intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy bé lịch sự (5-6 tuổi)

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thái độ lịch sự không phải tự nhiên mà có, trẻ cần được dạy dỗ về mối quan hệ xã hội ngay từ nhỏ. Bạn không cần phải theo sát hoặc bỏ cả mấy ngày trời mới nhận thấy rằng cách cư xử của con mình không tế nhị chút nào. Cách đây mấy ngày, nó hớn hở mời cô bạn thân về nhà chơi nhưng cách đối xử của nó thật quá chừng quá đỗi ngay từ khi con bé bước chân vào nhà cho đến khi nó ra về. Trong những trường hợp như thế thì cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy bé lịch sự (5-6 tuổi)

  1. Dạy bé lịch sự (5-6 tuổi) Thái độ lịch sự không phải tự nhiên mà có, trẻ cần được dạy dỗ về mối quan hệ xã hội ngay từ nhỏ. Bạn không cần phải theo sát hoặc bỏ cả mấy ngày trời mới nhận thấy rằng cách cư xử của con mình không tế nhị chút nào. Cách đây mấy ngày, nó hớn hở mời cô bạn thân về nhà chơi nhưng cách đối xử của nó thật quá chừng quá đỗi ngay từ khi con bé bước chân vào nhà cho đến khi nó ra về. Trong những trường hợp như thế thì cách cư xử không tốt là không có chủ ý. Một đứa trẻ 6 tuổi không nhận thấy rằng những hành động của nó lại làm cho người khác khó chịu; nó phải cư xử tốt và lịch sự khi cùng chơi, cùng học hoặc cùng sống với người khác. Một vài ký do khiến trẻ có thái độ “khó chịu” như vậy: “Bất lịch sự” chắc chắn sẽ có “phản ứng” tức thời: Cha mẹ thường có phản ứng rất mạnh khi con cái hỗn hào. Và vì đoán trước được phản ứng như vậy nên trẻ tỏ ra không nghe lời hoặc bất lịch sự chỉ với mục đích là để người khác quan tâm đến mình. “Không phải sinh ra là có sẵn cách cư xử phải phép, trẻ cần thời gian để học”: Hãy cho trẻ thời gian để học điều gì có thể chấp nhận được và điều gì nhất
  2. định không được. Ít nhất cũng phải đến 4 tuổi bọn trẻ mới bắt đầu hình thành nhận thứ về điều tốt và điều xấu. Theo bản năng tự nhiên, trẻ thích quan hệ với bạn bé cùng tuổi để chia sẻ kinh nghiệm, cùng chơi đồ chơi. Chính thái độ hòa nhã là một loại dầu giúp bôi trơn bánh xe của sự hợp tác trong xã hội. Một đứa bé không hòa đồng với bạn bè thì không ai khác hơn là chính nó sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với các bạn. Có ai lại thích chơi với một đứa cáu kỉnh, khó chịu, bọn trẻ chỉ thích chơi với những người bạn có cách cư xử tốt, dần dần đứa bé không hòa đồng sẽ bị bạn bè lánh xa và bỏ quên. Một vấn đề khác bé sẽ phải đối đầu không dễ dàng chút nào là mọi người chỉ có thể vui vẻ nếu ai cũng phải tuân theo quy định của cuộc chơi. Chẳng hạn như cùng chơi nhảy dây nhưng bé này thích cầm nhảy một mình, bé khác lại thích hai người cầm dây quay cho một người nhảy. Tương tự như vậy những đứa bé không hòa đồng, không thích tuân theo quy định chung sẽ không thể tham gia trò chơi cùng các bạn. Ðể giúp bé có thái độ xã hội tốt cha mẹ cần lưu ý: Bản thân cha mẹ cũng phải tốt: nếu đã chứng kiến cảnh cha hoặc mẹ đùng đùng nổi cơi tam bành hoặc lớn tiếng nạt nộ người khác thì bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ cũng có thái độ tương tự như vậy.
