intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn học: Phân tích thực phẩm

Chia sẻ: Phan Tuấn Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:35

591
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương môn học: Phân tích thực phẩm tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm về chương 1 phân tích các chỉ tiêu cơ bản. Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn đang học học phần này. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn học: Phân tích thực phẩm

  1.             ĐỀ CƯƠNG  Môn học : PHÂN TÍCH THỰC PHẨM Chương I :   PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN Câu 1. Trong thực phẩm nước đóng vai trò quan trọng trong a) Hoạt động sống của tế bào và ổn định cấu trúc đặc trưngcủa thực phẩm  b) Cung cấp năng lượng cho cơ thể  c) Chống sự phát triển của vi sinh vật  d) Bảo quản thực phẩm lâu hơn   Câu 2. Trong thực phẩm nước ở dạng liên kết và dạng tự do  a) Đều có tính chất giống nhau  b) Nước ở dạng liên kết không còn tính chất như nước ở dạng tự do  c) Nước ở dạng liên kết dễ đóng băng hơn d) Nước ở dạng liên kết dễ hòa tan hơn  Câu 3.các hợp phần như protein , glucid ..trong thực phẩm cũng như trong dung dịch có  thể tương tác với nước làm cho  a) Nước dễ bốc hơi  b) Nước không bốc hơi được c) Nước khó bốc hơi hơn d) Nước dễ đóng băng  Câu 4. Hoạt độ nước  aw của thực phẩm luôn ( nâng cao) a) Tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần p của hơi nước trong thực phẩm  b) Tỷ lệ nghịch với áp suất riêng phần p của hơi nước trong thực phẩm c) Bằng với áp suất riêng phần p của hơi nước trong thực phẩm d) Không có mối quan hệ  Câu 5. Hoạt độ nước của một thực phẩm đặt trong không khí (nâng cao) a) Bằng độ ẩm tương đối của không khí đó b) Bằng độ ẩm tuyệt đối của không khí đó c) Tỷ lệ nghịch với độ ẩm tuyệt đối của không khí đó d) Tỷ lệ thuận với độ ẩm tuyệt đối của không khí đó Câu 6.Xác định hàm lượng ẩm trong thực phẩm nhằm  a) Đánh giá chất lượng thực phẩm  b) Quyết định biện pháp xử lý  c) Tránh sự hư hỏng trong bảo quản  d) Có biện pháp hợp lý về thu hoạch ,phơi , sấy bảo quản trong chế biến công  nghiệp và tránh sự phát triển của vi sinh vật  Câu 7. Xác định độ ẩm nhanh  bằng phương pháp sấy và cân đến trọng lượng không  đổi ở điều kiện nhiệt độ a)100 1300C b)115 1200C
  2. c)130 1450C d) 90  1000C Câu 8. Cân 5,0mẫu gạo đã nghiền mịn,đem sấy ở nhiệt độ 1050C đến    trọng lượng  không đổi.Lượng mẫu thu được sau khi sấy là 4,257g.Hàm lượng ẩm có trong mẫu  gạo là a) 14,86% b) 13,86% c) 12,86% d) 15,86% Câu 9.  Cân 5,5mẫu thực phẩm cho vào chén sứ và nung ở nhiệt độ 6000C đến trọng  lượng không đổi.Trọng lượng mẫu còn lại sau khi nung là 0,038g.Hàm lượng tro có  trong mẫu là a) 0,79% b) 0,89% c) 0,69% d) 0,59% Câu 10.  Protit là  a)  Hợp chất hữu cơ có trong lương thực,thực phẩm b)  Hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong lương thực phẩm c)  Hợp chất hữu cơ chứa nitơ có trong lương thực, thực phẩm d) Hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong lương thưc,thực phẩm Câu 11. Trong phân tử protit gồm các axit amin gắn với nhau bởi  a) Liên kết peptit và polypeptit b) Liên kết disunfua,liên kết este c) Liên kết hydro và các liên khác d) Liên kết peptit, polypeptit,este,disulfua và liên kết hydro Câu 12. Protit là hợp chất mang tính a) Axit yếu b) Bazơ c) Lưỡng tính d) Axit mạnh Câu 13. Xác định protit trong thực phẩm trước tiên phải vô cơ hóa bằng a) H2SO4 đậm đặc có CuSO4và K2SO4 làm chất xúc tác b) Hỗn hợp H2SO4,HCl đậm đặc có CuSO4 làm xúc tác c) HCl đậm đặc có K2SO4 làm xúc tác d) CH3COOH có CuSO4 , K2SO4 làm xúc tác  Câu 14.  Sản phẩm của quá trình vô cơ hóa protit là a) NH3 , CO2  và  H2O b) (NH4)2SO4 , CO2 , SO2 và H2O c) (NH4)2SO4 , SO2 và H2O d) (NH4)2SO4 và H2O Câu 15.  Xác định đạm toàn phần bằng pp kjedahl người ta vô cơ hóa mẫu bằng  a) H2SO4 đậm đặc có CuSO4  và K2SO4 làm xúc tác  b) HCl đậm đặc 
