intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận Cẩm Lệ" gồm có 5 chương: tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Cẩm Lệ; tình hình phát sinh và thực trạng công tác quản lý, thu gom rác thải trên địa bàn quận; các yếu tố cần đáp ứng cho chương trình phân loại rác thải tại nguồn; nội dung chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận; tổ chức thực hiện đề án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận Cẩm Lệ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẨM LỆ ĐỀ ÁN PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ (DỰ THẢO) Trang 1
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy Ban Nhân Dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc XNMT : Xí nghiệp môi trường CTR : Chất thải rắn KDC : Khu dân cư TDP : Tổ dân phố BVMT : Bảo vệ môi trường Trang 2
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Phân bố dân cư trên địa bàn quận Cẩm Lệ Bảng 2: Kết quả tuyên truyền qua các năm trên địa bàn quận Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp lập hồ sơ môi trường trên địa bàn quận Bảng 4: Thành phần rác thải sinh hoạt của Đà Nẵng Bảng 5: Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn quận Bảng 6: Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt bằng xe ba gác Bảng 7: Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt trực tiếp bằng xe cuốn ép Bảng 8: Hiện trạng thu gom rác thải bằng phương thức đặt thùng theo giờ Bảng 9: Số lượng trang thiết bị vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Cẩm Lệ Bảng 10: Sự phân bổ thùng rác trên địa bàn quận qua các năm Bảng11: Dự báo dân số trên địa bàn quận giai đoạn 2015 – 2020 Bảng 12: Tiêu chuẩn quốc gia về nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Bảng 13: Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quận Cẩm Lệ Trang 3
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7 1.Đặt vấn đề ......................................................................................................... 7 2. Cơ sở pháp lý thực hiện đề án .......................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI QUẬN CẨM LỆ ................................................................................................................. 9 1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 9 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................. 9 1.2.1 Dân số ...................................................................................................... 9 1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ......................................... 10 1.2.3 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ......................................................................... 11 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU GOM RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ......................................... 13 2.1. Thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận .......................... 13 2.1.1. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: ................... 13 2.1.2. Công tác tổ chức hưởng ứng phong trào Ngày Chủ Nhật Xanh - Sạch - Đẹp và các ngày sự kiện về môi trường trên địa bàn quận: .............................. 14 2.1.3. Công tác bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn quận: ................................................................................................... 15 2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo: ....................... 15 2.2. Thực trạng công tác quản lý, thu gom rác thải trên địa bàn quận ................. 16 2.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt .................................. 16 2.2.2.Khối lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận: ............................................................................................................... 17 2.2.3.Hiện trạng công tác thu gom rác thải trên địa bàn quận .......................... 18 2.2.4. Nhân lực và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom ............................. 23 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý rác thải hiện nay trên địa bàn quận. .................................................................................................................. 24 CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ CẦN ĐÁP ỨNG CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN ........................................................................... 26 3.1.Dự báo tình hình phát sinh CTR trên địa bàn quận đến năm 2020 ................ 26 Trang 4
