intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc dạy học học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn hiện nay còn nhiều bất cập. Kết quả dạy - học chưa được như mong muốn, cũng chưa tương xứng với công sức của thầy và trò. Bởi vậy, rất cần dựa vào chuẩn kĩ năng tập làm văn lớp 4, dựa vào các văn bản chỉ đạo triển khai nội dung dạy học trong sách giáo khoa để đề ra những biện pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tập làm văn kể chuyện thuận lợi, hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 32-41 DẠY TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: nguyenthuphuong-521989@yahoo.com Tóm tắt. Việc dạy học học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn hiện nay còn nhiều bất cập. Kết quả dạy - học chưa được như mong muốn, cũng chưa tương xứng với công sức của thầy và trò. Bởi vậy, rất cần dựa vào chuẩn kĩ năng tập làm văn lớp 4, dựa vào các văn bản chỉ đạo triển khai nội dung dạy học trong sách giáo khoa để đề ra những biện pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tập làm văn kể chuyện thuận lợi, hiệu quả. Một trong những biện pháp cần được quan tâm là điều chỉnh, sắp xếp lại nội dung dạy học theo hướng giảm thời lượng dành cho các bài hình thành kiến thức, ưu tiên cho luyện tập thực hành làm bài văn kể chuyện. 1. Mở đầu Theo từ điển tiếng Việt, kể là “Nói có đầu có đuôi cho người khác biết”, chuyện là “sự việc được kể lại”. Như vậy, kể chuyện được hiểu với ý nghĩa nói lại các sự việc có đầu có cuối cho người khác biết. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 định nghĩa: “kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.” Ở bậc Tiểu học, phân môn kể chuyện có nhiệm vụ rèn cho học sinh kỹ năng kể chuyện bằng lời miệng (ngôn ngữ âm thanh). Còn kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn có nhiệm vụ giúp các em rèn kỹ năng kể chuyện bằng lời viết: viết bài văn kể lại một câu chuyện. Theo Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 4, mục tiêu cuối cùng của việc dạy học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn là học sinh viết được bài văn đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc); diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). Như vậy, yêu cầu đối với sản phẩm lời nói của học 32
  2. Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số sinh lớp 4 khi học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn chỉ ở mức độ sơ giản, chưa đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Thực tế cho thấy, với vốn tiếng Việt hạn chế, các điều kiện học tập không thuận lợi, học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số học các bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn nói riêng, học tiếng Việt nói chung, rất khó khăn. Bài văn kể chuyện của các em thường không “có đầu có cuối”, thiếu các tình tiết chính, hoặc kể không đúng trình tự diễn biến của câu chuyện. Trong bài văn còn có những lỗi dùng từ, lỗi viết câu, thậm chí có cả lỗi chính tả. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số viết được bài văn kể chuyện đạt chuẩn hoặc gần chuẩn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung dạy học Tập làm văn kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 4 Trong SGK Tiếng Việt lớp 2, lớp 3, các bài học Tập làm văn yêu cầu học sinh viết đoạn văn kể chuyện (kể ngắn) theo câu hỏi gợi ý. Tới lớp 4, trong sách mới có các bài học và bài tập yêu cầu viết bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Do đó dạy cho học sinh cách làm bài văn, dạy “cấu tạo” của một bài băn kể chuyện, cách viết mở bài, thân bài, kết bài. . . là việc làm rất cần thiết. Muốn viết được bài văn kể chuyện, học sinh phải nhớ nội dung chính và diễn biến của câu chuyện (nắm được cốt truyện). Để làm được bài văn kể chuyện sinh động, học sinh cần biết kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật, kết hợp tả ngoại hình nhân vật. Những nội dung nêu trên đều đã được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 4, phần tập làm văn kể chuyện và được phân bố từ tuần 1 đến tuần 13, xen kẽ với Viết thư và Trao đổi ý kiến với người thân. Tuần 1: - Tiết 1: Thế nào là kể chuyện? * - Tiết 2 Nhân vật trong truyện* Tuần 2: - Tiết 1: Kể lại hành động của nhân vật * - Tiết 2: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện * Tuần 3: - Tiết 1: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật * - Tiết 2: Viết thư Tuần 4: - Tiết 1: Cốt truyện * - Tiết 2: Luyện tập xây dựng cốt truyện Tuần 5: - Tiết 1: Viết thư (kiểm tra viết) - Tiết 2: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện * Tuần 6: - Tiết 1: Trả bài văn viết thư Tiết 2: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 33
