intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dậy thì sớm (E30.1)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Dậy thì sớm (E30.1)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân, phân loại, cách tiếp cận, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dậy thì sớm (E30.1)

  1. DẬY THÌ SỚM (E30.1) 1. ĐỊNH NGHĨA Dậy thì sớm khi xuất hiện những đặc tính sinh dục thứ phát ở trẻ trai trước 9 tuổi và trẻ gái trước 8 tuổi. Bảng 1. Các giai đoạn phát triển sinh dục theo tuổi (MARSHALL & TANNER) Phát triển cơ quan Phát triển vú Phát triển lông Giai sinh dục ngoài (nữ) mu đoạn (nam) (Tuổi) (Tuổi) (Tuổi) Không sờ thấy 1 Không có Tiền dậy thì tuyến vú Có nụ vú Vài lông/môi Tinh hoàn tăng kích Quầng vú hơi 2 lớn hay bìu thước, bìu sậm màu nhô và hơi nở (11,5) (12) rộng (11) Quầng vú & vú Lông lan lên nở rộng (bờ Dương vật tăng kích 3 vùng mu không phân biệt) thước (13) (12,5) (12) Lông dạng Quầng vú & núm Dương vật và tinh người lớn 4 vú nở rộng và hoàn tiếp tục tăng nhưng ít dày nhô lên (13) kích thước (14) (13) Lông dạng Dương vật, bìu, tinh Vú phát triển 5 người lớn hoàn dạng trưởng hoàn toàn (15) (14) thành (15) 289
  2. 2. NGUYÊN NHÂN- PHÂN LOẠI 2.1. Phân loại - Dậy thì sớm trung ương (dậy thì sớm thật sự): do hoạt động sớm trục hạ đồi-tuyến yên-sinh dục, phụ thuộc hormone hướng sinh dục. - Dậy thì sớm ngoại biên (dậy thì sớm giả): độc lập với sự kích thích của tuyến yên, không phụ thuộc hormone hướng sinh dục. - Dậy thì sớm một phần (dậy thì sớm riêng lẻ, không hoàn toàn): phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục thứ phát. 2.2. Nguyên nhân - Vô căn. - Khối u thần kinh trung ương: harmatoma, microadenoma, u tuyến yên… - Nhiễm trùng thần kinh trung ương. - Do gen. - Phơi nhiễm quá mức hormone sinh dục. 3. CÁCH TIẾP CẬN 3.1. Hỏi bệnh sử - Lý do khám bệnh: vú to, có lông mu, lông nách, tiết dịch âm đạo, có kinh... - Triệu chứng: các triệu chứng xuất hiện, trình tự xuất hiện triệu chứng, tốc độ tăng trưởng chiều cao… - Tiền căn: bệnh lý thần kinh trung ương (u, chấn thương, viêm nhiễm, xạ trị...), tăng sinh thượng thận bẩm 290
  3. sinh, suy giáp, u buồng trứng, u thượng thận, u tinh hoàn, tiền căn tiếp xúc với estrogen hoặc androgen ngoại sinh... tiền căn dậy thì của cha, mẹ và các anh chị em trong gia đình. 3.2. Khám lâm sàng - Đo chiều cao, cân nặng, tốc độ phát triển chiều cao (cm/năm), so sánh với biểu đồ tăng trưởng. - Đánh giá phát triển sinh dục thứ phát: đường kính mô tuyến vú, thể tích tinh hoàn và kích thước dương vật, phát triển lông mu... - Nguyên nhân: soi đáy mắt phù gai thị (tăng áp lực nội sọ), khám thị trường bị giới hạn (u thần kinh trung ương), da có dát màu cà phê sữa (hội chứng McCune-Albright). 3.3. Cận lâm sàng v Xét nghiệm chẩn đoán - FSH, LH/máu, estradiol/máu (nữ), testosterone/máu (nam). - X quang xương bàn tay-cổ tay: đánh giá tuổi xương. - Siêu âm bụng: kích thước tử cung, buồng trứng, tinh hoàn. Tìm nang, u buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận. - Dấu hiệu gợi ý dậy thì tiến triển: + Tuổi xương > tuổi thật 1 tuổi. + Đặc tính sinh dục thứ phát chuyển độ nhanh trong 3- 6 tháng. + Chiều cao tăng > 6 cm/năm. + Tử cung: chiều cao > 34 mm, thể tích > 2 ml, có nội mạc. 291
