intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Ba Đình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Ba Đình” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Ba Đình

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH NĂM HỌC 2023-2024 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 I. Nội dung, hình thức kiểm tra - Kiến thức bài 1 đến bài 16 - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm (70%, 28 Câu) và tự luận (30%, 3 Câu) - Thời gian 60 phút. II. Nội dung ôn tập A. Lý thuyết 1. Nêu cách phân loại oxide, lấy 2 ví dụ cho mỗi loại. Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của oxide. 2. Nêu 2 ví dụ công thức hóa học và đọc tên muối. Viết PTHH minh họa các tính chất hóa học của muối. 3. Nêu vai trò của phân bón. Nêu thành phần, tác dụng cơ bản của một số loại phân bón với cây trồng. Làm thế nào để sử dụng phân bón hiệu quả. 4. Nêu định nghĩa khối lượng riêng, biểu thức xác định khối lượng riêng thông qua khối lượng và thể tích. Liệt kê một số đơn vị đo khối lượng riêng thường sử dụng. 5. Áp suất sinh ra khi nào? Viết biểu thức xác định áp suất. Lấy ví dụ về công dụng của tăng giảm áp suất trong cuộc sống. 6. Nêu tính chất của sự truyền áp suất chất lỏng. 7. Trình bày sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột. Lấy 2 ví dụ ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống và giải thích. B. Bài tập B.1. Một số bài tập tự luận Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng, chuỗi phản ứng sau. Lập PTHH của mỗi phản ứng. a. CaO + HCl → …….. b. SO2 + … → Na2SO3 + ………. c. Fe + …… → ….. + H2 d. AgNO3 + NaCl → ……+………. e. KOH + H2SO4 → ………….+………….. f. S → SO2 → Na2SO3 g. Ca → CaO → CaSO4 →BaSO4 Câu 2: Cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch NaCl và khí CO2 thoát ra. a) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. b) Tính thể tích khí CO2 (ở đkc) được tạo thành (coi hiệu suất phản ứng là 100%) Câu 3: Cho một chiếc đinh sắt vào 100 gam dung dịch CuSO4 3,2%. Sau khi phản ứng kết thúc, thấy có kim loại màu nâu đỏ được tạo thành. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Giả sử CuSO4 trong dung dịch phản ứng hết. Tính khối lượng kim loại màu nâu đỏ được tạo ra. c) Giả sử CuSO4 trong dung dịch phản ứng hết. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng. Câu 4: Phân lân cung cấp phosphorus cho cây dưới dạng ion phosphate. Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng do thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và năng lượng
  2. của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho thực vật phát triển, cành lá khoẻ, củ quả to, hạt chắc. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng phosphorite và apatite. Một số loại phân lân chính là superphosphate, phân lân nung chảy,... Superphosphate có hai loại đơn và kép, cả hai loại đều có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 là muối tan, dễ được cây trồng đồng hoá. Superphosphate kép có hàm lượng phosphorus cao hơn, được điều chế qua hai giai đoạn, đầu tiên cho quặng phosphorite (chủ yếu Ca3(PO4)2) tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng để tạo ra phosphoric acid (H3PO4) và calcium sulfate, sau đó tách H3PO4 cho phản ứng với quặng phosphorite thu được Superphosphate (Ca(H2PO4)2). Ở nước ta, phân lân superphosphate được sản xuất từ quặng apatite với quy mô lớn đẩu tiên ở Công ti Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (Phú Thọ). Đọc đoạn dữ liệu trên và trả lời các câu hỏi sau: a) Nêu vai trò của phân lân đối với cây trồng. b) Tại sao lại sử dụng superphosphate để bón cho cây trồng mà không sử dụng quặng phosphorite làm phân lân? c) Nếu dùng 310 kg Ca3(PO4)2 thì sẽ điều chế được lượng Ca(H2PO4)2 tối đa là bao nhiêu? Câu 5: Một vật có trọng lượng 9,6 N, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 3 cm x 4 cm x 5 cm. Hãy tính áp lực và áp suất trong các trường hợp khi lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang và nhận xét về các kết quả tính được. Câu 6: Trong quá trình điều tra, các thanh tra viên đã thu thập được một mẫu chất lỏng có thể tích 5 cm3. Khối lượng của mẫu chất lỏng đó sau khi cân là 4 g. Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số chất dưới đây, em hãy xác định tên của mẫu chất lỏng đó. Chất Rượu Dầu Dầu mỏ Nước tinh khiết Khối lượng riêng (kg/m3) 791 800 918 1 000 B.2. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chất nào sau đây không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp để đun nấu? A. Khí gas. B. Khí hydrogen. C. Than đá. D. Dầu hoả. Câu 2: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, các liên kết giữa các nguyên tử ...(1)... bị phá vỡ, liên kết giữa các nguyên tử ...(2)... được hình thành. Các từ thích hợp để điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. cùng loại, cùng loại. B. khác loại, khác loại. C. khác loại, cùng loại. D. cùng loại, khác loại. Câu 3: Ở điều kiện 25 °C, 1 bar, một quả bóng cao su chứa đầy khí carbon dioxide (CO2) có thể tích 2,479 L. Khối lượng khí carbon dioxide trong quả bóng là A. 4,4 gam B. 2,479 gam C. 0,44 gam D. 24,79 gam Câu 4: Làm bay hơi hoàn toàn m gam ethanol (C2H5OH), thấy thể tích thu được đúng bằng thể tích của 21 gam nitrogen (N2) ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất. Giá trị của m là A. 34,5 gam. B. 21,2 gam. C. 46 gam. D. 24,79 gam. Câu 5: Cốc (1) chứa dung dịch sodium carbonate cốc (2) chứa dung dịch barium chloride. Cân cả hai cốc dung dịch trên thu được khối lượng là 240 gam. Đổ cốc (1) vào cốc (2), sodium carbonate tác dụng với barium chloride tạo thành sodium chloride và một chất rắn màu trắng là barium carbonate. Sau khi đổ hết dung dịch cốc (1) vào cốc (2) rồi cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là A. 240 gam. B. 180 gam. C. 160 gam. D. 120 gam.