  3. Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương Tuần 7: - Tiết 1: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện - Tiết 2: Luyện tập phát triển câu chuyện Tuần 8: - Tiết 1: Luyện tập phát triển câu chuyện - Tiết 2: Luyện tập phát triển câu chuyện Tuần 9: - Tiết 1: Luyện tập phát triển câu chuyện - Tiết 2: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân Tuần 10: - Tiết 1: Ôn tập giữa học kỳ I - Tiết 2: Ôn tập giữa học kỳ I Tuần 11: - Tiết 1: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Tiết 2: Mở bài trong bài văn kể chuyện * Tuần 12: - Tiết 1: Kết bài trong bài văn kể chuyện * - Tiết 2: Kể chuyện (kiểm tra viết) Tuần 13: - Tiết 1: Trả bài văn kể chuyện - Tiết 2: Ôn tập văn kể chuyện Nội dung dạy tập làm văn kể chuyện cũng như các nội dung khác ở sách giáo khoa Tiếng Việt 4 thực chất được soạn cho học sinh học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy, trong khi chưa có bộ sách giáo khoa riêng cho học sinh học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai, người dạy cần dựa vào các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, dựa vào thực tiễn dạy học để đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn kể chuyện. 2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn kể chuyện ở lớp 4 Như chúng ta đã biết, mục tiêu dạy học quy định việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy học 19 tiết tập làm văn, kiểu bài kể chuyện là học sinh phải viết được bài văn kể chuyện theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng. Để đạt mục tiêu đó, nội dung thực hành luyện tập viết bài văn, luyện tập các kỹ năng làm bài văn kể chuyện cần được ưu tiên dành một thời lượng thích đáng. Các kiến thức về văn kể chuyện chỉ dạy ở mức độ sơ giản và cần diễn đạt dưới hình thức cách làm bài. Cần hướng dẫn cách làm bài văn kể chuyện sao cho học sinh dễ hiểu, dễ thực hành. Sau đây là một số biện pháp có thể vận dụng để giúp học sinh học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn lớp 4 thuận lợi hơn. 2.2.1. Sắp xếp liền mạch 19 bài học về kiểu bài tập làm văn kể chuyện Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, học sinh sau khi có “khái niệm” thế nào là kể chuyện, nhân vật trong truyện (tuần 1), kể hành động, tả ngoại hình nhân 34
  4. Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số vật (tuần 2) kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật (tiết 1 – tuần 3), chưa nắm vững cách làm bài, chưa thực hành làm bài văn kể chuyện, lại học cách viết thư (tiết 2 – tuần 3). Sang tuần 4 lại học về cốt truyện, luyện tập xây dựng cốt truyện, đến tuần 5 lại làm bài văn viết thư. . . Học theo trình tự này, học sinh tiếp nhận cách làm bài văn kể chuyện rất khó khăn, do đó việc luyện tập thực hành kém hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, với học sinh dân tộc, có thể cho các em học liên tục 19 tiết tập làm văn kể chuyện, sau đó mới học Viết thư, Trao đổi ý kiến với người thân. 2.2.2. Giảm thời lượng dạy hình thành kiến thức, tăng thời lượng cho thực hành luyện tập kĩ năng làm bài văn kể chuyện Việc giảm thời lượng dạy hình thành kiến thức văn kể chuyện (các bài có dấu *) theo chúng tôi là cần thiết. Việc giảm thời lượng dạy hình thành kiến thức về văn kể chuyện có thể thực hiện theo những cách khác nhau. Ví dụ, có những kiến thức không nhất thiết phải dạy theo các bước đọc ngữ liệu mẫu - trả lời câu hỏi - làm bài tập để rút ra kiến thức, mà có thể cung cấp kiến thức dưới dạng cách làm bài sau đó thực hành luyện tập. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho học sinh và giáo viên. Hơn nữa trong dạy học tập làm văn, kiến thức chính là cách làm bài văn. Do đó, làm thế nào để học sinh nhanh chóng nắm được cách cách làm bài là vấn đề cần quan tâm. Khi đã giảm được thời lượng dạy hình thành kiến thức, chúng ta mới có thêm thời gian cho nhiệm vụ trọng tâm là thực hành viết văn kể chuyện. 