intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung học phần "Lịch sử các học thuyết kinh tế" gồm 10 chương, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sự ra đời, phát triển và vai trò của các học thuyết kinh tế tiêu biểu trong lịch sử. Học phần cũng gợi mở cho sinh viên hiểu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế vận dụng trong thực tiễn với các lý thuyết kinh tế tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế

  1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ****** ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Năm ban hành: 2021 1. Tên học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế 2. Mã học phần: ECO 06A 3. Trình độ/hình thức đào tạo (hệ đào tạo): Đại học, cao đẳng, liên thông chính quy và tại chức. 4. Điều kiện tiên quyết: Không 5. Số tín chỉ của Học phần: 03 tín chỉ 6. Mô tả học phần: Nội dung học phần gồm 10 chương, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sự ra đời, phát triển và vai trò của các học thuyết kinh tế tiêu biểu trong lịch sử. Học phần cũng gợi mở cho sinh viên hiểu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế vận dụng trong thực tiễn với các lý thuyết kinh tế tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. 10 chương của Học phần gồm : Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế Chương 2: Sự phát sinh, phát triển và suy thoái của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Chương 3: Kinh tế chính trị Tiểu Tư sản Chương 4: Học thuyết kinh tế của các nhà XHCN không tưởng Chương 5: Kinh tế học Mác xít Chương 6: Học thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển
  2. Chương 7: Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes Chương 8: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại Chương 10: Các lý thuyết hiện đại về phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển 7. Mục tiêu của học phần: Về kiến thức: - Nắm được nội dung các Học thuyết kinh tế chính từ Chủ nghĩa trọng thương đến nay. - Hiểu được nội dung các học thuyết kinh tế từ Chủ nghĩa trọng Thương đến nay. - Vận dụng được các kiến thức đã học để hiểu được các lựa chọn chính sách của các chính phủ trong điều hành nền kinh tế ứng với từng giai đoạn lịch sử nhất định. - Liên hệ thực tiễn Việt Nam. Về kỹ năng - Có năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế, tính quy luật và xu hướng vận động của các hiện tượng và quy luật của kinh tế thị trường. - Có năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu môn kinh tế cụ thể như kinh tế vĩ mô, kinh tế học phát triển, kinh tế quốc tế và một số môn kinh tế khác. - Hình thành và phát triển (một bước) năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề kinh tế vi mô, cũng như kinh tế vĩ mô. - Phát triển kỹ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng, về các vấn đề kinh tế.
  3. Về thái độ Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá đường lối, chính sách, kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Các mục tiêu khác Qua việc nghiên cứu, phân tích các lý thuyết kinh tế hình thành cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề cụ thể trong quá trình vận dụng vào thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh: - Hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, nhận xét các biến động về kinh tế - Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi; - Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và vận dụng các kiến thức kinh tế trong xây dựng và phát triển kinh tế. 8. Các yêu cầu đánh giá người học Chuẩn Yêu cầu đánh giá chi tiết Tham khảo đầu ra của giáo trình 1- Kiến - Nắm được nội dung các Học thuyết kinh tế chính từ Chủ Chương 1- 10 thức: nghĩa trọng thương đến nay. - Hiểu được nội dung các học thuyết kinh tế từ Chủ nghĩa trọng Thương đến nay. - Vận dụng được các kiến thức đã học để hiểu được các lựa chọn chính sách của các chính phủ trong điều hành nền kinh tế ứng với từng giai đoạn lịch sử nhất định. - Liên hệ thực tiễn Việt Nam. 2- Kỹ - Có năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào Chương 1 - năng nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế, tính quy luật 10