  3. c) H2SO4 đậm đặc và HNO3đđ d) Hỗn hợp HCl và HNO3  Câu 16. Pha 500ml dung dịch H2SO4 0,1N từ H2SO4 96% có (d=1,84g/cm3).Thể tích  H2SO4 96% cần lấy là a) 1,36 ml b) 1,38 ml c) 1,39 ml d) 1,37 ml Câu 17. Pha 500ml H2SO4 0,1N từ H2SO4 1/1(48%), (d = 1.37g/cm3). Lượng H2SO4 1/1  cần lấy là a) 3,73 ml b) 3,71 ml c) 3,72 ml d) 3,74 ml Câu 18. Pha 500ml dd NaOH 0,1N. Từ NaOH rắn có độ tinh khiết  98% .Lượng NaOH  rắn cần thiết là a) 2,06 g b) 2,04 g c) 2,07 g d) 2,05 g Câu 19.  Cân 0,5  0,001g mẫu thực phẩm.Sau khi vô cơ hóa và định mức 250ml.Hút  10ml  dung  dịch trong bình định mức đem chưng cất trong môi trường kiềm. Lượng  NH3 tách ra được hấp thụ bằng 20,0ml H2SO4 0,1N, chuẩn lượng H2SO4 0,1N dư bằng  NaOH 0,1N với chỉ thị MO thì tốn hết 18.5ml. Hàm lượng protit toàn phần có trong  mẫu là: a) 65,72 % b) 65,52 % c) 65,62 % d) 65,82 % Câu 20.Xác định thành phần acid amin của protein bằng cách thủy phân protein với   (  cao ) a) Acid HCl 6N ở 1100C trong 24 giờ  b) Acid H2SO4 4N ở 1100C trong 24 giờ  c) Hỗn hợp acid HCl 6N và H2SO4 6N d) Acid acetic 6N ở 1500C trong 24 giờ  Câu 21. Đo độ hấp thụ của dung dịch protein ở bước sóng ( nâng cao ) a) 220 – 240 nm b) 260 – 290 nm c) 150 – 170 nm d) 300­320 nm Câu 22. Dung dịch protein có khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại ở hai vùng bước  sóng  (nâng cao ) a) 150 – 170 nm và 350 – 400  nm b) 160 – 170 nm  và 320 – 360  nm
  4. c) 180 – 220 nm và  250 – 300  nm  d) 140 – 160 nm và  310 – 320  nm  Câu 23.  Phản ứng đặc trưng để định tính , định lượng protein a) Phản ứng oxyhoa khử  b) Phản ứng tạo kết tủa  c) Phản ứng với ninhydrin d) Phản ứng với KMnO4 Câu 24. Phương pháp xác định nito amin dựa trên phản ứng  a) Của nhóm α­amin với formaldehyt b) HNO3 đặc c) Aldehyt formic và dd HgSO4 bão hòa  d) Acid glyconic H2SO4 đặc Câu 25. Cân 1,0256g mẫu đem vô cơ hóa và định mức 100ml . Hút 40 ml đem chưng  cất . lượng acid sulfuric 0.1N đem hấp thụ 15ml ,lượng Na0H 0,1N chuẩn acid dư là  10ml . Lượng protit toàn phần là  a) 10.68 % b) 10.58 % c) 10,66 %  d) 10,67 % Câu 26. Hút 5ml nước tương đem đmức 100ml . Lấy 10 ml trong bình định mức đem  trung hòa bằng Na0H 0,1N, cho vào 5ml formon lắc đều để 2 phút . chuẩn bằng Na0H  0,1N  thì tốn hết  2,5 ml . Hàm lượng đạm amin là : a) 7,10 g/l b) 7,00 g/l c) 7,01g/l  d) 7, 20 g/l Câu 27. Định lượng acid amin bằng pp sắc ký giấy . vết màu đem hòa tan bằng dung  môi thích hợp. Đem đo cường độ màu trên máy quang phổ với chiều dày lớp dung dịch   L = 2cm , hệ số hấp thụ  € = 2,50 cm­1mol­1 . Độ hấp thụ đo được 0,235 . Nồng độ   acid amin có trong mẫu là: a) 0,047   mol b) 0,045   mol c) 0,057 mol d) 0,055 mol Câu 28. Phản ứng Biure là phản ứng đặc trưng của liên kết  a) Peptit b) Hydro c) Đisulfua d) Ester Câu 29. Phản ứng Buire thực hiện trong môi trường  a) Acid  b) Trung tính  c) Kiềm mạnh  d) Kiềm yếu 
  5. Câu 30. Prolin phản ứng với ninhydrin tạo phức màu  a) Xanh  b) Nâu đỏ  c) Vàng  d) Xanh tím  Câu 31.  Lipit là este của  a) Rượu bậc 3 và axit béo cao cấp b) Rượu bậc 4 và axit béo c) Rượu bậc 2 và axit béo d) Rượu và axit béo Câu 32.  Xác định hàm lượng lipit ta dựa vào các tính chất sau a) Lipit dễ hòa tan trong nước b) Lipit dễ hòa tan trong dung môi hữu cơ c) Lipit dễ hòa tan trong các axit vô cơ mạnh d) Lipit dễ hòa tan trong kiềm Câu 33.  Dung môi dùng để hòa tan lipit phải thỏa mãn các yêu cầu sau: a) Dung môi có nhiệt độ sôi cao và tỉ trọng thấp b) Dung môi có nhiệt độ sôi thấp và tỉ trọng cao c) Dung môi có nhiệt độ sôi thấp và tỉ trọng thấp d) Dung môi có nhiệt độ sôi cao và tỷ trọng cao Câu 34.  Cân 5,0  0,001g mẫu thực phẩm khô, dùng phương pháp soxhlet để tách lipit  ra khỏi mẫu . Loại dung môi rồi đem sấy khô thu được 0,85g lipit. Hàm lượng % của  lipit có trong mẫu thực phẩm là: a) 17.00 % b) 17,10 % c) 17,20 % d) 17,30 %    Câu 35. Lipit là loại thức ăn giầu năng lượng , một gam lipit cung cấp cho cơ thể  a) 8,1 kcal b) 9,1 kcal c) 4,1 kcal d) 7,1 kcal       Câu 36. Thành phần chất béo trong dầu thực vật chủ yếu là  a) Những acid béo no  b) Những acid béo không no  c) Những acid béo no và không no  d) Acid stearic và acid oleic  Câu 36. Từ acid linoleic cơ thể con người có thể chuyển hóa thành  ( nâng cao ) a) Acid  α­ linoleic  và acid arachidnic