  3. Câu 6: Một viên than nặng 1100 gam, viên than chứa carbon, nước chiếm 10% khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy. Sau khi viên than cháy hết, khối lượng tro thu được là 462 gam. Phần trăm khối lượng của carbon trong viên than tổ ong là A. 58%. B. 42%. C. 44%. D. 48%. Câu 7: Cho biết 0,02 mol nguyên tố X có khối lượng là 1,28 gam. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Mg. Câu 8: Nhiệt phân 11,84 g Mg(NO3)2, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: 2Mg(NO3)2 ---> 2MgO + 4NO2 + O2; thu được 0,7437 L khí O2 (ở 25 °C, 1 bar). Giá trị nào sau đây là hiệu suất phản ứng nhiệt phân trên? A. 75%. B. 50%. C. 65%. D. 25% Câu 9: Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy, dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này. (b) Trong quá trình sản xuất rượu (ethylic alcohol) từ gạo, người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem đi ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu. (c) Một chất xúc tác có thể là chất xúc tác cho tất cả các phản ứng. (d) Có thể dùng chất ức chế để làm giảm tốc độ của phản ứng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Việc thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Người ta tiến hành thực nghiệm cùng một phản ứng hóa học trong 3 cốc lần lượt là (a), (b), (c). Sắp xếp thứ tự theo chiều tăng dần tốc độ phản ứng trong ba cốc (a), (b), (c). Biết nước ở cốc (a) có nhiệt độ bình thường, nước ở cốc (b) nóng hơn khoảng 10 oC so với cốc (a), nước ở cốc (c) nóng hơn khoảng 30 oC so với cốc (b). A. (a), (b), (c). B. (b), (c), (a). C. (a), (c), (b). D. (c), (a), (b). Câu 11: Dãy dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. HNO3, H2O, H3PO4. B. CH3COOH, HCl, HNO3. C. HBr, H2SO4, H2O. D. HCl, NaCl, KCl. Câu 12: Nhôm và bạc là hai kim loại đều có màu sáng bạc, có ánh kim. Hoá chất để phân biệt hai kim loại này là A. HCl. B. NaCl. C. Al(NO3)3. D. AgCl. Câu 13: Có thể dùng chất nào sau đây để giảm độ chua của đất? A. Vôi tôi (Ca(OH)2). B. Hydrochloric acid. C. Muối ăn. D. Cát. Câu 14: Tục ngữ có Câu: Nước chảy đá mòn. Xét theo khía cạnh hóa học thì được mô tả theo phương trình hóa học nào A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O C. CaO + CO2 → CaCO3. D. CaO + H2O → Ca(OH)2. Câu 15: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan? A. Fe(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH. C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2. D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2. Câu 16: Thể tích của dung dịch H2SO4 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,2 M là A. 50 ml. B. 25ml. C. 75 ml. D. 100 ml.