  5. 3.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn trong tương lai ........................................ 27 3.3. Mục tiêu phân loại rác thải tại nguồn ........................................................... 28 3.4. Đối tượng tham gia phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận ..................... 28 3.5. Trách nhiệm của các bên liên quan khi tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn ............................................................................................................ 29 3.6 Phạm vi của đề án: ....................................................................................... 29 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN....................................................................................... 30 4.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 30 4.1.1. Chất thải rắn (CTR): .............................................................................. 30 4.1.2. Phân loại CTR ....................................................................................... 30 4.1.3. Phân loại CTR tại nguồn ....................................................................... 31 4.2. Đánh giá các tác động tích cực của chương trình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) ............................................................................................................ 32 4.3. Phương pháp phân loại rác tại hộ gia đình ................................................... 34 4.4 Phương pháp lưu chứa rác đã phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sau khi phân loại. ...................................................................................................... 36 4.4.1 Phương thức lưu chứa rác đã phân loại ................................................... 36 4.4.2. Lịch thu gom, vận chuyển sau khi phân loại .......................................... 36 4.4.3 Phương án sử dụng thùng phục vụ thu gom rác thải ............................... 37 4.4.4 Vận chuyển rác thải ................................................................................ 39 4.5 Đối với các chợ trên địa bàn quận ................................................................ 41 4.6 Nhân công sử dụng ....................................................................................... 41 4.7 Giải pháp xử lý rác thải sau khi phân loại ..................................................... 41 4.8 Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện đề án .......................................... 42 4.8.1 Đối tượng tuyên truyền........................................................................... 42 4.8.2 Hình thức tuyên truyền ........................................................................... 43 4.8.3 Nội dung tuyên truyền ............................................................................ 45 4.8.4 Thời gian tuyên truyền ........................................................................... 46 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN .................................................... 47 Trang 5
  6. 5.1 Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đề án .................................................... 47 5.2 Luận giải chọn Khu dân cư số 03 của phường Khuê Trung thực hiện thí điểm đề án................................................................................................................... 47 5.4 Tổ chức thực hiện ......................................................................................... 51 5.4.1 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận................................................... 51 5.4.2 Xí nghiệp môi trường quận ..................................................................... 52 5.4.3 UBND các phường ................................................................................. 52 5.4.4 Khối mặt trận đoàn thể ........................................................................... 