intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 Tổ Hóa – Sinh – TD - KTNN MÔN HÓA HỌC LỚP 10 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 39. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ nguyên tử. Vỏ nguyên tử chứa loại hạt nào sau đây? A. Proton. B. Electron. C. Proton và neutron. D. Neutron. Câu 2. Dựa vào mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng. A. Số lượng electron tối đa trên các lớp là như nhau. B. Năng lượng của các electron trên các lớp khác nhau có thể bằng nhau. C. Khi quay quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, năng lượng của electron là không đổi. D. Electron ở gần hạt nhân nhất có năng lượng cao nhất Câu 3. Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là A. 1s22s22p63p3. B. 1s22s22p53s23p2. C. 1s22s22p62d3. D. 1s22s22p63s23p1. Câu 4. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học là đồng vị của nhau có sự khác nhau về: A. số neutron. B. số proton. C. số electron. D. điện tích hạt nhân. Câu 5. Lớp L có số phân lớp electron bằng A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là A. 137 𝐴. 56 56 B. 137 𝐴. C. 81 𝐴. 56 D. 56 𝐴 81 Câu 7. Có 3 nguyên tử: 12 𝑋, 14 𝑌, 14 𝑍. Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố? 6 7 6 A. X, Y. B. Y, Z C. X, Z. D. X, Y, Z. Câu 8. Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây? A. Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Câu 9. Lưu huỳnh (sulfur, S) thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức của sulfuric acid (tương ứng với oxide cao nhất của S) là A. H2S. B. SO3. C. H2SO3. D. H2SO4. Câu 10. Nguyên tố silicon (Si) thuộc chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Công thức oxide cao nhất của silicon là A. SiO2. B. SiO. C. H2SiO3. D. SiH4. Câu 11. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm A. IA. B. VIIIA. C. IIA. D. VIIA. Câu 12. Trong một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần do số lớp electron...(I), lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng...(II). Cụm từ cần điền vào (I), (II) lần lượt là: A. tăng dần, tăng dần. B. giảm dẫn, giảm dần. C. không đổi, tăng dần. D. không đổi, giảm dần. Câu 13. Hình bên biểu diễn hình dạng orbital nguyên tử (AO) nào sau đây?
  2. A. s. B. px. C. py. D. pz Câu 14. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề. Câu 15. Khi hình thành liên kết hoá học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Mg (Z = 12). B. F (Z = 9). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10). Câu 16. Biết sulfur (S) có số hiệu nguyên tử bằng 16. Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S2-? A. Có chứa 18 proton. B. Có chứa 18 electron. C. Trung hoà về điện. D. Được tạo thành khi nguyên tử sulfur (S) nhận vào 2 proton. Câu 17. Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây? A. cation và anion. B. các anion. C. cation và electron tự do. D. electron và hạt nhân nguyên tử. Câu 18. Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng? A. Na + le → Na+. B. Cl2 → 2Cl- + 2e. C. O2 + 2e → 2O2- D. Al → Al3+ + 3e. Câu 19. Cho các ion: Na+, Ca2+, F-, CO32-. Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể được tạo thành từ các ion này là A. 2. B. 3. C. 4. D. vô số hợp chất. Câu 20. Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa A. các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau. B. các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau. C. các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tử nguyên tố phi kim. D. các nguyên tử khí hiếm với nhau. Câu 21. Cho công thức Lewis của các phân tử sau: Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 22. Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 23. Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực? A. H2 B. H2O. C. CH4. D. N2. Câu 24. Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hoá trị không phân cực? A. HCl. B. N2 C. SO2 D. HBr Câu 25. Cho các phân tử: H2S, H2O, NH3, HF. Phân tử nào phân cực nhất? A. H2O. B. NH3. C. HF. D. H2S. Câu 26. Liên kết σ là liên kết hình thành do
