặt vì không tìm thấy con<br /> đường có thể thoái vốn trong một vài năm tới.<br /> Để giải quyết những khó khăn kể trên, và để thu hút nguồn vốn đầu tư tạo đà<br /> cho việc xây dựng thị trường vốn Đầu tư mạo hiểm, Đề án VSV đã nỗ lực thí điểm<br /> <br /> 62<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> mô hình đầu tư vốn gieo mầm kết hợp huấn luyện tập trung được gọi là Tổ chức<br /> Thúc đẩy kinh doanh - Accelerator, mô hình đã được minh chứng thành công<br /> vang dội ở Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác như Singapore, Hàn Quốc...<br /> 3. Hệ thống tổ chức thúc đẩy kinh doanh Business Accelerators (hay còn<br /> gọi là Hệ thống BA)<br /> Đây là hệ thống các doanh nghiệp đặc biệt, có khả năng sinh lời cao thông<br /> qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (start up) có ý tưởng kinh doanh<br /> tốt. Hệ thống này bao gồm các doanh nhân đã thành đạt trong việc tạo lập các<br /> doanh nghiệp, họ là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, luật pháp, quản lý<br /> công nghệ, đầu tư… họ có nguyện vọng truyền đạt kinh nghiệm và cùng góp vốn<br /> đầu tư vào các doanh nghiệp startup. Hệ thống BA thực hiện 3 chức năng chính:<br /> tạo vốn gieo mầm (seed money) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; truyền đạt bí<br /> quyết kinh doanh cho doanh nhân trong giai đoạn tập huấn tập trung (boot camp);<br /> tổ chức diễn đàn để doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội trình bày và tiếp xúc với<br /> các nhà đầu tư (Demo Day).<br /> Hoạt động cụ thể của BA: Sau chương trình đào tạo và xây dựng cơ sở cho<br /> việc phát triển những sản phẩm KH&CN, các doanh nghiệp “hạt giống” sẽ được<br /> tham gia vào Business Accelerators (BA) để hỗ trợ họ hoàn thiện sản phẩm, mô<br /> hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong tương lai, nhằm thu hút sự đầu<br /> tư của các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp được sự<br /> hướng dẫn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư mạo hiểm,<br /> các doanh nhân đã thành đạt trong lĩnh vực xây dựng doanh nghiệp công nghệ và<br /> chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý công nghệ, quản lý tài chính và chiến lược<br /> phát triển sản phẩm.<br /> Đồng thời, trong giai đoạn là thành viên của BA và sau khi tốt nghiệp, các<br /> doanh nghiệp “hạt giống” sẽ được gặp gỡ các nhà đầu tư mạo hiểm để những nhà<br /> đầu tư này có cơ hội kiểm tra và nghiên cứu về tiềm năng cũng như độ khả thi của<br /> các doanh nghiệp “hạt giống”. Nếu các nhà đầu tư đánh giá một doanh nghiệp<br /> “hạt giống” có giá trị, đáng đầu tư, họ sẽ bỏ vốn đầu tư cho doanh nghiệp đó. Với<br /> số vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp “hạt giống” sẽ có<br /> kinh phí để thực hiện mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh của họ để trở<br /> thành một Startup.<br /> Với chức năng nêu trên, hệ thống BA sẽ định hướng được thị trường công<br /> nghệ giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn đối tượng đầu tư hiệu quả, và cũng thông<br /> qua hệ thống BA mà phát triển được các quỹ đầu tư mạo hiểm cho các doanh<br /> nghiệp khoa học & công nghệ. Hay nói cách khác Hệ thống BA như một phin lọc<br /> các doanh nhân có ý tưởng đầu tư tốt và ươm tạo thành các doanh nghiệp khởi<br /> nghiệp có hiệu quả để các Quỹ đầu tư thông qua đó mà tài trợ vốn.<br /> Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh làm việc với startup trong một khoảng thời<br /> gian ngắn và cụ thể, thường là từ 3 đến đến 4 tháng. Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh<br /> cũng cung cấp khởi động một số vốn gieo mầm, thường là khoảng 10.000 - 20.000<br /> đô la Mỹ (tương đương 300 triệu đến 500 triệu đồng). Để đổi lấy vốn và sự hướng<br /> <br /> 63<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> dẫn, startup trả từ 3% đến 10% cổ phần của công ty cho Tổ chức Thúc đẩy kinh<br /> doanh.<br /> Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh không phải là một con đường đảm bảo chắc<br /> chắn sự thành công cho startup, nhưng nó giúp startup đạt đến một điểm mà công<br /> ty đã sẵn sàng để tăng vốn. Mục đích của Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh là tăng<br /> quy mô (repeatable) và giá trị (scalable) của một công ty càng nhanh càng tốt để<br /> chuẩn bị cho một vòng gọi vốn đầu tiên (Demo Day). Điều này đồng nghĩa với<br /> việc tăng giá trị số cổ phần mà doanh nghiệp đã trả cho Tổ chức Thúc đẩy kinh<br /> doanh.<br /> Từ những nhận định ở trên, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình<br /> Thung lũng Silicon tại Việt Nam được phê duyệt với mục tiêu và phạm vi hoạt<br /> động rất cụ thể.<br /> a. Mục tiêu:<br /> Tạo dựng thành công các doanh nghiệp khởi nghiệp, hội tụ đủ các yếu tố: (i) đã<br /> có sản phẩm; (ii) sản phẩm có tiềm năng chiếm được một thị trường lớn; (iii)<br /> Doanh nghiệp có mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh và đội ngũ quản lý<br /> có khả năng áp dụng và thực hiện các chiến lược theo từng giai đoạn nhằm đạt<br /> mục tiêu về lợi nhuận, khống chế thị trường và tăng trưởng nhanh.<br /> Tạo môi trường để thu hút những nhà đầu tư vốn mạo hiểm sẵn sàng đầu tư vào<br /> những doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.<br /> Xây dựng hệ thống tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp (Business Accelerators) để<br /> tạo môi trường ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp.<br /> b. Phạm vi hoạt động<br /> Triển khai chương trình đào tạo nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể nâng<br /> cấp sản phẩm và hướng tới thị trường.<br /> Xây dựng hệ thống tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp (Hệ thống BA) để thực hiện<br /> đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) có ý tưởng kinh doanh tốt.<br />  Xây dựng mô hình và quy chế hoạt động của hệ thống Quỹ đầu tư mạo<br /> hiểm tư nhân kết hợp với nguồn vốn đầu tư của nhà nước.<br /> Nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống BA nên việc thực hiện nhiệm<br /> vụ này được coi là xương sống của toàn bộ Đề án và là mấu chốt sự thành công<br /> của Vietnam Silicon Valley.<br /> 4. Bài học kinh nghiệm từ Chính phủ các nước<br /> Trong tất cả các quốc gia có hệ sinh thái Startup đặc biệt phát triển như Mỹ,<br /> Singapore, Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ... đều có sự tham gia của Chính phủ và không<br /> chỉ với vai trò chính sách mà dưới vai trò nhà đầu tư cho Quỹ.