53 5.4.5 Đài truyền thanh quận ............................................................................ 53 5.4.6 Tổ dân phố ............................................................................................. 53 5.4.7 Hộ gia đình ............................................................................................. 54 5.5 Dự toán chi phí giai đoạn xây dựng và tuyên truyền đề án............................ 54 5.5.1 Dự toán chi phí giai đoạn xây dựng và tuyên truyền đề án...................... 54 5.5.2 Nguồn kinh phí thực hiện đề án .............................................................. 54 Trang 6
  7. MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề Xử lý chất thải là một tất yếu khách quan về mặt hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con người. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng, nhìn chung công tác thu gom chất thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lý theo từng thành phần của rác thải. Việc quản lý rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Vài năm gần đây, một số địa phương đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) nhằm mục đích hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lắp và tăng tới mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, tái sử dụng. Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ qua gần 10 năm thành lập đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của cộng đồng dân cư, cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn quận vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, rác thải chưa được phân loại, chủ yếu là thu gom rồi đưa về nơi chôn lắp. Bên cạnh đó, UBND quận đã xây dựng và ban hành đề án bảo vệ môi trường đến năm 2020 nhằm khắc phục những hạn chế, tiếp tục thực hiện các mục tiêu mới góp phần hướng tới mục tiêu chung, xây dựng quận Cẩm Lệ trở thành Quận môi trường, xây dựng Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi trường” vào năm 2020. Từ những vấn đề trên, việc xây dựng “Đề án phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận Cẩm Lệ” là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển môi trường bền vững của quận cũng như thành phố Đà Nẵng. Nếu thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường. Điều đó sẽ góp phần làm giảm chi phí trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác, giảm diện tích đất chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm cho ngân sách của quận và của thành phố. 2. Cơ sở pháp lý thực hiện đề án - Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Trang 7
  8. - Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường”; - Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2010 của UBND thành phố về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2014 của UBND thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về Bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND thành phố; - Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2016 của UBND quận Cẩm Lệ về việc bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2016; - Kế hoạch số 3193/KH-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố Môi trường” năm 2015 và Công văn số 1079/STNMT-BCĐ ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 3193/KH-UBND ngày 06/5/2015 của UBND thành phố; - Công văn số 988/UBND-TNMT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của UBND quận Cẩm Lệ về việc xây dựng đề án phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận. Trang 8
  9. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI QUẬN CẨM LỆ 1.1 Đặc điểm tự nhiên Quận Cẩm Lệ nằm ở Tây – Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 7 km. Phía Bắc giáp quận Hải Châu, quận Liên Chiểu; phía Đông giáp quận Hải Châu, quận Thanh khê và quận Ngũ Hành Sơn; phía Tây giáp với huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu; phía Nam giáp với huyện Hòa Vang, nên có rất nhiều thuận lợi trong việc giao lưu, tiếp cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Quận Cẩm Lệ có diện tích tự nhiên 3584,46 ha (tương đương 35,84 km2, chiếm 2,7% diện tích toàn thành phố). Địa hình chủ yếu là đồng bằng bị chia cắt bởi đồi núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khu vực đồi núi có diện tích khoảng 230 ha, được phân bố ở các phường Hòa An và Hòa Phát có độ cao từ 100 m trở lên so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh núi Phước Tường 324 m. Ngoài ra, còn có các gò, đồi thấp tập trung ở phường Hòa Thọ Tây với diện tích khoảng 130 ha là khu vực thuận lợi để xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp. Quận Cẩm Lệ hiện là địa bàn trọng điểm trong quy hoạch và mở rộng không gian đô thị của Thành phố. 