2.2.3. Chú ý rèn các kĩ năng làm bài theo các bước gắn với quá trình sản sinh lời nói Nhiều bài học Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 đã chú tới nội dung về kĩ năng viết văn kể chuyện như: kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật, tả ngoại hình nhân vật, xây dựng cốt truyện, viết đoạn văn, bài văn kể chuyện. . . Những kĩ năng đó rất cần thiết, nhưng chưa đủ để học sinh có thể viết bài văn một cách thuận lợi. Theo chúng tôi, cần bổ sung nội dung rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài, kĩ năng lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, tăng thêm thời lượng cho viết bài và trả bài, rèn cho học sinh kĩ năng đọc lại bài tập làm văn và tự sửa chữa, hoàn chỉnh. Các nội dung này gắn với 4 bước của quá trình sản sinh lời nói: định hướng, lập chương trình, hiện thực hoá chương trình, kiểm tra kết quả. 2.2.4. Sắp xếp nội dung dạy học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc của dạy học là đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; với học sinh người dân tộc thiểu số, nguyên tắc này càng cần được quán triệt một cách triệt để. Tuy nhiên, trong SGK vẫn còn một số nội dung khó được giới thiệu quá sớm. 35
  5. Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương Ví dụ, trong bài học đầu tiên về tập làm văn Kể chuyện (sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 11), sau phần Nhận xét và phần Ghi nhớ: “Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa” ở phần Luyện tập có bài tập sau: Bài tập 1: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con, vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó. Bài tập 2: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện. Ở bài tập 1, học sinh phải xây dựng cốt truyện theo tình huống rồi kể lại - về bản chất đây là kể chuyện đã tham gia. Ở bài tập 2, học sinh có nhiệm vụ nêu các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện. Học sinh chỉ làm được bài tập 2 sau khi đã làm được bài tập 1. Nhưng thực tế dạy học cho thấy học sinh người dân tộc thiểu số thường không làm được bài tập 1. Như vậy, với học sinh người dân tộc thiểu số, yêu cầu của hai bài tập trên là quá khó. Nhìn chung, học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số thực hiện nhiệm vụ kể chuyện đã nghe, đã đọc thuận lợi hơn so với kể chuyện đã chứng kiến, tham gia. Bởi vậy, ở tiết đầu tiên học cách làm bài văn kể chuyện, để giúp học sinh tập trung vào nhiệm vụ “định hình” về cách làm bài, chỉ nên yêu cầu kể lại một câu chuyện các em đã nghe, đã đọc (ưu tiên chọn truyện dân gian của các dân tộc thiểu số), kể chuyện đã chứng kiến tham gia nên để ở những tiết cuối của chương trình, khi học sinh đã có kĩ năng làm bài văn kể chuyện. Dựa vào mục tiêu dạy học, dựa vào yêu cầu chuẩn kỹ năng làm văn kể chuyện và dựa vào thực tế dạy học, theo chúng tôi, có thể sắp xếp, điều chỉnh nội dung 19 tiết tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số như sau: Tuần 1: - Tiết 1: Dàn ý chung của bài văn kể chuyện: - Giới thiệu dàn ý chung / - Yêu cầu HS đọc 1 bài văn kể chuyện, trả lời câu hỏi để tóm tắt thành dàn ý. - Tiết 2: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện: - Cho một đề tập làm văn yêu cầu kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc đơn giản, quen thuộc với học sinh (ưu tiên chọn truyện cổ dân gian của các dân tộc thiểu số). /- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài, dựa vào dàn ý chung để lập dàn ý chi tiết. Tuần 2: - Tiết 1: Viết bài văn kể chuyện: - Lưu ý học sinh dựa vào dàn ý đã lập ở tiết trước để viết bài. / - Hướng dẫn học sinh đọc lại, sửa lỗi và hoàn chỉnh bài làm. - Tiết 2: Trả bài văn kể chuyện: - Trọng tâm nhận xét: bài văn rõ bố cục ba phần, kể được câu chuyện trọn vẹn theo diễn biến của truyện (có thể chỉ kể đơn giản, kể những ý chính). Tuần 3: - Tiết 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện: - Cho một đề 36