  4. và xu hướng vận động của các hiện tượng và quy luật của kinh tế thị trường. - Có năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu môn kinh tế cụ thể như kinh tế vĩ mô, kinh tế học phát triển, kinh tế quốc tế và một số môn kinh tế khác. - Hình thành và phát triển (một bước) năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề kinh tế vi mô, cũng như kinh tế vĩ mô. - Phát triển kỹ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng, về các vấn đề kinh tế. 3- Thái Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá đường độ lối, chính sách, kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong việc Chương 1 – phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. 10 9. Đánh giá học phần: Để hoàn thành học phần, người học phải đạt được các chuẩn đầu ra của học phần thông qua hoạt động đánh giá của giảng viên. Theo quy định hiện hành của HVNH, sinh viên sẽ tham gia 2 lần kiểm tra tích luỹ giữa kỳ và phải tham gia thi kết thúc học phần. - Chuyên cần: 10 % Tiêu chí đánh giá: + Việc tham gia các buổi học trên lớp + Ý thức học tập, tinh thần tham gia xây dựng bài
  5. + Ý thức tham gia thảo luận nhóm - Kiểm tra 2 bài: 30% Hình thức kiểm tra: + Bài tra số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận (sinh viên được sử dụng tài liệu nêu trong mục 12). + Bài kiểm tra số 2: Chấm Bài tập thực hành Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kỹ năng nhớ, hiểu, biết, diễn đạt và vận dụng các nội dung đã học. - Thi hết học phần: 60% Hình thức thi: Viết (kết hợp trắc nghiệm, tự luận) Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kỹ năng nhớ, hiểu, biết, diễn đạt và vận dụng các nội dung đã học. Sinh viên được sử dụng các tài liệu ở mục 12 để làm bài thi hết học phần. Kế hoạch đánh giá học phần như sau: Chuẩn đầu ra Hình thức kiểm tra, thi Thời điểm 1- Kiến thức: - Bài kiểm tra số 1 2- Kỹ năng - Bài kiểm tra số 2 Nêu trong Tiến trình giảng - Điểm chuyên cần 3- Thái độ Thi cuối kỳ: Theo kế hoạch của Học viện Tổng hợp các chuẩn đầu ra 1, 2, 3 - Ngưỡng đánh giá học phần (áp dụng cho mỗi lần thi và kiểm tra): + Điểm D (điểm số 4,0-5,4): Người học đáp ứng các yêu cầu đánh giá của học phần ở mức độ nhớ được các nội dung lý thuyết, vận dụng và làm được các bài tập ở cấp độ dễ…
  6. + Điểm C (điểm số 5,5-6,9): Người học thể hiện được khả năng sử dụng các nội dung lý thuyết, kết nối được nội dung kiến thức giữa các chương, phần … khi đưa ra các kết luận (giải pháp, đề xuất…) trong bài kiểm tra, bài thi. + Điểm B (điểm số 7,0-8,4): Người học thể hiện được khả năng lập luận logic, mạch lạc, kết cấu hợp lý được khi đưa ra các kết luận (giải pháp, đề xuất…) trong bài kiểm tra, bài thi. + Điểm A (điểm số 8,5-10): Người học thể hiện được tuy duy sáng tạo, tư duy tổng hợp cao trong bài thi, kiểm tra; vận dụng các thông tin, minh chứng và lập luận xác đáng/ thuyết phục cao khi đưa ra các kết luận (giải pháp, đề xuất…). 10. Phân bổ thời gian các hoạt động dạy và học: Tổng thời lượng : 30 tiết tín chỉ - Giảng lý thuyết: 30 tiết (70%) - Thảo luận: 13 tiết - Kiểm tra: 2 tiết 11. Phương pháp dạy và học: - Giảng viên hướng dẫn học, tư vấn học, phản hồi kết quả thảo luận, kết quả kiểm tra và các nội dung lý thuyết chính mỗi chương phù hợp với yêu cầu về khả năng ứng dụng cao của học phần. - Giảng viên giới thiệu các cách thức ứng dụng lý thuyết vào thực tế, giúp sinh viên có khả năng nhận thức rõ và phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội đang diễn ra trong thực tế - Sinh viên cần nghiên cứu lý thuyết, vận dụng các kiến thức lý thuyết để lý giải bản chất của các quan hệ kinh tế - xã hội đang diễn ra trong thực tế. Áp dụng các công thức lý thuyết để giải các bài tập định lượng. Sinh viên phải hoàn thành (có sáng tạo) các yêu cầu/ nhiệm vụ của giảng viên giao. - Trong quá trình học tập, sinh viên được khuyến khích trình bày quan điểm, các ý tưởng của bản thân, từ đó giảng viên có định hướng để sinh viên có nhận