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 1.2.1 Dân số Dân số của Quận tăng từ 67.749 người năm 2005 lên 108.704 người năm 2015. Mật độ dân số của Quận lớn thứ ba toàn thành phố nhưng đã đạt 3.033 người/km2. Sự phân bố dân cư trên địa bàn quận không đồng đều, tập trung đông ở các phường Khuê Trung, Hòa An, Hòa Thọ Đông. Bảng 1: Phân bố dân cư trên địa bàn quận Cẩm Lệ Diện Tên đơn vị Dân số Tỷ lệ Mật độ S.lượng STT tích Số hộ hành chính (người) (%) (ng/km2) TDP (Tổ) (km2) 1 Toàn quận 35,84 108.704 100% 3.033 793 28.290 2 Khuê 3,01 27.501 25,30% 9.136 202 7.173 Trung 3 Hòa Xuân 12,01 15.664 14,41% 1.304 108 3.910 4 Hòa Thọ 2,67 16.275 14,97% 6.095 125 4.093 Đông 5 Hòa Thọ 8,37 12.106 11,14% 1.446 89 3.409 Trang 9
  10. Tây 6 Hòa Phát 6,53 14.611 13,44% 2.237 108 3.712 7 Hòa An 3,25 22.547 20,74% 6.937 161 5.993 (Nguồn: Chi cục thống kê quận Cẩm Lệ, 2015) Biểu đồ 1: Cơ cấu dân số trung bình năm 2015 chia theo phường 1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất (giá cơ bản) trên địa bàn quận đạt 7.074 tỷ đồng, bằng 51,7% kế hoạch, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2015. Lĩnh vực Công nghiệp-Xây dựng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng đạt 4.999 tỷ đồng, bằng 51,3% kế hoạch, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: giá trị ngành công nghiệp dân doanh đạt 920 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị ngành thương mại- dịch vụ đạt 2.050 tỷ đồng bằng 52,5% kế hoạch, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2015. Về giá trị xuất khẩu ước đạt 4,3 triệu USD bằng 60,6% kế hoạch. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án và chỉ đạo hoàn chỉnh dự thảo Đề án phát triển thương mại dịch vụ quận giai đoạn 2016-2020; xây dựng dự thảo Nghị quyết chuyên đề về phát triển thương mại, dịch vụ. Thành lập tổ thu Trang 10
  11. hút đầu tư trên địa bàn quận và các quy định hỗ trợ thu hút với mục đích kêu gọi các dự án, nhà đầu tư đến với Cẩm Lệ. Lĩnh vực nông nghiệp: Giá trị ngành nông nghiệp ước đạt 25,3 tỷ đồng bằng 54,6% kế hoạch, bằng so với cùng kỳ 2015. Hoàn chỉnh đề án quy hoạch phát triển sản xuất kết hợp du lịch sinh thái gắn vùng rau La Hường, phối hợp trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố mời các doanh nghiệp Nhật Bản khảo sát một số địa điểm trồng rau sạch; Tiếp tục triển khai việc chuyển đổi hợp tác xã trên địa bàn quận theo Luật hợp tác xã. Rà soát, ký cam kết “chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” đối với các cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm thương phẩm quy mô vừa và lớn. Kiểm tra và quản lý tình hình nuôi chim yến theo quy định của nhà nước. Về hoạt động doanh nghiệp, hộ cá thể: thường xuyên phối hợp và hỗ trợ Hội doanh nghiệp quận trong công tác tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội, ổn định công tác nhân sự và tổ chức Hội. Hoạt động của các Doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp tạm nghỉ, bỏ kinh doanh và giải thể năm nay giảm so với cùng kỳ, ước tính 6 tháng số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ, có khoảng 270 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 326 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ. Về văn hoá - xã hội: Ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Năm văn hoá văn minh đô thị 2016. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá và các dịch vụ văn hoá được tiến hành thường xuyên, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke, internet...tình trạng lang thang xin ăn, chấn chỉnh các hoạt động quảng cáo, rao vặt, ra quân tảy xoá số điện thoại quảng cáo...trên địa bàn quận. Triển khai Kế hoạch giảm nghèo năm 2016 và thông qua Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020, xây dựng nhà đại đoàn kết cho các chính sách hộ nghèo, cho vay từ các dự án giải quyết việc làm, giảm nghèo, đã giải quyết cho 1.040 lao động, đạt 49,5% kế hoạch. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội và việc quản lý tập trung các đối tượng nghiện ma tuý theo Chỉ thị 37 của Thành uỷ cũng được quan tâm. 1.2.3 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - Giao thông: Trên địa bàn quận có Bến xe Trung tâm thành phố, 02 tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 14B chạy qua với tổng chiều dài 15,8 km và tuyến đường sắt Trang 11
