intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ học toán bằng các tình huống thực tế

Chia sẻ: đinh Thị Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

94
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ có trường học mới cung cấp môi trường học toán cho trẻ. Có rất nhiều cách học toán tự nhiên có thể thực hiện bên trong và bên ngoài gia đình, và cha mẹ là những người thầy đầu tiên tốt nhất của trẻ. Bằng các tình huống thực tế có thể giúp trẻ học Toán tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ học toán bằng các tình huống thực tế

  1. Dạy trẻ học toán bằng các tình huống thực tế
  2. Không chỉ có trường học mới cung cấp môi trường học toán cho trẻ. Có rất nhiều cách học toán tự nhiên có thể thực hiện bên trong và bên ngoài gia đình, và cha mẹ là những người thầy đầu tiên tốt nhất của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ lĩnh hội những khái niệm toán học cơ bản một cách nhẹ nhàng, nhưng có hiệu quả, thông qua các hoạt động trong ngày ở gia đình. Chúng tôi xin giới thiệu một số ý tưởng mà cha mẹ có thể thực hiện ở nhà để giúp đỡ con mình như sau: Thu hút trẻ vào các tình huống toán học thực tế Khi làm công chuyện nhà, bạn có thể giúp trẻ cảm nhận toán học đang hiện diện quanh trẻ.
  3. • Hướng dẫn trẻ bảo quản đồ chơi Nhiệm vụ đầu tiên rất phù hợp với trẻ là cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thường thì trẻ không tự nguyện làm điều này nếu không có sự khuyến khích, nhắc nhở và kỉ luật từ phía người lớn. Cần tập cho trẻ thói quen dọn dẹp sau khi chơi. Cha mẹ có thể mua những cái hộp bằng nhựa trong suốt và dán nhãn trên nắp hộp (được diễn đạt bằng các hình ảnh tượng trưng). Chú ý hướng dẫn cho trẻ cất đồ chơi theo từng loại riêng biệt vào trong các hộp nhựa đó. Qua đó, trẻ học cách đối chiếu đồ chơi thật với hình ảnh trên nắp hộp cũng như học phân loại đồ chơi. • Nấu ăn Nấu ăn là thời điểm tạo ra rất nhiều cơ hội để trẻ học toán và là một hoạt động khá thích thú đối với trẻ. Có thể dạy trẻ đo lường (đo lượng nước, lượng gạo, lượng đường, lượng muối,… cần thiết cho mỗi món ăn…). Làm một món rau trộn đơn giản trẻ sẽ hiểu được khái niệm về một phần và toàn thể. Trẻ nhận thức được kích hước và hình dạng khi chúng xé rau diếp và thái mỏng dưa chuột. Chúng luyện tập đo lường dầu ăn theo giới hạn của muỗng. Trẻ học xếp thứ tự khi chúng thực hiện lần lượt công thức làm món ăn. Ví dụ, thành phần nào cần xếp vào trước nhất, thứ hai, thứ ba… Các bậc cha mẹ khi sửa soạn bữa ăn cùng trẻ, nên củng cố nhận thức của trẻ bằng cách dùng ngôn ngữ toán học như: ½, ¼; miếng, một muỗng; thêm vào hay bớt ra… • Xếp dọn bàn ăn
  4. Khi trẻ lên 5 tuổi, chúng ta có thể đề nghị trẻ phụ dọn bàn ăn, yêu cầu trẻ đếm số người trong nhà để lấy đúng số lượng chén, đũa, muỗng dùng cho cả nhà. Thay vì phải nói với trẻ số lượng đồ dùng cần lấy ra, chúng ta nên đề nghị: “Con hãy xếp bát, đũa, muỗng, ly… dùng cho cả nhà”. Trẻ cần biết giải quyết một số tình huống phát sinh khi nhà có thêm một người ăn. Trẻ sẽ phải sử dụng những hiểu biết ban đầu để giải quyết vấn đề xem chừng rất khó khăn đối với trẻ. • Gấp quần áo Gấp và xếp đặt quần áo là cơ hội để đề nghị trẻ đếm số quần áo của mỗi thành viên trong gia đình, đếm số khăn trong buồng tắm, số bàn chải đánh răng trên kệ,… Việc gấp khăn tắm làm phân nửa hoặc một phần tư dạy trẻ vể phân số; việc xếp quần áo thành đồ của ba, của mẹ, của anh giúp trẻ học cách phân loại. Khi trẻ nhìn thấy sự khác nhau về kích thước quần áo của ba và anh, trẻ học được sự so sánh. Ngoài ra, trẻ còn sử dụng cảm giác để cảm nhận sự khác nhau trong cách dệt quần áo và ngửi thấy mùi thơm của quần áo mới giặt. • Sắp xếp, trang hoàng lại nhà cửa Chúng ta có thể hướng dẫn cho trẻ cách đo đạc (đo chiều dài, chiều rộng… của đồ đạc để sắp xếp), làm quen với hình dạng của các đồ vật, hoặc củng cố biểu tượng về số lượng (đếm số đồ vật cần xếp đặt, chọn đúng số lượng đồ vật cần thiết để sắp xếp, trang hoàng nhà cửa…)