  7. thức đúng đắn, giúp sinh viên có thể vận dụng hiệu quả kiến thức của học phần vào thực tiễn. 12. Tài liệu học tập Giáo trình Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế / Trần Việt Tiến chủ biên; Đặng Văn Thắng,...biên soạn .- H. : Đại học Kinh tế quốc dân , 2016. 20082 Tài liệu tham khảo Trần Bình Trọng (2010), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế / Hà Quý Tình, Trần Hậu Hùng ch.b; Vũ Thị Vinh bs... .- H. : Tài Chính , 2008. 7326 Stanley L. Brue, Randy R. Grant, The evolution of economic thought,The history of economic thought, Thomson/South-Western , 2007. 7965 13. Nội dung học phần Tên chương Mục tiêu/ Chuẩn đầu ra Nội dung chính Thời của chương lượng (tiết quy chuẩn) Chương 1: Đối Sau khi hoàn thành chương học, - Khái quát sự hình thành và phát 3 tiết tượng và nguời học được cung cấp kiến triển của Lịch sử các học thuyết phương pháp thức về Đối tượng, phương pháp kinh tế nghiên cứu lịch nghiên cứu và chức năng của - Đối tượng và phương pháp sử các học môn Lịch sử các học thuyết kinh nghiên cứu của Lịch sử các học thuyết kinh tế tế thuyết kinh tế - Chức năng của Lịch sử các học thuyết kinh tế Chương 2: Học Sau khi hoàn thành chương học, - Chủ nghĩa trọng thương: Hoàn 9 tiết
  8. thuyết kinh tế nguời học sẽ hiểu được các tư cảnh ra đời, những tư tưởng kinh của trường tưởng kinh tế cơ bản của chủ tế cơ bản, những đại biểu tiêu phái kinh tế nghĩa trọng thương, chủ nghĩa biểu của trường phái và đánh giá chính trị tư sản trọng nông, kinh tế chính trị tư những thành tựu và hạn chế của cổ điển sản cổ điển Anh và kinh tế chính CNTT trị tư sản hậu cổ điển, rút ra ý - Chủ nghĩa trọng nông : Hoàn nghĩa nghiên cứu và vị trí lịch sử cảnh ra đời, những đại biểu điển của các trường phái kinh tế này hình và tư tưởng kinh tế chủ yếu của CNTN, đánh giá được những thành tựu và hạn chế của CNTT - Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh: hoàn cảnh ra đời, những đặc trưng và quan điểm kinh tế cơ bản, các học thuyết kinh tế chính trị của William Petty, Adam Smith và David Ricacdo, rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh - Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển, những đại diện tiêu biểu, những đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển Chương 3: Sau khi hoàn thành chương học, - Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của 3 tiết Kinh tế chính nguời học hiểu được các tư các học thuyết kinh tế chính trị trị Tiểu tư sản tưởng kinh tế cơ bản của kinh tế tiểu tư sản. chính trị tiểu tư sản, đánh giá, rút - Quan điểm kinh tế của ra ý nghĩa nghĩa nghiên cứu và Sismondi: phê phán chủ nghĩa tư vị trí lịch sử của kinh tế chính trị bản theo quan điểm tiểu tư sản, tiểu tư sản lý luận về giá trị, tiền tệ, tư bản,
  9. tiền công, lợi nhuận, địa tô, khủng hoảng kinh tế, vai trò kinh tế của nhà nước - Quan điểm kinh tế của Proundon: quan điểm về sở hữu, lý luận về giá trị, lợi nhuận - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của kinh tế chính trị tiểu tư sản Chương 4: Học Sau khi hoàn thành chương học, - Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của 3 tiết thuyết kinh tế nguời học sẽ hiểu được các tư các học thuyết kinh tế của các của các nhà tưởng kinh tế cơ bản của học nhà XHCN không tưởng. XHCN không thuyết kinh tế của các nhà - Quan điểm kinh tế của các đại tưởng XHCN không tưởng, đánh giá diện tiêu biểu: Saint Simon, được mặt tích cực và hạn chế, rút Charles Fourier, Robert Owen ra được ý nghĩa lịch sử của - Đánh giá những thành tựu và trường phái hạn chế của học thuyết kinh tế của các nhà XHCN không tưởng Chương 5: Sau khi hoàn thành chương học, - Hoàn cảnh ra đời của kinh tế 3 tiết Kinh tế học nguời học sẽ nắm được hoàn chính trị Mác - Lênin, những đặc Mác xít cảnh ra đời, quá trình hình thành, điểm cơ bản của học thuyết, quá phát triển, những nội dung cơ trình hình thành và phát triển bản và vị trí lịch sử của kinh tế kinh tế chính trị học Mác - Lênin, học Mác xít những nội dung cơ bản, quá trình bổ sung và phát triển của Lênin đối với học thuyết kinh tế chính trị Mác - Rút ra được tính chất khoa học, hệ thống, ý nghĩa nghiên cứu và vị trí lịch sử của kinh tế học Mác xít Chương 6: Học Sau khi hoàn thành chương học, - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 06 tiết
