intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy học tích hợp môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh phổ thông

Chia sẻ: ViZeus ViZeus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

161
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy học tích hợp và phân hóa là một trong những vấn đề cốt lõi về phương pháp giáo dục được nhấn mạnh và làm rõ thêm trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (tháng 7/2017) cũng như Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (tháng 01/2018) đổi mới. Bài viết đề cập khái quát nội dung dạy học tích hợp và dạy học tích hợp môn Ngữ văn như thế nào nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh bậc phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy học tích hợp môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh phổ thông

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 30-34<br /> <br /> DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN NGỮ VĂN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU<br /> PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH PHỔ THÔNG<br /> Phạm Thanh Hùng - Trường Đại học An Giang<br /> Ngày nhận bài: 12/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 27/07/2018.<br /> Abstract: Integrated teaching and diferential teaching is one of the core issues in pedagogy which<br /> is emphasized and clarified in General Education Program (July 2017) as well as the renovated<br /> Draft Curriculum for general education in Literature (January, 2018). The article presents an<br /> overview on integrated teaching and how to apply integrated teaching in literature to develop the<br /> dignity and capacity of students (at secondary schools and high schools).<br /> Keywords: integration, internal intergration, multi-subject integration, inter-subject integration,<br /> cross-subject integration, Draft Curriculum for General education in Literature.<br /> 1. Mở đầu<br /> Dạy học tích hợp là xu hướng chung của giáo dục phổ<br /> thông các nước trên thế giới. Thông qua dạy học tích hợp,<br /> giáo viên hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ<br /> năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là<br /> năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc<br /> sống. Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông<br /> môn Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ<br /> thông (THPT) đổi mới lần này (tháng 01/2018), khi đề<br /> cập phương pháp giáo dục, vấn đề dạy học tích hợp và<br /> phân hóa đã được nhấn mạnh và làm rõ hơn so với các<br /> lần cải cách giáo dục trước đây.<br /> Bài viết phân tích những nội dung liên quan đến dạy<br /> học tích hợp và dạy học tích hợp môn Ngữ văn nhằm đáp<br /> ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất cho học<br /> sinh phổ thông.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Một số khái niệm<br /> 2.1.1. Tích hợp<br /> Tích hợp (tiếng Anh: Integration; tiếng Pháp:<br /> Intégration) là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong<br /> lí luận dạy học. Theo định nghĩa của UNESCO, tích hợp<br /> là “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa<br /> học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng<br /> khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác<br /> giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [1; tr 7]. Như vậy,<br /> tích hợp có nghĩa là sự xác lập cái chung, cái toàn thể, cái<br /> thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Trong giáo<br /> dục, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,<br /> có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức,<br /> kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần<br /> của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ<br /> sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến<br /> <br /> 30<br /> <br /> trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.<br /> Tích hợp là một trong những quan điểm dạy học nhằm<br /> nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những<br /> người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các<br /> vấn đề trong học tập và trong cuộc sống hiện đại.