  12. Bắc – Nam đi qua là trục giao thông chính nối quận, thành phố Đà Nẵng với các tỉnh bên ngoài. Các tuyến đường liên quận, liên phường (419 đưởng phố), hệ thống giao thông trong các khu dân cư mới và kiệt hẻm (dài khoảng 158 km) đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế của quận. Tuy nhiên, chất lượng của một số tuyến đường còn kém, phần lớn là đường giao thông kiệt hẻm bị lấn chiếm vỉa hè để sử dụng vào mục đích kinh doanh gây khó khăn cho giao thông đi lại và việc mở rộng, nâng cấp và cải tạo các tuyến đường. Tính từ năm 2011 đến nay, 100% đường kiệt hẻm trên địa bàn được bê tông hóa, có 362 tuyến đường đã được đặt tên và 16.800 biển số nhà được đánh gắn, không còn tình trạng "nhà không số phố không tên". Hoàn thành dự thảo Đề án phát triển hạ tầng đô thị quận Cẩm Lệ giai đoạn 2016 – 2020 và ban hành Đề án xây dựng thí điểm tuyến đường văn minh đô thị tại các khu dân cư trên địa bàn quận giai đoạn 2016 – 2017. - Hệ thống điện: Nguồn và mạng lưới điện hiện nay trên địa bàn quận đảm bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân (100% hộ dân có điện sinh hoạt). Đến nay tỷ lệ điện chiếu sang kiệt hẻm đạt 38,1/84,9km, đạt tỷ lệ 44,8%. - Hệ thống cấp, thoát nước: Đến nay tổng số hộ dùng nước máy trên địa bàn đạt 26.236 hộ đạt tỷ lệ 97,7%. Mương thoát nước chiếm tỷ lệ 31,9%. Trang 12
  13. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU GOM RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2.1. Thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận 2.1.1. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức của người dân quận Cẩm Lệ đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Mỗi năm, UBND quận đều chú trọng và đầu tư rất nhiều vào công tác này bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú. Hằng năm, UBND quận đã đề nghị các ngành liên quan đến Khối khoa giáo tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường chủ động tham mưu tuyên truyền các Đề án bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường, các Nghị định của Chính phủ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, Chỉ thị 43 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Năm văn hóa văn minh đô thị,… nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; chỉ đạo các ngành, Mặt trận - đoàn thể, các phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực. Bảng 2: Kết quả tuyên truyền qua các năm trên địa bàn quận Số lượng tuyên Tài liệu, truyền tờ rơi, tờ gấp,bản Băng rôn, khẩu Đối tượng Năm cam kết hiệu, pano, áp tuyên truyền Lượt người Hộ dân thực hiện phích… Chỉ thị 43… 2007 - Cán bộ chủ chốt ở 900 10.000 - 1.200 2010 các phường, hội viên các hội đoàn 2011 3.000 2.200 300 thể; Đội ngũ cán 2012 1.500 2.000 650 bộ giáo viên; Chủ Trang 13
  14. 2013 1120 24.510 24.510 150 các cơ sở sản xuất đóng chân trên địa 2014 1080 1080 bàn quận, các hộ 2015 13.690 28.000 36.760 170 gia đình… 2.1.2. Công tác tổ chức hưởng ứng phong trào Ngày Chủ Nhật Xanh - Sạch - Đẹp và các ngày sự kiện về môi trường trên địa bàn quận: Phong trào Ngày Chủ nhật xanh – sạch – đẹp không chỉ góp phần làm sạch, đẹp môi trường mà còn hỗ trợ tích cực cho công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, hằng năm UBND quận đều ban hành Kế hoạch phát động và tổ chức phong trào Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần vào thực hiện mục tiêu xây dựng quận Cẩm Lệ trở thành đô thị “Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh”. Kế hoạch này được các phường thường xuyên duy trì; các cấp, các ngành, hội, đoàn thể tích cực hưởng ứng vào sáng Chủ nhật hằng tuần. Số lượt người tham gia phong trào qua các năm ngày càng đông đảo, dần dần, việc thực hiện phong trào trở thành thoái quen, nếp sống của người dân trên địa bàn quận vào sáng các Chủ Nhật. Đồng thời, UBND quận đã tổ chức tốt các ngày sự kiện về môi trường cấp Thành phố và cấp quận như: Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Tuần lễ nạo vét, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Môi trường thế giới, ngày Đa dạng sinh học... Các buổi ra quân đều huy động đông đảo lực lượng tham gia như lực lượng quân đội các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn quận, góp phần giảm thiểu dẫn đến xoá bỏ các điểm ô nhiễm môi trường. Hình : Ra quân thực hiện phong trào ngày Chủ Nhật xanh – sạch – đẹp Trang 14