  10. thuyết kinh tế người học sẽ hiểu được các nội cơ bản của trường phái Tân cổ của trường dung: điển phái Tân cổ Hoàn cảnh ra đời và đặc - Trường phái Giới hạn thành điển điểm chủ yếu của trường phái Viên (Áo): Ích lợi giới hạn và tân cổ điển định luật nhu cầu của Herman Các học thuyết kinh tế Gossen; Lý thuyết về sản phẩm chủ yếu của trường phái “giới kinh tế; Lý thuyết lợi ích giới hạn” thành Viên (Áo) hạn; Lý thuyết giá trị “giới hạn” Thuyết “giới hạn” ở Mỹ - Thuyết “giới hạn” ở Mỹ: Lý Trường phái thành thuyết “năng suất giới hạn”; Lý Lausanne (Thụy Sỹ) thuyết phân phối; Trường phái Trường phái Cambridge Thành Lausanne (Thụy Sỹ); (Anh) - Trường phái Cambridge (Anh): Quan điểm về đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu kinh tế học của Marshall; Lý thuyết về của cải và nhu cầu; Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố sản xuất; Lý thuyết giá cả. Chương 7: Các Sau khi hoàn thành chương học, - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 06 tiết học thuyết người học sẽ hiểu được: của trường phái Keynes kinh tế của - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm - Các học thuyết kinh tế của John trường phái của trường phái Keynes Maynard Keynes: Lý thuyết Keynes Các học thuyết kinh tế chung về việc làm; Lý thuyết về của John Maynard Keynes sự can thiệp của nhà nước vào Các lý thuyết của trường kinh tế. phái Keynes mới - Các lý thuyết của trường phái Keynes mới: Đặc điểm cơ bản của trường phái Keynes mới; Trường phái Keynes ở Mỹ; Trường phái Keynes ở Pháp.
  11. Chương 8: Học Sau khi hoàn thành chương học, - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 03 tiết thuyết kinh tế người học sẽ hiểu được các vấn chủ yếu của chủ nghĩa tự do mới của chủ nghĩa đề liên quan đến: - Học thuyết về nền kinh tế thị tự do mới - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm trường - xã hội ở Cộng hòa liên chủ yếu của chủ nghĩa tự do mới bang Đức: Hoàn cảnh ra đời; - Học thuyết về nền kinh tế thị Những nguyên tắc cơ bản của trường - xã hội ở Cộng hòa liên kinh tế thị trường xã hội ở nước bang Đức. Công hòa liên bang Đức; Cạnh - Chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội; Các yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội; Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường - Chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ: Trường phái trọng tiền hiện đại; Trường phái trọng cung; Trường phái kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lý ở Mỹ (REM) - Chủ nghĩa tự do mới ở Pháp Chương 9: Học Sau khi hoàn thành chương học, - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 03 tiết thuyết kinh tế người học sẽ nắm được: phương pháp luận của trường của trường - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phái Chính hiện đại phái chính hiện phương pháp luận của trường - Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp: đại phái Chính hiện đại Cơ chế thị trường; Vai trò của - Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp chính phủ trong kinh tế thị - Lý thuyết giới hạn khả năng trường; Lý thuyết thất nghiệp; Lý sản xuất và sự lựa chọn. thuyết lạm phát; Lý thuyết tiền tệ, ngân hàng và thị trường chứng khoán. - Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn
  12. Chương 10: Sau khi hoàn thành chương học, - Khái quát về các nước đang 03 tiết Các lý thuyết người học sẽ hiểu được các nội phát triển: Phân loại các quốc hiện đại về dung sau: gia; Đặc trưng cơ bản của các phát triển kinh - Khái quát về các nước đang nước đang phát triển tế ở các nước phát triển - Khái niệm về tăng trưởng, phát đang phát triển - Khái niệm về tăng trưởng, phát triển kinh tế triển kinh tế - Sự hình thành, phát triển của - Sự hình thành, phát triển của các lý thuyết tăng trưởng và phát các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế triển kinh tế - Một số lý thuyết tăng trưởng và - Một số lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với các phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển: Lý thuyết nước đang phát triển cất cánh của W.W. Rostow; Lý thuyết về “Cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài; Lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên của Athur Lewis; Lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước châu Á - gió mùa. 14. Nhóm giảng viên STT Họ và tên Học vị Số điện thoại Email Phòng làm việc 1 Lê Thị Anh Thạc sỹ, 0982021244 leanhhvnh1983@gmail.com P204, Nhà NCS A2, Trụ sở HVNH 2 Trần Mạnh Tiến sĩ 0983206426 dungtm@hvnh.edu.vn P204, Nhà Dũng A2, Trụ sở HVNH
