intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy bé quý trọng đồng tiền

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

90
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đôi khi bé bất ngờ hỏi bố mẹ những câu khiến chúng ta thật sự lúng túng, nhất là các câu hỏi về chuyện giàu nghèo. Xét cho cùng, bé không phải lúc nào cũng là “con nít” như nhiều người thường nghĩ. Bởi từ trong suy nghĩ hoàn toàn ngây thơ và ít nhiều lém lỉnh, chúng sẽ chất vấn bố mẹ và chờ đợi những câu trả lời “minh bạch”. Vì thế, tùy theo lứa tuổi, các ông bố bà mẹ sẽ phải có những cách giải đáp khéo léo và tế nhị về chuyện tiền bạc. Và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy bé quý trọng đồng tiền

  1. Dạy bé quý trọng đồng tiền Đôi khi bé bất ngờ hỏi bố mẹ những câu khiến chúng ta thật sự lúng túng, nhất là các câu hỏi về chuyện giàu nghèo. Xét cho cùng, bé không phải lúc nào cũng là “con nít” như nhiều người thường nghĩ. Bởi từ trong suy nghĩ hoàn toàn ngây thơ và ít nhiều lém lỉnh, chúng sẽ chất vấn bố mẹ và chờ đợi những câu trả lời “minh bạch”. Vì thế, tùy theo lứa tuổi, các ông bố bà mẹ sẽ phải có những cách giải đáp khéo léo và tế nhị về chuyện tiền bạc. Và quan trọng hơn cả là qua đó, chúng ta sẽ xây dựng cho con mình một định hướng đúng về cái gọi là “quyền lực của đồng tiền”. Từ 4 đến 5 tuổi: những giải đáp thật đơn giản Mọi thứ đều có cái giá của nó. Buổi chiều, bé H. (4 tuổi) cứ nằng nặc đòi ăn thêm một que kem, dù đã được mẹ mua cho một que lúc trưa. Bà mẹ từ chối với lý do “mẹ hết tiền rồi!”. Nhưng thằng bé đã nhanh nhẩu đáp lại một cách vô tư: “Bố còn tiền mà!”. Không thể trách đứa con được, vì
  2. nó thấy bố còn tiền và hơn nữa trong nhận thức non nớt của nó, tiền là một cái gì đó “luôn có sẵn” và lúc nào muốn có cũng được. Vậy thì, bố sẽ nói gì? Một bài học nhẹ nhàng và phù hợp cho bé ở độ tuổi này hiểu được “xuất xứ” của đồng tiền là: Tiền không bao giờ sẵn có! Phải làm việc thì mới có tiền! Bố phải đi làm, mẹ cũng vậy. Và khi có tiền rồi thì cũng phải chi tiêu nhiều thứ cần thiết khác trong gia đình, chứ không phải chỉ để… mua kem cho con ăn mà thôi!
  3. Không được phung phí. Nếu con bạn luôn có thói quen “bỏ mứa” trong bữa ăn, không bao giờ ăn hết chén cơm hay uống cạn ly sữa, đừng bao giờ chê bai, mắng mỏ hay bắt tội chúng mà hãy chậm rãi chỉ ra cho chúng hiểu được vì sao không được lãng phí thức ăn. Bố mẹ hãy dẫn ra các ví dụ cụ thể nhất mà bé chứng kiến được trong gia đình, chẳng hạn như khi ra khỏi phòng thì luôn phải tắt đèn, hoặc không bao giờ mở vòi nước để cho chảy không. Rất thường gặp, bé khi tắm rất “khoái” vặn vòi nước cho chảy để vọc chơi. Những bài học nhẹ nhàng này sẽ giúp bé sớm hiểu được ý nghĩa của hai từ “lãng phí”. Không được xài đồng tiền không phải của con. Nên tập cho bé, từ khi chúng còn rất nhỏ, thói quen đừng bao giờ lấy tiền của bất kỳ ai, hoặc khi gặp tiền rơi thì hãy tìm cách trả lại cho người sở hữu hoặc đưa bố mẹ trả lại. Hãy giúp bé ý thức được khái niệm “sở hữu” đồng tiền. Vẫn biết rằng luôn có những người nghèo khó. Đôi lúc, khi nhìn thấy những ông cụ bà cụ hay những đứa bé cùng trang lứa đi lang thang xin tiền ngoài đường hoặc nằm ngủ trên vỉa hè, bé nêu thắc mắc với bố mẹ. Thậm chí đôi khi chúng còn cười cợt vì “ông này áo dơ quá” chẳng hạn.
