Thuyết trình môn Văn học 2: Ai có lỗi (Truyện của A-mi-xi)
lượt xem 34
download
Câu chuyện “Ai có lỗi” kể về đôi bạn thân En-ri-cô và Côrét- ti. Trong lớp, hai bạn được xếp ngồi cạnh nhau và chơi với nhau cũng khá thân. Có một lần,En-ri-cô đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti vô tình chạm khuỷu tay vào En-ricô làm cho cây bút nguệch ra một đường trông rất xấu. Cậu ấy nổi giận vì nghĩ rằng Cô-rét-ti vừa nhận được phần thưởng nên tỏ vẻ kiêu căng. Sau đó, En-ri-cô cố tình trả thù bằng cách đẩy Cô-rét-ti một cái đến nổi hỏng hết trang tập viết của bạn . Cô-rét-ti giận đỏ mặt, giơ thước dọa đánh En-ri-cô...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết trình môn Văn học 2: Ai có lỗi (Truyện của A-mi-xi)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN LỚP ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG – BÌNH CHÁNH MÔN : VĂN HỌC 2 GIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUỲNH TRANG NHÓM HỌC VIÊN : NGUYỄN THỊ TRANH NGUYỄN THỊ LỆ DUNG
- TRUYỆN CỦA A-MI-XI AI CÓ LỖI? (Trích)
- TÓM TẮT TÁC PHẨM Câu chuyện “Ai có lỗi” kể về đôi bạn thân En-ri-cô và Cô- rét-ti. Trong lớp, hai bạn được xếp ngồi cạnh nhau và chơi với nhau cũng khá thân. Có một lần,En-ri-cô đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti vô tình chạm khuỷu tay vào En-ri- cô làm cho cây bút nguệch ra một đường trông rất xấu. Cậu ấy nổi giận vì nghĩ rằng Cô-rét-ti vừa nhận được phần thưởng nên tỏ vẻ kiêu căng. Sau đó, En-ri-cô cố tình trả thù bằng cách đẩy Cô-rét-ti một cái đến nổi hỏng hết trang tập viết của bạn . Cô-rét-ti giận đỏ mặt, giơ thước dọa đánh En-ri-cô nhưng thấy thầy giáo nhìn, Cô-rét-ti lại hạ thước xuống và nói: “Lát nữa ta gặp nhau ở cổng”.
- Sau cơn giận, En-ri-cô thấy hối hận và nghĩ rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình thật. Nhìn thấy vai áo Cô- rét-ti sứt chỉ chắc vì cậu ấy đã phải vất vả vác củi giúp mẹ nên En-ri-cô muốn xin lỗi cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm. Tan học,thấy Cô-rét-ti đi theo mình. En-ri –cô đứng lại, rút cây thước dọa đánh bạn nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu và nói: “Ta lại thân nhau như trước đi!”. Từ đó hai bạn trút bỏ giận hờn và tình cảm giữa họ càng thêm gắn bó. Về nhà, En-ri-cô kể cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui và đồng tình với mình. Không ngờ bố lại mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn.”
- PHÂN ĐOẠN Bài văn chia thành 5 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu…kiêu căng Cô-ret-ti vô tình chạm vào khuỷu tay của En-ri-cô +Đoạn 2: Từ: “Lát sau…… ở cổng” Hai bạn nhỏ giận nhau + Đoạn 3:Từ : “Cơn giận… can đảm” En-ri-cô hối hận về việc làm của mình. +Đoạn 4: Từ: “Tan học… trả lời” Hai bạn đã làm lành với nhau + Đoạn 5: Từ: “Về nhà…….đánh bạn” Lời trách mắng của bố.