  15. 2.1.3. Công tác bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn quận: Hiện nay trên địa bàn quận ngoài Khu Công nghiệp Hoà Cầm có khoảng 520 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Với sự phối hợp của Hội Doanh nghiệp, UBND quận đã triển khai, phổ biến Luật bảo vệ môi trường và một số Nghị định có liên quan cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đến nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có sự chuyển biến, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường cho đơn vị, cơ sở sản xuất của mình. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn tồn tại nhiều cơ sở gara ô tô, cơ khí, sản xuất mộc hoạt động trong khu dân cư từ trước khi Quyết định 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 có hiệu lực, các cơ sở này hoạt động làm phát sinh khí thải, nước thải, bụi, tiếng ồn…gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Thời gian qua, UBND quận đã tiến hành rà soát, lập danh sách tất cả các cơ sở gara ô tô, cơ khí và yêu cầu các cơ sở này tiến hành lập hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Đến nay, hầu hết các cơ sở này đã có hồ sơ môi trường và cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nghiêm cấm không được xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài. Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp lập hồ sơ môi trường trên địa bàn quận Tháng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 6/2016 Số lượng 6 21 17 15 36 59 350 208 60 hồ sơ Tổng 772 hồ sơ cộng 2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo: a. Công tác thanh tra, kiểm tra: Từ khi thành lập quận đến nay, UBND quận thành lập 04 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về công tác bảo vệ môi trường đối với cácdoanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa lập bản Cam kết bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố, Phòng cảnh sát môi trường Công an thành phố Đà Nẵng và UBND quận đã tiến hành kiểm tra các Công ty hoạt động, sản xuất trên địa bàn quận thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường quản lý; chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế quận và các phòng, Trang 15
  16. ban có liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, các Công ty, doanh nghiệp nhằm xây dựng lộ trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. b. Công tác giải quyết đơn thư, kiến nghị, tố cáo: Các ngành chức năng, UBND các phường đã tham mưu xử lý kịp thời các đơn thư kiến nghị của công dân đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các cá nhân gây ô nhiễm môi trường. 2.2. Thực trạng công tác quản lý, thu gom rác thải trên địa bàn quận 2.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị gồm có: - Chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, biệt thự…) - Chất thải sinh ra từ khu thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn…) - Chất thải sinh ra từ khu cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính nhà nước, văn phòng công ty…) - Chất thải từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tía cây xanh…) Hộ gia đình Cơ quan doanh Khu vực công nghiệp, trường học cộng Cơ sở sản xuất, Nguồn phát sinh Các hoạt động kinh doanh rác thải vui chơi, giải trí Nhà hàng Chợ, siêu thị Bến xe trung tâm Thành phần chính trong rác thải sinh hoạt là rác hữu cơ có độ ẩm và có khả năng phân hủy sinh học cao, là nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất phân compost. Trang 16