  13. 3 Nguyễn Thị Tiến sĩ 0916585050 Giangnt@hvnh.edu.vn P204, Nhà Giang A2, Trụ sở HVNH 4 Nguyễn Thạc sỹ 0913031636 Nguyentuanhunghvnh@ P204, Nhà gmail.com Tuấn Hùng A2, Trụ sở HVNH 5 Phạm Thị Tiến sĩ 0912066477 Nguyetpham62@yahoo.com P204, Nhà Nguyệt A2, Trụ sở HVNH 6 Vũ Mai Thạc sỹ 0977231601 Maiphuong716@gmail.com P204, Nhà Phương A2, Trụ sở HVNH 7 Phạm Thạc sỹ, 0912951699 hienpt@hvnh.edu.vn P204, Nhà Thanh Hiền NCS A2, Trụ sở HVNH 15. Tiến trình học tập Tiết (quy Hoạt động học tập chuẩn) 03 tiết Chương 1:Đối tượng, phương pháp nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế Giảng viên: Giới thiệu lý thuyết (02 tiết quy chuẩn) theo các nội dung: 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Chức năng và ý nghĩa của môn học Bài đọc chính của sinh viên: Chương 1 của giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để
  14. phân tích, liên hệ thực tiễn (01 tiết quy chuẩn) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 03 tiết Chương 2: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết quy chuẩn) theo các nội dung chính: 2.1 Trường phái trọng thương 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời 2.1.2 Quan điểm kinh tế cơ bản của trường phái trọng thương 2.1.3 Các giai đoạn phát triển của trường phái trọng thương 2.1.4 Vị trí lịch sử của trường phái trọng thương - Bài đọc chính dành cho sinh viên: Chương 2 của giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để phân tích, liên hệ thực tiễn (01 tiết quy chuẩn) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 03 tiết Chương 2: Học thuyết kinh tế của trường phái kinh tế tư sản cổ điển (tiếp) Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 2.2 Chủ nghĩa trọng nông 2.2.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông 2.2.2 Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông 2.2.3 Lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 2 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để phân tích, liên hệ thực tiễn. Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập
  15. định lượng. Sinh viên thảo luận theo các chủ đề đã được giảng viên giao nhiệm vụ. (01 tiết quy chuẩn) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 03 tiết Chương 2: Học thuyết kinh tế của trường phái kinh tế tư sản cổ điển (tiếp) Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 2.3 Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh 2.3.1 Hoàn cảnh ra đời 2.3.2 Đặc điểm cơ bản của trường phái cổ điển Anh 2.3.3 Lý thuyết kinh tế của trường phái cổ điển Anh 2.4 Kinh tế chính trị hậu cổ điển - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 3 của giáo trình Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (01 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 03 tiết Chương 3: Kinh tế chính trị tiểu tư sản Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 3.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của Kinh tế chính trị tiểu tư sản 3.1.1 Hoàn cảnh ra đời của trường phái tiểu tư sản 3.1.2 Đặc điểm của trường phái tiểu tư sản 3.2 Lý thuyết kinh tế của trường phái tiểu tư sản 3.2.1 Lý thuyết kinh tế của Sismondi 3.2.2 Lý thuyết kinh tế của Proudhon - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 3 của giáo trình, TLHT Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (1 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ
  16. 03 tiết Chương 4: Học thuyết kinh tế của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 4.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của Chủ nghĩa xã hội không tưởng 4.1.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng 4.1.2 Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng 4.2 Các đại biểu của trường phái XHCN không tưởng Tây Âu thế kỷ XIX 4.2.1 Học thuyết kinh tế của Saint Simon (1765 – 1825) 4.2.2 Học thuyết kinh tế của Francois Marie Charles Fourier (1772 -1839) 4.2.3 CNXH không tưởng Anh - Robert Owen (1771 – 1858) - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 4 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (01 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 03 tiết Chương 5: Kinh tế học Mác xít Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 5.1 Hoàn cảnh ra đời, các giai đoạn phát triển và đặc điểm cơ bản 5.2 Học thuyết kinh tế của K.Marx 5.3 Những đóng góp của Lênin trong kinh tế chính trị học - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 5 của giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (01 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần
  17. 03 tiết Tổng kết chương 1 - 5 (2 tiết) Kiểm tra: 1 tiết Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 03 tiết Chương 6: Học thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 6.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của trường phái tân cổ điển 6.1.1 Hoàn cảnh ra đời 6.1.2 Đặc điểm cơ bản của trường phái Tân cổ điển 6.2 Trường phái Giới hạn thành Viene (Áo) - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 6 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (1 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ 03 tiết Chương 6:Học thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển (tiếp) Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 6.3 Thuyết “giới hạn” ở Mỹ 6.4 Trường phái Thành Lausanne (Thụy Sỹ) 6.5 Trường phái Cambridge (Anh) - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 6 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (1 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 3 tiết Chương 7: Học thuyết kinh tế của Trường phái Keynes Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 7.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của trường phái Keynes
  18. 7.1.1. Hoàn cảnh ra đời 7.1.2. Đặc điểm cơ bản của trường phái Keynes 7.2 Các học thuyết kinh tế của John Maynasd Keynes 7.2.1 Lý thuyết chung về việc làm - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 7 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (01 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 3 tiết Chương 7: Học thuyết kinh tế của Trường phái Keynes (tiếp) Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 7.2.2 Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế 7.3 Các lý thuyết của trường phái Keynes mới 7.3.1 Đặc điểm cơ bản của trường phái Keynes mới 7.3.2. Trường phái Keynes ở Mỹ 7.3.3. Trường phái Keynes ở Pháp - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 7 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (01 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 3 tiết Chương 8: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 8.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tự do mới 8.1.1. Hoàn cảnh ra đời 8.1.2. Đặc điểm cơ bản của học thuyết kinh tế chủ nghĩa tự do mới 8.1.3. Đặc điểm phương pháp luận và cơ sở lý luận của chủ nghĩa tự
  19. do mới 8.2 Học thuyết về nền kinh tế thị trường - xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức. 8.3 Chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ 8.4 Chủ nghĩa tự do mới ở Pháp - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 8 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (01 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần 3 tiết Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 9.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận của trường phái Chính hiện đại 9.2 Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp 9.1.1 Cơ chế thị trường 9.1.2. Vai trò của chính phủ trong kinh tế thị trường 9.1.3. Lý thuyết thất nghiệp 9.1.4. Lý thuyết lạm phát 9.1.5 Lý thuyết tiền tệ, ngân hàng và thị trường chứng khoán 9.1.6 Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 9 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn (01 tiết) Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần
  20. 3 tiết Chương 10: Các lý thuyết hiện đại về phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển Giảng viên: Giảng lý thuyết (02 tiết) theo các nội dung: 10.1 Khái quát về các nước đang phát triển 10.2. Khái niệm về tăng trưởng, phát triển kinh tế 10.3. Sự hình thành, phát triển của các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế 10.4. Một số lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển - Bài đọc chính của sinh viên: Chương 10 của Giáo trình, Tài liệu học tập Sinh viên: Nghe giảng, vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp để liên hệ thực tiễn Kiểm tra/đánh giá phần học: Điểm chuyên cần Thu vở bài tập, chấm điểm kiểm tra số 02 (01 tiết) 3 tiết Tổng kết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2