intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Cách viết bản án dân sự sơ thẩm - ThS. Trần Minh Tiến

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

252
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Cách viết bản án dân sự sơ thẩm do ThS. Trần Minh Tiến thực hiện bao gồm những nội dung về khái quát bản án dân sự; những nguyên tắc chỉ đạo trong viết bản án dân sự; kỹ năng viết bản án dân sự sơ thẩm. Đề cương bài giảng hữu ích với các bạn chuyên ngành Luật và những ngành có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Cách viết bản án dân sự sơ thẩm - ThS. Trần Minh Tiến

  1. HỌC VIỆN TƯ PHÁP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÁCH VIẾT BẨN ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM (6 tiết) Ths. Trần Minh Tiến A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 238 2. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất « Những quy định chung » của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 3. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm 2006, 2. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, năm 2005 3. Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số 5 năm 2006 4. Sổ tay Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao, 5. http ://www.sotaythamphan.gov.vn 1. Khái quát về bản án dân sự 1.1. Khái niệm - Định nghĩa và đặc điểm của bản án dân sự 1
  2. HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Phần loại bản án (theo loại án, theo cấp xét xử, theo loại việc) và cơ cấu của bản án dân sự (gồm cơ cấu bản án dân sự sơ thẩm và cơ cấu bản án dân sự phúc thẩm) - Vai trò và vị trí của bản án dân sự trong tiến trình tố tụng (thể hiện tính quyền lực của Nhà nước, định hướng xét xử và giải thích pháp luật) 1.2. Các yêu cầu đặt ra đối với một bản án dân sự sơ thẩm (hay còn gọi là các tiêu chí đánh giá chất lượng bản án) - Tính chính xác của bản án: thể hiện trong việc xác định đúng tranh chấp, đúng đối tượng, xác định đầy đủ tình tiết vụ án và đúng yêu cầu của đương sự - Tính thuyết phục của bản án: thể hiện ở tính có “lý và tình” - Tính khách quan của bản án: thể hiện qua những chứng cứ được viện dẫn để giải quyết yêu cầu của đương sự và nhận định của Hội đồng xét xử - Tính có căn cứ của bản án: căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý - Tính kinh tế của bản án: thể hiện ở sự rõ ràng trong các quyết định, khả năng thi hành bản án sau này 1.3. Vấn đề sử dụng ngôn từ trong bản án dân sự sơ thẩm - Cách dùng đại từ nhân xưng - Văn phong trong bản án - Nhận xét về cách hành văn trong bản án dân sự sơ thẩm hiện nay và một số kinh nghiệm trong thực tiễn viết bản án 2. Những nguyên tắc chỉ đạo trong viết bản án dân sự - Bản án phải thể hiện quyền định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS) - Bản án phải dựa trên những chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà (Điều 233 BLTTDS) - Bản án phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên toà 2
  3. HỌC VIỆN TƯ PHÁP 3. Kỹ năng viết bản án dân sự sơ thẩm 3.1. Cách viết phần mở đầu bản án dân sự sơ thẩm - Yêu cầu cụ thể khi viết phần mở đầu - Cấu trúc phần mở đầu bản án dân sự sơ thẩm - Xác định cách viết từng nội dung trong phần mở đầu bản án dân sự - Nêu những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án dân sự sơ thẩm và phương hướng khắc phục 3.2. Cách viết phần nhận thấy - Yêu cầu cụ thể khi viết phần nhận thấy - Cấu trúc phần nhận thấy trong bản án dân sự sơ thẩm - Cách viết phần nhận thấy của bản án dân sự sơ thẩm, trong đó lưu ý đến cách xác định yêu cầu của đương sự, cách thức lựa chọn, xác định và thể hiện tình tiết của vụ án, xác định những điểm thống nhất và mâu thuẫn và xác định chứng cứ do đương sự cung cấp (bao gồm việc tuân thủ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự tại Điều 5 và chú ý đến Điều 80 của BLTTDS) - Cách viết phần nhận thấy trong từng trường hợp cụ thể: có yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập, có luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho đương sự và cách viết trong từng vụ án cụ thể (tranh chấp về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ly hôn, quyền sở hữu trí tuệ, thừa kế, ...đặc biệt lưu ý đến những đặc điểm riêng của loại án kinh doanh - thương mại và lao động). - Cách viết phần nhận thấy trong một số loại án thường gặp - Những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án dân sự sơ thẩm và việc khắc phục 3.3. Cách viết phần xét thấy - Yêu cầu cụ thể khi viết phần xét thấy - Cấu trúc phần xét thấy bản án dân sự sơ thẩm - Cách viết từng nội dung trong phần xét thấy bản án dân sự như việc viện dẫn căn cứ thực tế, viện dẫn pháp luật, 3
  4. HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Cách viết phần xét thấy trong một số loại án thường gặp - Những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án dân sự sơ thẩm và việc khắc phục 3.4. Cách viết phần quyết định - Yêu cầu cụ thể khi viết phần quyết định - Cấu trúc phần quyết định - Cách viết từng nội dung trong phần quyết định bản án dân sự, trong đó lưu ý đến những trường hợp vụ án có nhiều đương sự; vụ án có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; vụ án có việc bù trừ nghĩa vụ; vụ án có nhiều yêu cầu trong đó có yêu cầu được toà án chấp nhân, có yêu cầu không được toà án chấp nhận - Cách viết phần quyết định trong một số loại án thường gặp, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến xác định ranh giới quyền sử dụng đất - Những sai sót thường gặp trong thực tiễn viết bản án dân sự sơ thẩm và việc khắc phục Kết thúc bài giảng - Xác định lại những vấn đề mấu chốt trong cách viết bản án dân sự sơ thẩm - Giao nhiệm vụ cho học viên về nhà 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2