<br /> 2.1.2. Dạy học tích hợp<br /> Dạy học tích hợp (Integrated teaching) là một quan<br /> niệm giáo dục toàn diện con người xuất hiện từ thời kì<br /> Khai sáng (thế kỉ XVIII) nhằm chống lại hiện tượng phát<br /> triển thiếu hài hòa, cân đối. Dạy học tích hợp là định<br /> hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn<br /> học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc<br /> nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ<br /> học tập, đời sống; từ đó hình thành những kiến thức, kĩ<br /> năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là<br /> năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc<br /> sống. Dạy học tích hợp cũng có nghĩa là đưa những nội<br /> dung giáo dục có liên quan thuộc những môn học, lĩnh<br /> vực khác nhau vào quá trình dạy học các môn học như:<br /> tích hợp văn học với lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội, đạo<br /> đức, lối sống; tích hợp giáo dục công dân với giáo dục<br /> pháp luật, chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, an<br /> toàn giao thông; tích hợp vật lí, hoá học, sinh học với giáo<br /> dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ<br /> môi trường bền vững, chống biến đổi khí hậu, chăm sóc<br /> và bảo vệ sức khỏe…<br /> Nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Hoa kì, Anh,<br /> Thụy Sĩ, Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản,<br /> Singapore,… đã thực hiện quan điểm tích hợp một cách<br /> hiệu quả trong dạy học. Theo giáo sư (GS) Đinh Quang<br /> Báo, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển<br /> nhân lực, trong một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa<br /> học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ<br /> thông 20 nước đã cho thấy 100% các nước đều xây dựng<br /> Email: pthung@agu.edu.vn<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 30-34<br /> <br /> chương trình theo hướng tích hợp. GS Nguyễn Minh<br /> Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông<br /> mới, cho rằng: “Dạy học tích hợp là xu thế chung của<br /> chương trình giáo dục phổ thông các nước. Tuy nhiên, có<br /> nhiều mức độ tích hợp khác nhau. Các môn Khoa học tự<br /> nhiên, Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục phổ<br /> thông của Việt Nam mới tích hợp ở mức độ thấp, tức là<br /> tích hợp liên môn, chứ chưa phải là tích hợp ở mức độ<br /> cao như nhiều nước trên thế giới” [2]. Tuy vậy, đến nay,<br /> nhiều giáo viên vẫn hiểu chưa đúng hoặc còn rất mơ hồ<br /> về dạy học tích hợp. Chẳng hạn, có giáo viên biến giờ<br /> dạy văn thành giờ giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục<br /> về dân số rất sống sượng; hay dựa vào kiến thức của môn<br /> học này để nói đến một nội dung giáo dục khác, khiến<br /> nội dung kiến thức môn đang học bị suy diễn, lệch lạc…<br /> 2.1.3. Các dạng tích hợp<br /> - Tích hợp nội môn<br /> Tích hợp nội môn là sự gắn kết, đảm bảo tính đồng<br /> bộ giữa các nội dung liên quan của các phân môn trong<br /> một môn học, hoặc lồng ghép các vấn đề cần thiết nhưng<br /> không thành môn học vào môn học tùy theo đặc trưng<br /> của từng môn như môi trường, năng lượng, biến đổi khí<br /> hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,…<br /> - Tích hợp đa môn<br /> Tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học<br /> liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung<br /> và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn lại có một<br /> chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo<br /> cách tổ chức các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài,<br /> dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp<br /> kiến thức của các môn học có liên quan.<br /> - Tích hợp liên môn<br /> Với tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình<br /> học tập xoay quanh các nội dung học tập chung, như các<br /> chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên ngành, liên môn.