  17. Ngoài ra, các thành phần như: kim loại, giấy, carton chiếm tỷ lệ rất thấp vì đã được các hộ gia đình thu gom riêng hoặc những người nhặt rác thu gom để bán phế liệu. Biểu đồ 2: Thành phần rác thải sinh hoạt tại Đà Nẵng 2.2.2.Khối lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận: Hiện nay, khối lượng rác thải bình quân trên địa bàn quận Cẩm Lệ khoảng từ 75 - 77 tấn/ngày.đêm. Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn quận trong 6 tháng đầu năm 2016 khoảng 71,3 tấn/ngày. Trong đó, rác thải từ các chợ là 3,8 tấn/ngày (chiếm 5,3%), rác công sở: 5,5 tấn/ngày (chiếm 7,7%), rác công cộng duy trì vệ sinh đường phố: 2 tấn/ngày (chiếm 2,8%), còn lại khoảng 60 tấn/ngày là rác từ các hộ gia đình (chiếm 84,2%). Bảng 5: Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn quận Lượng Lượng rác thải thu gom trong ngày (tấn) Tỷ lệ rác thải thu STT Phường trong gom 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ngày 2016 (tấn) (%) 1 Khuê 19 13,5 14 14,4 16,5 16,5 16,5 17,8 18,5 97,4 Trung 2 Hòa Thọ 12 7,5 7,8 7,8 9 9 9.5 11,5 11,5 95,8 Đông 3 Hòa Phát 9,5 7 7 7 8 8 8 8,7 8,9 93,7 Trang 17
  18. 4 Hòa An 16,6 10,5 11 11 12,5 12,5 13,5 15,1 16,1 97,0 5 Hòa Thọ 8 5 5 5 6,5 7 7 7,3 7,3 91,3 Tây 6 Hòa Xuân 12 3 3 3 5,5 6 7 8 9 75,0 Tổng cộng 77,1 46,5 47,8 48,2 58 59 61,5 68,4 71,3 92,5 (Nguồn: Xí nghiệp Môi trường Cẩm Lệ) Biểu đồ 3: Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tại quận Cẩm Lệ năm 2016 2.2.3.Hiện trạng công tác thu gom rác thải trên địa bàn quận 2.2.3.1 Các hình thức thu gom rác thải trên địa bàn quận Công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận do Xí nghiệp Môi trường Cẩm Lệ đảm nhận với nhiều hình thức như: thu gom, vận chuyển trực tiếp bằng xe cuốn ép, xe ba gác đạp, xe bán tải, xe nâng gắp, quan thùng 240l đặt trên đường phố… Hình thức thứ nhất: Thu gom rác trực tiếp bằng xe cuốn ép. Khối lượng thu gom khoảng 14,0 tấn/ngày.đêm. Rác thải từ các hộ dân, cơ quan, đơn vị có hợp đồng Xe ép rác trực tiếp Bãi rác Khánh Sơn (loại 3,2 đến < 5 tấn) Rác thải từ các thùng rác loại 280.L đặt trên đường phố Trang 18
  19. Thuyết minh: Sử dụng 01 xe cuốn ép trực tiếp thu gom rác thải từ các hộ dân, cơ quan đơn vị có hợp đồng và rác thải tại các điểm đặt thùng cố định trong khu dân cư, tuyến đường và vận chuyển về bãi rác Khánh Sơn khoảng thời gian từ 07h00 đến 16h30 hàng ngày.  Hình thức thứ hai: Thu gom rác trực tiếp bằng thùng đặt trên xe ba gác (thu gom rác dân bằng xe ba gác). Khối lượng thu gom khoảng 46,5 tấn/ngày.đêm. Rác thải từ các hộ dân, cơ quan đơn vị có hợp đồng Công nhân thu gom trực tiếp Điểm tập kết đã xác định Xe tải loại 1,25 tấn Xe nâng gắp loại > 5 tấn Trạm trung chuyển Xe Hooklit Bãi rác Khánh Sơn Thuyết minh: Công nhân thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ dân trong kiệt, hẻm, khu dân cư, rác cơ quan, đơn vị, rác chợ bằng thùng 660L đặt trên xe ba gác đưa về tập kết tại các điểm đã xác định chờ xe nâng gắp hoặc xe tải 1,25 tấn vận chuyển về các Trạm chung chuyển. Sau đó được vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn. Thời gian thực hiện từ 16h00 đến 24h00 hàng ngày.  Hình thức thứ ba: Thu gom rác thải qua thùng cố định đặt trên đường phố. Khối lượng thu gom khoảng 2,5 tấn/ngày.đêm. Trang 19
  20. Rác thải từ Bãi rác Thùng rác loại hộ dân, cơ Xe nâng gắp Khánh 240L, 280L tại vị quan, loại > 5 tấn Sơn trí đặt thùng doanh nghiệp Điểm tập kết Thùng rỗng thùng để vệ sinh Thuyết minh: Xí nghiệp chỉ tiến hành đặt các thùng tại các tuyến đường (thùng loại 240L hoặc 280L) trong thời gian từ 14h00 đến 21h00. Các hộ dân tại khu dân cư chỉ được bỏ rác thải vào các thùng rác trong thời gian quy định trên, sau thời gian này Xí nghiệp sẽ tiến hành thu gom rác và vận chuyển rác thải về bãi rác Khánh Sơn xử lý bằng xe chuyên dụng loại >5 tấn. Các thùng sau khi đã được lấy rác sẽ được đưa về điểm tập kết để thực hiện công tác vệ sinh, chùi rửa trước khi được rải trở lại phục vụ cho một ngày thu gom rác thải mới.  Hình thức thứ tư: Thu gom rác từ hoạt động quét, duy trì vệ sinh đường phố. Khối lượng thu gom khoảng 2,0 tấn/ngày.đêm. Rác trên đường Công nhân quét, duy trì Điểm tập kết phố, khu vực vệ sinh đường phố thu đã xác định công cộng gom bằng xe đẩy tay Bãi rác Xe nâng gắp các Khánh Sơn loại Thuyết minh: Hàng ngày, công nhân thực hiện công tác quét đường, duy trì vệ sinh trên các tuyến đường được thành phố đặt hàng sẽ thu gom rác thải bằng xe đẩy tay, xe duy trì đưa về điểm tập kết đã xác định để xe nâng gắp hoặc xe cuốn ép vận chuyểm đưa về bãi rác Khánh Sơn. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2