intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ nhút nhát hòa đồng với bạn bè

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

110
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé Thúy Hạnh con chị Hoa, 6 tuổi nhưng rất nhút nhát. Cháu thường lủi thủi chơi một mình và không dám chủ động làm quen với những người bạn mới. Đến nhà người khác chơi, bao giờ cháu cũng trốn sau lưng mẹ. Nếu chị Hoa bảo chào ai đó, thì lí nha lí nhí, nói không nên lời. Mặc dù đã vận dụng mọi cách, nhưng bé Hạnh vẫn nhút nhát và hay xấu hổ. Lo lắng về khả năng hòa đồng của con, chị Hoa gọi điện thoại đến Trung tâm tham vấn tâm lý Gia đình &...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ nhút nhát hòa đồng với bạn bè

  1. Dạy trẻ nhút nhát hòa đồng với bạn bè Bé Thúy Hạnh con chị Hoa, 6 tuổi nhưng rất nhút nhát. Cháu thường lủi thủi chơi một mình và không dám chủ động làm quen với những người bạn mới. Đến nhà người khác chơi, bao giờ cháu cũng trốn sau lưng mẹ. Nếu chị Hoa bảo chào ai đó, thì lí nha lí nhí, nói không nên lời. Mặc dù đã vận dụng mọi cách, nhưng bé Hạnh vẫn nhút nhát và hay xấu hổ. Lo lắng về khả năng hòa đồng của con, chị Hoa gọi điện thoại đến Trung tâm
  2. tham vấn tâm lý Gia đình & trẻ em Vala (Hà Nội). Sau khi nghe chuyên gia tư vấn, chị Hoa nhận thấy rằng, nguyên nhân khiến bé Hạnh trở nên nhút nhát là do chị bảo bọc con quá kỹ ngay từ ngày bé. Theo chuyên gia Nguyễn Lâm Thúy, Trung tâm tham vấn tâm lý Gia đình & trẻ em Vala, sự nhút nhát ở trẻ, ngoài nguyên nhân do bố mẹ bảo bọc quá kỹ thì còn một nguyên nhân khác là do bẩm sinh. Nếu trẻ nhút nhát, hay xấu hổ thì việc làm quen với các bạn để hòa đồng với môi trường tập thể mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy để hạn chế sự nhút nhát, ngại giao tiếp của con, giúp con có thể dễ dàng hòa đồng với lớp học mới, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau: - Giúp bé tham gia chơi chung nhóm với những đứa trẻ xung quanh khu vực sinh sống: Nếu trẻ vẫn ngại tiếp xúc, bạn có thể dùng cách “nối nhóm cha mẹ”, nghĩa là cho trẻ tham gia chơi cùng mấy gia đình người bạn có con tầm tuổi bé để tạo sự thân thiết. Trẻ được tiếp xúc, giao tiếp nhiều, nhất là khi thấy các bố mẹ cũng thân thiết với nhau, trẻ sẽ học theo.
  3. - Chú ý đến tính khí của trẻ: Những trẻ có thái độ tích cực thường dễ thích nghi với môi trường mới và có rất nhiều bạn. Những trẻ hay xấu hổ, rụt rè, chậm thích nghi có ít bạn bè hơn nhưng tình bạn có được thường rất sâu đậm. Những trẻ này cũng hay lo lắng về tình bạn, thế nên hãy gần gũi trẻ để hiểu cảm giác của chúng, kể cho chúng nghe những câu chuyện tình bạn, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn với chính mình để không tạo khoảng cách với bạn bè. - Nhờ cô giáo giúp bé hòa đồng với nhóm bạn cùng tính cách: Khi vào lớp học mới, nếu con bạn khó kết bạn, hãy nhờ cô giáo cho ghép nhóm với những trẻ có tính cách tương tự. Sự giống nhau sẽ giúp bé không có cảm giác bị cô lập, sau đó để bé dần dần tham gia cùng chúng bạn trong học tập và những trò chơi trên lớp. Trẻ sẽ cảm thấy thu hút và mong muốn cùng làm chung việc với những đứa trẻ khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2