intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con không thành "đầu gấu" - Phần 1

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liệu giáo viên có thể luôn vào lớp kịp thời để ngăn học sinh bắt nạt nhau? Liệu phụ huynh có thể luôn ngăn được tất cả Bé từ 14 tháng tuổi đã những hành vi không tốt có thể tự động biết giúp của con mình? Câu trả lời luôn là "Không!" Giải pháp đỡ người khác ngăn những đứa trẻ bắt nạt cần được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, trước khi tính hung bạo bắt đầu được hình thành. Ngày càng có nhiều nhà thần kinh học, tâm lý học và cả các nhà giáo dục học thừa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con không thành "đầu gấu" - Phần 1

  1. Dạy con không thành "đầu gấu" - Phần 1 Liệu giáo viên có thể luôn vào lớp kịp thời để ngăn học sinh bắt nạt nhau? Liệu phụ huynh có thể luôn ngăn được tất cả Bé từ 14 tháng tuổi đã những hành vi không tốt có thể tự động biết giúp của con mình? Câu trả lời đỡ người khác luôn là "Không!" Giải pháp ngăn những đứa trẻ bắt nạt cần được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, trước khi tính hung bạo bắt đầu được hình thành. Ngày càng có nhiều nhà thần kinh học, tâm lý học và cả các nhà giáo dục học thừa nhận rằng tình trạng bắt nạt hay bạo lực có thể được ngăn ngừa bằng cách khuyến khích sự cảm thông của bọn trẻ từ khi chúng còn nhỏ. Nhiều thập kỷ trôi
  2. qua, các nghiên cứu về sự cảm thông – hay khả năng đặt mình vào vị trí của người khác – đã cho thấy rằng điều này cần được đặt ở vị trí quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức và quan hệ xã hội của trẻ em nói riêng và con người nói chung. Bản chất của con người vẫn bị coi là ích kỷ, nhưng gần đây điều này đã bị các nhà khoa học bác bỏ. Những biểu hiện đầu tiên của sự cảm thông của con người thường xuất hiện từ rất sớm: những em bé sơ sinh khóc khi nghe thấy một bé sơ sinh khác đang khóc, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ mới 14 tháng tuổi đã có thể tự động biết đề nghị giúp đỡ một người lớn đang cố với lấy thứ gì đó. Các em cũng cho thấy một sự yêu thích rõ ràng đối với những người lớn giúp đỡ em hơn những người hay gây trở ngại. Nhưng cũng giống như ngôn ngữ, sự phát triển của xu hướng tất yếu này thường chịu sự chi phối bởi những trải nghiệm từ lúc nhỏ. Có thể lấy một minh chứng từ xa xưa, thời Hy Lạp cổ đại, về việc nuôi dưỡng, dạy bảo, huấn luyện cho trẻ em ở Sparta và Athens.
  3. Ở Sparta, những người được ca ngợi thường là những chiến binh được nuôi dưỡng và giáo dục trong một môi trường nghiêm khắc đến tàn bạo – những đứa trẻ 7 tuổi đã được đưa tới trại, bị bỏ đói để khuyến khích sự đấu tranh sinh tồn trong chúng, khuyến khích sự tính toán để biết lấy cắp thức ăn và trở thành những kẻ giết người tàn nhẫn. Trái lại, ở Athen, những nhà lãnh đạo tương lai được nuôi dưỡng trong môi trường hòa nhã và thanh bình, thường là tại nhà với mẹ và bảo mẫu, bắt đầu học âm nhạc và thơ ca từ năm 6 tuổi. Về sau, chính những đứa trẻ này đã trở thành những người tiên phong của nền dân chủ, nghệ thuật, ca kịch và văn hóa. "Thiên thần" hay "quỷ
  4. Những trực cảm của người Hy sứ"? (Ảnh: Inmagine) Lạp cổ đại ngày càng được nhiều cuộc nghiên cứu hiện nay chứng minh là đúng. Thời thơ ấu – có thể bắt đầu từ giai đoạn vài tháng tuổi – được công nhận là thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển của sự cảm thông. Trẻ em có thể có sự kiên cường đến mức đáng kinh ngạc, vẫn sống sót và phát triển mạnh mẽ cho dù phải trải qua những tổn thương khi bị lạm dụng hay ruồng bỏ; nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy những người đã từng trải qua những vết thương tâm lý thường có nhiều nguy cơ trở thành những người hung dữ hoặc thậm chí là mắc những chứng bệnh tâm thần về sau, mà biểu hiện rất thường thấy là bắt nạt và làm tổn thương những người khác hoặc tự bản thân mình. Đối với trẻ em, sự bỏ rơi của cha mẹ có thể gây nên những tổn hại rất nặng nề. Vào năm 2007, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc điều tra ngẫu nhiên về những đứa trẻ được nuôi lớn lên trong trại trẻ mồ côi; và kết quả của cuộc nghiên cứu này hoàn toàn trùng khớp với kết quả của một cuộc nghiên cứu khác về những đứa trẻ mồ côi ở Rumani.
  5. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy: so với những trẻ mồ côi được nhận về nuôi tại gia đình thì trẻ mồ côi lớn lên trong trại trẻ thường có chỉ số thông minh IQ thấp hơn, tốc độ tăng trưởng thể chất chậm hơn. Ngoài ra, những trẻ này còn gặp phải nhiều vấn đề trong việc hòa nhập với mọi người và có sự khác biệt trong hoạt động của các vùng não liên quan đến sự phát triển tình cảm. Những đứa trẻ được lớn lên trong cô nhi viện thường không cảm nhận được việc là trung tâm, được cả gia đình yêu thương và chú ý. Thiếu sự gần gũi và chăm sóc chu đáo từ người thân sẽ khiến trẻ Bé rất cần cảm nhận dần cảm thấy bị tổn thương được tình yêu thương khi chúng bắt đầu nhận thức (Ảnh: Inmagine) được điều đó. Nhiều đứa trẻ trong số đó, ngay từ nhỏ đã cảm nhận rằng thế giới này là một nơi không an toàn và không đáng tin cậy; và khi nhu cầu tình cảm không
  6. được đáp ứng, chúng sẽ khó lòng cảm nhận hoặc thấu hiểu cảm xúc của người khác. Gần 90% sự tăng trưởng não bộ diễn ra trong những năm đầu đời, vậy nên cũng không có gì ngạc nhiên khi những đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc bị tổn thương thường không cảm nhận được mối liên hệ tình cảm giữa người với người và gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận và thể hiện tình yêu thương sau này. “Bạn có thể phát triển sự cảm thông của trẻ em thông qua cách đối xử với chúng, và bạn cũng có thể giết chết đức tính này của trẻ nếu để chúng phải lớn lên trong môi trường có sự trừng phạt khắc nghiệt,” Martin Hoffman – giáo sư tâm lý học tại Đại học New York và là một trong những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu sự cảm thông – cho biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2