intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy học kiến tạo - tương tác và phát triển năng lực sáng tạo của người học trên mô hình b-learning

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đó, phương pháp dạy học kiến tạo – tương tác tỏ ra hiệu quả với b-learning. Ngoài ra, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của người học cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Bài báo trình bày một số đề xuất trong việc vận dụng các cơ sở lý luận của dạy học kiến tạo và dạy học sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy học trên môi trường b-learning.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy học kiến tạo - tương tác và phát triển năng lực sáng tạo của người học trên mô hình b-learning

DẠY HỌC KIẾN TẠO - TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC<br /> SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC TRÊN MÔ HÌNH B-LEARNING<br /> NGUYỄN THẾ DŨNG<br /> Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br /> LÊ HUY TÙNG<br /> Viện Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Bách Khoa Hà Nội<br /> Tóm tắt: Việc kết hợp mô hình dạy học truyền thống và mô hình dạy học<br /> trực tuyến (b-learing) đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy<br /> nhiên, để áp dụng một cách có hiệu quả mô hình kết hợp này thì cần phải<br /> thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Trong đó, phương pháp dạy<br /> học kiến tạo – tương tác tỏ ra hiệu quả với b-learning. Ngoài ra, vấn đề phát<br /> triển năng lực sáng tạo của người học cũng nhận được nhiều sự quan tâm<br /> nghiên cứu. Bài báo trình bày một số đề xuất trong việc vận dụng các cơ sở<br /> lý luận của dạy học kiến tạo và dạy học sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy<br /> học trên môi trường b-learning.<br /> Từ khóa: b-learning, trường hợp học tập, dạy học kiến tạo – tương tác, dạy<br /> học sáng tạo, dạy học dự án, năng lực sáng tạo<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Tuyên bố của Hội nghị quốc tế về Giáo dục Đại học năm 1999 tại Paris do UNESCO tổ<br /> chức đã chỉ rõ giáo dục đại học cần bảo đảm cho người học: “chiếm lĩnh các kỹ năng,<br /> năng lực giao tiếp, óc phân tích sáng tạo và phê phán, suy nghĩ độc lập và biết làm việc<br /> trong một nhóm giữa một bối cảnh đa văn hóa” [1], [2]. Tại Việt Nam, nghị quyết Hội<br /> nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo<br /> dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế<br /> thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong phần Đinh<br /> ̣ hướng đổi mới căn<br /> bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, quan điể m chỉ đa ̣o đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và<br /> đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá<br /> trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiế n thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm<br /> chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kế t<br /> hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.<br /> Như vậy, việc đổi mới dạy và học đang được đặt ra cấp thiết cho ngành giáo dục nhằm<br /> đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực của đất nước trong thời đại thế giới phẳng. Người giáo<br /> viên cần chuyển từ dạy học với phương thức truyền đạt kiến thức cho người học và mục<br /> đích của việc học là người học tái tạo lại tri thức của nhân loại đến việc dạy học kiến tạo<br /> và sáng tạo tri thức. Quá trình dạy học không chỉ là quá trình truyền đạt tri thức mà còn<br /> là quá trình chỉ ra con đường hình thành, kiến tạo tri thức cho người học, đồng thời giúp<br /> người học có được năng lực sáng tạo, hình thành tri thức mới.