<br /> Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án,<br /> trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một<br /> môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên<br /> suốt qua nhiều cấp lớp. Ví dụ: Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa<br /> học, Sinh học, Giáo dục công dân, Xã hội được tích hợp<br /> thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi trường” trong<br /> chương trình giáo dục phổ thông ở Anh, Australia,<br /> Singapore, Thái Lan.<br /> - Tích hợp xuyên môn<br /> Trong dạy học tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức<br /> chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và mối quan<br /> tâm của người học. Học sinh phát triển kĩ năng sống khi<br /> áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào hoàn cảnh<br /> <br /> 31<br /> <br /> thực tế. Con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn là khi<br /> học tập theo dự án và thương lượng chương trình học. Có<br /> thể xem tích hợp xuyên môn là đỉnh cao của dạy học tích<br /> hợp khi ranh giới giữa các môn học bị xóa nhòa.<br /> 2.2. Tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông<br /> tổng thể<br /> 2.2.1. Chủ trương tích hợp<br /> Chủ trương dạy học tích hợp trong chương trình mới<br /> có một số điểm khác so với chương trình hiện hành như:<br /> tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn<br /> học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ở các cấp<br /> học; tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dưới<br /> (tiểu học (TH), THCS) và phân hoá dần ở các lớp học<br /> trên (THPT); yêu cầu tích hợp được thể hiện cả trong<br /> mục tiêu, nội dung, phương pháp và thi, kiểm tra, đánh<br /> giá giáo dục.<br /> 2.2.2. Định hướng các dạng tích hợp<br /> Trước hết, định hướng tích hợp được thể hiện ngay<br /> trong một môn học. Chẳng hạn, trong chương trình môn<br /> Ngữ văn sẽ có sự tích hợp giữa các kĩ năng đọc, viết, nói<br /> và nghe; tích hợp giữa kiến thức văn học và kiến thức<br /> tiếng Việt trong quá trình dạy học các kĩ năng này. Các<br /> môn học khác, tùy vào đặc điểm và tính chất môn học<br /> mà thực hiện yêu cầu tích hợp giữa các phân môn, các<br /> phần của mỗi môn học. Việc tích hợp trong chương trình<br /> các môn học cũng được thể hiện ở yêu cầu cần đạt (chuẩn<br /> đầu ra) khi dạy học nội dung từng chủ đề môn học.<br /> Tên các môn học trong Chương trình giáo dục phổ<br /> thông mới đã phản ánh tư tưởng tránh nhấn quá mạnh<br /> hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học<br /> khác nhau, nghĩa là không phân hóa quá sớm kiến thức<br /> khoa học.<br /> Ví dụ: Ở chương trình cấp TH hiện hành, các môn Tự<br /> nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3; môn Lịch sử và Địa lí,<br /> môn Khoa học ở các lớp 4, 5 vốn đã có tính tích hợp.<br /> Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tính tích<br /> hợp trong những môn học này sẽ được thể hiện đậm nét<br /> hơn thông qua các chủ đề chung giữa các phân môn.<br /> Chương trình cấp THCS lần này quán triệt tư tưởng trên<br /> thể hiện ở tên các môn học: Lịch sử và Địa lí và môn<br /> Khoa học tự nhiên. Việc tích hợp được thiết kế ở mức<br /> thấp. Đó không phải là sự “lắp ghép cơ học” các phân<br /> môn trong Khoa học tự nhiên cũng như trong Lịch sử và<br /> Địa lí.<br /> Trong chương trình của mỗi môn, các mạch nội dung<br /> có sự kết nối ở mức có thể, để tránh trùng lặp; kiến thức<br /> và kĩ năng của phân môn này giúp làm sáng rõ hơn kiến<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 30-34<br /> <br /> thức và kĩ năng của phân môn kia; giúp học sinh vận<br /> dụng các kiến thức, kĩ năng của từng phân môn nhằm<br /> giải quyết các vấn đề đòi hỏi từ cách tiếp cận liên môn.<br /> Với chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung<br /> đã được thiết kế thành các chủ đề lớn như vật chất, vật<br /> sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Các<br /> kiến thức và kĩ năng Vật lí, Hóa học, Sinh học đều được<br /> triển khai trong phạm vi những chủ đề này.