intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học - thách thức và giải pháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này một lần nữa khẳng định rằng việc đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở bậc tiểu học là hoàn toàn phù hợp và cần thiết vì đây là giai đoạn thích hợp nhất trong cuộc đời một con người để học ngôn ngữ thứ hai. Thông qua đây chúng tôi cũng điểm lại một số khó khăn chính mà các trường tiểu học hiện đang gặp phải trong việc triển khai việc dạy thí điểm chương trình tiếng Anh theo lộ trình của bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học - thách thức và giải pháp

Lê Quang Dũng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 84(08): 129 - 132<br /> <br /> DẠY TIẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC- THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP<br /> Lê Quang Dũng*<br /> Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết này một lần nữa khẳng định rằng việc đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở bậc<br /> tiểu học là hoàn toàn phù hợp và cần thiết vì đây là giai đoạn thí ch hợp nhất trong cuộc đời một<br /> con người để học ngôn ngữ thứ hai. Thông qua đây chúng tôi cũng điểm lại một số khó khăn chí nh<br /> mà các trường tiểu học hiện đang gặp phải trong việc triển khai việc dạy thí điểm chương trình<br /> tiếng Anh theo lộ trì nh của bộ Giáo dục và Đào tạo . Trên cơ sở đó , chúng tôi đề xuất một số giải<br /> pháp với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo giáo viên tiếng Anh đó là xây dựng chương<br /> trình đào tạo về kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh ở bậc học này . Với hy<br /> vọng sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải .<br /> Từ khóa: khó khăn- giải pháp- dạy tiếng Anh tiểu học<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ *<br /> Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh ở bậc<br /> Tiểu học đang thu hút được rất nhiều sự quan<br /> tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong<br /> xã hội ; các trường tiểu học , trung học phổ<br /> thông, các bậc phu huynh cũng như các nhà<br /> quản lý và hoạch định chiến lược giáo dục.<br /> Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quyết tâm<br /> xây dưng một đội ngũ nhân lực có chất lượng<br /> cao về ngoại ngữ (triển khai với tiếng Anh<br /> trước, sau đó với các ngoại ngữ khác ) thông<br /> qua đề án “ Dạy và h ọc ngoại ng ữ trong hệ<br /> thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –<br /> 2020” gọi tắt là đề án 2020. Trong đó đặc<br /> biêt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy<br /> và học tiếng Anh ở bậc Tiểu học<br /> (từ lớp 3<br /> đến lớp 5).<br /> Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc thực hiện<br /> đề án 2020, trong đó bao gồm hai nhóm<br /> chính: Một là việc dạy và học tiếng Anh đối<br /> với bậc học này có quá sớm ? Hai là , cần có<br /> những điều kiện gì để việc dạy và học tiếng<br /> Anh từ bậc học này đạt hiệu quả cao nhất?<br /> Trong khuôn khổ bài viết này , chúng tôi xin<br /> chia sẻ một số nghiên cứu đã được tiến hành<br /> ở các nước phát triển về việc giảng dạy và<br /> học tập ngoại ngữ đối với lứa tuổi này , đồng<br /> thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phần<br /> nào tháo gỡ những khó khăn trong việc giảng<br /> dạy và học tập tiếng Anh ở bậc tiểu học sao<br /> *<br /> <br /> cho học phù hợp với điều kiện kinh tế , xã hội<br /> tại Việt Nam.<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> Đối với nhóm ý kiến thứ nhất , cho rằng việc<br /> giảng dạy và học tập tiếng Anh bắt đầu từ lớp<br /> 3 là chưa cần thiết vì ở lứa tuổi này học sinh<br /> còn phải học các môn học cơ bản khác như<br /> Toán hay tiếng Việt . Hơn nữa việc học tiếng<br /> Anh quá sớm sẽ phần nào ảnh hưởng đến<br /> năng lực tiếng mẹ đẻ của học sinh ở bậc học<br /> này. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận đị nh mang tí nh<br /> chủ quan của một bộ phận giáo viên và phụ<br /> huynh học sinh trước việc con em họ phải chị u<br /> một áp lực lớn về các môn học tại trường.<br /> Trong vòng 50 năm trở lại đây , các nghiên<br /> cứu trên phạm vi toàn thế giới đã khẳng đị nh<br /> việc học ngoại ngữ khi còn nhỏ không những<br /> không ảnh hưởng đến năng lực tiếng mẹ đẻ<br /> mà còn có rất nhiều tác dụng tích cực đến<br /> năng lực ngôn ngữ sau này.<br /> Tatiana [8, p.50] đã khẳng đị nh rằng trẻ em<br /> khi học ngoại ngữ sẽ đạt được những tiến bộ<br /> vượt trội hơn so với người lớn đặc biệt trong<br /> việc phát triển khả năng giao tiếp lưu loát<br /> .<br /> Điều đó có nghĩ a là khi phát âm sẽ không có<br /> sự khác biệt quá lớn so với người bản ngữ<br /> .<br /> Một nghiên cứu tại Mỹ so sánh trẻ em nhập<br /> cư và người trưởng thành nhập cư vào quốc<br /> gia này đã chứng minh rằng nhân tố lứa tuổi<br /> đóng vai trò quan trọng trong việc xác đị nh<br /> người học sẽ phát âm giống hay khác với<br /> người bản ngữ . Một nghiên cứu khác được<br /> <br /> Tel: 0913547905; Email: huonghadung@yahoo.com<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 129<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Quang Dũng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> tiến hành với 46 người nhập cư là người<br /> Trung Quốc và Hàn Quốc từ 3 đến 36 tuổi<br /> đã cho thấy những người nhập cư khi còn<br /> trẻ có năng lực tiếng Anh tốt hơn và ổn định<br /> hơn so với những người nhập cư ở tuổi<br /> trưởng thành [8].<br /> Vậy, tại sao trẻ em học ngoại ngữ tốt hơn<br /> người lớn ? Giải thích theo Lenneberg , một<br /> nhà ngôn ngữ học và thần kinh học ng ười Mỹ<br /> gốc Đức , thì đó là do gene bẩm sinh trong<br /> việc học một ngôn ngữ . Điều này giống như<br /> một em bé khi sinh ra đã có sẵn khả năng học<br /> tiếng mẹ đẻ . Tuy nhiên , khả năng bẩm sinh<br /> này không tồn tại trong suốt cuộc đời một con<br /> người mà nó sẽ biến mất sau một thời điểm ,<br /> thời điểm đó được gọi là thời điểm thuận lợi<br /> nhất để thụ đắc ngôn ngữ<br /> (Critical Period ).<br /> Đối với con người thời điểm này sẽ kết thúc<br /> sau tuổi dậy thì (12-13 tuổi) [2] Giai đoạn<br /> phát triển này được biết đến bằng cụm từ<br /> „những cánh cửa cơ hội‟<br /> (windows of<br /> opportunity). Nếu vì một lý do gì đó<br /> , một<br /> người không tận dụng được cơ hội của mì nh<br /> thì sẽ không còn cơ hội phát triển trong những<br /> năm sau của cuộc đời.<br /> Quay trở lại đề án 2020, việc chí nh phủ phê<br /> duyệt đề án giảng dạy tiếng Anh từ bậc tiểu<br /> học là một chủ trương đúng đắn nhằm đổi<br /> mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ<br /> trong hệ thống giáo dục quốc dân và<br /> hoàn<br /> toàn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế<br /> trong một tương lai gần . Điều này đã được<br /> khẳng đị nh trong dự thảo chương trì nh tiếng<br /> Anh tiểu học:<br /> “Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ<br /> quốc tế thông dụng nhất trên thế giới hiện<br /> nay. Học tiếng Anh ở tiểu học giúp học sinh<br /> hình thành và phát triển năng lực giao tiếp<br /> bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe,<br /> nói, đọc, viết. Đồng thời, việc học tiếng Anh<br /> là một trong những điểm khởi đầu góp phần<br /> cho việc hình thành và phát triển kĩ năng học<br /> tập suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai<br /> và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa –<br /> xã hội. Hơn nữa, học tiếng Anh ở tiểu học còn<br /> tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng<br /> Anh ở các bậc học tiếp theo cũng như học<br /> các ngôn ngữ cần thiết khác trong tương<br /> lai…” [nguồn 9]<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 84(08): 129 - 132<br /> <br /> NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC<br /> TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 2020 – BẬC TIỂU<br /> HỌC- TẠI VIỆT NAM<br /> Điều kiện giảng dạy, cơ chế và đãi ngộ<br /> Rất nhiều trường tiểu học trên cả nước đã tiến<br /> hành dạy thí điểm tiếng Anh từ lớp 3 năm học<br /> 2010-2011 (Thành phố Hồ Chí Minh<br /> : 9<br /> trường, thành phố Hà Nội : 8 trường và tỉ nh<br /> Hòa Bình trong năm học 2011-2012 sẽ có 43<br /> trường dạy thí điểm ). Tuy nhiên , vấn đề mà<br /> các trường tiểu học gặp phải: Một là, biên chế<br /> (theo quy đị nh mỗi trường có 01 giáo viên<br /> trong biên chế ) số còn lại phải hợp đồng với<br /> mức lương thấp vậy nên rất khó thu hút giáo<br /> viên. Hai là , cơ sở vật chất . Hầu hết các<br /> trường tiểu học chưa đáp ứng được cơ sở vật<br /> chất để tiến hành các hoạt động phù hợp với<br /> lứa tuổi này (phòng học , sân chơi , giáo cụ<br /> trực quan … ). Ba là , trình độ giáo viên tại<br /> một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br /> Đội ngũ giáo viên<br /> Tính đến t rước năm 2008, hầu hết các đơn vị<br /> đào tạo giáo viên ngoại ngữ chỉ dành một thời<br /> lượng khiêm tốn trong chương trì nh giảng<br /> dạy để cung cấp kiến thức về phương pháp<br /> giảng dạy cho giáo sinh (2 học kỳ của những<br /> năm cuối ). Mảng kiến thức về phương pháp<br /> này chỉ tập trung vào phương pháp giảng dạy<br /> tiếng Anh nói chung mà chưa chú trọng vào<br /> yếu tố lứa tuổi . Trọng tâm của mảng kiến<br /> thức này là kỹ năng giảng dạy các bì nh diện<br /> ngôn ngữ (Ngữ pháp , ngữ âm, từ vựng ), các<br /> kỹ năng ngôn ngữ (Nghe, Nói, Đọc, Viết) và<br /> cách soạn giáo án. Số giáo viên này sau khi ra<br /> trường có thể đảm nhiệm tốt công tác giảng<br /> dạy tại các trường trung học phổ thông hoặc<br /> trung học cơ sở . Tuy nhiên, khi phải làm việc<br /> với nhóm đối tượng là học sinh tiểu học thì vô<br /> cùng lúng túng vì họ chưa được trang bị các<br /> kiến thức về tâm lý của lứa tuổi này cũng như<br /> các nguyên tắc giảng dạy cho nhóm đối tượng<br /> này một cách bài bản.<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> <br /> 130<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Quang Dũng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Để giải quyết được những khó khăn như đã<br /> nêu ở trên chúng ta cần có thời gian cũng như<br /> sự tham gia tí ch cực của nhiều cơ quan chức<br /> năng. Tuy nhiên , đứng ở góc độ một đơn vị<br /> đào tạo giáo viên tiếng Anh chúng tôi chỉ tập<br /> chung vào các giải pháp đào tạo nguồn giáo<br /> viên cho bậc học này với hy vọng góp sức<br /> mình vào công cuộc chung của Đảng và Nhà<br /> nước trong quá trì nh đào tạo nguồn nhân lực<br /> có trình độ ngoại ngữ cho đất n<br /> ước trong<br /> tương lai.<br /> Giải pháp trước mắt<br /> Để giải quyết vấn đề đội ngũ giáo viên tiếng<br /> Anh tại các trường tiểu học hiện nay<br /> , Hội<br /> đồng Anh (British Council) đã phát triển dự<br /> án Access English kéo dài 4 năm phối hợp<br /> với Bộ Giáo dục tại 9 quốc gia thuộc khu vực<br /> Đông Á: Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,<br /> Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan,<br /> Thái Lan và Việt Nam. Trong khuôn khổ dự<br /> án, Hội đồng Anh tiến hành các hoạt động hỗ<br /> trợ các nhà hoạch đị nh chí nh sách , hỗ trợ các<br /> giảng viên và trực tiếp hỗ trợ các giáo viên ở<br /> bậc trung học phổ thông. [nguồn 10].