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 25-33<br /> <br /> 26<br /> <br /> NGUYỄN THẾ DŨNG – LÊ HUY TÙNG<br /> <br /> Trong những năm gần đây, mô hình học tập kết hợp (b-learning) - một hình thức học<br /> kết hợp giữa dạy học truyền thống (face – to – face) và dạy học trực tuyến (online) - đã<br /> và đang phát triển một cách mạnh mẽ và có nhiều ưu điểm trong dạy và học. Tuy vậy,<br /> để phát huy hiệu quả của b-learning thì cần phải quan tâm đến dạy học kiến tạo – tương<br /> tác trên môi trường b-learning.<br /> Phần tiếp theo của bài báo sẽ trình bày đến các cơ sở lý luận của dạy học kiến tạo –<br /> tương tác, các cấp độ tương tác, cùng các biện pháp nâng cao tính tương tác trong blearning. Phần 3 trình bày khái quát một số cơ sở lý luận của dạy học sáng tạo và một số<br /> kết quả về việc áp dụng một số phương pháp nhằm hình thành năng lực sáng tạo cho<br /> người học trong môi trường b-learning. Các kết luận và các vấn đề tiếp theo được trình<br /> bày trong phần 4 – phần kết luận.<br /> 2. DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC TRÊN B-LEARNING<br /> Dạy học kiến tạo - tương tác có cơ sở tâm lý học dựa trên lý thuyết kiến tạo nhận thức<br /> của Jean Piaget (1896 – 1980). Tư tưởng chính của J. Piaget là con người trong quá<br /> trình khám phá thế giới, tự mình tạo nên kiến thức, tự mình tạo nên thế giới của<br /> mình. Giáo dục là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, tự khai sáng cho mình. Luận<br /> điểm con người tự khai sáng cho mình, con người tự làm ra chính mình đã được J.<br /> Piaget chứng minh một cách hoàn toàn thuyết phục về suốt quãng đường trưởng thành<br /> của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi lớn lên thành một thiếu niên.<br /> Lí thuyế t kiế n ta ̣o nhâ ̣n thức của J.Piaget là cơ sở tâm lí ho ̣c của nhiề u hê ̣ thố ng da ̣y<br /> ho ̣c, đă ̣c biê ̣t là da ̣y ho ̣c ở phổ thông. Các luâ ̣n điể m chính của thuyế t kiế n ta ̣o nhâ ̣n thức<br /> đó là: [15].<br /> - Thứ nhấ t, ho ̣c tâ ̣p là quá triǹ h cá nhân hiǹ h thành tri thức cho mình. Là quá triǹ h cá<br /> nhân tổ chức các hành đô ̣ng tim<br /> ̀ tòi, khám phá thế giới bên ngoài và cấ u ta ̣o la ̣i chúng<br /> dưới da ̣ng các sơ đồ (cấ u trúc) nhâ ̣n thức;<br /> - Thứ hai, dưới da ̣ng chung nhấ t cấ u trúc nhâ ̣n thức có chức năng ta ̣o ra sự thić h ứng<br /> của cá thể với các kích thích của môi trường. Các cấ u trúc nhâ ̣n thức đươ ̣c hình thành<br /> theo cơ chế đồ ng hóa và điề u ứng. Đồ ng hóa là chủ thể tái lâ ̣p la ̣i mô ̣t số đă ̣c điể m của<br /> khách thể đươ ̣c nhâ ̣n thức, đưa chúng vào trong sơ đồ đã có. Điề u ứng là quá trình tái<br /> lâ ̣p những đă ̣c điể m của khách thể vào cái đã có, qua đó biế n đổ i cấ u trúc đã có, ta ̣o ra<br /> cấ u trúc mới: khẳng định – phủ định – phủ định của phủ định. Trong đồ ng hóa, các kích<br /> thić h đươ ̣c chế biế n cho phù hơ ̣p với sự áp đă ̣t của cấ u trúc đã có, còn trong điề u ứng,<br /> chủ thể buô ̣c phải thay đổ i cấ u trúc cho phù hơ ̣p với kích thić h mới. Đồ ng hóa dẫn đế n<br /> tăng trưởng các cấ u trúc đã có, còn điề u ứng ta ̣o ra cấ u trúc mới. Chẳng hạn, sự thay thế<br /> lẫn nhau giữa cái cũ và cái mới