<br /> Ở chương trình môn Lịch sử và Địa lí, nội dung được<br /> thiết kế thành hai mạch tương đối độc lập nhưng có các<br /> chủ đề gắn kết để giáo viên và học sinh thấy được mối<br /> liên hệ giữa Lịch sử và Địa lí thông qua việc tìm hiểu,<br /> khám phá các sự kiện trong thời gian và không gian. Tính<br /> chất tích hợp của môn học này còn được thể hiện ở một<br /> số chủ đề chung như Khám phá các dòng sông lớn trên<br /> thế giới, Văn minh châu thổ sông Hồng, Bảo vệ chủ<br /> quyền biển đảo Việt Nam, Đô thị,...<br /> Việc tích hợp trong chương trình giáo dục mới còn<br /> thể hiện ở yêu cầu tất cả các môn đều phải lồng ghép một<br /> số nội dung giáo dục (chủ đề xuyên môn) mang tính cấp<br /> thiết, có ý nghĩa dân tộc và nhân loại như giáo dục bình<br /> đẳng giới, giáo dục tài chính - kinh doanh, chủ quyền<br /> biển đảo, môi trường và phát triển bền vững…<br /> 2.3. Dạy học tích hợp môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu<br /> phát huy phẩm chất và năng lực học sinh<br /> 2.3.1. Khái quát Chương trình Ngữ văn<br /> Chương trình giáo dục môn Ngữ văn (Dự thảo, tháng<br /> 01/2018) được xây dựng theo hướng mở, lấy các kĩ năng<br /> giao tiếp đọc, viết, nói và nghe làm trục chính xuyên suốt<br /> cả ba cấp học (TH, THCS, THPT) nhằm đáp ứng mục<br /> tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đồng thời<br /> đảm bảo tính chỉnh thể, nhất quán trong tất cả các cấp<br /> học. Hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về<br /> văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy<br /> đọc, viết, nói và nghe.<br /> Chương trình không quy định chi tiết về nội dung<br /> dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những<br /> yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.<br /> Quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học,<br /> tiếng Việt và 06 văn bản quan trọng (ngữ liệu) của văn<br /> học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với<br /> học sinh cả nước (6 văn bản đó là: Nam quốc sơn hà<br /> (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ của<br /> Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,<br /> Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần<br /> Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Tuyên ngôn độc lập<br /> của Hồ Chí Minh).<br /> <br /> 32<br /> <br /> Môn Ngữ văn hướng tới cho học sinh cơ hội khám<br /> phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con<br /> người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm<br /> hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn;<br /> bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn<br /> học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần<br /> giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá.<br /> Ngoài các năng lực chung, chương trình môn Ngữ<br /> văn tập trung giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp<br /> và năng lực thẩm mĩ; cung cấp hệ thống kiến thức phổ<br /> thông nền tảng về văn học và tiếng Việt góp phần phát<br /> triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hóa; hình<br /> thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận,<br /> cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và<br /> các giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Điểm khác biệt nhất<br /> so với các chương trình trước đây là chương trình Ngữ<br /> văn lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất<br /> và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung<br /> dạy học.<br /> Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào bốn kĩ<br /> năng chính: đọc, viết, nói và nghe. Đọc, gồm yêu cầu đọc<br /> đúng và đọc hiểu. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu<br /> cầu hiểu văn bản (trong đó có cả đọc thẩm mĩ, cảm thụ,<br /> thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người<br /> đọc). Viết, không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết<br /> câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản,<br /> trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là<br /> một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn. Nói và nghe, căn<br /> cứ vào nội dung của đọc và viết để luyện tập cho học sinh<br /> trình bày, nói và nghe tự tin, có hiệu quả; từ nói đúng đến<br /> nói hay.