  5. 2/ Học toán khi đi mua sắm Ngày nay, có rất nhiều tre thường phải theo cha mẹ đến các cửa hàng để mua sắm. Trong hời gian đi mua sắm cùng cha mẹ ở các nơi đó, trẻ sẽ có them kinh nghiệm nếu có cơ hội đếm số hàng hóa mua được, so sánh giá của hai loại hàng hóa, trả tiền mua hàng, hay đơn giản là trả tiền mua một vé uống nước và nhìn thấy số tiền trả lại là bao nhiêu. Trẻ học về tiền tệ trong những tình huống thực tế. 3/ Học toán khi đi tham quan Trong thời gian xe chạy trên đường đi tham quan, rất nhiều trẻ cảm thấy buồn chán. Để tạo cho trẻ sự hứng thú, có thể cho trẻ chơi trò đoán hướng và số của những chiếc xe màu đỏ chạy ngang qua. Trẻ cũng có thể đếm số phương tiện giao thông chạy trên đường phố hay đoán khi nào thì tới chặng đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh tiếp theo. Khi xe dừng đèn đỏ, trẻ có thể xác định thời gian cho tới khi nào có đèn xanh. Có thể đề nghị cho trẻ lớn đọc các con số trên những tấm bảng số, từ đó suy ra có bao nhiêu xe có số xe lớn hơn số xe trên xe nó đang đi. Cũng có thể đếm số xe buýt đang đậu tại bến xe trước khi bắt đầu cuộc hành trình, nếu cho trẻ đi chơi bằng phương tiện giao thông công cộng. Ước lượng, đếm, so sánh có thể xem như là một nhiệm vụ học trong buổi du lịch bên ngoài lớp học này.
  6. 4/ Học toán trong trò chơi Hãy tạo cho tre nhiều cơ hội để “chơi” với các biểu tượng toán. Trò chơi giúp trẻ học tốt hơn là làm bài tập toán. Các trò chơi thú vị thường dễ dàng tạo ra cho trẻ động cơ để rèn luyện các kỹ năng toán học cơ bản. Những trò chơi mà trẻ rất thích chơi là: chơi lò cò, cáo và gà mái, trốn tìm… (nhằm củng cố các kỹ năng đếm và định hướng trong không gian); hoặc những trò chơi như cớ ca rô, lô tô… (nhằm dạy trẻ biết lập kế hoạch và chọn biện pháp học đếm phù hợp); những trò chơi sử dụng con xúc xắc như: con rắn và thang… (nhằm củng cố các kỹ năng đếm, đọc bằng mắt các con số và phép tính cộng). Các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian để cùng chơi với trẻ những trò chơi như “đôminô”, “chơi đổ xúc xắc”, “chơi ô ăn quan”, “xếp các thẻ bài” (theo thứ tự về số lượng, hình dạng, kích thước…), chơi xếp hình với bộ đồ chơi lê-gô, đếm số chữ cái trong tên của mình… Việc kết hợp vận động và âm nhạc với việc lĩnh hội các biểu tượng toán sẽ làm trẻ thích thú và nhớ lâu hơn các khái niệm cần thiết. Ngoài ra, trò chơi vẽ bằng các ngón tay cũng cho trẻ cơ hội học về số lượng một cách dễ dàng. Hãy giữ lại những tấm thiệp chúc mừng (còn có cả phong bì). Sau đó lấy thiệp ra khỏi phong bì và đố trẻ chọn thiệp bỏ vào phong bì sao cho thật đúng kích cỡ và hình dạng. Cho trẻ phân loại hình dạng bằng cách: Cho trẻ tự cắt những hình dạng khác nhau, sau đó cho tất cả hình dạng được cắt vào một cái áo gối. Đề nghị trẻ
  7. cho tay vào túi, đoán xem nó cầm được hình gì, làm bằng chất liệu gì… Xếp một số vật dụng lên khay và cho trẻ nhìn kỹ khay đựng đồ. Sau đó, đề nghị trẻ quay mặt đi và cô sắp xếp lại các đồ dùng trên khay. Hỏi trẻ về số lượng đồ vật trên khay… 5/ Hình thành cho trẻ khả năng ước lượng Khả năng ước lượng đặc biệt quan trọng trong thời đại hôm nay. Bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể có cơ hội khuyến khích trẻ thể hiện khả năng ước lượng. Khi nấu ăn, trẻ có thể ước lượng thời gian nấu chin món ăn, vào bếp trẻ ước lượng số chén trong rổ. Khi xếp quần áo, trẻ ước lượng số quần áo được xếp thành một chồng, đọc sách trẻ có thể ước lượng số trang của quyển sách, đi trên đường, cho trẻ ước lượng số người ngồi trên một chiếc xe… Như vậy – Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học toán, các bậc cha mẹ cần làm những việc sau: • Nhận thức được những điều gì làm cho trẻ muốn học. Từ đó tạo nên khung cảnh có ý nghĩa cho trẻ giải quyết vấn đề. • Đặt các câu hỏi kích thích chẳng hạn như: “Con có thể suy ra câu trả lời thế nào?” hay “Có cách nào khác nữa để giải quyết vấn đề không?” • Hãy đợi cho trẻ tìm ra câu trẻ lời. Đây là một nhiệm vụ khó khăn vì chúng ta rất dễ đưa ra câu trả lời nhằm dạy tiếp. Nên nhớ là khi đứa trẻ phải vất vả mới đạt được thành công trong câu trả lời, thì lúc này tri thức đó là của nó và trẻ sẽ nhớ điều đó. Chỉ nên giúp trẻ giải thích biện pháp mà nó sử dụng để giải quyết vấn đề. Đây chính là cách tốt nhất để phát triển kỹ năng tư duy phê
  8. phán ở trẻ. • Khen ngợi thành công nhưng chấp nhận sai lầm của trẻ như là một phần của quá trình học. Kết luận: Toán học có giá trị trong gia đình cũng như trong môi trường khác, và thời gian trẻ ở cùng cha mẹ là thời điểm tốt nhất (mà chi phí lại thấp) để truyền đạt các kiến thức và kỹ năng toán học. Hãy cùng con trẻ khám phá thế giới toán học đầy thú vị hơn là suốt ngày cau có, quạu quọ, tức giận, la mắng chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2