trong hoạt động của người thợ mộc đóng bàn ghế khi nỗ<br /> lực chuẩn hóa những sản phẩm của mình;<br /> - Thứ ba, quá trình phát triể n nhâ ̣n thức phu ̣ thuô ̣c trước hế t vào sự trưởng thành và chiń<br /> muồ i các chức năng sinh lí thầ n kinh của trẻ; vào sự luyê ̣n tâ ̣p và kinh nghiê ̣m thu đươc̣<br /> thông qua hành đô ̣ng với đố i tươ ̣ng; vào tương tác các yế u tố xã hô ̣i và vào tính chủ thể và<br /> sự phố i hơ ̣p chung của hành đô ̣ng. Chiń h yế u tố chủ thể làm cho các yế u tố trên không tác<br /> <br /> DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO...<br /> <br /> 27<br /> <br /> đô ̣ng riêng re,̃ rời rạc, mà chúng đươ ̣c kế t hơp̣ với nhau trong mô ̣t thể thố ng nhấ t trong<br /> quá trình phát triể n của người học. Khi người ho ̣c đươ ̣c ta ̣o dựng đô ̣ng cơ và đươ ̣c tham<br /> gia vào các hành đô ̣ng khám phá, phù hơ ̣p với trình đô ̣ nhâ ̣n thức của mình thì viê ̣c ho ̣c<br /> tâ ̣p khám phá sẽ đem la ̣i kế t quả tố t hơn so với nhiề u hiǹ h thức ho ̣c tâ ̣p khác.<br /> Dạy học kiến tạo (Constructivism learning) nhấn mạnh vào sự kiểm soát tiến trình học<br /> tập của chính người học. Thay vì tập trung vào lượng thông tin được tiếp nhận, lưu trữ<br /> và ghi nhớ như thế nào thì học tập kiến tạo chú ý đến kiến thức được xây dựng ra sao<br /> trong bộ não người học, sự tương tác qua lại giữa người học với kiến thức và khả năng<br /> áp dụng kiến thức của người học.<br /> Lý thuyết dạy học kiến tạo quan niệm học tập là một tiến trình xây dựng kiến thức và sự<br /> tương tác của người học trong ngữ cảnh xã hội và văn hoá nhằm cung cấp cơ hội cho<br /> người học xây dựng kiến thức bằng cách nối kết và xâu chuỗi các mối quan hệ đối với<br /> những sự kiện và các ý tưởng được học. Trái ngược với quan niệm giáo dục truyền<br /> thống xem học tập là một tiến trình chuyển tải kiến thức từ giáo viên đến sinh viên.<br /> Quan điểm dạy học kiến tạo tin rằng học tập xảy ra thông qua một tiến trình trong đó<br /> người học đóng một vai trò chủ động, tích cực trong việc kiến tạo kiến thức. Người học<br /> phát triển, mở rộng và nâng cao sự hiểu biết thông qua sự quan sát, sự phản ánh, sự thử<br /> nghiệm, sự khám phá và sự tương tác với môi trường xung quanh.<br /> Theo quan điểm dạy học kiến tạo, người học là trung tâm của việc học với sự trợ giúp<br /> sư phạm của người dạy. Dựa vào bản chất của lý thuyết kiến tạo có thể phân kiến tạo<br /> trong dạy học ra thành hai loại:<br /> - Kiến tạo cơ bản (Radial constructivism) đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình<br /> nhận thức và cách thức xây dựng tri thức cho bản thân. Mặt mạnh của loại kiến tạo này<br /> là khẳng định vai trò chủ đạo của người học trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, do coi<br /> trọng quá mức vai trò của cá nhân nên học sinh bị đặt trong tình trạng cô lập và kiến<br /> thức mà họ xây dựng được sẽ thiếu tính xã hội;<br /> - Kiến tạo xã hội (Social constructivism) nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố văn hóa,<br /> các điều kiện xã hội và sự tác động của các yếu tố đó đến sự hình thành kiến thức. Kiến<br /> tạo xã hội xem xét cá nhân thông qua các mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực xã hội.<br /> Nhân cách của người học được hình thành thông qua sự tương tác của họ với những<br /> người khác. Theo lý thuyết “vùng phát triển gần” của Vygotsky thì kiến tạo xã hội đóng<br /> vai trò quan trọng trong việc kiến tạo tri thức cho người học. Do đó triết lý dạy học kiến<br /> tạo – tương tác với việc xây dựng môi trường sư phạm tương tác là cơ sở lý luận cho<br /> việc đổi mới phương pháp dạy và học theo quan điểm tương tác.