  6. b) Acid α­ linoic  c) Acid  palmitic d) Acid α­linolenic Câu 37. Trong thức ăn hàng ngày mà thiếu chất béo lâu dài sẽ dẫn đến  a) Rối loạn hoạt động sinh lý , suy nhược cơ thể và nhiều hiện tượng bệnh lý  b) Rối loạn tiêu hóa  c) Thiếu máu não, mắc các bệnh về tim mạch   d) Gảm tuổi thọ  Câu 38. Các chất không béo không xà phòng hóa trong dầu mỡ thường là ( nâng cao) a) Những chất gây ra cho dầu có màu sắc, mùi ,vị riêng biệt và có hoạt tính  chống oxyhoa  mạnh  b) Chất có tính oxyhoa mạnh  c) Chất làm tăng hương vị cho dầu mỡ  d) Những hợp chất vô cơ   Câu 39.  Kiểm tra trong công nghệ sx dầu nhằm  a) Theo dõi các quá trình kỹ thuật để thu được dầu và hạn chế mức độ tổn  thất thấp nhất trong sx  b) Kiểm tra thành phần của nguyên liệu c) Kiểm tra chất lượng dầu thành phẩm  d) Theo dõi công nhân làm việc  Câu 40. Phân tích , kiểm tra sx dầu thực vật là  a) Kiểm tra quá trình công nghệ  b) Kiểm tra thu nhận nguyên liệu  c) Kiểm tra bán thành phẩm và thành phẩm  d) Kiểm tra thực tế quá trính công nghệ , kiểm tra nguyên liệu và kiểm tra  thành phẩm  Câu 41. Kiểm tra tình trạng nguyên liệu trong bảo quản ,cần kiểm tra các chỉ tiêu của  hạt  a) Nhiệt độ  b) Độ ẩm  c) Chỉ số acid  d) Hệ thống nhiệt độ , độ ẩm và xác định chỉ số acid  Câu 42.Những kết quả kiểm tra hóa học và công nghệ sx dầu nhằm  a) Đánh giá chất lượng thành phẩm  b) Tìm ra tạp chất cỏn trong dầu  c) Phát hiện những thiếu sót trong công nghệ , có biện pháp khắc phục kịp  thời (nâng cao) d) Phân loại chất lượng sản phẩm  Câu 43. Dầu mỡ có chất lượng cao là dầu  chứa  a) Nhiều các acid béo không no ,có chỉ số acid và peroxyt thấp  b) Nhiều các acid béo no , có chỉ số xà phòng lớn c) Chỉ số acid cao  d) Chỉ số Iod thấp 
  7. Câu 44. Cân 2,00 gam mẫu dầu mỡ để định lượng chỉ số xà phòng . Sau khi xà phòng  hóa bằng dd KOH 0,5N , dung dịch thu được đem chuẩn độ ngay bằng HCl 0,5N ,  nhận biết điểm tương đương bằng chỉ thị phenolftalein 1% . Thể tích HCl tiêu tốn là  2,5 ml . Làm song song một mẫu trắng không có chất béo với điều kiện như trên thì  tốn hết 2,75ml HCl 0,5N . Nếu lượng KOH ứng với 1ml dd HCl 0,5N là 28.055 mg .  Chỉ số xà phòng của mẫu phân tích là  a) 3.51mg b) 3.71mg  c) 4.51mg  d) 4.61mg 45. Chỉ số Iot của dầu mỡ cao , trong dầu mỡ có chứa nhiều  a)  Acid béo no  b)  Acid béo không no  c)   Iot  d)   carotene  46. Dầu mỡ bị biến chất gây nên sự hư hỏng là do  a)  Glycerit bị thủy phân , các axcid béo chưa no bị oxyhoa thành peroxyt b)  Các acid béo no bị oxyhoa thành peroxyt c)  Glyxerit bị phân giải dưới tác dụng bởi nhiệt độ  d)  Các tạp chất có trong dầu  Câu 47. Hai chỉ số đặc trưng cho sự ôi hóa dầu mỡ là  a) Chỉ số xà phòng và chỉ sồ acid  b) Chỉ số Iod và chỉ số peroxyt c) Chỉ số acid và chỉ số peroxyt  d) Chỉ số peroxt và chỉ số xà phòng  Câu 48. Cân 3,00 gam mẫu dầu mỡ , đem hòa tan bằng 50ml dung môi . chuẩn độ bằng  dd KOH 0,1N với chỉ thị phenolphthalein 1% . Thể tích KOH 0,1N tiêu tốn 0.5ml . Chỉ  số acid của mẫu dầu mỡ là  a) 0,935 b) 0,836 c) 0.937 d) 0,945 Câu 49. Hàm lượng chất xà phòng trong dầu tinh chế biểu thị (nâng cao 0 a) Phẩm chất dầu và ảnh hưởng đến độ trong của dầu  b) Màu sắc của dầu  c) Độ nhớt của dầu  d) Hàm lượng acid béo tự do trong dầu thấp  50. Cân 5, 68 gam mẫu thực phẩm đem xác định hàm lượng chất chất béo bằng pp  soxhlet . Lượng chất béo thu dược sau khi chiết bằng dung môi hữu cơ và sấy khô là  0,358 gam . Hàm lượng chất béo có trong mẫu là  a)  6,30 % b)  6,40 %  c)   6,50 %  d)   7,30 %