<br /> Ngoài ra , các địa phương cũng đã phối hợp<br /> với các cơ sở đào tạo tổ chức nhiều khóa tập<br /> huấn cho giáo viên tiếng Anh về phương pháp<br /> giảng dạy cũng như các kỹ năng cần thiết khi<br /> làm việc với nhóm đối tượng này . Việc làm<br /> này cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề<br /> về trì nh độ của giáo viên tiếng Anh tại các<br /> trường tiểu học đang dạy thí điểm môn tiếng<br /> Anh từ lớp 3. Tuy nhiên , về lâu dài , chúng ta<br /> cần đầu tư một cách bài bản cho đối tượng<br /> giáo sinh ngành sư phạm tiếng Anh về<br /> phương pháp dạy học môn tiếng Anh cho<br /> tiểu học .<br /> Giải pháp bền vững<br /> Để giải quyết dứt điểm v ấn đề thiếu giáo viên<br /> tiếng Anh cho tiểu học , theo chúng tôi các cơ<br /> sở đào tạo cần xây dựng chương trì nh đào tạo<br /> giáo viên cho bậc học này . Trong đó cần tập<br /> trung vào:<br /> - Khối kiến thức về tâm lý cho lứa tuổi này<br /> Người giá o viên cần nắm bắt được đặc điểm<br /> cũng như khả năng phát triển ngôn ngữ của<br /> trẻ ở giai đoạn này . Halliwell [1, p.3] đã<br /> khẳng đị nh “trẻ em không đến lớp học với cái<br /> đầu rỗng tuếch . Chúng mang trong đầu tất cả<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 84(08): 129 - 132<br /> <br /> những gì được gọi là bản năng , kỹ năng và<br /> những điều kiện cần thiết cho việc học một<br /> ngôn ngữ mới”. Piaget khi phát triển lý thuyết<br /> về sự hì nh thành nhận thức trẻ em đã chia<br /> thành bốn giai đoạn . Giai đoạn 1: Thời kỳ<br /> giác động (sensori-motor) từ 0-2 tuổi. Giai<br /> đoạn 2: Thời kỳ tiền thao tác (pre-operational)<br /> từ 2-7 tuổi. Giai đoạn 3: Thời kỳ thao tác cụ<br /> thể (concrete operational) từ 7-12 tuổi. Ở giai<br /> đoạn này trẻ em có khả năng phân loại và sắp<br /> xếp đồ vật the o thứ tự . Cũng trong giai đoạn<br /> này, trẻ em đã hình thành khả năng tư duy<br /> logic và hệ thống. Theo nhiều chuyên gia, đây<br /> là giai đoạn tốt nhất để tiếp thu một ngôn ngữ<br /> mới. Giai đoạn 4: Thời kỳ thao tác chuẩn mực<br /> (formal operational) từ 12 tuổi trở lên [4].<br /> Wendy & Jayne [6] [ 3] đã chia lứa tuổi này<br /> thành hai nhóm.<br /> Nhóm 1 từ 5 đến 7 tuổi. Đặc điểm của lứa<br /> tuổi này là chúng có thể:<br /> - Nói về những việc chúng đang làm<br /> - Nói cho bạn biết những điều chúng đã làm<br /> hoặc đã nghe thấy<br /> - Tranh luận về một điều gì đó và nói cho bạn<br /> biết vì sao chúng lại nghĩ những điều chúng<br /> đang nghĩ .<br /> -…<br /> Nhóm 2 từ 8 đến 10 tuổi. Đặc điểm của nhóm<br /> này là chúng:<br /> - Đã sắp trưởng thành,<br /> - Đã hì nh thành các khái niệm cơ bản<br /> - Hỏi nhiều câu hỏi để khám phá thế giới<br /> - Có quan điểm rõ ràng về những điều chúng<br /> thích hoặc không thích<br /> - Có khả năng làm việc cùng nhau và học hỏi<br /> lẫn nhau.<br /> -…<br /> - Khối kiến thức về phương pháp giảng dạy<br /> ngôn ngữ<br /> Việc dạy các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh<br /> tiểu học cần nhì n nhận dưới góc độ lứa tuổi .<br /> Chúng ta không thể áp dụng theo cách chúng<br /> ta vẫn làm với người trưởng thành . Shin [7]<br /> đã đề cập các nguyên tắc trong việc dạy tiếng<br /> Anh cho trẻ em trong đó nhấn mạnh vai trò<br /> của giáo viên trong việc:<br /> 131<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Quang Dũng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - Bổ sung các hoạt động có sự kết hợp giữa<br /> nhà trường và thực tế , các hoạt động kết hợp<br /> với giáo cụ trực quan.<br /> - Để các em tham gia và o việc tạo ra đồ dùng<br /> học tập sinh động.<br /> - Linh hoạt trong việc thay đổi các hoạt động<br /> trên lớp, vì học sinh ở lứa tuổi này khó có thể<br /> tập trung vào một hoạt động trong khoảng<br /> thời gian dài.<br /> - Dạy học theo chủ điểm.<br /> - Sử dụng các câu chuyện , bài hát, thơ ca …<br /> phù hợp với văn hóa của học sinh.