<br /> Với quan điểm dạy học kiến tạo thì tương tác trong dạy học có thể được xét trên các cấp độ<br /> sau: Nghe – Đọc; Hưởng ứng – Tập luyện; Khám phá – Diễn dịch; Tạo lập – Sản sinh [11].<br /> Với cấp độ nghe – đọc, các khóa học trực tuyến được thiết kế theo tiến trình dạy học<br /> tuyến tính và người học tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Các hoạt động của khóa<br /> học thường gồm việc click chọn các nội dung và hiển thị thông tin tương ứng, người<br /> học đọc và nghe để tiếp nhận thụ động thông tin mang lại.<br /> <br /> 28<br /> <br /> NGUYỄN THẾ DŨNG – LÊ HUY TÙNG<br /> <br /> Ở cấp độ khác, các khóa học được thiết kế nhằm giúp cho người học có thể tương tác với<br /> các câu hỏi dạng đơn giản với những phương án trả lời cho trước, cùng với các phản hồi khi<br /> họ trả lời xong các câu hỏi, hoặc với các thủ tục mô phỏng các thí nghiệm… cho người học.<br /> Cấp độ tương tác ở đây sẽ là người học hưởng ứng (respond) – tập luyện (practice).<br /> Với cấp độ khám phá (explore) – diễn dịch (interpret), các khóa học trực tuyến sẽ được<br /> tổ chức theo tiến trình dạy học phân nhánh. Các đối tượng học tập thường là các yêu cầu<br /> người học phải hoàn thành các tác vụ hay giải quyết các vấn đề được đặt ra. Người học<br /> tự khám phá tri thức dựa trên các tài nguyên học tập và sự trợ giúp của giáo viên và diễn<br /> dịch tri thức theo nhận thức của mình.<br /> Với cấp độ tạo lập (create) – sản sinh (generate) người học tham gia một cách tích cực vào<br /> khóa học thông qua các hình thức thảo luận, brainstorming,… Với dạng tương tác này kiến<br /> thức không được xác định trước mà được hình thành qua tiến trình học tương tác.<br /> Trong việc áp dụng quan điểm dạy học kiến tạo với mô hình lấy người học làm trung<br /> tâm, việc thiết kế khóa học trực tuyến gồm 3 thành phần là: Thiết kế các hoạt động học<br /> tập (The Design of Learning Activities); đánh giá học tập (Learning Assessment); và vai<br /> trò của người dạy (Instructor’s Roles) [3]. Tuy vậy, để tăng cường sự tương tác của các<br /> hình thức học tập phi hình thức (Informal learning) thông qua các tương tác xã hội nhờ<br /> các mạng xã hội, các diễn đàn…, theo chúng tôi mô hình trên cần xem xét thêm yếu tố<br /> tương tác (Interaction).<br /> Như vậy khi xây dựng khóa học trực tuyến cũng như thiết kế tiến trình học tập, đặc biệt<br /> là các tiến trình học tập dựa trên phương pháp dạy học kiến tạo – tương tác cần quan<br /> tâm đến các yếu tố như: sự tham gia vào các diễn đàn của người học, số lần và chất<br /> lượng các cuộc trả lời các diễn đàn, số lượng và chất lượng tin nhắn phản hồi về bài học<br /> đến giảng viên, các giải pháp giải quyết vấn đề của người học, các thông tin được đưa ra<br /> để liên kết bạn bè nhằm giải quyết vấn đề học tập, chất lượng của các cuộc hội thoại,…<br /> để đánh giá tính hiệu quả của dạy và học.<br /> Một phương pháp dạy học phù hợp cho việc nâng cao tính tương tác trong b-learning đó<br /> là dạy học dựa trên dự án và mô hình xác thực thông qua các dự án giao cho người học<br /> thực hiện thông qua các case study xuyên suốt khóa học.<br /> Qua nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tương<br /> tác trên b-learning dưới đây.