  8.   Câu 51. Gluxit là hợp chất a) Hữu cơ b) Vô cơ c) Hữu cơ và vô cơ d) Hữu cơ có chứa nitơ Câu 52. Gluxit đơn giản là a) Các đường chứa 6 nguyên tử cacbon b) Các đường chứa 5 nguyên tử cacbon    c)  Các đường chứa 5 nguyên tử các bon và 6 nguyên tử các bon            d)  Các đường chứa 4 nguyên tử các bon  Câu 52.  Gluxit phức tạp bao gồm a) Đường không hòa tan trong nước,không tạo dung dịch keo ở nhiệt độ thường b) Đường dễ tan trong nước c) Đường không tan trong nước d) Đường dễ tan trong nước,đường không tan trong nước và không tạo     thành  dung dịch keo ở nhiệt độ thường Câu 53. Xác định gluxit trong thực phẩm được dựa trên nguyên tắc: a) Thủy phân Gluxit bằng HCl đặc,để chuyển tinh bột và các loại đường thành  glucoza  b) Thủy phân Gluxit bằng HCl đặc,để chuyển tinh bột và các loại đường thành  đường saccaroza và mantoza c) Thủy phân gluxit bằng axit acetic d) Thủy phân gluxit bằng NaOH đặc Câu 54. Phản ứng thủy phân gluxit  a) C6H10O5 C12H22O11 b) C6H10O5 C6H12O6 c) C12H10O5 C6H12O6 d) C12H22O5   + HCldd + H2O  C6H12O6 Câu 55.  Phản ứng giữa đường glucoza với hỗn hợp Felin A và FelinB a) C6H12O6 + CuSO4 +NaOH  Cu2O + CH2OH (CHOH)4 COOH                                                                                 b) C6H12O6 + CuSO4 + NaOH  + KNaC4H4O6  Cu2O +                                                                                                 CH2OH(CHOH)2COOH c) C6H12O6 + CuSO4+ NaOH + KNaC4H4O6  Cu2O + KNaC4H4O6 +  CH2OH(CHOH)4COOH  d) C6H12O6 + CuSO4 + KNaC4H4O6   Cu2O + CH2OH(CHOH)4COOH Câu 56.  Phản ứng chuẩn độ lượng Fe+2 sinh ra bằng KMnO4 0,1N a) FeSO4  + KMnO4 + H2SO4 => Fe2(SO4)3 + K2SO4  + MnSO4 + H2O b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 => Fe2(SO4)3 + MnO2 + H2O + K2SO4 c) FeSO4 + KMnO4 + NaOH => Fe2(SO4)3 + H2O  + K2MnO4 + K2SO4 d) FeSO4 + KMnO4               ==> Fe2(SO4)3 + MnO4 + K2SO4
  9. Câu 57.  Cân 2,5 0,001g mẫu gạo đem thủy phần bằng HCl đậm đặc.Dung dịch sau khi  thủy phần đem loại bỏ tạp chất và định mức  250ml. Hút 10,00ml dd định mức đem  xác định gluxit bằng phương pháp Bertrand. Lượng Glucoza thu được khi tra bảng là  42,58mg. Hàm lượng % của tinh bột có trong mẫu gạo là a) 40,45 % b) 42,45 % c) 41,45 % d) 43,45 % 58. Đường  kính trắng dễ bị chảy nước là do ( nâng cao ) a)  Hàm lượng đường glucose cao , dễ hút ẩm  b)  Hàm lượng đường sacchrose cao  c)  Nhiệt độ không khí cao  d)  Vi sinh vật sâm nhập  59. Đường có độ chua cao là do  a) Đường không được bảo quản kín , vi sinh vật lactic sâm nhập  b) Trong quá trình chế biến  c)  Đường bị lên men  d)  Đường lẫn nhiều tạp chất  60. Định lượng glucid bằng phương pháp Bertrand , trong dung dịch Felin B người ta  cho thêm muối KNatritatrat nhằm mục đích (nâng cao ) a)  Làm môi trường  b) Giữ cho Cu+2 trong môi trường kiềm không bị kết tủa dưới dạng  Cu(OH)2  c)  Chất xúc tác  d) Giữ cho kết tủa Cu2O không tan  Chương II   PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA LÝ  Câu 1. Phương trình biểu diễn của định luật Bugơ lămbert         a)  I = Ia – I0 b)   I = I0 . e­C L c) I = I0 . e­C L d) I0 = It .10­KL Câu 2. Phương trình biểu diễn của định luật Bungơ­lambert­Beer a) It = I0 . e­KC b) It = It . 10­K LC c) It = I0 . e­LC d) I0 = It .10­KLC Câu 3. Định luật Bungơ –Lămbert ­Beer chỉ nghiệm đúng với dung dịch a) Có nồng độ 0,1M b) Có nồng độ  0,01M
  10. d) Có nồng độ > 1M Câu 4. Khi đo màu của dung dịch (A) ở bước sóng =510 nm với bề dày của curet là  1cm, mật độ quang đo được D = 0,075.Biết hệ số hấp thụ () của dung dịch (A) =  0,15.mol ­1.cm­1 , nồng độ của dung dịch (A) sẽ là a) 0,50     mol b) 0,53     mol c) 0,52     mol d) 0,51    mol Câu 5. Trong sắc ký hấp phụ,quá trình hấp phụ và giải hấp phụ thuộc vào  a) Nồng độ chất hấp phụ và chất được hấp phụ b) Nồng độ chất hấp phụ  c) Nồng độ chất được hấp phụ d) Không phụ thuộc vào nồng độ chất hấp phụ và chất được hấp phụ Câu 6.Nguyên tắc của phương pháp sắc ký hấp phụ là:  a) Dựa vào khả năng hấp phụ khác nhau của các chất tan trên cùng cột hấp  phụ b) Dựa vào khả năng hấp phụ của các chất trên cùng cột hấp phụ c) Dựa vào khả năng bị hấp phụ của các chất d) Dựa vào khả năng giải hấp của các chất Câu 7. Phương pháp sắc ký giấy dựa trên sự phân bố khác nhau của các chất tan giữa 2  tướng: a) lỏng và rắn b) lỏng và lỏng c) lỏng và khí d) Khí và rắn Câu 8. Trong sắc ký giấy.Trị số Rf (hệ số di chuyển) đặc trưng cho ( nâng cao ) a) Sự chuyển động của các chất tan trên giấy b) Sự chuyển động của dung môi trên giấy c) Sự chuyển động của chất tan và dung môi trên giấy d) Sự phân bố các chất trên giấy Câu 9. Trong sắc ký giấy, người ta dựa vào trị số Rf để a) Định tính các chất có trong mẫu b) Định lượng các chất có trong mẫu c) Định tính và định lượng các chất có trong mẫu d) Xác định hệ số phân chia k của các chất Câu 10.  Trong quá trình chạy sắc ký.Trị số Rf sẽ thay đổi khi: a) Nhiệt độ của bình chạy sắc ký thay đổi b) Dung môi di động bị bốc hơi c) Thêm axit hoặc bazơ vào dung môi