  4. - Đối với trẻ trai, có dậy thì sớm, cần tích cực tìm nguyên nhân. - Test kích thích bằng aGnRH: khi lâm sàng dậy thì sớm tiến triển, cần làm thêm test GnRH để chẩn đoán phân biệt dậy thì sớm trung ương và ngoại biên. + Liều GnRH agonist 100 µg/lần, tiêm dưới da. + Xét nghiệm FSH, LH vào thời điểm trước khi tiêm 30 phút sau khi tiêm để tìm đỉnh LH, FSH. Nếu làm lại test lần 2, 3, cần lấy máu vào 3 thời điểm (30 phút, 60 phút và 120 phút). + Dậy thì sớm ngoại biên: mức LH và FSH ban đầu thấp và không tăng sau khi kích thích bằng GnRH agonist. + Dậy thì sớm trung ương tiến triển: FSH, LH ban đầu thường ở ngưỡng dậy thì và sẽ tăng khi kích thích GnRH. Đỉnh LH ≥ 5,74 mIU/mL gợi ý dậy thì sớm trung ương. + Có thể không cần thực hiện test và điều trị aGnRH tác dụng dài luôn khi trẻ có biểu hiện: § Dậy thì sớm tiến triển (lâm sàng và tuổi xương) và LH nền ngẫu nhiên ≥ 0,84 mUI/mL. § Dậy thì sớm và LH nền ≥ 2,71 mUI/ml. v Xét nghiệm tìm nguyên nhân - Dậy thì sớm trung ương: MRI tuyến yên có cản từ nếu: + Bé gái dậy thì sớm trước 6 tuổi. + Nghi ngờ có bất thường não ở trẻ > 6 tuổi, nếu trẻ có: dậy thì sớm tiến triển nhanh, suy đa tuyến, tăng áp lực nội sọ, thần kinh định vị… 292
  5. + Tất cả trẻ trai được chẩn đoán dậy thì sớm. - Dậy thì sớm ngoại biên: testosterone, estradiol, cortisol, DHEAS, 17-hydroxyprogesterone, hCG/máu, siêu âm bụng, siêu âm tinh hoàn. 3.4. Chẩn đoán Trung ương Ngoại biên Một phần Đặc điểm + Đặc tính sinh + + nhiều đặc dục thứ phát nhiều đặc tính đơn độc tính Tăng tốc độ > 6 cm/năm + - tăng trưởng > 1 tuổi so với Bình Tuổi xương Tăng tuổi thật thường Estradiol, Bình Testosterone Tăng Tăng thường máu* LH/máu > 0,3 < 0,3 < 0,3 (mUI/ml) Đỉnh LH > 6 Đỉnh LH thấp Đỉnh LH LH/FSH > 0,66 LH/FSH < thấp Test GnRH 0,66 LH/FSH < 0,66 Tăng kích thước Tử cung tăng Bình Siêu âm bụng tử cung, có nội kích thước, thường mạc có nội mạc Bất thường hoặc Bình thường Bình MRI tuyến yên bình thường thường Nang, u CT bụng Bình thường/ buồng trứng, Bình (không bắt nang buồng u thượng thường buộc) trứng thận, tinh hoàn 293
  6. - Tăng testosterone: > 0,5 ng/ml (bình thường < 0,2 ng/ml). - Tăng estradiol: > 20 pg/ml (ngưỡng trước dậy thì < 20 pg/ml). 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập viện - Dậy thì sớm chẩn đoán lần đầu: nhập viện xác định nguyên nhân. - Một số trường hợp dậy thì sớm đang điều trị ngoại trú kém đáp ứng (sau ít nhất 4 tháng điều trị): đặc tính sinh dục thứ phát và tuổi xương vẫn tiến triển nhanh à Nhập viện + Test kích thích bằng aGnRH đánh giá hiệu quả điều trị. 4.2. Khám chuyên khoa Chuyển khám Thận-Nội tiết khi nghi ngờ trẻ dậy thì sớm. 4.3. Điều trị ngoại trú v Điều trị đặc hiệu với đồng vận GnRH - Chỉ định: + Dậy thì sớm trung ương ở trẻ dưới 6 tuổi. + Dậy thì sớm trung ương tiến triển ở các lứa tuổi lớn hơn có đe dọa chiều cao cuối cùng (chiều cao tiên đoán < bách phân vị thứ 5). + Dự phòng những rối loạn tâm lý đối với các trẻ nhạy cảm. - Liều lượng: có thể sử dụng 1 trong 2 dạng. + aGnRH mỗi tháng: Triptoreline (Diphereline®) 3,75 mg/ống, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. 294