<br /> <br /> <br /> 64<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> Ở Mỹ chúng ta có thể nhìn vào ví dụ của 2 quỹ Huron River Ventures,<br /> Michigan Accelerator Fund, 2 quỹ này khi mới thành lập được Chính phủ đầu tư<br /> 25% tổng số vốn của quỹ và quỹ của chính phủ chấp nhận giới hạn lợi nhuận của<br /> mình ở mức 1,5 lần (điều này đồng nghĩa nếu quỹ tạo ra lợi nhuận hơn 1,5x tất cả<br /> các nhà đầu tư sẽ được lãi nhiều hơn phần mình đóng góp) giúp quỹ nhanh chóng<br /> được thành lập và đi vào hoạt động.1<br /> Singapore xây dựng hệ sinh thái cho Startup dựa vào vốn đầu tư của Chính<br /> phủ. Chính phủ Singapore đầu tư đối ứng lên tới 3 triệu USD cho mỗi quỹ được<br /> thành lập. Tất cả các quỹ tên tuổi tại đây đều có sự tham gia vốn của chính phủ<br /> như: JFDI, IMJ fund... Chính sự tập hợp của các nhà đầu tư và luật doanh nghiệp<br /> về đầu tư tương đồng với các nền kinh tế như Mỹ và Anh đã kéo các Startup trong<br /> khu vực tập trung về nước này. Singapore mặc dù không có thị trường để Startup<br /> khai thác nhưng lại là quốc gia có nhiều Startup lớn nhất trong khu vực.<br /> Tổng thống Ấn Độ vừa công bố khoản đầu tư 4 tỷ đô la cho hệ sinh thái<br /> Startup từ tháng 1 năm 2016.<br /> Hàn Quốc sẽ đầu tư 2,91 tỷ USD để phát triển Startup, trong đó phần lớn số<br /> tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các Startup thông qua các quỹ đầu tư mạo<br /> hiểm tư nhân ở các giai đoạn khác nhau, đồng thời là việc rỡ bỏ một số các loại<br /> thuế từ bán cổ phần công ty cũng như cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế với<br /> điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình. Như vậy, chúng ta có<br /> thể thấy rằng, Hàn Quốc đang chuẩn bị cho các Startup của mình một cơ chế dễ<br /> dàng huy động vốn ở mọi giai đoạn: Giai đoạn vốn mồi và trước sàn KONEX:<br /> Startup Hàn Quốc có thể huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm được đồng<br /> đầu tư bởi Chính phủ. Các giai đoạn sau, Startup có thể lần lượt huy động vốn ở<br /> sàn KONEX, KOSDAQ và KOSPI. Ngoài ra, các cơ chế đồng đầu tư của Chính<br /> phủ cũng như miễn giảm thuế thu từ bán cổ phần cũng góp phần thúc đẩy các<br /> doanh nghiệp thường xuyên thực hiện mua bán sáp nhập hơn, qua đó tạo thanh<br /> khoản cho các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm.<br /> III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH<br /> A. Kết luận:<br /> Đặc thù của mô hình đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào con người, những con<br /> người dám làm dám chịu, dám thay đổi, chấp nhận thử nghiệm cái mới, chấp nhận<br /> thất bại để đạt được thành công đột phá. Như trên đã phân tích, việc đầu tư vào<br /> con người và các hoạt động của nhóm người đó nhằm khảo sát đánh giá thị trường,<br /> thử nghiệm sản phẩm và có thể cả công nghệ mới... Thực chất đây là khoản chi<br /> phí mà chưa chắc đã đem lại được doanh thu hay lợi nhuận. Tại Mỹ đã tổng kết<br /> việc đầu tư mạo hiểm chỉ có thể thành công được 10%, như vậy việc mất đi 90%<br /> gần như tất yếu. Do đó, việc kêu gọi tư nhân tự đầu tư vào Startup là vô cùng khó<br /> <br /> 1<br /> “A TALE OF TWO EMERGING MANAGERS” - Excerpt From: Mahendra Ramsinghani. “The Business of<br /> Venture Capital.”<br /> <br /> <br /> <br /> 65<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> khăn, bởi chúng ta chưa quen với việc chấp nhận thất bại. Hay nói chính xác Việt<br /> Nam chưa có văn hóa đầu tư mạo hiểm.<br /> Để thử nghiệm mô hình về Đầu tư mạo hiểm, nhóm chuyên gia VSV đã liên<br /> tục, tuyển chọn và đầu tư vốn gieo mầm, đến nay đã đầu tư 50 nhóm, 30 trong số<br /> đó đang hoạt động tốt và 16 nhóm đã gọi được vốn vòng tiếp theo. Từ những<br /> thành công ban đầu, VSV đã trở thành địa điểm của cộng đồng đầu tư quốc tế, các<br /> tổ chức phi chính chủ của các nước có hệ thống đầu tư mạo hiểm phát triển. VSV<br /> là nơi cung cấp thông tin chi tiết về tình hình của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt<br /> Nam từ lộ trình làm chính sách của nhà nước, cho đến sự phát triển của cộng đồng<br /> khởi nghiệp tại Việt Nam, mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư<br /> mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. VSV đã trở thành cầu nối giữa các nhà<br /> đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài và các Startup Việt. Qua mạng lưới này, VSV có<br /> cơ hội tìm kiếm các chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm tham gia hỗ trợ huấn<br /> luyện Startup đồng thời đầu tư gieo mầm cho các startup mà họ huấn luyện.<br /> Việt Nam với lợi thế 100 triệu dân và GDP đang tăng trưởng nhanh hàng<br /> năm, do đó chúng ta sẽ rất nhanh chóng trở thành thị trường có sức tiêu dùng lớn<br /> để các doanh nghiệp nhắm tới, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta cần có phương pháp<br /> hiệu quả để giữ lại các khoản thu thuế cũng như giữ được các tài sản lớn là các<br /> Startup tỷ đô.<br /> B. Đề xuất chính sách<br /> Từ những phân tích trên, chúng ta nhận thấy hiện trạng của Việt Nam đang<br /> thiếu nhà đầu tư ở giai đoạn vốn gieo mầm từ 10 nghìn đến 500 nghìn đô la trong<br /> khi gần như toàn bộ Startup ở Việt Nam đều nằm ở giai đoạn này. Các Startup đã<br /> phát triển vượt qua ngưỡng nửa triệu đô la có thể dễ dàng hơn trong việc gọi vốn<br /> từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài.<br /> Do đó, để hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái Startup nhằm thu hút nguồn vốn đầu<br /> tư tư nhân tiến tới hình thành thị trường vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, chúng<br /> tôi đề xuất một số chính sách như sau:<br /> 1. Nhân rộng mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh như Vietnam<br /> Silicon Valley Accelertor (VSVA)<br /> Nhân rộng mô hình của VSV Accelerator tại các tỉnh thành phố lớn để thu<br /> hút nguồn lực khởi nghiệp được đầu tư và đào tạo bài bản để trở thành một Startup<br /> có khả năng thu hút, kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức, quỹ, nhà đầu tư thiên thần.<br /> Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo nhà đầu tư, quản lý vườn ươm và cố<br /> vấn, cụ thể như chương trình VSV Investor Bootcamp, chuyển giao quy trình quản<br /> lý, vận hành BA cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng BA<br /> cho mục đích phát triển hoạt động kinh doanh và đầu tư Startup.<br /> 2. Chính sách vốn đối ứng<br /> Nếu Việt Nam muốn tập trung phát triển Startup để làm đòn bẩy kinh tế,<br /> Chính phủ cần tham gia đầu tư trực tiếp để kích thích tăng trưởng về số lượng<br /> và chất lượng Startup, đặc biệt là giai đoạn đầu. Đồng thời qua đó thu hút khối tư<br /> <br /> 66<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> nhân cùng đầu tư Startup. Việc làm này sẽ thu hút không chỉ Startup và nhà đầu<br /> tư tư nhân ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới. Khi bắt đầu tham<br /> gia đầu tư trong thị trường Startup, các quỹ Chính phủ cần lưu ý những điểm sau<br /> để lựa chọn quỹ đồng đầu tư:<br />  Những người quản lý quỹ có bỏ tiền cá nhân đầu tư vào quỹ hay không?<br /> (nhà đầu tư khi đầu tư vào quỹ quan tâm tới vấn đề này để đánh giá sự quyết tâm<br /> của những người quản lý quỹ)<br />  Đội ngũ quản lý quỹ đã đầu tư bao nhiêu công ty?<br />  Các công ty/tổ chức lớn thành lập quỹ (đây là dấu hiệu tích cực cho hệ<br /> sinh thái Startup, tuy nhiên, trừ trường hợp công ty bỏ số vốn đầu tư rất lớn nếu<br /> không quy mô của quỹ sẽ không bằng các mảng kinh doanh khác của doanh<br /> nghiệp và sẽ không được tập trung các nguồn lực tốt nhất).