  11. d) Nhiệt độ . dung môi không bão hòa và có lẫn nước , acid hoặc bazo Câu 11. Quá trình hấp phụ và giải hấp trên cùng cột hấp phụ sẽ a) Tuân theo định luật tác dụng khối lượng b) Không tuân theo định luật tác dụng khối lượng c) Tuân theo định luật hấp phụ d) Tuân theo sự hấp phụ và giải hấp Câu 12. Quá trình chạy sắc ký hấp phụ là: a) Quá trình hấp phụ và giải hấp b) Quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần sự hấp phụ và giải hấp c) Quá trình giải hấp d) Quá trình hòa tan và hấp thụ Câu 13. Yêu cầu của chất hấp phụ dùng trong sắc ký hấp phụ a) Đối với chất cần tách có thể hấp phụ và giải hấp nhanh b) Hoạt độ hấp phụ cao và bền trong điều kiện làm việc c) Có thể phản ứng với chất cần xác định d) Hoạt độ hấp phụ cao , bền trong điều kiện làm việc và không phản ứng  với chất cần xác định  Câu 14. Dung môi dùng trong sắc ký hấp phụ  cần  thỏa mãn các yêu cầu sau: a) Độ phân cực lớn b) Độ phân cực nhỏ c) Không có độ phân cực d) Khó bay hơi Câu 15. Trong quá trình chạy sắc ký giấy dung môi sẽ chuyển theo chiều dọc giấy và  kéo theo chất cần phân chia dưới tác dụng của lực a) Mao quản b) Mao dẫn  c) Lực đẩy d) Lực hút Câu 16.Trị số Rf chỉ có giá trị khi: a) 0  Rf 1 b) Rf >1 c) Rf > 2  d) Rf  > 3 Câu 17. Nếu Rf càng lớn thì khả năng phân chia các cấu tử trong mẫu( nâng cao ) a) Càng nhanh  b) Càng chậm c) Không phân chia được d) Phân chia chọn lọc Câu 18. Cân 1,0g mẫu bột ngọt (mì chính) đem hòa tan và định mức 100ml .Hút 0,01ml  trong bình định mức để chấm lên giấy sắc ký. Sau khi chạy sắc ký, hiện màu, hòa tan  và đo mật độ quang.Từ mật độ quang đo được người ta tính lượng axit glutamic có  trong 0,01ml dd bột ngọt là 75.10­3 mg thì hàm lượng % axit glutamic có trong mẫu bột  ngọt là: a) 76,0 %
  12. b)   77,0 % c)   75,0 % d)   78,0 % Câu 19. Nguyên lý cơ bản của phương pháp sắc ký khí là  a) Dựa vào khả năng tách các thành phần của một hỗn hợp các chất b) Dựa vào sự tách các thành phần của một hỗn hợp khi chúng được dẫn qua 2  tướng trộn lẫn (di động và bất động) c) Dựa vào khả năng tách hỗn hợp của các chất có trong mẫu d) Dựa vào khả năng tách các chất có trong mẫu Câu 20. Trong sắc ký khí tướng di động luôn luôn ở thể a) lỏng – rắn b) khí – rắn  c) hơi  d) Lỏng, khí và hơi  Câu 21. Trong sắc kí khí tướng tĩnh có thể ở các dạng a) Rắn hoặc lỏng b) Hỗn hợp rắn và lỏng c) Rắn ,lỏng hoặc hỗn hợp rắn ­ lỏng d) Khí Câu 22 Hệ số phân bố K của các chất trong mẫu phân tích  phụ thuộc vào: a) Bản chất của chất đó b) Nhiệt độ,độ phân cực và ái lực hóa học của dung môi c) Bản chất của chất đó.Nhiệt độ,độ phân cực và ái lực hóa học của dung môi d) Nhiệt độ của dung môi Câu 23. Yêu cầu của chất khí chọn làm tướng di động phải có: a) Thuần khiết hóa học b) Không phản ứng với chất phân tích và chất lỏng c) Có thể phản ứng với chất lỏng làm tướng tĩnh d) Độ thuần khiết hóa học,không phản ứng với chất cần xác định và chất  lỏng làm tướng tĩnh  Câu 24. Chọn chất làm tướng lỏng cần dựa vào a) Nhiệt độ dùng trong phân tích và độ phân cực b) Nhiệt độ sôi c) Nhiệt dung riêng d) Khả năng hòa tan Câu 25. Chất hấp phụ dùng trong sắc ký khí phải là những chất a) Chịu được nhiệt độ cao và phản ứng được với chất cần phân tích b) Không phản ứng được với chất cần phân tích và chịu được nhiệt độ cao c) Xốp và không chịu được nhiệt độ cao d) Chịu được nhiệt độ thấp Câu 26. Phổ hấp thụ dựa trên cơ sở  a) Đo sự đi của cường độ bức xạ  b) Đo sự tăng lên của cường độ búc xạ  c) Đo sự giảm đi của cường độ bức xạ đi qua dung dịch cần phân tích 