  3. A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 27. Liên kết ᴨ là liên kết hình thành do A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung, C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital Câu 28. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p? A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. HCl Câu 29. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s? A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. HCl Câu 30. Cho các hình biểu diễn sự xen phủ orbital nguyên tử để tạo liên kết hóa học sau: Biết số hiệu các nguyên tử của H, F và S lần lượt là 1, 9 và 16. Sự tạo liên kết trong các phân tử H2S và F2 theo kiểu xen phủ tương ứng là A. (a) và (c). B. (b) và (c). C. (b) và (d). D. (c) và (d).. Câu 31. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)? + − + − + + − − A. 𝐻 𝛿 - 𝐹 𝛿 ... 𝐻 𝛿 - 𝐹 𝛿 B. 𝐻 𝛿 - 𝐹 𝛿 ... 𝐻 𝛿 - 𝐹 𝛿 − − + + − − + C. 𝐻 𝛿 - 𝐹 + ... 𝐻 𝛿 - 𝐹 𝛿 D. 𝐻 𝛿 - 𝐹 𝛿 ... 𝐻 𝛿 - 𝐹 𝛿 Câu 32. Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen? A. PF3. B. CH4 C. HF. D. H2S. Câu 33. Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen? A. H2O. B. CH4. C. C2H5OH. D. NH3 Câu 34. Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. F2 B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 35. Dây chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần? A. H2O, H2S, CH4 B. H2S, CH4, H2O C. CH4, H2O, H2S D. CH4, H2S, H2O. Câu 36. Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết? A. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > liên kết hydrogen>tương tác van der Waals. B. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen. C. Liên kết cộng hoá trị > liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals. D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hoá trị > liên kết ion. Câu 37. Số oxi hoá là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hoá trị. B. Điện tích. C. Khối lượng. D. Số hiệu. Câu 38. Trong hợp chất SO3, số oxi hoá của sulfur (lưu huỳnh) là A. +2. B. +3. C. +5. D. +6. Câu 39. Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hoá của iron (sắt) trong Fe2O3 là A. +3. B. 3+. C. 3. D. -3. Câu 40. Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hoá - khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số mol. B. Số oxi hoá. C. Số khối. D. Số proton.
  4. Câu 41. Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất oxi hoá là chất A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhận proton. D. nhường proton. Câu 42. Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất nhường electron được gọi là A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. acid. D. base Câu 43. Sản xuất gang trong công nghiệp bằng cách sử dụng khí CO khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng sau: Fe2O3 +3CO → 2Fe + 3CO2 Trong phản ứng trên chất đóng vai trò chất khử là A. Fe2O3. B. CO. C. Fe. D. CO2 Câu 44. Carbon đóng vai trò chất oxi hoá ở phản ứng nào sau đây? 𝑡𝑜 𝑡𝑜 𝑡𝑜 𝑡𝑜 A. C + O2 → CO2. B. C + CO2 → 2CO. C. C + H2O→CO + H2. D. C + 2H2 → CH4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 40 đến câu 46. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 45. Trong lịch sử các thuyết về mô hình nguyên tử có mô hình hành tinh nguyên tử (mô hình Rutherford – Bohr) và mô hình hiện đại của nguyên tử a) Với nguyên tử hydrogen, mô hình (1) là mô hình hiện đại, mô hình (2) là mô hình hành tinh nguyên tử b) Khái niệm về xác suất tìm thấy electron xuất phát từ mô hình hành tinh nguyên tử c) Theo mô hình (1), electron chuyển động trên quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân d) Khái niệm về orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình hiện đại của nguyên tử Câu 46. Natri thuộc nhóm IA, magnesium thuộc nhóm IIA. Cả hai nguyên tố này đều thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học a) Theo xu hướng biến đổi tính kim loại, Mg có tính kim loại yếu hơn Na b) Dựa vào mức độ phản ứng của Na và Mg với nước ở điều kiện thường, có thể so sánh được độ hoạt động hóa học giữa Na và Mg c) Tính base của sodium hydroxide yếu hơn tính base của magnesium hydroxide d) Khi phản ứng với Cl2, Na và Mg đều tạo ra hợp chất ion Câu 47. Cho hợp chất sodium oxide (Na2O)? a) Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa một hai ion Na+ và một ion O2-. b) Tan tốt trong nước, khi tan trong nước tạo dung dịch không dẫn được điện. c) Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon. d) Là chất rắn trong điều kiện thường. Câu 48. Cho các phát biểu sau: a) Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết b) Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có 1 liên kết σ c) Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên d) Liên kết σ bền vững hơn liên kết ᴨ Câu 49. Cho độ âm điện của H và Cl lần lượt là 2,2 và 3,04. Cho các nhận xét sau về phân tử HCl a) Các electron tham gia liên kết bị lệch về phía nguyên tử H.