  4. Câu 17: Trong sản xuất nhôm có giai đoạn nhiệt phân Al(OH)3 để thu được Al2O3. Phản ứng 𝑡℃ nhiệt phân xảy ra như sau: 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O Để thu được 1,5 tấn Al2O3 thì cần nhiệt phân m tấn Al(OH)3, biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị gần đúng nhất của m là A. 2,4 tấn. B. 1,5 tấn. C. 2,55 tấn. D. 2,9 tấn. Câu 18: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. Nước xà phòng. B. Nước ép mướp đắng. C. Nước đường. D. Nước bồ kết. Câu 19: Chất nào sau đây là oxide base? A. CO2. B. CaO. C. SO3. D. Ba(OH)2. Câu 20: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính? A. Fe2O3. B. CaO. C. SO3. D. Al2O3. Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng sau: Ca(OH)2 + ? → CaCO3 + H2O Biết ở vị trí dấu hỏi (?) là một oxide, đó là chất nào sau đây? A. H2CO3. B. CO2. C. SO2. D. CO. Câu 22: Cho dãy chất sau: NaOH, CaO, SO2, NaCl, Na2O, CO2, SO3, Al2O3, HCl, P2O5. Số chất trong dãy chất trên thuộc loại oxide là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 23: Dẫn khí CO2 từ từ qua dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2). Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)2 và tạo ra 20 gam CaCO3. Thể tích khí CO2 (đkc) đã tham gia phản ứng là A. 5,125 lít. B. 4,195 lít. C. 4,958 lít. D. 5 lít. Câu 24: Trong các chất NaCl, Mg(OH)2, CaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3. Số chất trong dãy chất trên thuộc loại muối là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 25: Các chất A, B, C là các chất phản ứng, chất sản phẩm trong các sơ đồ phản ứng sau: Mg + A ---> B + H2 B + NaOH ---> Mg(OH)2 + C C + AgNO3 ---> AgCl + NaNO3 Công thức của A, B, C lần lượt là A. HCl, NaCl, MgCl2. B. NaCl, MgCl2, HCl. C. HCl, MgCl2, NaCl. D. MgCl2, HCl, NaCl. Câu 26: Cho hydrochloric acid tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra kết tủa? A. NaOH. B. CaCl2. C. AgNO3. D. Na2SO4. Câu 27: Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra chất khí bay lên? A. KOH. B. CaCl2. C. AgNO3. D. Na2SO3. Câu 28: Hợp chất X được tạo thành từ sự thay thế ion H của acid bằng ion kim loại hoặc ion + ammonium (NH4+). Chất X thuộc loại chất gì? A. Muối. B. Acid. C. Base. D. Oxide. Câu 29: Khi cho 16,25 gam zinc tác dụng với 0,3 mol dung dịch HCl. Khối lương muối ZnCl 2 được tạo thành trong phản ứng này là A. 10,2 gam. B. 20,4 gam. C. 40,5 gam. D. 30,6 gam. Câu 30: Chất nào sau đây trong phân đạm, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng? A. NaCl. B. NaNO3. C. Na2SO4. D. CaSO4. Câu 31: Phân bón nào sau đây có thành phần chính không tan trong nước?
  5. A. Phân lân nung chảy. B. Superphosphate kép. C. Phân đạm. D. Phân kali. Câu 32: Một khối hình hộp chữ nhật có kích thước 3cm x 4cm x 5cm, khối lượng 48 g. Khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp là A. 0,8 g/cm3. B. 0,48 g/cm3. C. 0,6 g/cm3.. 2,88 g/cm3. Câu 33: Đơn vị của áp suất là A. niu tơn (N). B. paxcan (Pa). C. mét/giây (m/s). D. kilôgam (kg). Câu 34: Áp lực của nước có áp suất 2,3.10 Pa tác dụng lên mặt nạ của thợ lặn có diện tích 5 0,0042 m2 là A. F = 5,5.107 N. B. F = 9,66.102 N. C. F = 1,8.10-8 N. D. F = 1,8.10-7 N. Câu 35: Có bốn khối tam giác có khối lượng bằng nhau đặt trên mặt sàn như hình 16.1. Khối tam giác ở hình nào tác dụng áp suất lớn nhất lên sàn? Câu 36: Áp suất tăng khi A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng. B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi. C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm. D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiều lần. Câu 37: Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng A. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn. B. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến với mặt thoảng càng nhỏ. C. không phụ thuộc vào độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng. D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. Câu 38: Phát biểu nào sau đây về áp suất chất lỏng là không đúng? A. Áp suất chất lỏng gây ra trên mặt thoáng bằng 0. B. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất ở đáy bình chứa. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào bản chất và chiều cao cột chất lỏng. Câu 39: Cho điểm A, B, C trong Hình 16.3. Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần độ lớn áp suất tại các điểm lần lượt là
  6. A. pc < pA < pB. B. pA < pB < pC. C. pC < pB < pA. D. pB < pB < pA. Câu 40: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 41: Một tầu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tàu đang lặn xuống. B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang. C. Tàu đang từ từ nổi lên. D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang. Câu 42: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất. B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất. C. để tăng áp suất lên mặt đất. D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. Câu 43: Chiếc tủ lạnh gây ra một áp suất 1500 Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và sàn nhà là 50 dm2. Trọng lượng của chiếc tủ lạnh là A. 700 N B. 750 N. C. 500 N D. 300 N. Câu 44: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m , 7800 kg/m3, 11300 3 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 400 cm3, nặng 1080g đó là khối A. nhôm. B. sắt. C. chì. D. đá. Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bón phân đạm ammoium cùng với vôi bột nhằm tăng tác dụng của đạm ammonium. B. Urea được sử dụng rộng rãi vì có hàm lượng N cao và dễ bảo quản. C. Phân lân tự nhiên, phân lân nung chảy thích hợp với loại đất chua (nhiều H +). D. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2