  13. d) Đo sự biến thiên của cường độ bức xạ  Câu 27. Hướng truyền sóng của bức xạ điện từ mang đặc tính của a) Hình sin  b) Hình xoáy trôn ốc  c) Hình lưỡi liềm  d) Hình tam giác đều Câu 28. Lực của trường điện gây ra những hiện tượng (nâng cao ) a) Truyền quang  b) Phản xạ  c) Khúc xạ  d) Hấp thụ bức xạ , truyền quang , phản xạ và khúc xạ  Câu 29. Năng lượng bức xạ điện từ dược biểu diễn bằng biểu thức  a) E  = h . f b) E  = h . c c) E  = h . f .c d) E  = h . v 
  14. Câu 30. Phổ điện từ bao gồm  ( nc) a) Một vùng rộng lớn của bước sóng hay năng lượng  b) Các phổ vạch  c) Một vùng rộng lớn của số sóng  d) Một vùng của bức xạ điện từ  Câu 31.Mật độ quang của dung dịch KMnO4 có nồng độ 4,48. 10­2 M , đo được trong  cuvet có chiều dầy 1,00 cm ở bước sóng 520 nm bằng 0,309 . Độ hấp thụ phân tử của  KMnO4 là  a) 6,9 mol­1 . cm­1  b) 5.9 mol­1 . cm­1  c) 6,8 mol­1 . cm­1  d) 7,8 mol­1 . cm­1  Câu 32. Hệ số hấp thụ phân tử gam của một phức 9,3 . 103. l . cm­1. Mol­1 ở bước sóng  470 nm . Mật độ quang của phức có nồng độ 6,2 . 10­5 M đo được ở 470 nm , trong  cuvet có bề dầy 1,00cm là  a) 0,567 b) 0,577  c) 0,587 d) 0,677 Câu 33. Mật độ quang của dung dịch phức đo được   0,577 , hệ số hấp thụ phân tử là  9,3 .103 cm­1. Mol­1 , chiều  dầy lớp dung dịch 5,00cm . Nồng độ của dung dịch đó là  a) 1,24 .10­5 M  b) 1,24 . 10­4 M c) 1,34 . 10­4 M  d) 1,44 . 10­5M Câu 34. Kính lọc sáng dùng cho phép đo màu quang phổ vùng hấp thụ liên tục có bước  sóng nhỏ hơn 580 nm và lớn hơn 670 nm có màu  (nc) a) Đỏ  b) Vàng  c) Da cam d) Tím  Cau 35. Kính lọc sáng cho phép đo màu quang phổ vùng hấp thụ liên tục ở bước sóng  nhỏ hơn 490 nm và lớn hơn 500 nm có màu  a) Lam  b) Lục  c) Đỏ  d) Vàng  Câu 38. Màu của chùm tia đi qua kính lọc sáng có bước sóng nhỏ 430nm và lớn hơn  500 nm (nc) a) Màu xanh da trời  b) Màu xanh lam  c) Màu xanh tím  d) Màu xanh đen 
  15. Câu 39. Người ta dùng máy đo màu quang phổ để xác định nồng độ của dung dịch Iod  loãng , lớp dung dịch có chiều dầy ( l = 4,45 cm ), tương đương với dung dịch Iod có  nồng độ 5,00. 10­4M , chiều dầy ( l = 6,12 cm ) . Nồng độ của dung dịch Iod là  a) 6,54 .10­4 M b) 5,64 . 10­4M c) 5,46.10­4 M d) 6,46.10­4 M Câu 40. Người ta tiến hành xác định cồng độ của dung dịch đường saccharose trên máy  đo màu quang phổ , lớp dung dịch có chiều dày 7,96cm , tương đương với dung dịch  chuẩn chứa 12,3 .10­5 M có chiều dày 4,23 cm . Nồng độ của dung dịch đường là  a) 5,54.10­3M b) 6,54.10­5M c) 6,54,10­4M d) 6,45.10­4M Câu 41. Dung dịch có nồng độ 1,25.10­4m , chất cần xác định ở bước sóng 595nm , có  chiều dày lớp dung dịch là 1,00cm , hệ số hấp thụ € = 5,8.103 mol1cm­1. Mật độ quang  tính được là  a) 0,635  b) 0,725 c) 0,752 d) 0,653 Câu 42. Định luật  Faraday I biểu thị sự phụ thuộc giữa lượng chất thoát ra trên điện  cực trong quá trình điện phân với  a) Thời gian điện phân  b) Điện lượng đi qua dung dịch điện phân c) Đương lượng của chất cần phân tích  d) Đương lượng điện hóa   Câu 43. Biểu thức của định luật Faraday II          A a) Đ =                                        Z                                                          Đ b) Gam ( chất xđ )  = I .t .                                                          F                                                     A               c)   Gam ( chất xđ )   =                                                        F                                                         A                          d)Gam ( chất xđ )      =  q.                                                        Z  Câu 44. Cân 22 mg ZnSO4 .7 H2O , hòa tan và định mức 100ml ( biết Mzn  = 65). Nồng  độ ion zn+2  trong dung dịch là  a) 0,05mg/ml b) 0,5mg/ml