  5. b) Phân tử HCl được hình thành bằng cách nguyên tử H nhường 1 electron hóa trị cho nguyên tử Cl. c) HCl tan tốt trong các dung môi không phân cực như xăng, dầu, benzene, … d) Giữa nguyên tử H và Cl có một liên kết σ. Câu 50. Cho bảng số liệu sau: Chất Nước (H2O) Hydrogen sulfide (H2S) Nhiệt độ sôi (o0) ở 1 atm 100,0 -60,7 a) Do có liên kết hydrogen giữa các phân tử nên nước có nhiệt độ sôi cao hơn hydrogen sulfide. b) Trong phân tử H2O và phân tử H2S chỉ có các liên kết cộng hóa trị. c) Số liên kết trong phân tử H2O bằng số liên kết trong phân tử H2S. d) Liên kết O-H trong phân tử H2O kém phân cực hơn liên kết S-H trong phân tử H2S. Câu 51. Cho phản ứng hóa học sau: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O a) Trong phản ứng trên, chất oxi hóa là HNO3 b) Quá trình khử là Cu0 → Cu2+ + 2e c) Sau khi cân bằng, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất tham gia là 9 d) Nếu cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thể tích khí NO thu được ở đkc là 2,476 lít. (biết MCu = 64) PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 47 đến câu 57. Câu 52. Đồng vị phóng xạ cobalt (Co-60) phát ra tia y có khả năng đâm xuyên mạnh, dùng điều trị các khối u ở sâu trong cơ thể. Cobalt có ba đồng vị: 59 𝐶𝑜 (chiếm 98%), 58 𝐶𝑜 và 60 𝐶𝑜, nguyên tử khối trung 27 27 27 bình là 58,982. Xác định hàm lượng % của đồng vị phóng xạ Co-60 Câu 53. Có bao nhiêu hợp chất ion trong dãy các chất sau: NH3, CaO, KCl, CH4, NaOH? Câu 54. Tổng số cặp electron dùng chung giữa các nguyên tử trong phân tử carbon dioxide (O=C=O) là bao nhiêu? Câu 55. Từ phổ khối lượng (MS) của magnesium (Mg) ở hình dưới đây: Hãy cho biết giá trị nguyên tử khối trung bình của magnesium là bao nhiêu? (làm tròn đến kết quả hàng phần mười) Câu 56. Oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5, được sử dụng làm chất hút ầm cho chất lỏng và khí. Hợp chất của R với hydrogen ở thể khí có chứa 8,82% hydrogen về khối lượng, là khí rất độc, gây chết với các triệu chứng khó hô hấp, đau đầu, chỏng mặt, buồn nôn. Xác định nguyên tử khối của R. Câu 57. A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,7185 lit khí (đkc). Xác định phần trăm khối lượng của kim loại có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp ban đầu. (làm tròn đến kết quả hàng phần mười) Câu 58. Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là 35. Xác định số hiệu nguyên tử của X. Câu 59. Cho chất hữu cơ A có công thức cấu tạo sau
  6. Tổng số liên kết 𝜎 và liên kết ᴨ trong phân tử A là Câu 60. Cho các phản ứng hóa học sau (1) SO3 + H2O → H2SO4 (2) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O 𝑡𝑜 (3) C + H2O → CO + H2 (4) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (5) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑ 𝑡𝑜 (6) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑ Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là Câu 61. Cho phản ứng S + HNO3 → SO2 + NO2 + H2O Sau khi cân bằng, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất tham gia và sản phẩm là bao nhiêu? Câu 62. lon Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate trong môi trường acid theo phản ứng sau: KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4 → CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4) 4,88.10-4 M. Hãy xác định nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca2+/100 ml máu. Câu 63. Nguyên tố Y thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của Y là Y2O5. Khi cho 1 mol Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì số mol NaOH đã tham gia phản ứng là bao nhiêu? Câu 64. Cho 4,6 gam một kim loại thuộc nhóm IA tác dụng hết với nước dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và thoát ra 2,479 lít khí H2 (ở 25 oC và 1 bar). Xác định nguyên tử khối của kim loại ban đầu. Câu 65. Nhiệt độ sôi của từng chất methane (CH4), ethane (C2H6), propane (C3H8) và butane (C4H10) là một trong bốn nhiệt độ sau: 0°C; -164°C, -42°C và -88°C. Nhiệt độ sôi ethane phù hợp với giá trị nào trong 4 giá trị trên? Câu 66. Cho 6 nguyên tố với số hiệu nguyên tử lần lươt là 10, 13, 1, 18, 19 và 20. Trong số các nguyên tố trên, có bao nhiêu nguyên tố là kim loại?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2