  4. Khi đó, chúng ta đừng bao giờ tạo cho bé có một cái nhìn tiêu cực về những đối tượng này, mà tốt nhất là hãy giải thích cho chúng biết rằng đó là những người gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ - một việc mà bé có thể sau này sẽ thực hiện. Nếu bé chưa thỏa mãn, hãy hướng chúng đến những suy nghĩ tích cực tùy theo trường hợp cụ thể. Chê bai những người nghèo khó trước mắt bé là một điều hoàn toàn không nên. 7 tuổi: gán trách nhiệm cho bé Mỗi tuần cho tiền túi một lần. Việc này nhằm công nhận sự lớn lên về mặt xã hội của bé và tập dần cho bé tính tự chủ. Nhưng lúc đầu, bố mẹ hãy cùng con nói chuyện và khơi gợi cho con về cách tiêu tiền như thế nào, nhưng trên hết mục đích giáo dục tính tự chủ phải được đặt lên hàng đầu.
  5. Thay vì nói với con: “Muốn ăn bánh thì lấy tiền bố cho mà mua, chứ đừng xin nữa nhé”, thì hãy khuyên chúng, ví dụ: “Không được mua bánh ăn lúc này, đã sắp đến giờ ăn cơm rồi!”. Và thật sự cũng là một thất sách nếu bố mẹ có thói quen dùng tiền để “thưởng” cho con cái khi chúng làm việc nhà, vì những việc nhẹ nhàng như lau bàn hay xếp mùng mền cũng là những trách nhiệm mà một bé 7 tuổi có thể và phải làm được. Tương tự như vậy, hành động “thu hồi” số tiền mà bố mẹ áp dụng như để trừng phạt khi bé mắc sai lầm cũng sẽ làm chúng bị tổn thương. Đừng bao giờ dùng tiền để “mua chuộc” tình cảm của bé.
  6. Không bao giờ được lấy cắp của người khác. Ở độ tuổi này, bố mẹ đã có thể dạy bé rằng không bao giờ được lấy của người khác những gì mà mình không thể mua được. Hãy tập cho chúng quen dần với việc tuân theo những quy tắc sơ đẳng nhất của xã hội để về sau này khi trưởng thành, chúng sẽ được “miễn nhiễm” khi đối diện với các thói hư tật xấu ngoài đời. 12 tuổi: dạy con cách quản lý tiền Chi tiêu và tiết kiệm. Đến tuổi này, bé sẽ nhanh chóng tiếp thu được những bài học đầu tiên về cách quản lý “ống heo” của mình: khi nào thì chi tiền và khi nào thì phải dành dụm. Hãy hướng dẫn bé rằng nếu như chúng muốn mua một quyển sách, một đĩa nhạc hay một vật dụng cá nhân nào đó mà chúng thích nhưng lại vượt quá túi tiền đang có, thì hãy nghĩ đến việc “để dành tiền”. Đây hẳn là một bài học nhẹ nhàng về cách tính toán để chi tiêu cá nhân. Cho tiền túi không nên căn cứ vào kết quả học tập. Số tiền bố mẹ cho con cái để chúng tiêu xài hẳn sẽ tăng theo độ tuổi, nhưng hoàn toàn