  6. Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số tập làm văn yêu cầu kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài, lập dàn ý sơ lược và dàn ý chi tiết. - Tiết 2: Luyện tập viết đoạn mở bài cho bài văn kể chuyện: - Hướng dẫn hai cách mở bài theo ghi nhớ - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tr.113. / - Hướng dẫn học sinh thực hành viết mở bài theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Tuần 4: - Tiết 1: Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện: kể hành động của nhân vật: - Hướng dẫn học sinh cách kể hành động của nhân vật theo ghi nhớ - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tr.21. / - Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn kể hành động của nhân vật (luyện viết đoạn văn phần thân bài). - Tiết 2: Luyện tập viết kết bài cho bài văn kể chuyện: - Hướng dẫn hai cách kết bài theo ghi nhớ - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tr.122. / - Hướng dẫn học sinh thực hành viết kết bài theo hai cách: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. Tuần 5: - Tiết 1: Viết bài văn kể chuyện: - Lưu ý học sinh chọn cách mở bài, kết bài, viết phần thân bài gồm hai đoạn văn, hướng dẫn đọc lại, sửa lỗi và hoàn chỉnh bài viết. - Tiết 2: Trả bài văn kể chuyện: - Trọng tâm nhận xét: bố cục ba phần, cách mở bài, cách kết bài, đoạn văn phần thân bài kể các hành động của nhân vật theo diễn biến của truyện, cách dùng từ, viết câu. . . Tuần 6: - Tiết 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện – kể theo lời nhân vật: - Cho một đề tập làm văn yêu cầu kể chuyện đã nghe, đã đọc theo lời của một nhân vật trong truyện. / - Hướng dẫn học sinh luyện tập xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý chi tiết, xác định từ xưng hô phù hợp. - Tiết 2: Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật: - Hướng dẫn hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật theo ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tr.32. / - Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Tuần 7: - Tiết 1: Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện kết hợp tả ngoại hình nhân vật: - Hướng dẫn tả ngoại hình nhân vật: tả gương mặt, hình dáng, trang phục, cử chỉ, giọng nói... / - Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn kể chuyện kết hợp tả gương mặt, hình dáng hoặc trang phục, cử chỉ. . . của nhân vật. - Tiết 2: Viết bài văn kể chuyện: Có thể cho một đề bài mới hoặc yêu cầu học sinh chọn viết lại một bài văn ở những tiết làm bài trước, lưu ý học sinh kể hành động, lời nói, ý nghĩ và kết hợp tả ngoại hình của nhân vật để làm rõ tính cách. Tuần 8: - Tiết 1: Trả bài văn kể chuyện: Trọng tâm nhận xét: tả ngoại hình, kể lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật. - Tiết 2: Luyên tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện được chứng kiến, tham gia: - Cho đề bài yêu cầu kể chuyện đã chứng kiến tham gia (có thể dùng bài tập 1 phần luyện tập – bài Thế nào là kể chuyện? - SGK Tiếng Việt 4 tập 1. / - Hướng 37
  7. Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài, nhớ lại các chi tiết, hành động, tổ chức thành chuỗi sự việc theo trình tự mở đầu – diễn biến – kết thúc, lập dàn ý. Lưu ý học sinh cần chọn lọc, sắp xếp các sự việc sao cho câu chuyện có ý nghĩa. Tuần 9: - Tiết 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đã chứng kiến, tham gia: - Cho đề bài yêu cầu kể chuyện đã chứng kiến tham gia (có thể dùng bài tập 2 phần luyện tập – bài Nhân vật trong truyện - SGK Tiếng Việt 4 tập 1. / - Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài, nhớ lại các chi tiết, hành động, tổ chức thành chuỗi sự việc theo trình tự mở đầu – diễn biến – kết thúc, lập dàn ý. / Lưu ý học sinh cần chọn lọc, sắp xếp các sự việc sao cho câu chuyện có ý nghĩa. - Tiết 2: Viết bài văn kể chuyện đã chứng kiến, tham gia. Lưu ý học sinh viết bài văn rõ bố cục ba phần, sắp xếp các sự việc hợp lí, xác định từ xưng hô phù hợp, câu chuyện cần có ý nghĩa. Tuần 10: - Tiết 1: Trả bài văn kể chuyện: Trọng tâm nhận xét: cách sắp xếp tổ chức các sự việc theo trình tự: mở đầu, diễn biến, kết thúc hợp lí, dùng từ xưng hô phù hợp. 2.2.5. Giúp học sinh hiểu và nhớ những câu chuyện các em sẽ kể trong bài tập làm văn Học sinh người dân tộc thiểu số học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai thường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung truyện. Bởi vậy, khi ra đề tập làm văn, bên cạnh định hướng ưu tiên chọn truyện dân gian của các dân tộc thiểu số, còn cần lưu ý chọn những truyện học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Trước khi học sinh làm bài, giao viên cần có thao tác hỏi lại nội dung truyện, nếu cần, có thể giải