intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn" tổng hợp lý thuyết và bài tập từ mức độ cơ bản đến vận dụng cao để các em học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức và ôn tập thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. TRƯỜNG THCS LONG TOÀN KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KÌ I MÔN KHTN6 I. PHẦN VẬT LÍ Chủ đề 1: Các phép đo (Bài 4,5,6,7)Ôn tập theo sơ đồ sau: Chủ đề 2: Các thể của chất Bài 8. Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất a. Nêu được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất: rắn, lỏng, khí b. Nêu được các khái niệm: + Sự nóng chảy: là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. + Sự đông đặc: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. + Sự bay hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí của chất + Sự sôi: là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng. + Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất. c. Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ của một số hiện tượng: làm muối, làm đá, làm nước màu, sản xuất thủy tinh, đồ dùng bằng kim loại. II. PHẦN HÓA HỌC Bài 13 Bài 14
  2. Bài 15: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP - Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ 1 chất duy nhất. - Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. - Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau: • Khuấy dung dịch. • Đun nóng dung dịch. • Nghiền nhỏ chất rắn. Bài 16: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP Một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp là:lọc, cô cạn, chiết. Tùy vào tính chất của cách hỗn hợp mà chọn lựa phương pháp tách phù hợp. II. PHẦN SINH HỌC Bài 17:TẾ BÀO 1. Đặc điểm của tế bào Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng); hình đĩa (tế bào hồng cẩu); hình sợi (tế bào sợi nấm); hình sao (tế bào thần kinh); hình trụ (tế bào lót xoang mũi); hình thoi (tế bào cơ trơn); hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),... Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào; chất tế bào chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào; nhân tế bào (ở tế bào nhân thực) hoặc vùng nhân (ở tế bào nhân sơ) chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Tế bào động vật và thực vật đều là tế bào nhân thực. Tế bào thực vật có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp. 2. Sinh sản của tế bào Lớn lên Phân chia Tế bào  Tế bào trưởng thành  2 tế bào con Sự lớn lên và phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống. Bài 19: CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO
  3. Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dự trùng roi, trùng giày, trùng biển hình, tảo lục, tảo silic,...;vi khuẩn Escherchia coli (E.coli), vi khuẩn lao. Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. Ví dụ một số cơ thể đa bào như: cầy phượng, cầy hoa hồng, con giun đất, con ếch đổng,... BÀI 20. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO Từ tế bào đến mô Từ mô đến cơ quan Từ cơ quan đến cơ thể (cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể). - Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. + Ở cơ thể thực vật, các hệ cơ quan được chia thành hệ chồi và hệ rễ. + Ở cơ thể động vật gồm một số hệ cơ quan như: hệ vận động (xương, cơ); hệ tuần hoàn (tim, mạch máu, máu); hệ hô hấp (mũi, hẩu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi);... - Cơ thể là tập hợp các cơ quan và hệ cơ quan, hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống. BÀI 22: PHÂN LOẠI THẾ GiỚI SỐNG Trong phân loại, người ta chia các bậc phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: Loài -> chi/ giống -> họ -> bộ -> lớp -> ngành -> giới. Bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít. Cách gọi tên sinh vật: Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu. Tên khoa học - Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. BÀI 24: VIRUS - Virus có 3 hình dạng đặc trưng: Dạng xoắn, dạng hình khối, dạng hỗn hợp. - Cấu tạo đơn giản: + Lớp vỏ: protein + Lõi: Vật chất di truyền (AND hoặc ARN)
  4. - Vai trò của virus + Có lợi: Thể thực khuẩn… + Có hại:, virus gây sốt xuất huyết, virus cúm, virus HIV… + Vừa có lợi, vừa có hại: Virus dại… …………………………*****……………………………….. CÂU HỎI THAM KHẢO: I. TRẮC NGHIỆM (tham khảo) Câu 1. Giới hạn đo của một thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước.C. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. D. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. Câu 2. Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước kẻ dưới đây là: 0cm 10 20 30 40 50 A. GHĐ là 50mm và ĐCNN là 0,2mm. C. GHĐ là 50cm và ĐCNN là 2cm. B. GHĐ là 50mm và ĐCNN là 0,2cm. D. GHĐ là 50 và ĐCNN là 2mm. Câu 3. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tuần. B. ngày. C. giây. D. giờ. Câu 4. Để đo thời gian em đi từ nhà đến trường, loại đồng hồ thích hợp nhất là: A. Đồng hồ treo tường. B. Đồng hồ cát. C. Đồng hồ đeo tay. D. Đồng hồ bấm giây Câu 5. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 6. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là A. Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống. B. Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. C. Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật vật thể hữu sinh là vật thể còn sống. D. Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản. Câu 7.Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. C. Cao su B. Ngô. D. Lúa mì. Câu 8. Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là A. vật liệu. C. nguyên liệu. B. nhiên liệu. D. khoáng sản.
  5. Câu 9. Loại thức ăn nào sau đây chứa nhiều chất đạm? A. Gạo B. Thịt C. Rau xanh D. Ngô Câu 10. Phương pháp đơn giản để tách bột mì ra khỏi hỗn hợp bột mì và nước là: A. Cô cạn B. Chiết C. Lọc. D. Tùy ý Câu 11: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào? A. 1 tế bào. C. 3 tế bào. B. 2 tế bào. D. Nhiều tế bào. Câu 12: Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào? A. 1 tế bào. C. 3 tế bào. B. 2 tế bào. D. Nhiều tế bào. Câu 13. Quan sát tế bào trong hình, cho biết tên tế bào? A. Tế bào bào biểu bì lá. B. Tế bào mạch dẫn thân. C. Tế bào lông hút rễ. D. Tế bào thần kinh. Câu 14: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài —> Chi (giống) —> Họ —> Bộ —> Lớp —> Ngành —> Giới. B. Chi (giống) —> Loài —> Họ —> Bộ —> Lớp —> Ngành —> Giới, C. Giới —> Ngành —>Lớp —> Bộ —> Họ —> Chi (giống) —> Loài. D. Loài —> Chi (giống) —> Bộ —> Họ —> Lớp —> Ngành —> Giới. Câu 15: Tên phổ thông của loài được hiểu là: A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). Câu 16. Hình bên mô phỏng hình dạng và cấu tạo của virus nào? A. Virus khảm thuốc lá. B. Virus corona. C. Virus dại. D. Virus HIV .
  6. Câu 17. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng A. có kích thước hiển vi. C. chưa có cấu tạo tế bào. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ. D. có hình dạng không cố định. Câu 18. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên? A. Bệnh kiết lị. C. Bệnh vàng da. B. Bệnh dại. D. Bệnh tả.
  7. II. TỰ LUẬN (tham khảo) Câu 1. Hãy nêu khái niệm sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ. Câu 2. Em hãy cho biết sự khác nhau giữa chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy ví dụ minh họa. Câu 3. Muốn chất rắn tan nhanh trong nước cần thực hiện các biện pháp gì? Câu 4. Tế bào được cấu tạo từ những thành phần chính nào? Câu 5. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? Câu 6. Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa. Nêu chức năng của hệ tiêu hóa. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2