<br /> Từ các yêu cầu cần đạt nêu trên, chương trình nêu lên<br /> các nội dung dạy học, bao gồm kiến thức về tiếng Việt,<br /> văn học và ngữ liệu. Kiến thức tiếng Việt với các nội<br /> dung chủ yếu là: ngữ âm và chữ viết; từ vựng; ngữ pháp;<br /> hoạt động giao tiếp; sự phát triển của ngôn ngữ và các<br /> biến thể của ngôn ngữ. Kiến thức văn học gồm: những<br /> vấn đề chung về văn học; các thể loại văn học; các yếu<br /> tố của tác phẩm văn học; một số hiểu biết sơ giản về lịch<br /> sử văn học Việt Nam. Ngữ liệu cho mỗi lớp chỉ nêu lên<br /> định hướng về kiểu loại văn bản, các ngữ liệu cụ thể được<br /> giới thiệu thành một Phụ lục gồm văn bản bắt buộc và<br /> văn bản gợi ý.<br /> 2.3.2. Dạy học tích hợp môn Ngữ văn<br /> 2.3.2.1. Định hướng khái quát<br /> Theo Chương trình Ngữ văn, dạy học tích hợp đòi hỏi<br /> giáo viên Ngữ văn trước hết phải thấy được mối liên hệ<br /> nội môn (đọc, viết, nói và nghe), theo đó nội dung dạy<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 30-34<br /> <br /> đọc có liên quan và lặp lại ở các nội dung dạy viết, nói và<br /> nghe; kiến thức và kĩ năng đọc hiểu mà học sinh tích lũy<br /> được trong quá trình tiếp nhận văn bản thuộc các kiểu<br /> loại khác nhau sẽ giúp cho kĩ năng viết, nghe và nói tốt<br /> hơn. Những kiến thức và cách thức diễn đạt học sinh học<br /> được trong quá trình đọc sẽ được dùng để thực hành viết.<br /> Tương tự, những điều học được khi đọc và viết sẽ được<br /> học sinh dùng khi nói. Cùng với yêu cầu tích hợp nội<br /> môn, trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe, giáo viên còn<br /> phải biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách<br /> nhuần nhuyễn, hợp lí vào giờ học các yêu cầu giáo dục<br /> liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Nghệ thuật)<br /> và những nội dung giáo dục ưu tiên xuyên suốt toàn<br /> chương trình giáo dục phổ thông (chủ quyền quốc gia,<br /> hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển bền<br /> vững, bảo vệ môi trường, quyền con người, quyền trẻ em,<br /> bình đẳng giới, giáo dục tài chính,... ).<br /> Tất nhiên, dạy học tích hợp còn gắn liền với các hoạt<br /> động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đa dạng<br /> hóa các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện<br /> dạy học mang tính đặc thù của môn học, sao cho khi kết<br /> thúc mỗi cấp lớp, học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt<br /> mà chương trình đã đề ra.<br /> Trên cơ sở đó có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ<br /> dạy Ngữ văn rất phong phú: có thể tích hợp nội môn<br /> (giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn hay giữa<br /> những bài học có cùng chủ đề); có thể tích hợp liên môn<br /> Văn - Lịch sử (mở rộng theo hướng vận dụng những kiến<br /> thức về hoàn cảnh lịch sử - xã hội, thời đại, về nhân vật<br /> lịch sử,. . . để lí giải lịch sử phát sinh, khai thác giá trị về<br /> nội dung và nghệ thuật, thành công và hạn chế của tác<br /> phẩm); tích hợp Văn - Địa lí (theo hướng vận dụng kiến<br /> thức hiểu biết về các địa danh, thổ nhưỡng, khí hậu để lí<br /> giải rõ chi tiết về thiên nhiên, hình tượng nhân vật,…);<br /> tích hợp Văn - Mĩ thuật (có thể cho học sinh vẽ tranh<br /> minh họa về một số hình tượng nghệ thuật trong tác<br /> phẩm: thiên nhiên, con người,…); tích hợp Văn - Nghệ<br /> thuật (hát, ngâm thơ, diễn kịch, sân khấu hóa)… Dưới sự<br /> hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông<br /> (PowerPoint, videoclip, tranh ảnh và các phần mềm ứng<br /> dụng khác), qua kênh hình trình chiếu của giáo viên, học<br /> sinh sẽ tiếp cận được những hình ảnh trực quan sinh<br /> động, đầy màu sắc và ấn tượng…<br /> 2.3.2.2. Định hướng cụ thể - một số gợi ý<br /> Từ những nội dung đã trình bày trên đây, có thể<br /> thấy rằng giáo viên đóng một vai trò hết sức quan<br /> trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn<br /> theo hướng tích hợp.<br /> <br /> 33<br /> <br /> Chương trình và sách giáo khoa chỉ có tính định<br /> hướng. Để dạy học tích hợp môn Ngữ văn đạt hiệu quả<br /> cao, giáo viên cần xác định chính xác mục tiêu, nội<br /> dung tích hợp, phương pháp tích hợp cho từng<br /> bài/chuyên đề học tập. Ngoài ra, cần phải đổi mới cách<br /> kiểm tra, đánh giá.