thích để học sinh hiểu thêm về nhân vật hoặc chi tiết. . . trong truyện. Ngoài ra, có thể ghi tóm tắt ý chính của truyện làm điểm tựa cho học sinh làm bài thuận lợi. 2.2.6. Giảm độ khó cho các bài hình thành kiến thức tập làm văn kể chuyện Kiến thức về kiểu bài tập làm văn kể chuyện có cơ sở từ những kiến thức về lí luận văn học. Tuy nhiên, những kiến thức đó được đưa vào dạy học sinh lớp 4 với mục đích giúp các em tập viết bài văn kể chuyện theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng. Chúng không nhằm trang bị cho các em kiến thức lí luận văn học, và đương nhiên, cũng không phải để sáng tác truyện hay phân tích, phê bình văn học. Do đó, kiến thức lí luận văn học được đưa vào sách, nếu có, cần được thể hiện dưới dạng bài tập đơn giản dạy học sinh cách làm bài văn kể chuyện. Phần lớn kiến thức về văn kể chuyện đã được đưa vào dạy theo tinh thần này. Tuy nhiên, để giảm khó cho học sinh người dân tộc thiểu số, có thể điều chỉnh thêm hoặc diễn đạt lại một số nội dung để học sinh dễ vận dụng. Ví dụ: kiến thức về cốt truyện, nhân vật, tả ngoại hình của nhân vật. . . 38
  8. Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số 2.2.7. Điều chỉnh các đề bài để gây hứng thú cho học sinh Làm bài văn kể chuyện là tập thực hiện một hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bao giờ cũng gắn với các nhân tố như mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Để viết bài văn, học sinh cần xác định được yêu cầu của đề bài, thực chất là xác định các nhân tố giao tiếp. Ví dụ: - Cần kể chuyện gì? - Kể bằng lời của người kể chuyện hay lời nhân vật nào? - Kể cho ai nghe, ai đọc? - Kể nhằm mục đích gì?... Các nhân tố nêu trên quy định, chi phối việc lựa chọn chi tiết, cách xây dựng cốt truyện, cách mở bài, kết bài, chọn từ xưng hô, chọn từ ngữ, cách diễn đạt. . . Các đề tập làm văn kể chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 chủ yếu mới quan tâm đến nội dung giao tiếp: kể chuyện gì? Một số đề bài đã rõ đối tượng giao tiếp: kể bằng lời của ai? ai kể?. Tuy nhiên, các đề bài chưa quan tâm đúng mức đến mục đích giao tiếp: kể chuyện nhằm mục đích gì?. Những đề bài này chỉ có tính chất gợi ý, nhưng phần lớn giáo viên đã dùng trực tiếp mà không điều chỉnh rõ các nhân tố giao tiếp để giúp HS dễ định hướng hơn khi làm bài. Ví dụ: (1) Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. (2) Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An- đrây-ca. (3) Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một người chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang124) Với các đề tập làm văn như trên, học sinh có thể kể lại được câu chuyện, nhưng không biết rằng cần phải truyền tải cả ý nghĩa của truyện. Do đó, các em không biết chọn lọc các chi tiết, các ý chính hướng tới mục đích của bài văn. Tương tự như vậy, khi diễn đạt thành lời, các em mới chỉ quan tâm tìm lời để “kể” chứ chưa quan tâm đến chọn từ ngữ, chọn lời kể để biểu đạt thái độ, tình cảm, biểu đạt mong muốn của người kể đối với người tiếp nhận. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hứng thú của học sinh khi viết bài văn kể chuyện. Đọc bài văn kể chuyện của học sinh, chúng ta còn thấy đối tượng giao tiếp hầu như rất mờ nhạt. Các em không xác định được mình đang “trò chuyện”, đang kể với ai, đang phải làm cho ai bị lôi cuốn, cảm động hoặc bất bình. . . về sự việc, về nhân vật. Để tạo điều kiện cho học sinh làm bài tốt, với những đề bài chưa rõ đối tượng giao tiếp, chúng ta có thể bổ sung yêu cầu về vai kể, vai tiếp nhận; với những đề bài chưa rõ mục đích giao tiếp, cần bổ sung, làm rõ mục đích của bài văn kể chuyện. Ví dụ có thể điều chỉnh các đề gợi ý trong sách giáo khoa như sau: 39