<br /> - Tạo thói quen hàng ngày cho học sinh.<br /> -…<br /> - Khối kiến thức về kỹ năng quản lý lớp<br /> học và quản lý hành vi<br /> Giáo viên cần được trang bị kiến thức về các<br /> bước lên lớp , tổ chức lớp học và giải quyết<br /> các tình huống có thể xảy ra trong quá trình<br /> làm việc với học sinh. Bao gồm:<br /> - Bắt đầu tiết học như thế nào<br /> - Sắp xếp bàn ghế trong lớp học để phù hợp<br /> với các loại hì nh hoạt động khác nhau<br /> - Cách giải quyết với các tác động ngoại cảnh<br /> - Tạo ra kỷ luật và nội quy lớp học<br /> - Kết thúc bài học<br /> - Tìm hiểu và ngăn chặn nhũng hành vi không<br /> chuẩn mực của học sinh<br /> - Cách giải quyết khi có học sinh có hành vi<br /> không mong đợi trong lớp học<br /> - Các hình thức động viên , khuyến khí ch khi<br /> các em hoàn thành một nhiệm vụ được giao<br /> - Sử dụng các hì nh thức kỷ luật phù hợp [5]<br /> -…<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 84(08): 129 - 132<br /> <br /> Trong khuôn khổ bài viết này<br /> , chúng tôi<br /> muốn khẳng đị nh lại một lần nữa rằng việc<br /> đưa việc dạy và học tiếng Anh vào bậc tiểu<br /> học là một chủ trương lớn và chính xác của<br /> Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo ra một<br /> thế hệ nhân lực có chất lượng về ngoại ngữ ,<br /> đủ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong<br /> một tương lai gần . Tuy nhiên , để làm được<br /> việc đó chúng ta cần phải giải quyết rất nhiều<br /> vấn đề. Chúng tôi cũng xin chia sẻ một số giải<br /> pháp từ góc nhìn của các đơn vị đào tạo giáo<br /> viên vớ i mong muốn phần nào tháo gỡ được<br /> những khó khăn như đã nêu ở trên.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Halliwell, S. 1992. Teaching English in the<br /> Primary Classroom. Longman<br /> [2]. Lenneberg, E. 1967. Biological Foundation of<br /> Language. New York. John Wiley & Sons<br /> [3]. Moon, J. 2005. Children Learning English.<br /> Macmillan<br /> [4]. Piaget, J. 2001. The Children Conception of<br /> Physical Causality. New Brunswick, NJ .<br /> [5]. Reynolds, D. & D. Muijs 2005. Effective<br /> Teaching – Evidence & Practice. SAGE<br /> Publications<br /> [6]. Scott, W. A. 2002. Teaching English to<br /> Children. Longman<br /> [7]. Shin, K, J. Teaching English to Young<br /> Learners. English Teaching Forum (Vol. 44, No.<br /> 2) published by the U.S. Department of State‟s<br /> Office of English Language Programs.<br /> [8]. Tatiana, G. 2007. Teaching Young Children a<br /> Second Language<br /> [9]. Bộ Giáo dục và Đào tạ o. Dự thảo đề án tiếng<br /> Anh tiểu học<br /> [10]. Hội đồng Anh<br /> <br /> SUMMARY<br /> TEACHING & LEARNING ENGLISH<br /> AT PRIMARY SCHOOLS – CHALLENGES & SOLUTIONS<br /> Le Quang Dung* - Foreign Languages Faculty - TNU<br /> <br /> The article is the answer to those who show doubt about the appropriateness of the teaching and<br /> learning of English at primary schools. We strongly believe that this is the most suitable time to start<br /> leaning English. However, in order to impliment the program on a large scale, there are many of<br /> problems that primary schools are now facing to such as; policy barriers, facilities and the re-education<br /> for high school teachers of English. On the long run, the institutions should focus on the training<br /> programs to create skillul teachers of English at primary schools. It is also what we want to share in this<br /> article.<br /> Key words: Teaching English primary schools- challenges & solutions<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0913547905; Email: huonghadung@yahoo.com<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 132<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2