  16. c) 2,87 mg/ml  d) 2,78 mg/ml  Câu 45. Cân 20,00gam mẫu thực phẩm đem hòa tan và định mức 100ml . hút 25ml dung  dịch mẫu trong bình định mức để tạo phức với Ditizon , thể tích phức thu được  10ml ,mật độ quang đo được 0,385 . Nếu tiến hành tương tự với dung dịch Zn+2 tiêu  chuẩn có nồng độ 0,05mg/ml , mật độ quang đo được 0,625 . Hàm lượng kẽm tính  theo ppm có trong mẫu là  (nc) a) 51,6 ppm b) 61,6 ppm c) 15.6 ppm  d) 16,6 ppm Câu 46. Cân 10,00 gam mẫu mẫu thực phẩm ,đem hòa tan và định mức 100ml . Hút  20,0ml trong bình định mức , chuẩn bằng NaOH 0,05N thì tốn hết 4,8ml .Lượng acid  tổng tính theo % của acid lactic là  ( Macid lactic = 90) a) 1,08  % b) 2,08  % c) 1,18  % d) 1,28  % Câu 47. Cân 5,00 gam mẫu , đem hòa tan chuyển Cu về dạng ion Cu+2 ,tạo phức màu  giữa ion Cu+2 với thuốc thử Ditizon , phức màu thu được sau khi chiết 25,0ml . Tiến  hành tương tự với dung dịch tiêu chuẩn có nồng độ 0,5.10­3 mg/ml .  Mật độ quang của  dung dịch mẫu đo được là 0,225, dung dịch tiêu chuẩn là 0,320 , với chiều dày lớp  dung dịch  l = 1,00cm . Hàm lượng Cu có trong mẫu tính theo ppm là (nc) a) 1,76 ppm b) 1,86 ppm c) 1,66 ppm  d) 1, 67 ppm Câu 48. Hàm lượng Caroten có trong mẫu là 5,12 % , thể tích carotene thu được sau khi  chạy sắc ký là 50ml . dung dịch carotene tiêu chuẩn có nồng độ 0,0185 mg/ml .Mật độ  quang của dung dịch mẫu đo được là 0,254 , của dung dịch tiêu chuẩn là 0,186 . Lượng  mẫu đem xác định là  (nc) a) 2,46 gam  b) 2,64 gam  c) 3,46 gam  d) 3, 64 gam  Câu 49. Dòng điện cố định với cường độ 0,45 A, đi qua dung dịch Cu+2 trong vòng 12,5  phút . Số gam đồng được tách ra trên điện cực catot là  ( MCu = 63,55) a) 0,207 gam  b) 0,107 gam  c) 0,307 gam d) 0, 127 gam Câu 50.  Dòng điện cố định với cường độ 0,45 A, đi qua dung dịch Cu+2 trong vòng  12,5 phút . Số gam oxy được tách ra trên điện cực Anot là  ( MCu = 63,55) a) 0,269 gam 
  17. b) 0,369 gam  c) 0,0269 gam  d) 0,0369 gam  Câu 51. Acid ascorbic có khối lượng phân tử ( M =176 ) được oxyhoa1 đến  dehydroascobic .nếu lượng mẫu đem hòa tan và định mức 200ml , hút 10,00 ml đem  oxyhoa bằng 10,0 ml nước brom 0,1M . Lượng Brom cần chuẩn độ được sinh ra khi có  dòng điện 70,4 mA đi qua trong vòng 6,51 phút . Hàm lượng acid ascorbic có trong mẫu  là  a) 0,0502 gam  b) 0,502 gam c) 0,602 gam  d) 0,512 gam  Câu 52. Dể xác định oxy trong dòng hydrocacbon nhẹ với tỷ trọng 0,0014g/ml . một  mẫu có thể tích 20 lít thì tốn 3,13 culon điện . hàm lượng % oxy có trong mẫu là  a) 9,27 %  b) 9,37 % c) 9,57 %  d) 9, 72 % Câu 53. Sóng cực phổ đặc trưng cho  a) Sự định tính chất cần phân tích  b) Sự định tính và định lượng chất cần phân tích  c) Sự biến đổi thế điện cực phụ thuộc vào dòng trong quá trình điện phân  d) Sự biến đổi của dòng điện  Câu 54. Chiều cao sóng đặc trung cho  a) Dòng giới hạn Id  b) Thế của điện cực  c) Dòng biến đổi phụ thuộc vào thế điện cực  d) Dòng điện trong quá trình điện phân  Câu 55. Dựa vào chiều cao của sóng cực phổ để  a) Định tính chất cần phân tích  b) Định lượng  chất cần phân tích  c) Định tính và định lượng chất cần phân tích  d) Tính thế bán sóng  Câu 56. Mọi sự phân chia bằng sắc ký đều phải dựa vào  a) Sự khác nhau về mức độ phân bố của các chất tan giữa pha tĩnh và pha  động  b) Sự khác nhau về vận tốc di chuyền của chất tan giữa pha tĩnh và pha động  c) Độ phân ly của chất tan  d) Hằng số phân ly  Câu 57. Phương pháp sắc ký hấp phụ pha động thường là  a) Chất rắn  b) Chất lỏng  c) Chất khí  d) Chất khí – lỏng 
  18. Câu 58. Phương pháp sắc ký giấy pha tĩnh thường là  a) Chất khí  b) Chất khí lỏng  c) Giấy và nước  d) Chất rắn  Câu 59. Trong cá phương pháp sắc ký ,chất tan nào có hằng số phân bố lớn thì  a) Sẽ di chuyển nhanh hơn  b) Sẽ di chuyển chậm hơn  c) Sẽ không di chuyển  d) Di chuyển song song với pha động  Câu 60. Chât hấp phụ dùng trong sắc ký cột cần đạt các yêu cấu  a) Hấp phụ và giải hấp nhanh  b) Dễ tan trong pha động  c) Có kích thước lớn  d) Có thể tác dụng hóa học với dung môi  Câu 61. Dung môi dùng trong sắc ký hấp phụ có tính phân cực lớn thì  a) Khả năng giải hấp chậm  b) Khả năng giải hấp nhanh  c) Không giải hấp được  d) Không hấp phụ chất tan được  Câu 62. Dung môi thường dùng trong sắc ký cột  a) Hydrocacbua và dẫn xuất halogen củ hydrocacbua  b) Các hợp chất hữu cơ  c) Các