  9. Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương Đề 1: Em đã được nghe, được đọc nhiều câu chuyện về những người biết thương yêu, quan tâm, chăm sóc người khác, sẵn lòng chia sẻ, thông cảm và giúp người có hoàn cảnh khó khăn. Hãy viết bài văn kể cho các em học sinh lớp 2 một trong những câu chuyện đó để các em thấy rằng những người có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý trọng. Đề 2: Hãy kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của nhân vật An-đrây-ca kể cho các bạn để chia sẻ nỗi ân hận. Đề 3: Bằng lời kể đầy thán phục của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa, em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. Bên cạnh việc bổ sung yêu cầu về đối tượng giao tiếp cho đề bài, cũng có thể tạo điều kiện cho học sinh tự chọn đối tượng giao tiếp bằng những câu hỏi gợi mở. Ví dụ: Em muốn kể lại câu chuyện, muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về truyện, về nhân vật với ai?... Có thể khẳng định, nếu trong đề bài tập làm văn có các nhân tố giao tiếp rõ ràng thì học sinh sẽ nắm được nhiệm vụ, sẽ có động lực và hứng thú làm bài văn hơn. Vì vậy, bài văn kể chuyện của các em sẽ có sức thuyết phục hơn, hay hơn. 2.2.8. Điều chỉnh cách đánh giá bài văn kể chuyện của học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh vùng khó khăn Việc đánh giá bài làm văn kể chuyện của học sinh cần dựa trên yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng về tập làm văn kể chuyện ở lớp 4 và cần được vận dụng phù hợp với học sinh người dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, ở những bài viết đầu, có thể chấp nhận độ dài chỉ khoảng 8 đến 10 câu, câu văn đúng nhưng có thể chưa hay, chưa sinh động; bài văn rõ bố cục ba phần nhưng cách mở bài, kết bài có thể đơn giản. Ở những bài viết sau, yêu cầu sẽ được nâng dần lên để học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số có thể tiến dần tới chuẩn kĩ năng làm văn kể chuyện. 3. Kết luận Để có thể nâng cao chất lượng dạy tập làm văn kiểu bài kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiếu số, cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như sắp xếp học liên tục 19 tiết tập làm văn kể chuyện, ra đề tập làm văn rõ các nhân tố giao tiếp để tạo hứng thú cho học sinh khi làm bài, chọn thực hành kể những câu chuyện gần gũi với học sinh dân tộc. . . Bên cạnh đó, theo chúng tôi, một trong những biện pháp quan trọng là điều chỉnh nội dung dạy học, ưu tiên thực hành luyện tập kĩ năng làm bài văn kể chuyện theo quy trình sản sinh lời nói; chuyển các bài dạy hình thành kiến thức về dạng hướng dẫn cách làm bài và luyện tập thực hành. Làm như vậy hoàn toàn phù hợp với định hướng dạy tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp, phù 40
  10. Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số hợp với mục đích học kiểu bài tập làm văn kể chuyện nói riêng và mục đích học tiếng Việt nói chung; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm học tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, 1996. Phương pháp dạy học Tiếng Việt. Nxb Giáo dục. [2] Lê A, Mông Ký Slay, Đào Nam Sơn, 1993. Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học. Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo viên. [3] Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, 2006. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. Nxb Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Quang Ninh, 1995. Quan điểm giao tiếp và việc dạy học Tập làm văn. TC Nghiên cứu Giáo dục, số 1, tr.23-24. [5] Nguyễn Quang Ninh, 2005. Lý thuyết hoạt động giao tiếp với việc dạy học phần làm văn trong Tiếng Việt 4. TC Giáo dục, số 5. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông: Cấp Tiểu học. Nxb Giáo dục [7] Hoàng Cao Cương, 2007. Tổng quan dạy và học tiếng thứ hai. Chương trình "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng khó khăn". ABSTRACT Teaching grade-4 pupils of ethnic minorities living in disadvantaged areas to learn narrative style Teaching Grade 4 pupils from ethnic groups living in remote and rural areas to learn narrative styles shows up many difficulties. Although teachers and pupils have worked and learned hard and positively, the essays of most of the pupils have not achieved the skill standards expected. Therefore, it is essential that teachers are trained in the skill standards to write narrative for Grade 4 pupils, based on the direction of the textbook programme and creative ideas of the teachers, and direction to teach pupils with suitable methods to set out measures because it can help pupils who live in remote and rural areas to study writing narrative effectively. One of the methods that requires immediate attention is training the teachers to practice skills in writing and so form knowledge and theory. It is necessary to make the topic clearer for pupils. 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2