<br /> Để có thể mở rộng mạng lưới nhà đầu tư tư nhân, ngoài việc tổ chức tuyên<br /> truyền, hướng dẫn các kỹ năng đầu tư, Chính phủ nên có những gói tài chính dành<br /> riêng cho việc đầu tư mạo hiểm kết hợp với một số BA và để BA quản lý phần<br /> vốn này. Chính phủ đóng vai trò tài trợ vốn, không nên cử người tham gia vào<br /> Hội đồng quản trị của từng công ty khởi nghiệp, bởi việc quản lý này sẽ không<br /> phải là sở trường của những người làm chính sách. Tư nhân cùng bỏ vốn đầu tư<br /> họ có quyền lợi sẽ lo bảo toàn và phát triển nguồn vốn của họ, họ vừa có kinh<br /> nghiệm hơn lại có đội ngũ quản lý, thẩm định đầu tư chuyên nghiệp hơn, họ biết<br /> khi nào là thời điểm nên đầu tư và thời điểm nào nên thoái vốn để thu lời.<br /> Tỷ lệ vốn đối ứng cho giai đoạn gieo mầm nên là 50:50, như vậy sẽ khuyến<br /> khích các BA huy động được ngày càng nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư Thiên<br /> thần.<br /> 3. Chính sách Thuế<br /> Để khuyến khích các nhà đầu tư Thiên thần tham gia vào thị trường đầy rủi<br /> ro này, một số nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha… đã có những<br /> chính sách thuế, ví dụ tại Anh, Chính phủ khuyến khích bằng cách:<br />  Giảm 30% đến 50% thuế nếu đầu tư vào giai đoạn gieo mầm cho Statup<br />  Không tính thuế trên lãi thu được của những khoản đầu tư Thiên thần kéo<br /> dài trên 3 năm<br />  Khoản lỗ từ đầu tư Thiên thần có thể được bù đắp từ các khoản thuế<br /> 4. Thành lập Hiệp hội đầu tư mạo hiểm<br /> Hiệp hội đầu tư mạo hiểm là nơi giao lưu và kết nối các nhà đầu tư, các tổ<br /> chức đầu tư đang trực tiếp tham gia vào thị trường này. Để giảm thiểu rủi ro cho<br /> việc đầu tư, Hiệp hội thường xuyên đưa ra các khuyến cáo cho nhà đầu tư về các<br /> công nghệ hiện có, dự báo những phát triển của công nghệ trong tương lai. Biên<br /> soạn những biểu mẫu pháp lý như Bản điều khoản, Hợp đồng đầu tư, Cam kết góp<br /> vốn… nhằm giúp giản tiện hoá việc đầu tư cho những cá nhân.<br /> Đồng thời, Hiệp hội cũng góp tiếng nói để Chính phủ và những nhà lập pháp<br /> đưa ra những chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn hơn.<br /> 67<br /> ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> <br /> Hiệp hội còn là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu<br /> tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư được chuẩn<br /> xác hơn.<br /> 5. Các hoạt động vinh danh nhà đầu tư Thiên thần<br /> Nhà đầu tư Thiên thần cũng cần được vinh danh trong lĩnh vực đầu tư mạo<br /> hiểm, bởi chính họ là những người tiên phong sát cánh cùng với Chính phủ dám<br /> bỏ tiền của và công sức của mình để đầu tư vào lớp trẻ. Việc làm của cộng đồng<br /> nhà đầu tư Thiên thần này đang hàng ngày hàng giờ lặng lẽ giúp cho ra đời biết<br /> bao các công ty khởi nghiệp. Không chỉ giúp hiện thực hoá những ước mơ của<br /> biết bao bạn trẻ mà còn góp phần giải quyết một số lượng lớn việc làm cũng như<br /> đóng góp cho việc tăng trưởng nền kinh tế.<br /> Mặc dù họ không đòi hỏi, nhưng nếu Chính phủ có những hoạt động như<br /> công nhận họ là nhà đầu tư Thiên thần, ghi nhận công sức đóng góp của họ cho<br /> cộng đồng thì việc sẽ lan toả nhanh chóng và cũng chính họ sẽ là cầu nối giúp mở<br /> rộng mạng lưới nhà đầu tư Thiên thần này./.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 68<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2