  7. + Liều khởi đầu: § Dưới 20 kg: 50 mcg/kg, hay 1,875 mg (1/2 ống), mỗi 4 tuần. § Trên 20 kg: 3,75 mg (1 ống) mỗi 4 tuần. + Một số trường hợp có thể tiêm mỗi 3 tuần hoặc tăng liều điều trị mỗi tháng nếu nghiệm pháp ức chế gonadotropine không đạt hiệu quả. + aGnRH dạng phóng thích chậm mỗi 3 tháng: Triptoreline 11,25 mg tiêm bắp mỗi 3 tháng. - Khi nào ngưng điều trị: + Tuổi thật 10-11 tuổi ở trẻ gái, 11-12 tuổi ở trẻ trai. + Ngưng điều trị aGnRH cần cân nhắc theo từng cá thể dựa vào tuổi, tuổi xương, chiều cao, chiều cao dự đoán, hoàn cảnh xã hội và tâm lý của trẻ. Khi ngưng điều trị, sự phát triển dậy thì về lâm sàng và sinh học sẽ được lặp lại sau 6 tháng-1 năm. v Điều trị nguyên nhân - Dậy thì sớm trung ương: + Bướu thần kinh trung ương: phẫu thuật, xạ trị. + Vô căn hoặc dậy thì sớm trung ương thứ phát sau sử dụng corticoid sinh dục: dùng chất đồng vận GnRH. - Dậy thì sớm ngoại biên: tùy thuộc vào bệnh nguyên + Phẫu thuật: bướu buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận. + Tăng sinh thượng thận bẩm sinh: Hydrocortisone. + Một vài trường hợp Tăng sinh thượng thận bẩm sinh có biểu hiện dậy thì sớm trung ương do phơi nhiễm quá mức hormone sinh dục. Nếu bệnh nhân có biểu 295
  8. hiện dậy thì sớm trung ương tiến triển, thì có chỉ định điều trị với aGnRH. + Hội chứng McCune - Albright: sử dụng thuốc ức chế sự chuyển Estrogen từ Androgen nhờ ức chế men acromatase (Letrozole, Anastrozole), Ketoconazole (ức chế tổng hợp androgen), Tamoxifen (chất đối vận estrogen) có thể có hiệu quả, tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này vẫn trong vòng nghiên cứu và theo dõi. - Dậy thì sớm một phần: không điều trị, theo dõi định kỳ mỗi 3 tháng. + Theo dõi hàng tháng: theo dõi chiều cao, tốc độ tăng trưởng các đặc tính sinh dục. + Theo dõi sau 6 tháng đánh giá hiệu quả điều trị: dựa vào lâm sàng (các đặc tính sinh dục thứ phát ngưng tiến triển), và các xét nghiệm máu để đánh giá quá trình dậy thì: tuổi xương, LH, FSH, estradiol, testosterone… § Nếu lâm sàng có đáp ứng: quá trình dậy thì chậm lại, ngưng tiến triển à tiếp tục điều trị. § Nếu lâm sàng biểu hiện dậy thì tiến triển, tuổi xương tiến triển à xem xét làm test kích thích bằng aGnRH lại để đánh giá hiệu quả (xem xét tăng liều thuốc hoặc rút ngắn khoảng cách giữa các liều điều trị). § Test kích thích bằng aGnRH sau điều trị aGnRH: § Nếu LH > 4 mUI/ml: liều điều trị chưa đủ, cần tăng liều hoặc rút ngắn khoảng cách thời gian giữa 2 liều chích. 296
  9. § Nếu LH < 2,5 mUI/ml có độ nhạy 100% và đặc hiệu 88% về khả năng ức chế dậy thì. + Theo dõi mật độ xương và bổ sung canxi, vitamine D trong lúc điều trị aGnRH. § Mật độ xương có thể giảm nhẹ lúc điều trị và hồi phục sau khi ngưng thuốc. 297
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2