  3. Ðừng bỏ qua hay tán thưởng cho cách cư xử bất lịch sự: thỉnh thoảng bạn không nín cười được khi nghe con bạn vụng về nói chuyện điện thoại với bạn và tiếng cười đó vô tình làm tăng khả năng chẳng mấy chốc con bé sẽ lặp lại hành động đó trong trường hợp tương tự. Biết cách kềm chế bản thân: rất có thể bạn sẽ nổi giận khi thấy con mình đang giành ăn bánh với bạn nhưng cũng đừng quát nạt con trước mặt người khác, tốt nhất là dẫn con đến chỗ khuất để khuyên nhủ và giải thích. Giải thích lý do: Lịch sự, hòa nhã có nghĩa là hiểu rõ về cảm xúc của người khác. Vì vậy giải thích cho bé hiểu thái độ bất lịch sự của nó khiến cho mọi người tức giận. Ðưa ra trường hợp nếu có người nào cư xử khiếm nhã như vậy thì chắc hẳn bé sẽ không thích. Khuyến khích hơn là trừng phạt: bạn không thể uốn nắn trẻ trở thành một đưa bé hòa nhã chỉ trong một sớm một chiều. Chỉnh sửa bé từ từ, không thể gấp được. Mềm dẻo một chút: không cần phải chụp lấy bất cứ hành động nào của trẻ để chỉ trích bởi bản thân chúng ta thỉnh thoảng cũng lầm lỗi cơ mà. Thỉnh thoảng cũng nên lờ đi một số hành động hơi “chướng tai, gai mắt” nhưng bạn hiểu là trẻ không cố ý làm điều đó.
  4. Dạy bé nhận biết về thời gian Trước 2 tuổi, chỉ có một thời gian duy nhất tồn tại với trẻ, đó là hiện tại. Khoảng 3 tuổi, đến lượt các từ “hôm qua” và “ngày mai” được dùng để chỉ tất cả quá khứ và tương lai. Phải đợi 6 hoặc 7 tuổi để trẻ bắt đầu có ý thức về thời gian. Hướng dẫn với những từ cơ bản Các khái niệm khó hiểu, như ngày và tháng, dần dần sẽ được trẻ hiểu rõ. Để giúp trẻ nhanh chóng nắm được những khái niệm thời gian sau này, bạn có thể thực hiện các mẹo sau: Giới thiệu cho trẻ các hoạt động đồng thời nhấn mạnh những mối liên hệ và những từ chỉ thời gian. Ví dụ: “Trước khi đi công viên, chúng ta sẽ đến cửa hàng kem, sau đó, con sẽ được ăn kem”. Khi trẻ xem một bộ phim hay nghe một câu chuyện, hãy giúp trẻ xác định thời gian của các sự kiện. Kết hợp các ngày trong tuần với các hoạt động đặc biệt. Ví dụ: thứ hai đến thư viện, tối thứ ba vẽ tranh, chiều thứ tư về nhà bà ngoại. Và nhấn mạnh: “Cuốn sách mà mẹ đã đưa cho con tối hôm qua”, hoặc “Ngày mai, chúng ta sẽ đến thăm nhà bác X.”.
  5. Treo một tờ lịch lên tường. Gạch ngang các ngày, tính các ngày chia tách với kỳ nghỉ hè, ngày sinh nhật… Chỉ cho trẻ biết nguyên tắc chia tuần, tháng, năm. Thu hút sự chú ý của trẻ về các mùa và chu kỳ thời gian. Kể cho trẻ về quá khứ qua những bức ảnh. Khuyến khích trẻ hướng đến tương lai: “Khi con lớn”, “Cái này dành để đến Tết”. Một hệ thống phức tạp Khoảng 6-7 tuổi, trẻ hiểu rằng thời gian là một dòng liên tục. Nhưng trước khi học các xem giờ, trẻ cần nắm được độ dài của thời gian. Độ dài của một giây, là khoảng thời gian giữa hai tiếng gõ “cốc, cốc”; một phút là vòng quay trọn vẹn của kim phút. Giống như một cuộc dạo chơi. Đôi khi sử dụng chuông báo: “Mẹ đã đặt chuông báo 5 phút. Khi nào chuông kêu là đến giờ đi tắm” hoặc “3 phút nữa là trứng chín”. Giai đoạn thứ hai, thu hút sự chú ý của trẻ về một vài giờ giấc sinh hoạt. Hãy nói và chỉ đạo đồng hồ: “Bây giờ là 9h, con cần phải đi ngủ thôi”, “Vào buổi trưa, khi kim giờ và kim phút đều chỉ lên cao, cả nhà sẽ vào bàn ăn”. Giai đoạn cuối cùng, học cách tự xem đồng hồ. Làm một chiếc đồng hồ lớn bằng bìa các tông, trên đó viết những chỉ dẫn thông thường như: “Giữa trưa, một khắc (15 phút), rưỡi, kém 15, kém 25, kém 20, kém 10 và kém 5”. Giải thích nguyên tắc với trẻ và cùng chơi trò xem đồng hồ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2