<br /> - Mục tiêu: đó là mục tiêu cần đạt của bài học/chuyên<br /> đề. Giáo viên cần trả lời câu hỏi: Vận dụng phương pháp<br /> giáo dục tích hợp ở bài học/chuyên đề này nhằm đạt được<br /> gì về phẩm chất và năng lực học sinh?<br /> + Về phẩm chất: như tình yêu thiên nhiên; yêu quê<br /> hương; biết ơn những người lao động, người có công<br /> với nước; biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp, các<br /> giá trị văn hóa, lịch sử; biết quan tâm đến người thân,<br /> tôn trọng bạn bè, thầy cô; trung thực và trách nhiệm<br /> trong học tập; có ý chí vượt khó; sẵn sàng thực hiện<br /> trách nhiệm công dân…<br /> + Về năng lực: như năng lực tự chủ và tự học (biết tự<br /> tìm kiếm, lựa chọn, đánh giá nguồn tài liệu phục vụ học<br /> tập; biết lưu trữ, xử lí thông tin; có khả năng nhận biết<br /> cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản<br /> thân; biết tự làm chủ bản thân, tự nhận thức và điều chỉnh<br /> những hạn chế của mình, không ngừng học hỏi); năng<br /> lực giao tiếp và hợp tác (biết lựa chọn nội dung, kiểu loại<br /> văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp;<br /> biết thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề trong học tập<br /> và đời sống…); năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo<br /> (như khả năng đánh giá nội dung văn bản; biết phân tích<br /> các nguồn thông tin; có kĩ năng viết bắt đầu từ việc hình<br /> thành ý tưởng và triển khai ý tưởng theo cách sáng<br /> tạo…); năng lực thẩm mĩ (chỉ ra, phân tích, đánh giá<br /> được vẻ đẹp của các hình thức ngôn từ trong văn bản văn<br /> học; nêu ra và phân tích được những giá trị thẩm mĩ thể<br /> hiện trong tác phẩm văn học; hình thành và nâng cao<br /> nhận thức về cái đẹp và xúc cảm thẩm mĩ cá nhân…);<br /> năng lực ngôn ngữ (hình thành và phát triển thông qua<br /> các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe).<br /> - Nội dung: giáo viên cần trả lời câu hỏi: Trong bài<br /> học/chuyên đề này, nội dung nào cần được tích hợp? Cụ<br /> thể: Có nội dung nào có liên quan/tương đồng với kiến<br /> thức các bài đã học? Có nội dung nào cần sử dụng/liên<br /> hệ kiến thức phân môn/môn học khác để khai thác/mở<br /> rộng/vận dụng?<br /> - Phương pháp: giáo viên cần trả lời câu hỏi: Sử dụng<br /> phương pháp dạy học tích hợp như thế nào ở bài<br /> học/chuyên đề này? Trong một bài học/chuyên đề, không<br /> phải nội dung kiến thức nào giáo viên cũng tích hợp. Vì<br /> vậy, trước khi lên lớp, giáo viên cần đầu tư suy nghĩ để<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 30-34<br /> <br /> xác định chính xác nội dung, phạm vi kiến thức cần tích<br /> hợp, đồng thời lựa chọn ngữ liệu/dữ liệu phù hợp.<br /> + Về tích hợp nội môn: chẳng hạn khi dạy bài Cuộc<br /> chia tay của những con búp bê (Ngữ văn 7, Tập 1), giáo<br /> viên có thể tích hợp với kiến thức phân môn Tiếng Việt<br /> qua bài Từ láy, kiến thức phân môn Tập làm văn qua việc<br /> xác định ngôi kể trong câu chuyện và nêu tác dụng của<br /> ngôi kể ấy. Dạy bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh (Ngữ văn<br /> 12, Tập 1), giáo viên có thể tích hợp với kiến thức Tiếng<br /> Việt về một số phép tu từ cú pháp, tu từ ngữ âm đã học<br /> trước đó như phép lặp cú pháp, điệp âm, điệp vần, điệp<br /> thanh; với kiến thức Tập làm văn nghị luận về một bài<br /> thơ, đoạn thơ… Cách tích hợp này còn được gọi là tích<br /> hợp ngang giữa các phân môn (Văn - Tiếng Việt - Làm<br /> văn) trong cùng môn học Ngữ văn có tác dụng làm sáng<br /> tỏ lẫn nhau, khác với tích hợp dọc: Văn bản - Văn bản,<br /> Tiếng Việt - Tiếng Việt, Tập làm văn - Tập làm văn có<br /> tác dụng liên kết, tổng hợp, mở rộng kiến thức. Chẳng<br /> hạn, khi dạy bài Câu đặc biệt (Ngữ văn 7, tập 2), giáo<br /> viên tích hợp với bài Rút gọn câu (Ngữ văn 7, tập 2)<br /> trước đó. Ngoài ra, còn có tích hợp dọc khác khối lớp.