<br /> Với sự tương tác giữa người học – giáo viên, người giáo viên cần:<br /> - Cung cấp đầy đủ thông tin mà sinh viên mong đợi. Họ có thể sử dụng screencast hay<br /> podcast để mô hình hóa các thông tin mà người học mong đợi, cung cấp đến người học<br /> trước các chủ đề được tổ chức trong khóa học hay trong khung chương trình của môn học;<br /> - Tham gia vào các cuộc thảo luận. Giáo viên cần cung cấp các hướng dẫn và phản hồi<br /> để làm rõ mục đích của hội thoại và định hướng cuộc thảo luận đến những gì mà người<br /> học cần đạt được;<br /> <br /> DẠY HỌC KIẾN TẠO – TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO...<br /> <br /> 29<br /> <br /> - Cung cấp các hỗ trợ và động viên đến người học;<br /> - Cung cấp các phản hồi đúng lúc;<br /> Trong dạy trực tuyến các phản hồi qua tâm thế của người thầy sẽ bị hạn chế, vì vậy giáo<br /> viên cần tranh thủ các buổi học đồng bộ giáp mặt (face – to – face) trên lớp để thực hiện<br /> các phản hồi này. Với hình thức học trực tuyến với công cụ hội thảo trực tuyến (online<br /> conference)… cũng phần nào thực hiện được các phản hồi dạng trên. Hơn nữa với các<br /> công cụ như email, podcasts, blog… sẽ làm cho các phản hồi tương tác có tính cá nhân<br /> hóa đến từng học sinh hơn.<br /> - Tăng cường sử dụng nhiều hình thức giao tiếp khác nhau nhằm tăng tính tương tác<br /> trong học tập;<br /> - Xây dựng mô hình dạy học nhằm mô hình hóa tiến trình dạy học, mô hình hóa kiến<br /> thức và kỹ năng cần đạt đối với người học;<br /> - Thu hút tất cả sinh viên tham gia vào các cuộc thảo luận cũng như các hoạt động khác.<br /> Như vậy, người thầy không chỉ đơn thuần là người truyền tải, thông báo lại thông tin từ<br /> kiến thức mà còn là người định hướng, kích thích động cơ, lập kế hoạch; người huấn<br /> luận viên, trọng tài; người hỗ trợ; người chỉ dẫn.<br /> Nhằm nâng cao tương tác người học – nội dung học tập, theo chúng tôi giáo viên cần<br /> cung cấp nội dung học tập một cách thích hợp với nhiều hình thức khác nhau, tránh tình<br /> trạng quá tải nội dung với sinh viên. Phương pháp dạy học cộng tác thông qua giải<br /> quyết dự án có thể được xem là một phương pháp dạy học hiệu quả nhằm nâng cao sự<br /> tương tác giữa người học và nội dung cũng như tương tác người học – người học. Dạy<br /> học dự án giúp người học cộng tác lẫn nhau trong học tập, chia sẻ kiến thức học tập với<br /> người học, bên cạnh đó còn kết nối người học với thế giới thực tiễn. Để nâng cao tương<br /> tác, kết hợp với phương pháp dạy học dự án, chúng ta có các biện pháp sau:<br /> - Phát triển đội ngũ các chuyên gia để tranh thủ ý tưởng, hỗ trợ và hợp tác;<br /> - Thành lập các tiêu chí đánh giá và đánh giá hình thành (formative) để giúp cho người<br /> học tự giám sát sự tiến bộ và thành quả của mình;<br /> - Thiết kế khóa học thích nghi;<br /> - Đưa các nội dung học tập vào các dự án, cung cấp các hướng dẫn để người học thông<br /> qua thực hiện dự án để học tập và sử dụng nội dung học tập vào dự án;<br /> - Xây dựng kỹ năng hợp tác cho người học;<br /> - Tận dụng các buổi học đồng bộ trên lớp hay qua video conference để tổ chức giao tiếp<br /> giữa các bạn trong nhóm cùng thực hiện dự án thay vì cung cấp nội dung vào những giờ<br /> như thế. Đây cũng là một trong những động cơ thúc đẩy mô hình lớp học đảo ngược<br /> (flipped classroom) được phát triển trong những năm gần đây [4].<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2