- NỘI DUNG Bài văn nói về tình bạn giữa En-ri-cô và Cô-ret-ti do hiểu lầm mà giận nhau. Cuối cùng họ đã dũng cảm nhận lỗi và tình bạn ngày thêm bền chặt. +En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn. Khi bạn làm lành, cậu cảm động và ôm chầm lấy bạn. + Cô-rét-ti càng đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn, biết độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
- PHÂN TÍCH Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu muôn vẻ và người xưa cũng đã từng đút kết “ Nhân vô thập toàn”. Vì thế điều cốt lõi là mỗi người phải biết nhìn ra những hạn chế , khuyết điểm để khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn thì đó mới là điều đáng quý. Các bạn nhỏ trong câu chuyện “Ai có lỗi”của nhà văn A-mi-xi đã biết thông cảm, chia sẻ và nhận ra lỗi của mình để cuối cùng tình bạn luôn gắn bó và hiểu nhau hơn. Vốn là người có tính cẩn thận nhưng chưa đạt những thành tích cao nên khi bị Cô-rét-ti chạm khuỷu tay làm cho vở bị bẩn bởi một đường bút nguệch ngoạc, En-ri-cô đâm ra nổi giận với người bạn ngồi bên cạnh của mình mặc dù đó là một sự vô tình. Khác với En-ri-cô, Cô-rét-ti có tính đểnh đoảng nhưng cậu ấy học rất giỏi và vừa nhận được phần thưởng của nhà trường.
- Khi biết mình đã vô tình làm bẩn vở của bạn, Cô-rét-ti đã mỉm cười và thanh minh “ Mình không cố ý đâu!”. Đáp lại lời của bạn là một thái độ bực tức, khó chịu của En-ri-cô. Rõ ràng Cô-rét-ti đã chủ động xin lỗi trước nhưng do En-ri- cô nghĩ rằng người bạn của mình tỏ vẻ kiêu căng khi vừa nhận được phần thưởng. Qua đó ta thấy rằng để nhận xét và đánh giá một con người chúng ta cần phải tìm hiểu thật kĩ, phải có cái nhìn sâu sắc và có óc phán đoán nhạy bén thì mới nhận định đúng vấn đề một cách chính xác. Nếu làm được như thế, thì mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên bao dung và tốt đẹp hơn. Không dừng lại ở đó,En-ri-cô lại cố ý trả thù Cô-rét-ti bằng cách đẩy bạn đến nỗi hỏng cả trang tập viết . Lần này thái độ của Cô-rét-ti không còn giữ được bình tĩnh. “Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa đánh”. Đến đây sự việc sẽ dâng đến cao trào nếu như không có sự xuất hiện của thầy giáo đang thoáng nhìn.
- Chỉ vì nóng vội, ganh tị nhất thời của trẻ con mà En-ri- cô đã tìm cách trả thù bạn. Đây là một hành động nông nổi có thể sẽ làm tổn thương đến thể xác và tinh thần khi hai bạn còn rất nhỏ. Điều nghiêm trọng hơn nữa là giữa En-ri- cô và Cô-rét-ti sẽ phải chịu kỉ luật chỉ vì một mâu thuẫn. Có lẽ chi tiết bất ngờ nhất mà nhà văn A-mi-xi mang đến cho câu chuyện, làm phá tan bầu không khí căng thẳng là hình ảnh vai áo của Cô-rét-ti bị sứt chỉ. Khi nhận thấy điều này, En-ri-cô như đã xóa tan bao hờn giận và ý định đến điểm hẹn tại cổng trường để giải quyết mâu thuẫn giờ đây không còn nữa. En-ri-cô bắt đầu thấy hối hận về những hành động mà mình đã làm. Cậu nghĩ rằng chắc cậu bạn nhỏ của mình đã phải vất vả vác củi giúp mẹ, cuộc sống của bạn chắc sẽ gặp không ít khó khăn. Lẽ ra, En-ri-cô phải hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của bạn, cậu nghĩ rằng mình thật ích kĩ và không đủ can đảm để xin lỗi bạn.
- En-ri-cô đâu biết rằng lúc nào Cô-rét-ti cũng muốn nhường nhịn bạn. Có lẽ do cách nghĩ và nếp sống của gia đình vốn nghèo khó đã rèn luyện cho bạn tính cách ấy chăng? Hành động “Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên” cho thấy En-ri-cô vẫn còn cố chấp như ý định ban đầu.Đến khi Cô-ret-ti cất lên những lời lẽ đầy ý nhị : “Ấy đừng! Ta lại thân nhau như trước đi !” với vẻ mặt và nụ cười thật hiền hậu đã làm cho En-ri-cô ngạc nhiên đến sững người. Vì sao ư? Cô-rét-ti quả thật là cậu bé dũng cảm khi quyết định nhận lỗi và làm hòa cùng bạn. Động từ “ ôm chầm” diễn tả bao cảm xúc dồn nén của sự hờn giận và cảm thông cho hoàn cảnh mà bấy lâu En-ri-cô chưa thấu hiểu cùng bạn.