  7. không thể “trồi sụt” theo điểm số các môn học ở trường hoặc tùy theo các “dịch vụ làm thêm” ở nhà. Hãy thẳng thắn bảo với con rằng chúng làm việc là vì lợi ích của bản thân chứ không phải vì để được “thưởng công”. Mặt khác, nếu bé có anh chị em và bố mẹ có thói quen dùng tiền như một sự tưởng thưởng hay trừng phạt khi con học giỏi hoặc yếu theo từng tháng hay học kỳ, động thái này sẽ tạo ra một suy nghĩ so sánh, “phân bì” giữa các anh chị em với nhau và rất có hại. Từ 16 - 18 tuổi: dẫn con đến sự độc lập tài chính Một “ngân quỹ” cố định cho con. Dù khi ấy con vẫn còn phụ thuộc vào bố mẹ về mặt tài chính, nhưng từ thời điểm này, khái niệm “tiền” đối với chúng sẽ đồng nghĩa với khái niệm “tự do” và “tự chủ”. Từ nay trở đi, đứa con đang trưởng thành sẽ phải tự mình “can dự” vào việc chi tiêu riêng, sao cho thỏa mãn được các nhu cầu trước mắt và hiện thực hóa những ước mơ lâu dài. Việc này đôi khi khó đối với chính bản thân đứa con và cả bố mẹ, nhất là khi chúng hỏi ý kiến. Tốt nhất, bố mẹ hãy cho
  8. con mình một số tiền cố định nào đó tùy gia đình và để chúng tự vạch ra các kế hoạch chi tiêu phù hợp. Song, điều quan trọng là bố mẹ đừng bao giờ dùng khoản tiền đó như một phương tiện để “gây áp lực” với con cái. Không nên doạ đứa con đang tuổi trưởng thành đại loại như: “Hoặc con phải vâng lời bố hoặc con sẽ không có một đồng nào nữa!”. Hạnh kiểm của con cái và tình cảm của bố mẹ không thể nào được “quy đổi thành tiền”! Nhưng chuyện bố mẹ quá gay gắt với những tiêu xài của con cũng sẽ làm xói mòn tính tự chủ của chúng. Bố mẹ hẳn nhiên phải quan tâm và kịp thời ngăn cấm những chi tiêu vô lý, hoang phí và không phù hợp của con, nhưng đồng thời cũng phải biết ngợi khen và động viên đúng lúc ở những chi tiêu đúng chỗ, hợp lý. Từ đó, đứa con đang trưởng thành sẽ thật sự hãnh diện với bản thân mình và với bạn bè rằng chúng hoàn toàn “biết xài tiền”. Kinh nghiệm của bố mẹ sẽ là tấm gương cho con. Con đã sắp bước vào tuổi trưởng thành, bố mẹ sẽ thường xuyên trao đổi với con. Hãy nói về
  9. bản thân mình, về những chọn lựa, những sai lầm của mình và cả những thành công của mình trong cuộc mưu sinh để có được đồng tiền. Đó sẽ là những cách tốt nhất để đứa con suy nghĩ và sau này sẽ tự mình biết kiếm tiền và xài tiền một cách đúng đắn. Nói tóm lại, tiền giúp chúng ta sống, nhưng tiền không phải lúc nào cũng đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Một ngạn ngữ cổ đã nói như vậy. Và cũng như lời của chuyên gia phân tâm học người Pháp Marie-Claude Francois-Laugier: “Rất hiếm khi có một người nào đang sống trong xã hội này mà có mối quan hệ “trung tính” với đồng tiền”. Vậy thì, tạo được một địa vị và một vai trò đối với đồng tiền mà mình làm ra cũng là một nghệ thuật dù trong thực tế, đôi khi chúng ta vẫn còn lấn cấn giữa khi nào thì “quá dư” và khi nào thì “không bao giờ đủ”. Theo Sài Gòn Tiếp Thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2