acid hữu cơ  d) Các acid vô cơ  Câu 63. Nguyên lý cơ bản của sắc ký giấy là  a) Dựa trên sự phân bố khác nhau giữa hai tướng khí  b) Dựa trên sự phân bố khác nhau giữa hai tướng lỏng  c) Dựa trên sự phân bố khác nhau giữa hai tướng lỏng và rắn  d) Dựa trên sự phân bố khác nhau giữa hai tướng khí và rắn  Câu 64. Trong sắc ký giấy tướng di động phải là  a) Giấy và dung môi  b) Hỗn hợp giấy – dung môi hoặc dung môi nguyên chất  c) Nước  d) Giấy  Câu 65. Trị số Rf dặc trưng cho (nc) a) Vùng di động b) Tính chất của chất tan  c) Tính chất của dung môi d) Sự di chuyển của dung môi Câu 66. Chất tan có trị số Rf nhỏ , khi chạy sắc ký giấy nó sẽ  a) Tách ra sau b) Không tách ra khỏi hỗn hợp được  c) Tách ra trước 
  19. d) Di chuyển cùng với dung môi  Câu 67. Dựa vào trị số Rf ta biết được  a) Hàm lượng chất cần xác định  b) Thứ tự sắp xếp các chất cần xác định trên giấy  c) Vận tốc di chuyển của chất xác định d) Tốc độ di chuyển của dung môi  Câu 68. Nếu nhiệt độ trong bình sắc ký tăng thì trị số Rf sẽ  a) Tăng  b) Giảm  c) Không thay đổi d) Bằng một  Câu 69. Nếu dung môi trong tủ sắc ký không đủ bão hòa thì trị số Rf sẽ thay đổi vì  a) Tốc di chuyển của dung môi thay đổi b) Tốc di chuyển của dung môi và chất tan  thay đổi c) Tốc độ di chuyển của chất tan thay đổi  d) Dung môi di động bị bốc hơi đi sẽ làm thay đổi thành phân các cấu tử  Câu 70. Nếu thêm acid hoặc bazo vào hệ dung môi sẽ làm cho Trị số Rf a) Thay đổi  b) Không thay đổi  c) Bằng 1 d) Bằng 0 Chương III   PHÂN TÍCH VITAMIN VÀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ Câu 1. Tác dụng của vitamin A và Caroten đối với cơ thể là: a) Giống nhau b) Khác nhau c) Một vitamin A tương ứng với hai carotene d) Một vitamin A tương ứng với một caroten Câu 2. Xác định hàm lượng Caroten trong thực phẩm thường dùng phương pháp  a) Tách carotene ra khỏi mẫu phân tích bằng phương pháp sắc ký hấp phụ rồi  đem đo màu b) Kết tủa carotene dưới dạng hợp chất khó tan rồi sấy khô đến trọng lượng  không đổi c) Chuẩn độ với thuốc thử thích hợp d) Phương pháp oxyhoa­ khử Câu 3. Trong cơ thể người axit ascobic có nhiệm vụ a) Tham gia vào quá trình chuyển hóa gluxit b) Tham gia vào quá trình oxy hóa khử c) Làm xúc tác cho quá trình chuyển hóa protit d) Hòa tan lipit Câu 4. Xác định hàm lượng axit ascobic trong thực phẩm người ta dựa trên a)  Tính khử
  20. b) Tính oxy hóa c)  Tính axit d) Tính oxyhoa khử Câu 5. Để xác định axit ascobic trong thực phẩm ta cần tách nó ra khỏi mẫu phân tích  bằng a) Axit citric b) Axit acetic c) Axit lăctic d) Axit clohydric Câu 6. Hút 5,0g mẫu thực phẩm khô, đem tách axit ascorbic (vitamin C) ra khỏi mẫu  bằng axit acetic.Rồi đem định mức 100ml và lọc. Hút 15,0ml dịch lọc cho vào bình tam  giác 100ml và chuẩn bằng 2,6 dichlophenolindophenol thì tốn hết 1,5ml.Khi chuẩn  mẫu trắng hết 0,5ml (Biết hệ số chuẩn độ của 2,6dichlophenolindophenol là  1,05).Hàm lượng của axit ascobic có trong mẫu là a) 12,32 mg % b) 12,42 mg % c) 12,52 mg % d)  12,62mg % Câu 7. Thiamin là chất a) Có tính axit mạnh b) Rất nhạy với chất oxy hóa và chất khử c) Có tính oxy hóa d) Có tính kiềm mạnh Câu 8. Cơ sở của phương pháp xác định thiamin (vitamin B1) là:  a) Dựa vào sự phát huỳnh quang của thiamin dưới ánh sáng tử ngoại b) Dựa vào sự phát huỳnh quang của sản phẩm tạo thành sau khi thiamin bị  oxy hóa dưới ánh sáng tử ngoại c) Dựa vào tính oxyhoa của thiamin d) Dựa vào tính kiềm của thiamin Câu 9. Thiamin được tách ra khỏi mẫu thực phẩm bằng a) Các axit vô cơ b) Các axit hữu cơ c) Vật phẩm men Penieillum d) Enzim amylaza Câu 10. Oxy hóa thiamin thành thiocrom trong  môi trường a) Trung tính b)  Axit yếu c)  Bazơ d)  Axit mạnh Câu 11.Cân 5,0g mẫu gạo,đem nghiền,hòa tan và định mức 100ml.Lấy 10,0ml trong  bình định mức đem oxy hóa và so độ huỳnh quang của ống chứa mẫu với dẫy thiamin  tiêu chuẩn thì thấy: Mầu của ống chứa mẫu trùng với ống tiêu chuẩn có chứa  2,0mg.Vậy lượng thiamin (mg%) trong mẫu thực phẩm là: a) 0,50 mg %
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2