<br /> Thí dụ, khi phân tích hình tượng nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng<br /> trong Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (Ngữ<br /> văn 12, tập hai), giáo viên có thể tích hợp với đoạn trích<br /> Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy<br /> Tưởng) (Ngữ văn 11, tập 1) với hình tượng Vũ Như Tô<br /> đã học trước đó để nói về mối quan hệ giữa nghệ thuật<br /> và đời sống, giữa lí tưởng nghệ thuật với sự thật cuộc đời<br /> và lợi ích của nhân dân…<br /> + Về tích hợp đa môn/liên môn/xuyên môn: khi bài<br /> dạy có cùng chủ đề/đề tài/dự án; nhiều môn học liên<br /> quan nhau kết hợp lại thành một môn mới với những<br /> chủ đề nhất định được học qua nhiều cấp lớp, như việc<br /> xây dựng hai môn học mới: môn Khoa học tự nhiên<br /> (trên cơ sở các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học hiện<br /> hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn<br /> Lịch sử, Địa lí hiện hành và một số vấn đề xã hội) ở<br /> THCS; hoặc khi học tập theo dự án và vấn đề thương<br /> lượng chương trình học được đặt ra thì có thể xem đó<br /> là tích hợp xuyên môn, đỉnh cao của dạy học tích hợp<br /> khi ranh giới giữa các môn học bị xóa nhòa.<br /> - Kiểm tra, đánh giá: Trong lần đổi mới chương trình,<br /> sách giáo khoa lần này, giáo viên cần đổi mới cách kiểm<br /> tra, đánh giá với nhiều phương thức khác nhau. Cần<br /> chuyển từ phương pháp dạy học “truyền thụ, áp đặt một<br /> chiều” sang phương pháp dạy học phát triển phẩm chất<br /> và năng lực (ở môn Ngữ văn là năng lực giao tiếp, năng<br /> lực thẩm mĩ), theo đó chuyển cách đánh giá ghi nhớ máy<br /> <br /> 34<br /> <br /> móc, rập khuôn sang cách đánh giá ưu tiên sáng tạo, tôn<br /> trọng ý tưởng mới và cách trình bày độc đáo…<br /> 3. Kết luận<br /> Đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ<br /> thông là những vấn đề quan trọng của nền giáo dục mọi<br /> quốc gia. Đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo<br /> khoa theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực<br /> lần này đòi hỏi người học phải thực hiện được, làm được,<br /> nói được, tạo ra được các sản phẩm chứ không dừng lại<br /> chỉ biết lí thuyết. Với Chương trình giáo dục phổ thông<br /> môn Ngữ văn, dạy học theo các định hướng tích hợp<br /> được nêu ra đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải vận<br /> dụng các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực/môn học<br /> khác nhau trong việc thực hiện, giải quyết một vấn đề<br /> hoặc làm ra một sản phẩm. Nội dung dạy học cần xác<br /> định và trả lời câu hỏi: Để giải quyết vấn đề đã nêu trong<br /> yêu cầu cần đạt, người học phải có những kiến thức, kĩ<br /> năng nào? Những kiến thức, kĩ năng ấy thuộc những lĩnh<br /> vực/môn học nào? Môn nào đảm nhiệm chính, môn nào<br /> góp phần và hỗ trợ ?... Làm được như thế, việc dạy học<br /> Ngữ văn theo hướng tích hợp sẽ góp phần không nhỏ vào<br /> lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục\.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Nguyễn Kim Hồng - Huỳnh Công Minh Hùng<br /> (2013). Dạy học tích hợp trong trường phổ thông<br /> Australia. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư<br /> phạm TP. Hồ Chí Minh, số 42, tr 7-17.<br /> [2] Nguyễn Minh Thuyết (2017). Định hướng đổi mới<br /> chương trình môn Ngữ văn. Tạp chí Khoa học Giáo<br /> dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 143, tr<br /> 23-27.<br /> [3] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông - Chương trình tổng thể.<br /> [4] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông môn Ngữ văn.<br /> [5] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br /> 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,<br /> toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br /> trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br /> quốc tế.<br /> [6] Chính phủ (2015). Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày<br /> 27/3/2015 về Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình,<br /> sách giáo khoa phổ thông.<br /> [7] Quốc hội (2014). Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày<br /> 28/11/2014 về Đổi mới chương trình, sách giáo<br /> khoa giáo dục phổ thông.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1