- Điệp từ “ Không bao giờ !” đầy cảm xúc đã nối liền khoảng cách giữa hai người bạn nhỏ. Đây là chi tiết gây xúc động thật sự cho người đọc sau những hiểu lầm vụn vặt và lòng ganh tị nhỏ nhen. Kết thúc câu chuyện, En-ri-cô đã thấm thía lời trách mắng của bố và cũng từ đây, cậu sẽ có ý thức tốt về mối quan hệ giữa con người trong xã hội. Đặc biệt là tình bạn cao quý và trong sáng giữa En-ri-cô và Cô-rét-ti.
- NGHỆ THUẬT Bài văn là lời tự sự của cậu bé En-ri-cô về tình bạn chân thành suýt bị đánh mất bởi sự hiểu lầm, nóng vội.Câu văn ngắn gọn, súc tích , phân đoạn rõ ràng xen lẫn những câu cảm thán đầy xúc động giúp người đọc cảm nhận như đang quay về với bao kỉ niệm buồn vui của thuở học trò đầy nghịch ngợm nhưng không kém phần hồn nhiên, dễ thương. Qua đó ta như bắt gặp lại hình ảnh của mình ngày ấy. Cách xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi, mang đậm tính nhân văn về tình yêu thương bạn bè, cách giải quyết mâu thuẫn thật dễ thương và cảm động tưởng chừng như đi vào bế tắc, thậm chí là có thể xảy ra bạo lực. Một lần nữa truyện đã giúp ta cảm nhận về thế giới trẻ thơ hồn nhiên trong sáng.
- Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC GIÁO DỤC Một tình bạn đẹp là phải biết thông cảm, chia sẻ và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn thử thách.Tính nóng vội, thiếu xét đoán có thể dẫn đến tình cảm bạn bè đi đến mâu thuẫn và xung đột. Đức tính nhường nhịn, dũng cảm luôn cần thiết cho một tình bạn bền vững. Câu chuyện muốn nhắn gửi đến mọi người nhất là những người làm công tác giáo dục cần bồi dưỡng cho các em những bài học đạo đức về tình bạn, về các mối quan hệ xã hội để thế giới trẻ thơ mãi là niềm vui và đầy ắp tiếng cười trong trẻo./.
- Xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe ! KÍNH CHÚC CÔ VÀ TẬP THỂ LỚP THẬT NHIỀU NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nhập môn trí tuệ nhân tạo - ĐH Đà Lạt
115 p | 1265 | 531
-
Lý thuyết và ứng dụng Nhập môn nghiên cứu dịch thuật: Phần 2
161 p | 367 | 119
-
Bài giảng: Lịch sử xã hội học (Th.S. Ngô Thị Kim Dung)
123 p | 756 | 116
-
GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -2
11 p | 525 | 97
-
Các phương pháp phân tích Bài giảng 9 Trình tự nghiên cứu định lượng cơ bản cho các nghiên cứu
20 p | 430 | 89
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Hảo, PGS.TS. Nguyễn Đình Kháng (đồng chủ biên)
170 p | 284 | 64
-
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 NĂM HỌC 2010- 2011 TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
4 p | 159 | 20
-
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: LỊCH SỬ 10 TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
3 p | 402 | 19
-
Lí luận về con người và vấn đề đào tạo con người cho Công nghiệp hóa hiện đại hóa - 2
8 p | 121 | 19
-
Đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đổi mới - 2
6 p | 107 | 17
-
LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ VẤN ĐỀ KIỂM ĐỊNH
11 p | 122 | 12
-
Đổi mới giáo dục và đào tạo - xây dựng những người hạnh phúc: phần 2 - phan dũng
700 p | 85 | 9
-
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2009-2010) MÔN LỊCH SỬ, KHỐI 10 TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
3 p | 116 | 6
-
Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX: Phần 1
267 p | 41 | 6
-
Đánh giá chất lượng ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan môn Nhân học đại cương bằng mô hình RASCH và phần mềm QUEST
13 p | 63 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn